Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Bắc Hàn với mô hình kinh tế Việt Nam – Nguyễn Bá Lộc

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019 18:27 // ,

Bắc Hàn với mô hình kinh tế Việt Nam – Nguyễn Bá Lộc
Như chúng ta biết cuộc hợp thượng đỉnh có tánh cách lịch sử và đặc biệt giữa TT Trump của Hoa kỳ (US) và CT Kim của Bắc Hàn (BH) sẽ xảy ra 2 ngày 27-28 tháng hai nầy tại Việt Nam. Đây là  họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa hai nhà lảnh đạo. Mục tiêu chánh là giải bỏ chương trình nguyên tử của BH, và đổi lại US hứa sẽ bỏ trừng phạt kinh tế và giúp cho BH phục hồi và phát triển kinh tế. Với tình hình kinh tế quá bi đát và tình hình thế giới có nhiều phức tạp, BH có thể phải thay đổi sách lược và tìm ra sinh lộ.
Trong mấy ngày qua, có tin tức là CT Kim Jong Un có suy nghĩ muốn theo mô hình kinh tế VN . Về phía Hoa kỳ , ông ngoại trưởng Pompeo cũng ủng hộ BH theo kiểu VN. Một mô thức kinh tế dung hợp, “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nửa kinh tế tự do nửa XHCN.Mục đích chánh yếu là giải quyết sự sụp đổ kinh tế mà chế độ vẫn tồn tại. Đó là con đường CSVN đã đi và có kết quả trên một số mặt.
1.Tại sao Bắc Hàn chọn mô hình kinh tế VN
Các lý do BH chọn mô hình kinh tế VN có thể tóm tắt như sau:
*Ý muốn và sự cần thiết phải thay đổi của CT Kim.
Trong quá khứ Chủ tịch BH cha Kim Jong Un cũng có vài thay đổi, bớt cứng rắng . CT Kim có chút cầu tiến để giải thoát bế tắc. Nhứt là trong tình hình và thế trận quốc tế hiện nay với nhiều biến chuyển. TQ và Nga không còn đủ mạnh để cứu BH.
Trừng phạt kinh tế của US và LHQ chẳng những làm cho kinh tế BH gần như phá sản , mà còn tác dụng tai hại cho các nước hậu thuẩn BH.
Về tư duy đảng CS BH phải suy nghĩ cứ tiếp tục theo con đường XHCN để tiến lên CSCN là ảo tưởng . Nền kinh tế XHCN thuần túy, hoàn toàn phá sản. Các nước CS đã sụp đỗ hoặc đã biến thể. Chánh sách cô lập và chỉ trông cậy vài nước là đi trên con đường cụt.
Thực tế kinh tế BH hiện nay bị sụp đổ, ngay so sánh với chính mình của 20 năm trước, và so sánh với các nước Á châu thì BH thua xa. Trong lúc BH cũng có tiềm năng kinh tế khá.
Về mặt quốc tế, thì US, Nhụt , Nam Hàn .. hứa sẽ giúp đở kinh tế BH nếu thỏa thuận giải quyết được vấn đề nguyên tử và an ninh vùng.
Hoàn cảnh của BH ngày nay gần giống như VN hồi 1986. Sau 30 năm, VN thoát qua sự sụp đổ kinh tế XHCN và có một số kết quả. VN mở rộng hội nhập toàn cầu , có nhiều quốc gia đối tác,  có nhiều cơ quan quốc tế giúp để.  Đó là thực tế CT Kim thấy được.
2.Tóm lược mô hình kinh tế Việt Nam  
Theo như trên thì rất có thể BH chọn mô hình đại loại như VN. Dù có nhiều điểm giống nhau giữa hai nước, nhưng cũng có một số khác biệt khách quan cũng như chủ quan.
Chúng tôi tóm tắt một số điểm chánh của mô hình VN, kết quả tốt cũng như các trở lực rất nghiêm trọng của chánh sách kinh tế nầy.
* Chủ trương và đường lối đổi mới
Các điểm chánh của “đổi mới”  :
Chấp nhận kinh tế thị trường, hay tự do hóa các lảnh vực Thương mại, công nghiệp, Nông nghiệp, Ngân hàng, xuất nhập cảng thì có số hạn chế. Nguyên tắc chánh yếu củ kinh tế thị trường là do cung cầu quyết định. Chánh quyền can thiệp rất hạn chế. Nhưng mô thức VN chỉ có 50% theo thị trường. Còn 50% quan trọng, cớt lõi, vẫn do đảng và Chánh quyền quyết định.
Chấp nhận cơ cấu kinh tế với nhiều thành phần. Cho tư doanh được phép hoạt động. Nhưng ở VN tới nay quốc doanh được xào nấu và có vai trò chủ đạo.
Khuyến khích đầu tư ngoại quốc (FDI). VN có có luật FDI khá rộng rải, dần dần cải thiện môi trường đầu tư, để thu hút doanh nhân ngoại quốc từ khắp nơi vào. Đây là điểm chánh yếu.
Tối đa hóa xuất cảng . VN mở rộng hội nhập vào thị trường quốc tế. Mua bán với trên 100 nước và ký 17 HĐ Mậu dịch tự do với các nước có nền kinh tế quan trọng.
Khai thác tiềm năng kinh tế của mình, là nhân công rẽ , dầu mõ, khoáng sản , địa lý kinh tế , Sự cần cù của người dân.
*Một số kết quả của đổi mới kinh tế.
Tổng quát , theo con số chánh quyền và chỉ nhìn bề ngoài thi kinh tế VN đạt được khá:
Tỷ suất phát triển cao trong vòng 10 năm, 7.5- 8%. Tuy nhiên kinh tế bị suy giảm còn 5.2- 5.4% trong khoảng thời gian  2009-2014 . Hai năm nay lên lại 6.8-7%.
Lợi tức đầu người tăng từ $200 (1986) lên $2000 (2018)
Lúa gạo gia tăng mạnh từ lúc thiếu ăn của những năm 1976-1986 vọt lên xuất cảng gạo 4-5 triệu tấn/năm, đứng hạng ba thế giới.
FDI gia tăng trung bình từ 10-12% /năm. 65% trị giá hàng xuất cảng là từ các công ty FDI.  Có rất nhiều nước đến đầu tư ở VN.
Xuất cảng tăng nhanh và liên tục tư khi mở rộng ra thế giới. Trung bình tăng 8-12%/năm. Cá hàng hóa chủ lực là linh kiện điện tử, quần áo may mặc, thủy sản, dầu lửa nông sản. Thị trường lớn nhứt của VN là Hoa kỳ, Âu châu , Nhựt và TQ.
Kinh tế đối ngoại đóng vai trò chủ yếu cho nền kinh tế VN. Vì kinh tế đối nội quá yếu.
Hạ tầng cơ sở được xây dựng nhiều nhờ chánh yếu là viện trợ từ ngoại quốc như Nhựt, Nam Hàn, Trung quốc, Úc, Pháp , Đức..Với tiền nợ ngoại quốc trên 50 tỷ mk. Chưa kể công nợ quá lớn vay từ trong nước.
Mãi lực dân chúng gia tăng, đặc biệt tầng lớp trung lưu thấp.
*Trở lực và tai họa kinh tế nghiêm trọng tồn tại
Dù chánh sách, pháp chế và quản lý nền kinh tế VN có cải sửa dần theo nhu cầu và theo yêu cầu của cơ quan quốc tế , của các quốc gia quan trọng có bang giao với VN, nhưng cho tới nay , sau hơn 30 năm thay đổi, nền kinh tế vẫn còn nhiều bế tắc , nhiều cản trở căn bản rất nghiêm trọng, khó tiến tới sự bền vững. Đó là:
VN không theo đúng nền kinh tế thị trường thực sự. Nghĩa là không có dân chủ tự do trong các khâu quan trọng : tài chánh, viện trợ, dự án lớn. Không có minh bạch, không công bằng. Không tuân thủ nhiều luật lệ quốc tế như luật Lao động, sự độc lập Tòa án..
Bộ máy công quyền cồng kềnh, không có hiệu năng tối thiểu. Rất phí phạm, đầy dẫy sự lạm quyền và lợi dụng chức vụ.
Đảng và bộ máy công quyền là cản trở lớn cho sự phát triển. Về vận hành kinh tế thì quá độc tài , quá độc đoán. Chánh quyền tự biên trong việc xử dụng và chiếm đoạt tài nguyên, cấu kết với nhóm lợi ích, là giai tầng tư bản đỏ rất giàu và rất quyền lực, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế, bất công và đau khỗ cho người dân cô thế.
Thảm nhũng tại VN là một trong 10 quốc gia có tham nhũng nhứt thế giới. Sự chiếm đoạt của dân của nước gần như có tính cách công khai, có hệ thống, cách cưởng bách ở mức độ kinh khủng và không có cách nào giải quyết được.
Trở ngại quan trọng khác là kinh tế VN lệ thuộc quá nhiều vào TQ trên nhiều phương diện gây thiệt hại rất lớn cho dất nước.
Cho nên dù có ít tiến bộ, nhưng kinh tế VN/XHCN không thể đạt tới được sự bền vững công bầng như những quốc gia đã tiến bộ bình thường và vững chắc.
3.Tóm tắt kinh tế Bắc Hàn hiện nay
Để xem BH có thể áp dụng mô hình kinh tế VN như thế nào trước hết cần thấy kinh tế BH hiện nay ra sao, tan nát tới mức nào, hy vọng sẽ có những tiến bộ trên lảnh vực nào, động lực và yếu  tố thúc đẩy nào từ trong và ngoài .
*Tổng quan kinh tế
Trong gần 70 năm chế độ CS, BH theo đuổi mô hính kinh tế XHCN. Từ khi lên cầm quyền (2012) CT Kim Jong Un có vài cải cách nhỏ về kinh tế. Nhưng không thành công.Vì không có sự thay đổi lớn và thích hợp.
Kế hoạch 7 năm đầu tiên (1960-1967) với nhiều tham vọng đặt nặng kỹ nghệ hóa, bị thất bại. Đến kế hoạch 7 năm thứ ba (1987-1993) kinh tế có khá chút nhờ chủ trương mở rộng kinh tế đối ngoại. Nhưng cơ bản vẫn là nền kinh tế chỉ huy. Tình hình rong nước BH làm nhiều doanh nhân ngoại quốc không dám vào, trừ TQ. TQ là nước  bảo trở và hậu thuẩn chánh và tuyệt đối cho BH.
Vài chỉ số kinh tế Năm 2016 (theo Wikipedia):
GDP $28.5 tỷ mỹ kim. Lợi tức đầu người khoảng 1,300 mỹ kim. Mười năm trước BH khoảng 2,000 mỹ kim.
Tỷ suất phát triển:  -3.5%. (2016) . Tức là gần như sụp dưới hố.
Thất nghiệp : 25.6% của lực lượng lao động, 14 triệu người.
Xuất cảng :  2,985 tỷ . Hàng xuất cảng chánh yếu là : khoáng sản, tơ sợi, hàng chế biến, thủy sản. Nước nhập cảng chánh là TQ với 87%.
Nhập cảng:Tổng số $3,752 tỷ (2016), nhập siêu $767 tỷ.
Nhập hàng từ TQ tới 90%tổng số. Còn lại rất ít từ Ấn độ, Thái lan.
Viện trợ ngoại quốc chánh yếu cũng từ TQ. Nga chỉ giúp về quốc phòng. Tới 2012 nợ ngoại quốc của BH là 20 tỷ mk.
*Các khó khăn lớn của kinh tế BH
Kinh tế bị kiệt quệ  vì hai nguyên nhân chánh là mô hình kinh tế XHCN thuần túy và sự trừng phạt kinh tế vì sự ngoan cố và chương trình nguyên tử khá nguy hiểm của BH đối với khu vực mà có thể thế giới.
Theo nhà nghiên cứu TS Mitsuhiro Mimura thuộc viện nghiên cứu Japan, Economic Research Institute for Northeast Asia thì BH là một nước nghèo nhứt thế giới”.
Trừng phạt và bao vây kinh tế BH là mạnh nhứt lớn nhứt trong lịch sử. Và hậu quả rất nghiêm trọng:
Dân bị đói. Theo ước tính của cơ quan nghiên cứu National Interest thì có tới 40% dân thiếu ăn.
Kinh tế phát triển với mức âm. TQ cũng bị chế tài vì không tuân lịnh cấm vận BH.
*Mục tiêu và con đường của đổi mới kinh tế BH
Trước tình trạng quá đen tối của BH, CT Kim phải tìm một giải quyết. Nếu không sẽ sụp đỗ. Trong tình hình thế giới hiện nay, khi CSCN không còn giá trị nào. Các nước CS còn lại đã tự diễn biến , tự thay đổi để tồn tại , thì không lý do nào cứ khư khư ôm XHCN và chống d961 quốc tư bản , khi nửa phần dân chúng của một Hàn quốc càng ngày càng kiệt huệ.
Con đường đi tới là: Phải có kế hoạch kinh tế mới. Phải giải tỏa cấm vận. Phải Hội nhập toàn cầu cách mở rộng.
Mục tiêu cụ thể là: Chấm  dứt nạn đói. Mời gọi đầu tư ngoại quốc từ nhiều quốc gia, chớ không phải chi có TQ. Giải quyết thất nghiệp. Gia tăng xuất cảng. Cầu viện từ Hoa kỳ , Nhựt, Nam Hàn không khó khăn nếu cam kết và chứng tỏ thực sự từ bỏ vũ khí nguyên tử.Nếu US và Nhựt bật đèn xanh thì Ngân hàng thế giới , Ngân hàng Phát triển Á châu đi theo cấp nhiều viện trợ.Về phương diện tinh thần , BH phải thay đổi suy nghĩ . Đó là nỗi sợ có ngày đất nước được thống nhứt với chiến thắng của Nam Hàn. Sợ US và Nhựt bổn tung ra nhiều áp lực BH không có cách nào đở nỗi dù có đàn anh TQ hậu thuẩn toàn diện.
Khó khăn và thuận lợi cho BH
BH hiện nay có những khó khăn lớn gần gống VN hồi 1986. Sau 10 năm áp dụng kinh tế XHCN, kinh tế toàn nước sụp đổ gần toàn diện. Dân đói ngay tại đất nước trước đó có dư thừa gạo xuất cảng. Công nghiệp tan nát. Hạ tầng cơ sở tiêu tan không có tiền xây lại . Thất nghiệp trên 20%.  Bị trừng phạt kinh tế và quốc tế tẩy chay.  Lúc đó VNCS đưa khẩu hiệu “ đổi mới hay là chết.”. Dĩ nhiên con đường đi không dễ dàng.
Sự bắt đầu của đổi mới của VN một phần nhờ TQ có những bước đi trước đó 10 năm. Và sự gian manh của CSVN là lợi dụng mọi cơ hội và chánh sách để cũng cố đảng và và làm giàu cho đảng viên.
BH cũng có một số thuận lợi như : Có kinh nghiêm của TQ và VN. Người dân ĐH có khả năng có trình dộ, cần cù, cương quyết. BH có vị trí địa lý kinh tế tốt. Chánh trị trong nước ổn định (thu hút FDI, nhưng không có tự do nhân quyền bị kẹt về Mậu dịch tự do).Nếu BH xuống giọng và bỏ nguyên tử sẽ được quốc tế giúp đở.
Đó là những bài học những kinh nghiệm từ VN.
Về chiến lược thì CT Kim từ 2013 nhằm hai mục tiêu lớn, hay ưu tiên, mà ông tuyên bố lúc đó là xây dựng “quân sự quốc phòng” và sau đó là xây dựng “nền kinh tế XHCN” (theo tập san The National Interest). Quân sự với thành công về nguyên tử, nay tới xây dựng kinh tế.
4. Một vài suy nghĩ về trường hợp Bắc Hàn
Hiện nay BH có ba vấn đề chánh phải đối diện là: Bảo vệ sự tồn tại của chế độ CS như một một quốc gia độc tài tuyệt đối, vừa CS vừa Quân chủ cổ điển. Phát triển kinh tế theo kiểu nửa tự do nửa XHCN. Giải tỏa áp lực và phong tỏa kinh tế từ Hoa kỳ và Quốc tế. Tạm thời hòa hoản để có an ninh trong vùng . Con đường nào cũng đầy khó khăn và phải trả giá rất cao. Có lẽ không có con đường khác.
Duy trì chế độ XHCN/CSCN. CT Kim và đảng ác ôn của ông làm được việc nầy. Nhưng ý muốn giữ vĩnh viễn chưa chắc. Vì thế giới ngày nay rất khác 70 năm trước, nhứt là sau khi Sô viết và đông Âu sụp đổ. Và tinh thần Dân tộc dù bị chia lìa gần 70 năm. Nhu cầu thống nhứt vẫn còn đó.
Về mặt kinh tế. CT Kim phải có kế hoạch thay đổi mạnh. Đó là nhu cầu lớn thứ hai sau mục tiêu gia tăng sức mạnh quân sự đáng kể trên địa bàn thế giới. Như CT Kim Jong Un tuyên bố trước quốc dân hồi đầu năm 2013.
Trên bình diện quốc tế BH phải có sách lược mới. Phải đa phương hóa về ngoại giao và về kinh tế quốc tế.
Về tư duy, CT Kim và những người cầm quyền BH phải hiểu rõ về sức mạnh của mình, của người đở đầu là TQ , về các đối thủ của mình là US, Nhựt và Nam Hàn.
Về mô hình kinh tế VN. Sự tiến bộ đó chi thích hơp với nước CS còn sót lại như BH (đáng lẽ BH phải suy nghĩ và quyết định cách đây vài thập niên trước) . Và những kết quả kinh tế VN đạt được chỉ có lợi cho đảng và đảng viên, thân hữu cán bộ. Tuyệt đại đa số người dân lành và đất nước bị tập đoàn CS cướp đoạt, theo luật pháp XHCN và đúng qui trình của chế độ. Điều nầy người dân BH sẽ trải qua và không có quyền có ý kiến nếu BH áp dụng mô hình nầy.
Chế độ XHCN ở đâu và thời nào cũng vậy.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.