VIẾT LÊN TRỜI CAO
Tác giả: BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU
Ngày đăng: 2019-01-23
Năm 1959, tôi say mê đọc cuốn “Trăm Hoa Đua Nỡ Trên Đất Bắc", vì trong đó, tôi càng thấu hiểu hơn chính sách tàn bạo của Việt Cộng chà đạp một cách tàn bạo quyền tự do sáng tác của những người làm văn hóa, nghệ thuật. Tôi tự hỏi tại sao Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa không đưa cuốn sách của cụ Hoàng văn Chí vào chương trình giáo dục, để cho học sinh, sinh viên thấy rõ “thiên đường xã hội chủ nghĩa”.
Cuốn sách của cụ Hoàng văn Chí chắc chắn sẽ đóng góp rất lớn cho tư duy giới trí thức Miền Nam. Nó còn giá trị hơn những công tác tuyên truyền Chống Cộng của chính phủ, vì nó là tài liệu sống làm bằng chứng tố cáo Việt Cộng một cách hiệu quả hơn hết.
Ngoài tác dụng tư tưởng Chống Cộng, những bài thơ, bài văn ở Miền Bắc còn giúp cho học sinh lý tưởng xây dựng nhân cách nữa. Ví dụ Phùng Quán đã thổ lộ như sau:
“Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Ðường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã…”
Chân thật trọn đời
Ðường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã…”
Tôi không phải là nhà văn, nhà thơ. Nhưng dù là người lính thua trận, tôi cũng cố gắng noi gương nhà thơ Phùng Quán để sống một cuộc đời xứng đáng: “Làm người chân thật”.
Tôi nghiệp cho Phùng Quán, một con người khí khái mà phải bị sống trong một chế độ hủy hoại phẩm giá con người, khiến cho ông phải than thở:
“Có những phút ngã lòng.
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy…”
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy…”
Bản thân tôi, một người sống trong tự do, nhưng quang cảnh “gió tanh, mưa máu” của những phần tử vô nhân cách cũng khiến cho tôi có những phút ngã lòng. Nhưng tôi không buông xuôi, dù mình chẳng có câu thơ nào để vịn.
Đọc bài viết cho bạn Lê Đình Hổ của ông Nguyễn văn Trị, tôi cũng nhận thấy mình có một điểm tương đồng với Luật sư Lê Đình Hồ. Ông Nguyễn văn Trị báo cho bạn biết ông đã nghỉ hưu, từ nay thảnh thơi, không còn điều gì để bận tâm, liền bị Luật sư Lê Đình Hồ mắng:“Mình không thể hiểu nổi sao Trị lại chấp nhận hai tiếng NGHỈ HƯU? Tôi ghét ông dùng chữ HƯU nhé. Ông đừng dùng sự nghỉ ngơi, để trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời, mà phải nhớ rằng, sống trên cuộc đời này là phải xả thân, phải cống hiến, cho đến khi sức cùng lực tận nhé…”
Tôi cũng có những người bạn rất thân, thương quý tôi lắm, khuyên tôi: “Mày mới mổ tim xong, hãy lo tĩnh dưỡng. Vả lại, ở tuổi này (80) thì mày nên nghỉ ngơi cho khỏe tâm trí”.Tôi không dám mắng bạn như Luật sư Lê Đình Hồ mắng ông Nguyễn văn Trị.
Luật sư Lê Đình Hồ đã lìa trần thế, nhưng bạn anh là Nguyễn văn Trị bằng những lời chân thành, thiết tha đã dựng lại trước mắt tôi hình ảnh một nhà tranh đấu kiên cường, miệt mài đóng góp cho quê hương, dân tộc. Tôi xin cám ơn anh Nguyễn văn Trị. Bài viết của anh giúp tôi vịn vào để đứng dậy giống như nhà thơ Phùng Quán đã “Vịn câu thơ mà đứng đậy”. Vì tôi tin rằng trên cõi đời này vẫn còn có người bạn hiểu mình, thương yêu mình mà ta có thể gọi là tri âm, tri kỷ.
Giáng sinh năm 2018, nhà văn Trần thị Bông Giấy từ San Jose xuống Quận Cạm thăm vợ chồng tôi và tặng quà. Sau đó mấy ngày Bông Giấy viết cho tôi và kèm theo địa chỉ email của một một nhóm người, đoạn email chúc tết dương lịch 2019 như sau:
San Jose, Jan. 1. 2019 thứ Ba.
Happy New Year 2019 Anh Chị.
Hôm qua, 31/12/2018 là ngày sinh nhật của em.
Trong khi cả thế giới ôm hôn nhau chúc mừng năm mới thì em ngồi lặng lẽ một mình trong phòng sách ở San Jose, hai tay ôm đầu, đắm chìm tâm hồn trong nỗi ngậm ngùi sâu sắc cho Bà Mẹ Quê Hương có những đứa con sống lây lất hải ngoại hoặc đang trong cuộc sống quốc nội điêu linh đã 43 năm.
Mấy chục năm trôi qua cái vèo! Nhìn lại, thấy còn nhiều điều tâm huyết chưa được hoàn tất mà thời gian sống của mình đã gần đến điểm cuối.
Anh ạ, mấy lúc sau này, vừa làm việc trên các tác phẩm của Kiều Mỵ (và của em), em vừa mở các YouTube, nghe người ta nói chuyện lăng quăng.
Lúc đầu không chú tâm, chỉ là “để âm thanh rổn rảng cho có bạn”. Mãi rồi, em hiểu được sâu hơn các vấn đề thời cuộc, đặc biệt về giới chữ nghĩa, truyền thông ở hải ngoại nói chung và Nam Cali nói riêng.
Nghe xong buồn lắm khi nhận ra vấn đề DÂN TRÍ người VN không chỉ mất truyền thống tại quốc nội dưới bàn tay sắt máu kềm kẹp của CS, kể từ ngày 30/4/1975, mà còn luôn trong giới cầm bút người Việt hải ngoại theo những bon chen danh vọng hão huyền, tiền bạc bẩn thỉu, trên một đất nước ăn nhờ ở đậu.
Hai chữ DÂN TRÍ em nói không có nghĩa “học vấn, bằng cấp” mà chính là cái nhìn sâu xa, sự suy ngẫm tận gốc rễ về Thân Phận Dân Tộc và Con Người VN.
Hôm Noel 2018 đến thăm Anh Chị, ngồi trò chuyện, em đưa các “tên tuổi hải ngoại ồn ào” hỏi Anh, không phải vì em có giao thiệp với họ (hoàn toàn KHÔNG) mà chỉ vì muốn “biết” về họ”.
Đồng thời cũng RẤT MỪNG mà nhận ra Anh (tay viết đấu tranh) và em (nhà văn) là hai trong số cầm bút ít ỏi CÒN GIỮ được điều LƯƠNG THIỆN thuần túy trong cốt cách người Việt TỰ NGÀN XƯA.
Anh của hai năm trước gặp nhau tận mặt, hay Anh của các bài viết đã phổ biến khắp thế giới, cũng chẳng khác nào Anh của thời điểm nhiễu nhương bây giờ ở hải ngoại đầy dẫy tự do, trong khi Dân Tộc thì đã chìm đắm quá sâu trong thống khổ 43 năm, hay mất hoàn toàn vào tay Tàu Cộng rồi.
Và em, chắc Anh nhận thấy em chẳng có gì thay đổi (trên chữ nghĩa và đời sống) so với thời 1993 viết bài vạch trần con người & tư tưởng biến chất của nhà văn Phan Nhật Nam; năm 1997 viết bài đặt vấn đề về sự quay đầu quy phục CS của nhạc sĩ Phạm Duy; hay thời 2004 viết hai bài công kích chữ nghĩa và nội dung hai tác phẩm ồn ào dư luận “Chuyện Kể Năm 2000” và “Tổ Quốc Ăn Năn” của nhà văn Vũ Thư Hiên và nhà tranh đấu Nguyễn Gia Kiểng?
Đó là tính cách CHUNG THỦY rất cần thiết cho một người cầm bút LƯƠNG THIỆN không bao giờ bẻ cong ngòi viết, đổi thay tâm tính hoặc “bán mình cho quỷ”, dù có đang sống dưới bất cứ dưới chế độ khắc nghiệt hay hoàn cảnh thực tế khó khăn nào.
Em hãnh diện vì Anh.
Và nghĩ, chắc Anh cũng không xấu hổ vì em?
Kiếp này, anh em mình không làm gì được cụ thể cho quê hương đang quằn quại dưới ách cai trị của CSBV và với viễn ảnh rất gần của ngoại bang xâm lược; nhưng không vì thế mà em bi quan về nòi giống kiên quyết Tổ Tiên lưu lại sẽ bị hủy diệt tận gốc.
Lịch Sử chính là cái cầu vĩ đại; từng mỗi người dân là từng viên gạch góp phần xây nên các nhịp cầu dài ấy. Người này ngã xuống, người khác đứng lên. Thế hệ này mai một, thế hệ khác nối bước theo sau ngay.
Anh và Em chính ĐÃ và CÒN ĐANG tiếp tay làm cái việc “tự hiến mình làm viên gạch nhỏ” qua phương tiện chữ nghĩa trong sáng, đời sống thanh đạm, tâm hồn lương thiện và tư cách đúng đắn.
Những tấm gương, theo Thời Gian sẽ càng thêm rạng rỡ.
Năm mới, em cầu chúc Anh Chị mọi điều như ý. Không biết bao giờ lại có dịp ngồi uống bièrre với nhau như chiều 23/12/2018 tại nhà anh ở Nam Cali, nhưng chắc chắn trong cả hai đều có hình ảnh đẹp của nhau.
Em, BG.”
Tôi có ý định viết một email để cám ơn nhà văn Trần thị Bông Giấy vì Bông Giấy đã thấu hiểm tâm can của mình đối với Đất Nước như một người tri âm, tri kỷ. Nhưng sau đó, tôi nhận được email của anh Peter Phạm, một người bạn trẻ, khi mất nước chưa tới tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự, nhưng là rất người rất triệt để lằn ranh QUỐC – CỘNG.
Email của người bạn trẻ Peter Phạm có tựa đề như dưới đây:
Thư gởi lên trời cao.
Được đọc ké lá thư của Bông Giấy gửi cho Bằng Phong Đặng văn ÂU, tui cảm khái vô cùng, cuộc đời đâu phải toàn là “ mắt trắng như ngân nhũ”, có duyên sẽ gặp, hãy gõ sẽ mở, đôi khi không cần gõ, cửa vẫn mở như thường, nếu có tấm lòng.
Đời xưa bên Tàu có Nguyễn Tịch, nhìn thế nhân bằng đôi mắt trắng dã, mà khi nhìn bạn hiền Lưu Linh lại bằng cặp mắt nhung xanh.Đời nay kém gì, có một Bông Giấy thất vọng cuộc đời, chán chường nhân thế, đã có lúc phải than rằng :
Thế gian đông người quá.
Ta biết tìm tri kỷ nơi nao ? ( thơ TT BG)
Ta biết tìm tri kỷ nơi nao ? ( thơ TT BG)
Thế nhưng BG đã nhìn xuyên thấu tâm tình, hoài bão, ước vọng Bằng Phong.
Tản Đà , trong một cơn ngất ngưỡng, giơ cao ly rượu mà rằng: “cất chén Quỳnh riêng hỏi bạn tri âm”, cả một đời tài hoa, văn thơ thi phú ngút ngàn, thế mà ông núi Tản sông Đà, chỉ có mỗi ước mơ, tìm được “ bạn tri âm”, người bạn cùng cá tính cùng sở thích với mình...... không dám hão huyền đi tìm người tri kỷ. Thế mới biết.!!!!
Hêhhhehehe,
Tri âm dễ kiếm, tri kỷ khó tìm,
Tri âm hiểu tiếng, tri kỷ hiểu lòng.
Tri âm hiểu tiếng, tri kỷ hiểu lòng.
Bọn Tàu xưng tụng Bá Nha Tử Kỳ, chuyện nhỏ như con thỏ, chuyện 2 anh Tàu già, cảm được âm giai, âm sắc, mà đoán được ý nhau, chỉ có thế, chả có gì mà văn học Tàu ầm ỉ cả ngàn năm. Thúy Kiều của Nguyễn Du hay ho hơn nhiều, chỉ với cây đàn 4 dây mà “khúc đâu Hán Sở chiến trường, nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau..” nghe ra được trận chiến Bành Thành, nhìn ra được cái dũng mảnh của Sở Bá Vương Hạng Võ, một mình một ngựa, với hồng nhan tri kỷ Ngu Cơ trên lưng và trong thế cùng lực kiệt, một ngày, chỉ một ngày, đánh bại 60 tướng tài của Lưu Bang và cũng chỉ với 4 dây đàn, Thúy Kiều trỗi lên khúc, “khúc đâu Tư Mã Phượng cầu, nghe ra như oán như sầu phải chăng?”, khiến nàng họ Trác phải leo cửa sổ theo trai.
heeehehe.
Ông Bằng Phong, xưa kia, thời còn trai trẻ, đi gió về mây, chiến bào rực rở, lon lá đề huề, nhào lộn trong làn tên mũi đạn, chiến công lẩm liệt, lẽ dĩ nhiên huy chương trĩu ngực, lẽ dĩ nhiên hãnh diện vô cùng. Nhưng xét cho cùng, đó là trách nhiệm, là bổn phận người trai. Nhưng vận người ,vận nước trôi nổi cùng nhau, người trai trẻ năm xưa, nay là ông già 8 bó, chiếc phản lực gào rú năm xưa, nay là cái xe van cũ kỹ, ho hen, cây súng năm xưa đã gãy, cây bút hôm nay dường như gần hết .....mực, hề gì!!!!?
Ông BP tả xung hữu đột, tay phải ông đánh bọn Việt Cộng man rợ, bọn “Còn Đảng còn Mình”, tay trái ông vạch mặt bọn Quốc Gia giả hiệu, bọn chống Cộng giả hình. Ông cô đơn, đơn độc, thế nhân nhìn Ông như anh già gàn rở, như kẻ bất đắc chí cuộc đời. ......hề gì !!!??? Ông chiến đấu không vì lon lá, không cần huy chương.
“Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ”, ông biết rõ điều đó, nhưng .....hề gì, dăm ba eo sèo nhân thế, miệng lưỡi thế gian, ông bỏ ngoài tai, ông “chiếnđấuchoquêhương”, ông đấu tranh cho Dân Tộc, và hơn hết ông hành xử của một người có lương tri.
Ông BP dường như không dám mơ có một Nguyễn Tịch trong đời, nhưng hôm nay với lá thư đầu năm của BG, ông BP còn chần chờ gì mà không bắt ngay một “cúp riệu” .......
“Ai tri âm đó, ai mặn mà với ai.”
Peter pham
Thưa anh Nguyễn văn Trị,
Nhờ đọc bài viết của anh viết về người bạn, tuy xa mặt nhưng không cách lòng, anh đã nói lên con người thật của Lê Đình Hồ, tôi càng nhận thấy mình chưa xứng đáng như những lời thân ái của nhà văn Trần thị Bông Giấy và người bạn trẻ Peter Phạm.
Anh Nguyễn văn Trị thân mến,
Lý do tôi đăng hai email của Bông Giấy và Peter Phạm để nhắn với những người còn mang hoài bão gầy dựng NIỀM TIN cho xứ sở, cho dân tộc, rồi ra sẽ có người chia sẻ hiểu mình, thương mình.
Tôi may mắn có được nhà văn Bông Giấy xem tôi như người anh thân thương để tâm tình.
Tôi may mắn có người bạn trẻ tâm huyết đã đọc được nỗi lòng của mình cho Đất Nước.
Nếu bây giờ tôi nói lời CẢM ƠN với Bông Giấy, với Peter Phạm, chắc chắn họ sẽ không hài lòng, vì những gì họ viết cho tôi không phải để nhận lời CÁM ƠN.
Hy vọng một ngày nào đó, tôi sẽ có dịp bắt tay anh Nguyễn văn Trị.
Bằng Phong Đặng văn Âu,
Ngày 23 tháng 1 năm 2019,
Ngày 23 tháng 1 năm 2019,
----------
Ý kiến độc giả :
Khi ra chiến trường đang nổ súng giết địch mà nghe ở đồi bên cạnh cũng có tiếng súng bạn nỗ vang hướng về cùng mục tiêu thì hẳn người lính quốc gia cảm thấy phấn khởi và ấm lòng. Tuy nhiên họ không biết rằng từ những bụi rậm hay hốc đá, lại có những chiến sĩ biệt kích âm thầm nhả đạn qua súng hảm thanh khiến địch ngả chết.
Súng Carbine De Lisle đã từng được xử dụng tại Huế năm 1968
Trong biến cố Tết Mậu Thân ở Huế đã có một chiến sĩ âm thầm như vậy nhả đạn vào Việt Cọng, thằng đi trước vẫn tiến mà không biết thằng đi sau dã ngả sụm bởi viên đạn câm lặng từ họng súng của người biệt kích đơn độc sở hữu được một vũ khí hiếm.
Súng Carbine De Lisle đã từng được xử dụng tại Huế năm 1968
Hãy bền chí chiến đấu và sẽ gặt được kết quả… như TT Trump đã đắc cử vẻ vang nhờ những cử tri thầm lặng.
JB Trường Sơn
JB Trường Sơn
0 nhận xét