Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 09/01/2019

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019 14:36 // ,

Tin Việt Nam – 09/01/2019

Dân Lộc Hưng bị chính quyền phá nhà ngay trước Tết.

Từ 6 giờ sáng, một số người dân bật loa thông báo cùng với tiếng còi báo động để báo hiệu cho mọi người trong khu vực biết lực lượng chức năng cưỡng chế đã bắt đầu xuất hiện tại khu vực vườn rau.
Một số người có mặt tại hiện trường cho biết tâm trạng lúc chứng kiến lực lượng cưỡng chế đến và ra tay:
“Từ sáng tới giờ nhìn thấy lực lượng không là thấy sợ rồi, khủng khiếp lắm khoảng trên 1000 người mà đầy đủ lực lượng sắc phục trong đó lực lượng hùng hậu nhất là lực lượng xe ci-vin và các chị em phụ nữ bịt mặt rồi xe cơ giới gồm 8 xe, rồi nào xe ủi dữ dội lắm.”
“Tôi nhìn tôi rùng rợn luôn, từ bé tới lớn tôi chưa bao giờ thấy giống như là quân Nguyên nó xuống vậy đó, tôi nhìn thấy là tôi bủn rủn hết người tay chân luôn, tôi chỉ quỳ cầu sinh đừng xảy ra bất cứ chuyện gì nữa hết mà cuối cùng nó cũng vô nhà tôi nó phá hết”
Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 tuần lễ chính quyền cưỡng chế khu đất với lý do được nói là để xây dựng khu trường học đạt chuẩn quốc gia; tuy nhiên suốt gần 20 năm nay người dân tại Vườn Rau Lộc Hưng phải khiếu kiện về vấn đề khu đất này. Vào ngày 22 tháng 12 năm ngoái, lực lượng chức năng kéo đến nhưng chưa có động thủ gì.
Đến ngày 4 tháng 1, đợt cưỡng chế thứ nhất xảy ra với 4 căn nhà mặt tiền đường của Vườn Rau Lộc Hưng bị phá hủy. Trong lần cưỡng chế vào ngày 8 tháng 1 người dân cho biết có khoảng 20 căn nhà bị đập phá, trong đó có 6 căn nhà gồm 24 phòng là nơi ở của các cựu chiến binh, thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.
Người dân chia sẻ.
“Họ là những thương phế binh từ chế độ cũ toàn bị liệt hai chân không, người ta đi xe lăn không à. Khổ vậy đó, hôm qua người ta ra đứng khóc ròng hỏi cô ơi bao giờ đến tôi, giờ các bác hỏi con con cũng không biết đường nào mà con trả lời các bác đây.”
“Nó không thông báo gì hết. Mấy ngày nay chính quyền nó ác quá. Không có một thông báo gì hết, tụi anh không biết một cái gì hết chỉ nghe đồn cưỡng chế rồi nó đập vậy thôi. Có gì thì phải thông báo cho người ta biết để di dời đồ đạc, giờ tụi anh hết chỗ ở luôn giờ ra đường ở luôn chứ biết ở đâu, bao nhiêu tiền bạc đều dồn vô nhà này hết, giờ gần tết tới nơi không có chỗ nào để thuê hết, giá cả mắc mỏ làm sao thuê được, chắc dựng đại cái lều cái bạt ở đại đây luôn quá. Mấy ổng làm vậy là tiêu rồi không có thông báo để chuẩn bị gì cả, cái xã hội này giờ ác quá, không biết mốt vợ con con cái của tụi nó không biết sao. Tụi nó còn phải có vợ có chồng có con, giờ tụi nó ra quyết định làm vậy nè.”
Luật sư Phạm Công Út từ Sài Gòn cho chúng tôi biết biện pháp cưỡng chế mà không có thông báo cho dân là sai phạm nghiêm trọng và không đúng theo quy định của pháp luật.
“Cái sai phạm đầu tiên để nói về mức độ pháp lý thì sai phạm, vì anh tức đoạt quyền sử dụng đất và thứ hai là quyền khiếu nại hoặc là quyền khởi kiện ra tòa. Anh ra quyết định cưỡng chế trong khi lẽ ra anh phải có quyết định thu hồi đất mà không có thì anh sai phạm về vấn đề luật pháp quản lý đất đai.”
Một chị có nhà bị đập nát cho hay:“Cho dù thế nào thì chị cũng sẽ tìm lại công lý, chị tin và chị hy vọng rằng còn một chút công lý còn lại không biết chính phủ sẽ giải quyết như thế nào bởi vì thật sự mất hết niềm tin không còn cái gì nữa.”
Một lý giải khác được đưa ra:
Chuyện này đơn giản thôi, vì đất là của nhà nước mà không cấp giấy cho dân thì dân phải tự cải thiện đời sống, mà giờ nó không cho dân cải thiện đời sống thì nó phải đập.”
Thời điểm cưỡng chế Vườn Rau Lộc Hưng diễn ra khi Tết Kỷ Hợi chẳng còn bao lâu nữa. Điều này khiến những người có nhà bị đập phá hay những người ở trọ có thể trở nên bơ vơ vào dịp mọi người đón năm mới âm lịch sắp đến:
“Em thấy thật sự rất tội người dân ở đây. Thứ nhất là gần tết rồi bản thân mình là dân ở trọ mình có cái nhà để ở và một cái nơi để về mà giờ về thấy đồ đạc của mình tự nhiên bị lấy đi hết giống như cảnh chiến tranh vừa mới đi qua vậy đó mình thấy rất là khủng khiếp. Mình sống mấy chục năm rồi lần đầu tiên mình chứng kiến được cái cảnh như vậy luôn đó, mình cảm thấy rất là sợ hãi, mình cảm thấy rất là thương những người ở đây , có những người có tài sản họ làm từ đó đến giờ họ mất hết luôn, nữa đời người có những người cả đời dựng lên được nhiu đó giờ lại mất hết đi. Thay vì tạo điều kiện cho người dân thì giờ người dân lại mất đi nữa, ý kiến của mình là như vậy đó.”
Được biết khu đất Lộc Hưng ở phường 6 quận Tân Bình là nơi an cư của một số người dân từ Bắc di cư vào miền Nam năm 1954. Với diện tích khoảng hơn 50.000 mét vuông, Lộc Hưng được gọi là khu đất tốt nằm tiếp giáp quận 3, quân 10, quận Phú Nhuận và quận Bình Tân. Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống ba bốn đời nay.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/loc-hung-people-are-helpless-before-the-governments-coercive-measures-01082019144655.html

Vườn rau Lộc Hưng: Ai là nạn nhân vụ cưỡng chế?

Thùy LinhBBC Tiếng Việt
Từ 1954, Vườn rau Lộc Hưng đã là nơi trú ngụ của bao nhiêu gia đình, bao nhiêu thế hệ từ Bắc vào Nam khai hoang sinh sống.
Sau 1975, khu vườn nằm tiếp giáp Quận 3, Quận 10, Quận Phú Nhuận và Quận Bình Tân này là nơi cư ngụ của hàng trăm người, hầu hết là những người thu nhập thấp, sinh viên nghèo, những cựu tù nhân lương tâm và các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.
Nhưng đến 2019, vườn rau xanh tươi chỉ còn là một đống hoang tàn.
“Sáng nay [9/1] ra đó thì cảm giác rất là đau xót. Không phải xót của, xót tài sản, bất động sản mà là… vì nhờ nó mình mới trưởng thành tới ngày hôm nay. Bao nhiêu kỷ niệm ký ức đều gắn với vườn rau. Nên không có lời nào để diễn tả cả cái xúc khi thấy cảnh hoang toàn sau đợt cưỡng chế của nhà cầm quyền,” một người dân nói với BBC.
Ai là nạn nhân của vụ cưỡng chế đẫm nước mắt này? Những ai, sau đêm 8/1 thành người vô gia cư, chịu cảnh màn trời chiếu đất?
Ý kiến một luật sư về vụ Vườn rau Lộc Hưng
Vườn rau Lộc Hưng ‘tan hoang sau cưỡng chế’
Vườn rau Lộc Hưng bị ‘bế quan tỏa cảng’
Gia đình cựu tù chính trị anh Tú, chị Nghiên
“Ba mẹ có lỗi với con, Tôm ơi!”
“Cuối cùng nước mắt cũng trào ra khi thu gom những món đồ chơi của con gái bé bỏng. Đồ đạc trong nhà có thể có thứ ba quên, nhưng đồ chơi của bé ba nhớ từng thứ một.”
Anh Tú xin lỗi con gái 13 tháng chưa biết đọc trên trang Facebook cá nhân hôm 8/1 sau khi tổ ấm của họ bị biến thành bình điạ.
Hai vợ chồng cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên là một trong những gia đình sinh sống ở khu Vườn rau Lộc Hưng.
Anh Huỳnh Anh Tú từng 14 năm vào tù vì “âm mưu lật đổ chính quyền” năm 1999, chị Phạm Thanh Nghiên thì 4 năm tù vì “Tuyên truyền chống phá nhà nước”, những tội danh mà các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam cho là áp đặt khiên cưỡng.
Ra tù, anh chị sống nương tựa vào nhau. Anh Tú bị chính quyền từ chối cấp giấy tờ nhân thân, không có giấy tờ để đi lại, tìm kiếm việc làm.
“Anh ấy sống lưu đày trên chính đất nước mình,” một người bạn của gia đình cho BBC biết.
Sau nhiều năm trời hai vợ chồng tù nhân lương tâm tích cóp dành dụm, vay mượn để xây lên một căn nhà cấp 4, dự định tân gia vào ngày 6/1, thì đến 8/1, chiếc cần cẩu đã chạm đến nóc ngôi nhà mới xây của hai người.
“Bé Tôm (con của anh Tú, chị Nghiên) bị hen suyễn trong khi bị cắt hết điện nước nên mọi người phải lao vào để đưa chị Nghiên, bé Tôm ra ngoài. Anh Tú thì cố thủ trong nhà để bảo vệ tài sản,” người bạn của gia đình kể.
Không lâu sau đó, anh Tú cũng bị lôi ra ngoài, chứng kiến tổ ấm của mình thành đống gạch vụn.
18 thương phế binh VNCH
Cũng nương náu ở vườn rau này là ông Võ Hồng Sơn, 71 tuổi, thuộc tiểu đoàn nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa, một trong khoảng 80 thương phế binh VNCH “mồ côi” ở Sài Gòn.
“Sau năm 1975, Sài Gòn thất thủ, nó bắt tụi tôi đi cải tạo ở Tống Lê Chân. Sáu tháng sau, tôi gần chết rồi thì nó mới cho về. Rồi cũng sống bụi đời, nay đây mai đó, sau này được Dòng Chúa cứu thế, Cha Vinh Sơn mới tìm mấy người như tụi tôi, nuôi nấng, thuốc men. Tụi tôi mạnh khỏe cũng là nhờ mấy cha.”
Năm 2014, ông may mắn được các linh mục Dòng Chúa Cứu thế, thuê nhà trọ trong khu Vườn rau, tạm cưu mang ông và một số cụ thương phế binh, hầu hết tay chân không lành lặn, sức khỏe cũng suy kiệt vì hàng chục năm lang thang, bơ vơ trên đất Sài thành.
Đến giữa 2018, với chút kinh phí nhỏ, nhà thờ đã xây lên một ngôi nhà tình thương cho 18 thương phế binh mang tên Nhà thương phế binh đơn thân, rộng khoảng 220m2, với 6 phòng, mỗi phòng 4 người.
“Chúng tôi ước mơ để làm sao xây đủ cho 80 ông, nhưng không có điều kiện và không gian nên mới chỉ làm khoảng đất nhỏ này,” Linh mục Lê Ngọc Thanh cho BBC biết.
Họ sống bình yên trong một cộng đồng nhỏ, dựa vào nhau tìm những niềm vui cho những năm cuối cùng còn lại của cuộc đời.
Nhưng đến rạng sáng 8/1, mọi thứ đã khác.
“Tôi đang đi bán vé số thì mấy ổng gọi điện thoại kêu về dọn đồ. Tôi về thì thấy cỡ một trăm người hình sự, áo xanh áo đỏ, vô trấn áp, bảo tụi tôi ra ngoài, bắt tụi tôi khiêng đồ ra,” ông Sơn kể.
“Chúng tôi kêu chúng tôi cụt chân, cụt tay không bê được, nên tụi nó vào tụi nó lấy đồ rồi quăng ra một góc. Tụi nó bắt tụi tôi ngồi đó phơi nắng đến trưa rồi bắt chúng tôi lên xe du lịch, về phường, nó bảo cho mỗi người hai triệu.”
“Nghe nói sẽ đưa tụi tôi về trung tâm xã hội nên tụi tôi sợ quá nên trốn về. Còn mấy ông cụt tay, cụt chân, chống nạng không trốn được, vẫn còn ở lại đó.”
“Làm ơn, có ai giúp đưa mấy ổng ra,” ông Sơn nói.
Ông Trác, 70 tuổi, từng ở trong lực lượng bộ binh VNCH, cho biết sáng 8/1 ông đang đi sửa xe, nên không biết nhà thương phế binh bị đập phá.
“Mình ở trong tình trạng thế này, đã quá khổ rồi, nhưng mình thấp cổ bé họng. Chưa thấy ai như nhà nước này, ai chết thì ráng chịu.”
“Ngày mai tôi đâu có biết ngủ chỗ nào đâu,” ông Trác nói trong một live-stream trên Facebook.
Giới sinh viên nghèo và dân bán vé số
Một chủ đất tại khu vườn rau Lộc Hưng cho BBC biết, ngoài những cựu tù nhân lương tâm, các thương phế binh VNCH – còn lại ở đây hầu hết là những sinh viên nghèo ở trọ và những người thu nhập thấp, những người không có giấy tờ, không có nơi nương tựa.
Khi có thông tin về cuộc cưỡng chế, nhiều người thuê trọ cũng tìm cách dọn ra ngoài.
“Người thuê trọ họ đành phải bỏ đi, nhưng chủ nhà trọ cũng hiểu được và thông cảm cho họ. Xung quanh vườn rau nó như một cuộc chạy loạn, người bê cái này, người vác cái kia.
“Nhiều gia đình không có điều kiện xây nhà, mà họ sinh sống lâu năm, họ dựng những căn chòi, sau này tích cóp xây những căn nhà nho nhỏ, cho nên giờ họ không có nơi nào để ở nữa nên họ rất là căm phẫn.”
Còn đối với những người mất đất, chủ đất, thì “họ cảm thấy rất là uất ức, họ nói chính quyền làm thế này là quá độc ác”.
“Chưa nói đến chuyện quy hoạch đúng sai ở đây nhưng ngay lập tức cưỡng chế toàn bộ như vậy trong thời điểm trước Tết thì họ trở tay không kịp.”
“Mảnh đất gắn liền từ thời ông nội di cư vô, rồi cha mẹ rồi mình lớn lên gắn liền với nó. Nó vừa là ký ức vừa là tương lai của mình, gia đình và cả tình cảm sự yêu thương gói gọn trong đó,” một chủ đất quay trở lại Vườn rau Lộc Hưng sáng 9/1 nói cho BBC biết.
Phía chính quyền cho đến nay vẫn không đối thoại hay công bố văn bản chính thức gì với người dân.
Một số đại diện người dân vẫn quyết tâm cùng một số luật sư để làm đơn đi đến các cơ quan chức năng.
Sáng 9/1, những gì còn sót lại của vườn rau Lộc Hưng chỉ là đống sắt vụn, và nước mắt của những con người nghèo khó gắn bó với mảnh đất này từ bao nhiêu năm qua.
BBC đã tìm cách liên hệ với Chủ tịch UBND Quận Tân Bình, và Chủ tịch UBND Phường 6, nhưng đều không được.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46794986

Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng:

Vì sao báo chí Việt bị “cấm khẩu”?

Gió Bấc
Từ ngày 4-1 đến nay, cuộc chiến giữ đất của 200 hộ dân Lộc Hưng với lực lượng cưỡng chế của chính quyền gồm hàng trăm công an, dân phòng, với đủ loại thiết bị cơ giới xe ủi, máy xúc đập phá nhà đã kéo dài một tuần. Hàng chục ngôi nhà đã bị đập tan hoang vỡ vụn, mái tôn, tường gạch đổ nát. Người dân ở đây, chủ yếu là giáo dân đã cố gắng kềm chế nên không xảy ra đổ máu như ở Hải Phòng, Dak Nong nhưng tinh thần “tử chiến” cũng quyết liệt không kém. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy có người dân lấy thân mình nằm chắn trước bánh xích của xe ủi đất của chính quyền. Máu chưa đổ nhưng hàng chục người đã bị bắt.
Cưỡng chế hay là khủng bố?
Vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6 quận Tân Bình, TP.HCM gần sát cư xá Bắc Hải, thuộc trung tâm của Sài Gòn là nơi cư ngụ và trồng rau của hàng trăm hộ giáo dân công giáo di cư từ năm 1954 đến nay, đa số các hộ đã trải qua ba bốn thế hệ.
Thời điểm cưỡng chế diễn ra ngay sau tết dương lịch và dự kiến kéo dài đến 90 ngày có nghĩa là trải qua cả kỳ tết nguyên đán nên hết sức bất nhẫn với người bị cưỡng chế. Về cách thức cưỡng chế cũng hết sức vô pháp, bao lực và tàn nhẫn. Hoàn toàn không phù hợp với cung cánh hành xử của một nhà nước cai trị với người dân bản xứ mà giống như cách cưỡng chiếm của đạo quân nước ngoài với người dân đất nước bị chiếm đóng. Trước đó, chính quyền dùng loa thông báo lệnh giải toản rồi cho lưc lượng rào chắn, phong tỏa xung quanh khu vực giải tỏa. Đêm 4-1, các phương tiện cơ giới máy xúc, máy ủi tràn vào đập phá nhà cửa, tài sản người dân trong khu vực cũng bị chiếm đoạt. Hàng chục người chống đối đã bị bắt giữ, và chỉ được thả ra sau khi cuộc đập phá nhà cửa đã hoàn thành.
Ngày 8-1, một đợt cưỡng chế đập phá mới lại được thực hiện với mức độ tàn khốc tương tự. Hình ảnh từ video clip của báo Người Việt cho thấy hiện trường nhà cửa bị đập phá không thua kém gì những khu phố Arap bị Taliban hay IS tấn công khủng bố {1}
Thu hồi không có cơ sở pháp lý, đạo lý
Trả lời VOA tiếng Việt về khía cạnh pháp lý trong việc cưỡng chế tháo dỡ hàng trăm ngôi nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc thuộc đoàn Luật sư TP.HCM đã phân tích: “Tôi cho rằng việc lực lượng cưỡng chế của chính quyền kết hợp với doanh nghiệp tiến hành cưỡng chế là không đúng trình tự pháp luật theo quy định về Thu hồi đất, hoặc Cưỡng chế tháo dỡ.
Nếu chính quyền muốn thu hồi đất thì trước đó phải có quyết định thu hồi, giải quyết việc bồi thường cho người dân và bố trí tái định cư cho họ trong trường hợp họ không có chỗ ở”.
“Khi tháo dỡ công trình xây dựng được gọi là trái phép thì cũng phải theo trình tự. Phải có biên bản vi phạm hành chính, phải có quyết định xử phạt hành chính yêu cầu tháo dỡ, nếu không tháo dỡ thì có quyết định cưỡng chế. Tất cả phải theo trình tự và tống đạt cho người vi phạm”, LS. Trịnh Vĩnh Phúc nói.
“Cưỡng chế rầm rộ, bất kể sự ổn định, quyền sống, chỗ cư trú, tính mạng, tài sản của bao nhiêu người cho thấy hành động đó quyết liệt đến mức thô bạo. Theo tôi, việc đó rõ ràng không phù hợp cả về góc độ pháp lý lẫn đạo lý” {2}
Cưỡng chế rầm rộ, bất kể sự ổn định, quyền sống, chỗ cư trú, tính mạng, tài sản của bao nhiêu người cho thấy hành động đó quyết liệt đến mức thô bạo. Theo tôi, việc đó rõ ràng không phù hợp cả về góc độ pháp lý lẫn đạo lý – LS. Trịnh Vĩnh Phúc
Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, TP HCM bình luận với BBC: “
“…. theo chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam, nếu người dân sử dụng đất ổn định từ trước 15/10/1993 (ngày luật Đất đai 1993 có hiệu lực pháp luật), Nhà nước có trách nhiệm phải công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân mà không truy nguyên nguồn gốc.”
Sở dĩ có chính sách này là xuất phát từ bất cập của luật Đất đai năm 1987. Theo luật Đất đai năm 1987, người dân không được tặng cho, mua bán, thế chấp, cầm cố, để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính sách này đi ngược lại với quy luật khách quan, trên thực tế người dân vẫn mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, cầm cố, thế chấp… mà nhà nước không thể kiểm soát được.”
“Do đó, buộc chính quyền phải sửa đổi luật Đất đai năm 1987 bằng luật Đất đai năm 1993 (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/1993). Theo Luật mới, người dân được quyền chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Để giải quyết hậu quả của các giao dịch trái pháp luật đã diễn ra trước 15/10/1993, nhà nước yêu cầu người dân kê khai việc sử dụng đất. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công nhận theo hiện trạng sử dụng đất của người dân trên cơ sở kê khai sử dụng đất của người dân.”
“Đất nước này là của chung nên nhà nước không thể buộc những người có đất bị thu hồi phải hy sinh cho lợi ích quốc gia bằng cách buộc họ nhận tiền đền bù với giá thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần trong khi những người khác thì không.”{3}
“Báo hèn, nhà báo hèn!”
Dư luận cộng đồng mạng xã hội như bùng vỡ những thông tin cầu cứu, phê phán, thương xót… bằng đủ mọi thể loại hình ảnh, bài viết, video, khẩu hiệu. Ngày 9-1 với từ khóa “Cưỡng chế vườn rau lộc Hưng” Goole đã cho thấy 72.900 kết quả tìm kiếm. Các báo đài của kiều bào Việt ở nước ngoài như Người Việt, các đài BBC, VOA tiếng Việt cũng liên tục đưa thông tin bình luận.
Thế nhưng đặc biệt ở Việt Nam, trước một sự việc khủng bố bất nhẫn, thương tâm, chà đạp lên đời sống, số phận của hàng trăm gia đình một cách kinh hoàng đã và sẽ diễn ra trong thời gian dài sắp tới nhưng tất tần tật hơn 700 tờ báo, cơ quan ngôn luận của xứ sở thiên đàng này lại hoàn toàn cấm khẩu. Một tuần qua, trên 700 cơ quan ngôn luận quốc doanh hoàn toàn không có một câu chữ nào về cuộc cưỡng chế long trời lở đất này. Thật là hiện tượng kỳ lạ
Xin thưa, tiểu tựa “Báo hèn, nhà báo hèn!” nặng nề trên đây chúng tôi “mượn” chép nguyên văn từ tựa bài viết trên Fb của Luật sư Trần Vũ Hải, một luật sư khá đình đám và có quan hệ thân thiết, cởi mở với nhiều nhà báo và các cơ quan báo chí. Hẳn khi gõ phím dòng chữ ngắn ngủi này anh phải đau lòng và phẫn uất đến cùng cực nên không ngại đến mất lòng những quan hệ riêng tư. Luật sư Trần Vũ Hải đã viết;“….. Nhiều hộ dân sinh sống từ lâu ở đây cho biết, đây là khu đất người Bắc di cư từ năm 1954. Tuy không có giấy tờ, nhưng họ cũng đề nghị chính quyền địa phương cho kê khai sử dụng đất theo chính sách và pháp luật đất đai của nước CHXHCN Việt nam, nhưng địa phương vẫn bỏ lơ. Nay lấy cớ phục vụ cho dự án xây dựng một trường công, chính quyền TPHCM đã thúc ép địa phương cưỡng chế hàng trăm hộ dân ở đây, không có quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế, bồi thường theo quy định của pháp luật, gây ra thảm cảnh đau thương cho những người dân lành tại đây.
Điều rất ngạc nhiên, chưa thấy báo chí nào, nhà báo nào của Việt nam, đặc biệt tại TPHCM lên tiếng, điều tra, tìm hiểu về sự việc này. Nếu người dân ở đây sai, hãy chỉ ra họ sai gì và tại sao sai, nếu chính quyền sai, hãy viết rõ như vậy. Hay ít nhất nêu sự việc và ý kiến của người dân và chính quyền. Nhưng các báo lẫn nhà báo (trên mạng) im lặng tuyệt đối. Đối với họ, phải chăng tới gần nghìn người dân ở đây không phải là đồng bào của họ? Đất ở vườn rau Lộc Hưng là đất ở “nước lạ”?
Còn đối với tôi, đó là báo hèn, nhà báo hèn! Xin lỗi, nhiều bạn của tôi, làm trong làng báo chí Việt, nếu tôi quá nặng lời! Nhưng sự thật là như vậy.
Nếu bạn nào đồng ý với tôi, xin hãy chia sẻ!”{4}
Cùng tâm trạng bi phẫn ấy, ngày 9-1, nữ nhà báo Bạch Hoàn, từng có nhiều bài viết gây sóng gió trên Tuổi Trẻ, VTV cũng viết trên fb
“Không một dòng tin
Suốt từ 4h sáng đến giờ, tôi đã có lần 5 lần vào trang Báo Mới tìm kiếm từ khoá “Vườn rau Lộc Hưng”, nhưng kết quả đều không có lấy một dòng tin.
Vụ cưỡng chế đất đai ở khu Vườn rau Lộc Hưng (Q.Tân Bình, TP.HCM), báo chí đã không còn biết xấu hổ với Nhân dân, với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của người cầm bút.
Người ta nói, có 200 căn nhà bỗng chốc thành đống đổ nát. Khi chính quyền đối diện với Nhân dân bằng máy xúc, máy ủi thì tất cả những gì còn lại chỉ là những vỡ vụn của số phận con người. Vậy mà, báo chí không có lấy một dòng tin xác thực.
200 căn nhà bị phá, đồng nghĩa bao nhiêu cuộc đời phải chịu ngậm đắng nuốt cay? Thật xấu hổ cho cả nền báo chí vì chẳng thể tìm ra con số ấy. Dẫu biết rằng, con số nào cũng vậy, một người hay một ngàn người… đều đau đớn như nhau.
Không một chính quyền tử tế nào lại đẩy người dân từ trong mái ấm của họ ra đường, biến họ từ những người có nơi có chốn trở thành người vô gia cư, nhằm giành lấy khu đất để dâng lên cho dự án này, dự án kia mà báo chí không có lấy một dòng minh bạch.
Thay vì thảo luận với dân, đối thoại, tìm hiểu nguyện vọng của dân, giải quyết vướng mắc cho dân, sắp xếp cho dân có nơi chốn đàng hoàng, thì họ bất chấp, hất dân ra đường.
Vụ Vườn rau Lộc Hưng, như thế mà báo chí không có lấy một dòng tin”. {5}
Báo chí bị cấm khẩu chứ không đi sau. Thưa ông Trưởng Ban!
Chiều 28/12,tại hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 trước 600 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí toàn quốc và các bộ ngành, ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã kết luận rằng, mạng xã hội đang ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, báo chí là thông tin đi sau mạng xã hội, dù nhiều trường hợp báo chí biết trước thông tin. Thực tế, kênh thông tin của báo chí rất đa dạng, đội ngũ thông tin báo chí rất đông, hoàn toàn có thể chủ động thông tin, nhưng sự chậm trễ của báo chí đã trao lợi thế cho mạng xã hội trong việc thông tin.
“Đúng là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo. Ngoài ra, còn có việc hành động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp, cũng như cơ chế quản lý nhà nước”, ông Thưởng đánh giá.
Đúng là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo.- Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, nếu đội ngũ người làm báo chủ động, nhạy bén, các cơ quan báo chí tỉnh táo, thực hiện chặt chẽ quy trình phê phán các xu hướng tiêu cực, cực đoan, độ chính xác thấp của mạng xã hội; các cơ quan nắm thông tin kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí… thì “chúng ta sẽ nắm chắc được quyền chủ động thông tin”. Qua đó, sẽ lấy lại niềm tin của công chúng với báo chí, làm được điều đó báo chí cách mạng mới thực sự là lực lượng dẫn dắt định hướng dư luận.{6}
Phát biểu của ông Trưởng Ban vẫn còn nóng hổi nhưng báo chí cách mạng lần này lại tệ hơn, không đi sau (có đi đâu mà trước hay sau). Họ đồng loạt cấm khẩu không nói một tiếng à ừ dù người dân rất mong được nghe họ nói. Người đọc rất muốn nghe những lời phản biện với các luật sư Trần Vũ Hải, Phùng Thanh Sơn về các căn cứ pháp lý để thu hồi đất, chứng minh rằng chuyện chính quyền đập phá nhà dân không đền bù là đúng đắn. Nhưng rất tiếc, tất thảy đều im lặng, chừng như bị ai đó có quyền năng cấm đoán.
Chúng tôi mong rằng, với tư cách là Tổng Biên Tập chung cho 700 tờ báo, ông Thưởng hãy chỉ đạo cho họ mở miệng để phản biện, tranh luận với mạng xã hội để định hướng thông tin kẻo người dân hoang mang quá vào tính chính danh của chính quyền cách mạng hiện nay.
Nhà báo cũng là nhân chứng nói: Đất là của dân
Đặc biệt trong vụ cưỡng chế đất Lộc Hưng, duy nhất một nhà báo dũng cảm mở miệng nhưng chỉ trên fb của mình. Nguyễn Phương Nam là cây bút đình đám của báo Pháp Luật TP.HCM thủa nhỏ sống ngay tại khu vực này đã viết trung thực về nguồn gốc khu đất bị giải tỏa từng gắn với mối tình đầu lãng mạn của mình.
Hãy cho báo chí mở miệng, hãy công khai những chứng cứ đây là đất công, người dân chiếm giữ bất hợp pháp, hãy công khai bản đồ quy hoạch các công trình công ích sẽ xây dựng và đàm phán với người dân về giải pháp khả thi, đó là giải pháp cần thiết của chính quyền liêm chính và minh bạch.
Trong khi chính quyền lu loa cho rằng đây là đất chính quyền Pháp giao cho ngành Bưu Điện để xác định đây là dất công, nhà báo Phương Nam khẳng định đây là đất tư, trước 1975 người dân gọi là ao rau muống của bà Cả do bà có nhiều ao rau muống ở đây cùng nhiều người Bắc di cư khác. Theo mô tả của Phương Nam, đất khu rau muốn và các khu vực công cộng khác đều có ranh giới rõ ràng. “Khu vực ao rau muống này rộng lắm, mưa xuống là ếch nhái kêu uềnh oang, nơi đây cũng là vùng đệm giữa Đài phát tín Chí Hòa (Gia Định) hay còn gọi là Nhà giây thép gió Chí Hòa và Cư xá sĩ quan Chí Hòa (Sài Gòn, nay là cư xá Bắc Hải)….Má tui kể đất của Đài phát tín Chí Hòa rộng lắm và phía sau ao rau muống bà Cả cũng rất rộng.”{7}
Hãy cho báo chí mở miệng, hãy công khai những chứng cứ đây là đất công, người dân chiếm giữ bất hợp pháp, hãy công khai bản đồ quy hoạch các công trình công ích sẽ xây dựng và đàm phán với người dân về giải pháp khả thi, đó là giải pháp cần thiết của chính quyền liêm chính và minh bạch. Việc báo chí bị cấm khẩu đã dẫn đến những đồn đoán bất minh. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đã phân tích “Thu hồi đất không có quyết định, cưỡng chế không có quyết định là vì họ muốn tránh bị người dân khiếu kiện. Họ triệt tiêu quyền khiếu kiện đã được pháp luật quy định của người dân. Như vậy, người dân sẽ gặp khó khăn như dựa vào đâu, khiếu nại về hành động gì, khi mà họ ập tới làm và không để lại biên bản, quyết định, thông báo, giấy tờ gì hết. Tất cả hành động đều bất ngờ, cấp thời, không để lại bất cứ giấy mực, tài liệu ghi nhận sự việc, thì việc khiếu kiện của người dân cũng rất khó”.
1-https://www.youtube.com/watch?v=4a2Z5TB47AY&feature=share&fbclid=IwAR134…
2-https://www.voatiengviet.com/a/cuong-che-vuon-rau-loc-hung-bat-hop-phap-…
3 · https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46778850
4- https://www.facebook.com/tranhai.vune?__tn__=%2CdKH-R-R&eid=ARAajw5_dp4k…
5 -https://www.facebook.com/bachhoanvtv24
6-https://dantri.com.vn/su-kien/ong-vo-van-thuong-su-cham-tre-cua-bao-chi-…
7 - https://www.facebook.com/phuongnamnb/posts/2318015754877189
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/lochung-garden-forced-eviction-why-state-media-says-nothing-01092019064913.html

Tù nhân Hoàng Bình suy kiệt trong tù

Tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình, từng là nhà hoạt động môi trường và công đoàn độc lập tích cực, đang suy kiệt sức khỏe trong tù.
Anh Hoàng Đức Bình sinh năm 1983 đang phải thụ án 14 năm tù giam ở Trại An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Anh Hoàng Nguyên, em trai Hoàng Bình cho chúng tôi biết thông tin vào tối 9/1/2019:
“Cách đây hai hôm tôi nhận được thư anh Bình cho biết bệnh ngứa và đau lưng tái phát rất nặng mà thuốc kháng sinh tôi gửi vào không thể chữa khỏi. Nhiều lần tôi gặp anh hay anh viết thư về đều nói tôi gửi thuốc vào vì thuốc trong trại giam rất kém. Anh bị ngứa vì môi trường trong trại giam rất bẩn thỉu. Mắt anh thì lực rất kém do bị giam trong phòng tối một thời gian dài.”
Anh nói thêm rằng có thể anh Bình cũng đã đề nghị trại giam cho đi khám để chữa bệnh nhưng thuốc trong trại giam cũng không thể chữa khỏi. Anh Hoàng Nguyên cho biết thêm vài hôm nữa anh sẽ đi vào An Điềm để thăm tù nhân Hoàng Đức Bình.
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là thành viên của phong trào Lao Động Việt, một tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Việt Nam. Kể từ sau khi biến cố thảm họa môi trường biển xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016, do nhà máy Formosa thải độc tố ra biển, anh Hoàng Đức Bình đã giúp các nạn nhân thảm họa môi trường Fomosa ở miền Trung trong việc khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, cũng như lên tiếng kêu gọi nhà máy Formosa phải ngừng hoạt động tại Việt Nam.
Anh bị một nhóm công an, mặc sắc phục lẫn thường phục, bắt giữ bất ngờ khi đang đi cùng xe với Linh mục Nguyễn Đình Thục, tại địa phận huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An hôm 15/5/2017. Anh bị xử 14 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm ngày 6/2/2018 và y án tại phiên phúc thẩm hôm 24/4/2018 với hai cáo cuộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ và ‘chống người thi hành công vụ’
Anh Hoàng Đức Bình cùng với tù nhân lương tâm Trần Thị Nga và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trụ sở ở Hoa Kỳ trao giải năm 2018 về những cống hiến của họ cho đất nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/political-prisoner-hoangbinh-gets-serious-health-problem-in-prison-01092019074745.html

Đài Loan bắt thêm người liên quan

đến vụ khách du lịch Việt bỏ trốn

Cảnh sát Đài Loan hôm 8/1 đã bắt thêm được 4 người trong nhóm khách du lịch Việt Nam bỏ trốn sau khi tới Đài Loan vào tháng 12 năm ngoái. Ngoài ra một người đứng ra thuê xe đón nhóm 4 người trên cũng bị bắt.
Tin cho biết người đàn ông quốc tịch Việt Nam bị bắt giữ là lao động bất hợp pháp đã trốn lại Đài Loan gần hơn 3 năm rưỡi. Người này được nói đã đứng ra thuê xe đón bốn thành viên thuộc nhóm người Việt Nam bỏ trốn ngay sau khi tới Đài Loan vào tháng 12/2018.
Đài Loan Thời Báo cho biết sau khi cơ quan chức năng theo dõi chiếc xe tải đưa người Việt từ Tân Trúc đến Đài Trung, nhóm đặc nhiệm đã tìm thấy 4 người Việt nói trên và 3 công nhân lao động bất hợp pháp khác.
Đáng chú ý, một công nhân lao động bất hợp pháp bị bắt giữ trong nhóm trên đã phải trốn vào tủ lạnh trước khi bị lực lượng đặc nhiệm bắt giữ.
Vụ việc diễn ra vào hai ngày 21 và 23 tháng 12 năm 2018 khi một nhóm du khách quốc tịch Việt Nam gồm 153 người nhập cảnh vào thành phố Cao Hùng, Đài Loan, nhưng 152 người đã bỏ trốn ngay sau đó.
Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch Việt Nam vào ngày 26/12, có văn bản chính thức xác nhận vụ việc 152 du khách Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan là để ở lại lao động.
Đài Loan sau đó nhanh chóng lập nhóm đặc nhiệm tìm kiếm các đối tượng nói trên, cũng như kêu gọi các du khách bỏ trốn sớm ra trình diện để được hưởng khoan hồng.
Cơ quan di trú Đài Loan nói những người bỏ trốn đã vi phạm luật Đài Loan và có khả năng bị án tù lên tới 3 năm và phạt tới 3000 USD.
Hãng tin AP hôm 2/1 cho biết cơ quan chức năng Đài Loan đã bắt được 24 người trong nhóm du khách bỏ trốn; và xác nhận 4 người khác đã rời khỏi Đài Loan.
Ngày 4/1, cơ quan di trú Đài Loan ra thông báo sẽ thưởng 4.000 Đài tệ (khoảng 3 triệu đồng Việt Nam) cho những ai cung cấp thông tin của những người Việt bỏ trốn đang bị truy lùng.
Báo trong nước cho biết tính đến 8/1/2019, vẫn còn 113 người mất tích.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/taiwan-arrest-more-alleged-fleeing-vietnamese-tourists-01092019080048.html

Phúc trình đàn áp

những nhà hoạt động nhân quyền thế giới 2018

Tổ chức Những Nhà Bảo vệ Nhân quyền Tiền tuyến, Front line Defenders, có trụ sở tại Dublin, Cộng hòa Ireland , vừa cho ra một bản báo cáo, phân tích trình trạng những nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới bị đàn áp ra sao trong năm 2018.
Theo báo cáo này có đến 321 người hoạt động nhân quyền ở 27 quốc gia bị sát hại, và 77% trong số này là những người hoạt động chống cưỡng chiếm đất đai, bảo vệ môi trường, và quyền của người thiểu số.
Người đứng đầu tổ chức này là ông Ed O’Donovan, nói rằng các qui chuẩn về quyền con người trên thế giới đang bị thử thách, và các chính phủ từng tuyên bố những giá trị nhân quyền cần giúp đỡ những nhà hoạt động nhân quyền hơn lúc nào hết.
Tổ chức Những nhà Bảo vệ Nhân quyền Tiền tuyến còn đề cập đến nạn sử dụng công nghệ số để kiểm soát những người hoạt động nhân quyền, đáng chú ý là ở những quốc gia như Nga, Ai Cập, Malaysia,…
Việt Nam tuy không bị nêu tên cụ thể trong báo cáo này, nhưng trong năm qua cũng được biết đến như quốc gia bị nhiều chỉ trích vì đã tống giam những nhà hoạt động nhân quyền bất bạo động như bà Trần Thị Nga, đấu tranh cho quyền lao động, ông Hoàng Đức Bình, đấu tranh bảo vệ môi trường. Cũng trong năm 2018, Việt Nam phê chuẩn bộ luật An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, bị chỉ trích là dùng để truy bức những tiếng nói bất đồng trên mạng, dưới vỏ bọc bảo vệ an ninh quốc gia.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/human-rights-defenders-2018-01092019090217.html

Xin lỗi của Bộ trưởng Công thương có thực tâm?

Kính Hòa RFA
Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh, chính thức công bố thư xin lỗi việc xe công vụ đón vợ ông tận chân cầu thang máy bay.
Dư luận nói gì về việc này?
Việc xin lỗi của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tạo nên một sự chú ý rất lớn, vì đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo lên tiếng xin lỗi công khai về một hành vi thuộc về trách nhiệm của mình.
Một cựu viên chức của nhà nước Việt Nam, ông Đặng Hùng Võ, từng là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường hoan nghênh hành động của ông Trần Tuấn Anh, ông nói với đài RFA:
Rất hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Công thương đã có một lời xin lỗi rất chân thành đối với một việc đã xảy ra, và Bộ trưởng cũng rất quan tâm đến dư luận trên mạng xã hội. Ở đây có hai điểm. Thứ nhất đối với một quan chức nhà nước ở bậc cao như vậy mà quan tâm đến dư luận mạng xã hội thì rất cần đánh giá cao. Thứ hai là nhận thức được mạng xã hội như vậy thì lập tức có lời xin lỗi chân thành.”
Mạng xã hội tại Việt Nam thường được các viên chức của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam nhìn bằng con mắt nghi ngại, với nhiều lần phát biểu chỉ trích các thông tin mà họ gọi là sai lạc trên mạng xã hội. Nhà nước Việt Nam đã đưa ra một bộ luật an ninh mạng mà giới chỉ trích cho rằng để bóp nghẹt thông tin trên mạng xã hội nói riêng, internet nói chung.
Rất hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Công thương đã có một lời xin lỗi rất chân thành đối với một việc đã xảy ra, và Bộ trưởng cũng rất quan tâm đến dư luận trên mạng xã hội.
-Nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ.
Tuy nhiên theo quan sát của nhiều người, trong đó có cả các nhà báo tự do, những người bất đồng chính kiến thì nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam hiện nay rất quan tâm theo dõi những phản ứng của dư luận trên mạng xã hội.
Bức hình vợ ông Trần Tuấn Anh được xe công vụ đón tận chân cầu thang máy bay đã lan truyền rất mạnh trên mạng xã hội, kèm theo những lời chỉ trích rất nặng nề diễn ra vài ngày trước khi ông Bộ trưởng đưa ra lời xin lỗi.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu từ Sài gòn thì đánh giá bức thư xin lỗi của công Trần Tuấn Anh quan trọng ở chổ nó là một sự thay đổi thái độ của các viên chức cao cấp:
Đó là văn hóa của những người lãnh đạo làm công bộc mà tôi cho rằng cần thiết phải làm. Khi anh là bộ trưởng thì anh chỉ có thể sử dụng phương tiện cho công vụ thôi. Tôi thấy đây là một điều mới, một người làm không đúng thì xin lỗi, thì tôi thấy đây là một điều mới.”
Trong thời gian những năm gần đây đã có nhiều vụ bê bối ở các bộ giáo dục (vụ điểm thi), y tế (vụ thuốc chủng ngừa), tài nguyên và môi trường (vụ Formosa), liên quan đến trách nhiệm của các bộ này, nhưng chưa thấy những vị đứng đầu các bộ này đưa ra lời xin lỗi nào.
Gần đây có lời xin lỗi của các viên chức đứng đầu thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra trong vụ Thủ Thiêm, nhưng rất muộn màng sau nhiều năm sai phạm, và sau nhiều biến động căng thẳng gần đây.
Vẫn có những sự nghi ngờ lời xin lỗi của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Nhà hoạt động xã hội Lã Việt Dũng, từ Hà Nội cho RFA biết ý kiến của ông:
Mình nghĩ xin lỗi trong việc này là không đủ. Xin lỗi theo dạng văn bản, thì nó không thành thật. Làm đúng cách, trong một xã hội văn minh thì ông ấy phải tổ chức một cuộc họp báo, cho người dân được phản hồi, được hỏi, chứ không phải một bức thư là xong.”
Trong bức thư xin lỗi được đăng tải công khai, ông Trần Tuấn Anh đưa ra một nguyên nhân rằng ông không nắm được sự việc khi đang nằm bệnh viện. Tuy nhiên có một số hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội cho rằng ông Bộ trưởng không thành thật vì ông vẫn khỏe mạnh và có mặt trong buổi tiếp kiến một người đồng nhiệm từ nước Lào, vào ngày 4/1, đúng ngày sự việc vợ ông được đón tại cầu thang máy bay diễn ra.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, từ Sài Gòn, một mặt hoan nghênh lá thư xin lỗi của ông Trần Tuấn Anh, cho rằng một lá thư bằng văn bản rất là quan trọng và lời lẽ cũng rất là trọng thị, mặt khác ông cũng bày tỏ sự nghi ngờ tính chân thực của lá thư như công luận trên mạng xã hội đưa ra:
Tuy nhiên xét về nội dung có vẻ có một số điều không phải là sự thật. Chẳng hạn như là công chúng thắc mắc trên phương tiện thông tin đại chúng thì thời gian đó ổng không nằm bệnh viện mà tiếp Bộ trưởng Lào. Cái thứ hai nếu chuyện này không xuất phát từ cá nhân ổng thì cũng xuất phát từ một viên chức thuộc cấp trong việc ký cho xe công vào sân bay. Vậy thì phải xử lý chứ. Tức là đáng hoan nghênh nhưng chưa đầy đủ.
Việc xin lỗi hay từ chức của các viên chức cao cấp Việt Nam chưa bao giờ xảy ra, dẫn đến hình thành một cách nói của người Việt Nam hiện nay rằng quan chức không có “văn hóa xin lỗi và từ chức.”
Tuy nhiên xét về nội dung có vẻ có một số điều không phải là sự thật.
-Luật sư Đặng Đình Mạnh.
Người ta cho rằng việc này nằm ở chổ trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay không có cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân, và các viên chức thường nại cớ là họ làm việc do Đảng Cộng sản phân công.
Có một số tài liệu nói đến một Bộ trưởng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, là ông Trần Đăng Khoa, Bộ trưởng Bộ thủy lợi, đã từ chức vào năm 1960 khi một công trình thủy lợi bị hư hỏng. Nhưng ông Trần Đăng Khoa không phải là đảng viên đảng cộng sản, và các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay cũng không đề cập đến chuyện này.
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam hiện nay, là đảng viên Đảng Cộng sản, từng giữ chức vụ lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Hoa Kỳ, và được nói là con trai của nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tran-tuan-anh-apologize-01082019115350.html

Báo VN hỏi về trách nhiệm

 và sức khỏe Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Truyền thông nhà nước Việt Nam tiếp tục đăng bài, kể cả bài phê phán, sau khi Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh lên tiếng nhận lỗi về vụ xe công đón “người nhà” trong sân bay Nội Bài.
Ông Trần Tuấn Anh ngày 8/1 công bố thư xin lỗi, nói ông “sẽ rà soát, kiểm tra lại toàn bộ vụ việc để đảm bảo không xảy ra sự việc tương tự trong tương lai”.
Lá thư nói về việc “văn phòng Bộ Công thương dùng xe của Bộ vào đón người trong gia đình tôi ở khu vực sân bay Nội Bài ngày 4/1″.
Dư luận tin rằng người được đón này là vợ ông Tuấn Anh.
Sang ngày 9/1, báo chí nhà nước Việt Nam tiếp tục có nhiều bài về vụ việc.
Trách nhiệm
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Dân Việt, có bài “Vụ xe biển xanh: ‘Đều thuộc trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương’”.
Bài này dẫn lời đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng:
“Trong vụ việc này có hai vấn đề sai quy định của pháp luật. Thứ nhất, dùng tài sản công phục vụ việc gia đình, thứ hai dùng bộ máy phục vụ nhà nước để phục vụ việc gia đình, đây chưa rõ là lỗi do chủ quan hay do vô ý nhưng đều thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương.”
Cũng trên trang Dân Việt, có thêm bài “Bộ trưởng xin lỗi và bài học về sự “hồn nhiên” nhờ vả quyền lực”, nói:
“Tôi rất muốn tin rằng, việc Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định đưa ra lời xin lỗi hôm qua, không phải xuất phát từ một ý tưởng truyền thông xử lý khủng hoảng, không phải vì sức ép của dư luận chẳng đặng đừng, mà vì mong muốn tạo ra một tiền lệ để thay đổi những thói quen hủ bại trong đời sống quan viên.”
Trong khi đó, báo Đất Việt, Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, dẫn lời bà Lê Thị Thu Ba – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng cho rằng, cùng với việc đứng ra xin lỗi công khai, ông Trần Tuấn Anh cũng cần có lời giải thích rất rõ ràng, thuyết phục.
Tiểu sử ông Trần Tuấn Anh
Sinh năm 1964, con trai nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Học vị tiến sĩ, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII
2000-20008: Phó Vụ trưởng, rồi Quyền Vụ trưởng, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Giám đốc Quỹ Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco
5/2008 – 8/2010: Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
8/2010 – 01/2016: Ủy viên ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Từ 4/2016: Bộ trưởng Bộ Công Thương
“Việc dư luận băn khoăn vì sao xe công của bộ lại vào được khu vực sân bay? Tại sao người nhà của Bộ trưởng lại được đưa đón bằng xe công?” bà Ba nói.
“Khi bộ trưởng xin lỗi” là tựa bài trên Thanh Niên, nói “lâu nay dư luận đã xì xào chuyện phu nhân này phu nhân nọ dùng “quyền lực” không đúng nơi, đúng chỗ”.
Bài này nói: “Đã đến lúc, bộ máy công quyền, các cán bộ, công chức phải hiểu cái gốc của quyền lực chính trị nằm ở đâu; phải coi chuyện lãnh đạo (kể cả cấp cao) xin lỗi công chúng là bình thường.”
Còn trang Giáo dục Việt Nam hỏi ông Ngô Văn Sửu – nguyên cán bộ Ủy ban Kiểm tra Trung ương – người nhắc tới Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
“Việc đưa đón người nhà Bộ trưởng, đó là việc riêng. Việc này cho thấy, Bộ trưởng đã không gương mẫu, không nêu gương rồi,” ông Sửu nói.
Vấn đề sức khỏe
Báo Tuổi Trẻ thì đưa tin rằng theo tìm hiểu của họ, ông Trần Tuấn Anh “có vấn đề về sức khỏe liên quan đến tim mạch, nên trước đó Ban Bảo vệ sức khỏe trung ương yêu cầu vào viện điều trị”.
Báo này dẫn lời một lãnh đạo Bộ Công thương cho biết Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không biết có văn bản số 07/VP-LT do văn phòng bộ trực tiếp làm và gửi sang cơ quan cảng hàng không.
“Mục đích của việc làm văn bản trên là để đưa đón vợ và con nhỏ của bộ trưởng được nhanh nhất trong hoàn cảnh ông Tuấn Anh được đề nghị đi điều trị để đảm bảo sức khỏe,” theo báo Tuổi Trẻ.
Bộ Nội vụ chiều 9/1 có một cuộc họp báo thường kỳ, và tại đây, báo chí cũng đặt câu hỏi về vụ Bộ trưởng Công thương.
Theo báo Dân Trí, ông Vũ Đăng Minh – Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ – nói: “Tôi nghĩ đây là sơ suất, trách nhiệm của anh em tham mưu, suy nghĩ chưa chín chắn, nhiều khi tặc lưỡi một cái là vi phạm. Tôi làm văn phòng nên biết, nhiều khi anh em muốn thủ trưởng đi công tác đàng hoàng tý, nhưng phải nắm được luật, xem đúng quy định không. Cái gì ngoài quy định luật thì không thực hiện.”
Ông Vũ Đăng Minh cho hay ở bộ của ông, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đi công tác ở địa phương luôn làm đúng quy định của nhà nước.
“Đồng chí rất gương mẫu và rất đơn giản trong đời sống sinh hoạt, thể hiện đúng tinh thần trách nhiệm nêu gương, cái gì được chi, cái gì không được chi, không có vận dụng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46795860

Cán bộ TP HN ‘lười tiếp dân’

nên cấm ‘quay phim ghi âm’ ở trụ sở?

LS Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC từ Hà Nội
Ủy ban Nhân dân Hà Nội vừa ban hành nội quy của trụ sở tiếp công dân thành phố, trong đó có quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.
Có ý kiến cho rằng việc UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định như vậy là đúng thẩm quyền.
Nói vậy theo tôi là sai, vì đây là quy định có tính chất mới chứ không phải là hướng dẫn làm rõ những quy định trong luật đã có và trong Luật tiếp công dân không có quy định này.
Cần chuyển ngay trại giam giữ sang cho Bộ Tư pháp?
Kinh tế VN: Bài học từ Donald Trump?
Ý kiến: Đúng người, đúng tội nhưng liệu có Công lý?
Mặt khác thẩm quyền ban hành các quy định mà người dân có nghĩa vụ phải tuân theo là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước.
Còn UBND thành phố Hà Nội chỉ là một cơ quan hành chính cấp địa phương, cho nên không có thẩm quyền ban hành các quy định có tính chất quy tắc xử sự chung buộc người dân phải tuân theo.
Làm như thế là vượt quá quyền hạn, là lạm quyền.
Có ý kiến cho rằng cán bộ tiếp dân cũng là công dân do vậy cần tôn trọng quyền cá nhân riêng tư, kẻo ảnh hưởng đến đời sống gia đình.
Nói vậy là sai, vì đang trong hoạt động tiếp dân thì đây là phạm vi thuộc về môi trường công vụ, mà cán bộ công chức khi đang làm chức trách phận sự thì chịu sự giám sát của công dân.
Hiến pháp năm 2013 tại Điều 8 đã quy định rõ:
“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”
Theo quy định đó của Hiến pháp thì người dân được quyền giám sát và để kiên quyết chống mọi biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền (mà bản thân việc ban hành quy định này là một biểu hiện) thì phải để người dân quay phim ghi hình hoạt động tiếp dân.
Có ý kiến nói quy định này ban hành là do thực tế đã xảy ra một số vụ người dân quay phim có tính chất gây sự, làm khó chịu cán bộ tiếp dân và đăng lên mạng ảnh hưởng xấu này nọ.
Nhưng đây chỉ là số ít và có thể xử phạt hoặc khởi kiện về hành vi này. Và không thể lấy một vài sự vụ làm sai để cản trở quyền của toàn dân.
Như thế là lộng quyền, là quyền lực áp đặt thuộc về bộ máy hành chính quan liêu chứ không thuộc về nhân dân.
Cán bộ nên khiêm tốn đặt mình ngang hoặc dưới công dân
Các cơ quan nhà nước cần có nhận thức khiêm tốn đặt mình ở vị trí ngang hàng hoặc ở dưới những người chủ công dân, để khi người dân có hành xử không đúng thì có thể khởi kiện, thay vì lối suy nghĩ lâu nay luôn cho mình là hơn nên có quyền xử phạt hoặc đưa ra quy định ngăn cấm người dân.
Thực chất, việc ban hành quy định như vậy là bộ máy hành chính quan liêu tự đưa ra quy định để che chắn quyền cho lợi bản thân mà đi ngược lại lợi ích của dân chúng. Trong khi một nguyên tắc khác trong hành chính công vụ là cán bộ công chức là công bộc phục vụ nhân dân, người dân làm chủ và là người đưa ra các quy định thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội.
Sẽ rất trái ngược khi để cho một cơ quan hành chính quan liêu tự ban hành quy định buộc người dân phải tuân thủ.
Cán bộ đang lười tiếp dân
Liên quan đến vấn đề tiếp dân lâu nay có nhiều điều đáng bàn. Chúng ta cần xét một cách rộng ra để xác định được đâu là vấn đề quan trọng nhất đối với hoạt động tiếp công dân hiện nay?
Nếu chỉ nhìn vào vài sự vụ người dân quay phim gây rối mà đưa ra quy định như vậy vừa không đúng, vừa sai trọng tâm vấn đề.
Lâu nay có thông tin phản ánh cán bộ lười tiếp dân.
Theo quy định của Luật tiếp công dân thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân ít nhất một ngày mỗi tháng, còn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân ít nhất hai ngày mỗi tháng.
Nhưng theo Số liệu báo cáo tổng hợp của Ủy ban dân nguyện Quốc hội hồi tháng 11/2018 về tình hình tiếp công dân, thì đối với chủ tịch ủy ban cấp tỉnh tiếp công dân định kỳ chỉ đạt tỷ lệ bình quân 48% so với quy định.
Và rất nhiều trường hợp chủ tịch uỷ quyền cho cấp phó thực hiện tiếp công dân, trong khi theo luật phải trực tiếp tiếp dân, cá biệt có những tỉnh, chủ tịch ủy quyền toàn bộ cho cấp phó tiếp công dân mà không tiếp công dân định kỳ trong suốt 12 tháng.
Cũng theo số liệu của Ủy ban dân nguyện thì nhiều tỉnh không có số liệu trong báo cáo như, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Định, Cần Thơ, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương.
Có những tỉnh thì tỷ lệ tiếp dân của chủ tịch so với quy định là 0% là: Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú Yên. Tại các kỳ họp Quốc hội, nhiều ý kiến Đại biểu đã đưa ra giải pháp tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát để chấn chỉnh tình trạng lười tiếp công dân.
Đứng trước thực trạng của hoạt động tiếp dân như vậy, cộng với vấn đề nhiều nơi cán bộ tiếp dân cư xử chưa đúng mực, có biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền, đến muộn về sớm, lớn tiếng quát tháo hay giải thích hời hợt cho người dân.
Vì tất cả những lẽ đó cho nên cần trao quyền rộng rãi cho người dân khắp nơi được quay phim ghi hình để giám sát.
Tiếp dân cũng phải ghi âm, ghi hình, hỏi cung cũng vậy, quy định như thế để đảm bảo quyền con ngườiBáo VN trích lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 8/1
Tóm lại, việc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” thực chất là một hình thức cản trở người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động công vụ.
Đi ngược lại với xu thế minh bạch hóa dịch vụ công.
Trước kia đã có quy định người dân không được sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình bí mật, nay lại ngăn cản quyền ghi hình công khai, rồi những lo ngại về quy định của Luật An ninh mạng can thiệp này nọ vào mạng xã hội công cụ ngôn luận hữu hiệu của người yếu thế.
Tất cả những điều đó cho thấy các bên cần nỗ lực, không để quyền công dân cứ bị gặm nhấm mãi bằng cách quyết định cấp dưới Hiến pháp.
Bài thể hiện quan điểm riêng của LS Ngô Ngọc Trai, Giám đốc Công ty luật Công chính tại quận Hà Đông, Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46808608

Quy định cấm ghi âm ghi hình

không ảnh hưởng đến quyền công dân

Đại diện Ban Tiếp Công dân thành phố Hà Nội khẳng định nội quy không cho phép quay phim chụp hình khi chưa được người tiếp công dân đồng ý là nhằm tạo môi trường làm việc đúng mực, văn minh, lịch sự, nghiêm túc giữa công dân và người tiếp công dân.
Truyền thông trong nước dẫn lời ông Lê Đình Cung, phó trưởng ban tiếp công dân thành phố Hà Nội cho biết như vừa nêu hôm 9/1.
Theo ông Lê Đình Cung, nội quy này được ban hành dựa trên Điều 12 của Luật tiếp công dân, cho phép chủ tịch UBND TP, cấp tỉnh ban hành nội quy tiếp công dân tại trụ sở và nội quy này không ảnh hưởng đến 6 quyền theo quy định của Luật tiếp công dân.
Ngoài ra, ông Lê Đình Cung còn cho rằng nội quy này phù hợp với nghĩa vụ của công dân, tức là khi công dân tới bất kỳ cơ quan nhà nước nào phải chấp hành nghiêm túc quy định của cơ quan đó.
Trường hợp công dân sợ nếu không ghi âm ghi hình thì sẽ không có bằng chứng thì ông Cung khẳng định sau khi buổi tiếp dân kết thúc, người dân được nhận biên bản xác nhận nội dung buổi tiếp và có chữ ký hai bên giữa người tiếp và công dân. Sau đó biên bản sẽ được đóng dấu để xác nhận.
Ông Lê Đình Cung nhấn mạnh với báo chí rằng, đây là quy trình chặt chẽ vì thế không thể nói không ghi âm ghi hình là ảnh hưởng đến quyền công dân.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung tại buổi trao đổi với báo chí vào sáng 8/1 khẳng định, công dân được quyền yêu cầu ghi âm, ghi hình ở trụ sở tiếp dân, sau khi chính ông vừa ký ban hành nội quy “không được quay phim, chụp hình, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.
Giải thích nguyên do vì sao, ông chủ tịch thành phố Hà Nội cho rằng nhằm chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung rồi phát tán với mục đích khác. Do đó, ông Chung khẳng định tất cả nội dung ghi âm ghi hình đều phải được thực hiện một cách công khai minh bạch.
Ngoài ra, người đứng đầu thành phố Hà Nội còn cho biết tất cả phòng tiếp công dân của thành phố cũng như trung ương đều đã có trang bị camera ghi âm và ghi hình. Do đó, nếu người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại toàn bộ, sẽ được trích đầy đủ, bàn giao và có biên bản cẩn thận.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prohibition-of-recording-audio-recordings-does-not-affect-citizenship-rights-01092019075456.htm

Việt Nam trả lời

về việc tàu chiến Mỹ lại áp sát Hoàng Sa

Bộ Ngoại Giao Việt Nam một lần nữa lên tiếng khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trước sự kiện Hoa Kỳ đưa khu trục hạm đi qua một số đảo ở Hoàng Sa để “thách thức các yêu sách hàng hải quá mức” trên Biển Đông vào ngày 7 tháng 1 vừa qua.
Tại buổi họp báo diễn ra trong chiều ngày 9 tháng 1, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lặp lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông theo tinh thần của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; đồng thời đề nghị các quốc gia thượng tôn pháp luật ở các vùng biển và đại dương, cũng như đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại các khu vực này.
Đại diện của Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố như vừa nêu khi trả lời báo giới liên quan sự kiện khu trục hạm trang bị tên lửa điều khiển USS McCampbell của Mỹ, vào sáng ngày 7/1, đi vào khu vực 12 hải lý của 3 đảo thuộc Hoàng Sa gồm đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm.
Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ, bà  Rachel McMarr, trong một tuyên bố qua email rằng, Mỹ đang thực hiện hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông – Việt Nam) và hoạt động này không nhắm đến một quốc gia nào hay đưa ra bất kỳ một tuyên bố chính trị nào.
Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lục Khảng, đáp trả rằng Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ ngưng ngay lập tức những hành động khiêu khích như thế và Bắc Kinh cũng đã gửi phản đối đến cho Washington qua kênh ngoại giao.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-concerns-about-usdestroyer-to-patrol-at-eastsea-01092019074945.html

Nhà chức trách VN nói Facebook

‘vi phạm ở ba lĩnh vực’

Facebook bị cáo buộc không đáp ứng tốt việc bóc gỡ các nội dung kích động chống phá nhà nước theo yêu cầu của cơ quan chức năng Việt Nam.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba 8/1, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho hay đã phát hiện Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam ở ba lĩnh vực lớn, gồm: Quản lý nội dung thông tin; Quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và Trách nhiệm thuế với Việt Nam.
‘Không xóa nội dung phản động’
Riêng trong lĩnh vực Quản lý nội dung thông tin, Facebook bị cáo buộc là “không làm tốt” việc xóa các nội dung và các fanpage có hoạt động “chống phá nhà nước” “nói xấu Đảng” – những nội dung được cho là vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng Việt Nam.
Ai ở VN rơi vào tầm ngắm của Luật An ninh mạng?
Nhà báo VN không được làm gì trên mạng xã hội?
Facebook ‘đồng ý hợp tác với VN’
Facebook nói gì về vụ VN ‘chặn thông tin xấu’?
Đây là các tài khoản mà công an Việt Nam đã cho vào danh sách đen vào yêu cầu xóa, nhưng Facebook được cho là “có làm, nhưng rất hạn chế”, và thậm chí “làm rất lâu”.
“Chúng tôi yêu cầu gỡ bỏ các tài khoản nói xấu lãnh đạo trong vòng 48 tiếng nhưng họ chỉ gỡ sau vài tháng. Mới đây, Facebook đã gỡ 3.000 status nói xấu, gồm cả tài khoản nhưng sau đúng một năm khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu”, lãnh đạo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cho biết trên tờ Zing.vn.
Lý do khiến Facebook “cố tình trì hoãn việc tháo gỡ các nội dung này” là do công ty này cho rằng chúng không vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng do Facebook đặt ra, theo truyền thông trong nước.
Facebook cũng bị cáo buộc đã không cung cấp thông tin một số tài khoản được cho là “lừa đảo”, “vi phạm pháp luật” để phục vụ điều tra của cơ quan an ninh.
‘Quảng cáo chính trị’
Facebook thậm chí còn bị cáo buộc là bán quảng cáo cho các cá nhân, tổ chức để phát tán thông điệp nói xấu các cá nhân, tổ chức khác tới một số nhóm đối tượng cụ thể nhằm tạo “khủng hoảng truyền thông”. Hành động này được Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử gọi là “quảng cáo chính trị’.
Một trong các ví dụ minh họa được truyền thông Việt Nam đưa ra là thông tin vụ Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho xe biển xanh đón vợ tại chân máy bay.
Nghiêm trọng hơn, các quảng cáo chính trị mà Facebook cho phép này bị “các thế lực thù địch” lợi dụng để phát tán trong các kỳ Đại hội đảng, Hội nghị trung ương”, theo VTC, “gây đe dọa an ninh quốc gia”.
Ngoài ra, Facebook bị cáo buộc là “cho các game cờ bạc, mại dâm, quảng cáo tràn lan tại Việt Nam và thu lợi bất chính từ những quảng cáo này”.
Facebook cũng bị cáo buộc là không đóng thuế cho chính phủ Việt Nam dù thu được 235 triệu đô la tiền quảng cáo trong năm 2018.
Kẻ thù ác liệt nhất của Facebook
‘Facebook sẽ giữ gìn giá trị của mình’?
BBC đã liên hệ với Facebook để hỏi về phản ứng của công ty này trước các cáo buộc nói trên nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Tuy nhiên trước đó, Giám đốc phụ trách Hoạt động (COO) của Facebook Sheryl Sandberg đã có một số phát biểu đáng chú ý tại buổi điều trần hôm 5/9 trước Thượng viện Hoa Kỳ về vấn đề liên quan.
“Chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những trường hợp ngoại lệ với các mối đe dọa nghiêm trọng, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị,” bà Sandberg nhấn mạnh.
“Chúng tôi sẽ chỉ hoạt động ở một quốc gia mà chúng tôi giữ gìn được những giá trị của mình. Điều đó cũng sẽ áp dụng cho cả Trung Quốc.”
Trả lời BBC hồi cuối tháng 12, Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng hai tập đoàn Facebook và Google “không có cơ sở gì để họ hợp tác với chính quyền Việt Nam để xử lý các cây bút trên mạng.”
Cuộc đàn áp đầu tiên đối với gã khổng lổ công nghệ?
Tờ The Finacial Times cho rằng đây là dấu hiệu quan trọng đầu tiên của một cuộc đàn áp các hãng công nghệ nước ngoài theo Luật An ninh mạng của Việt Nam.
Hàng loạt báo Việt Nam trong ngày 9/1 đã đăng tải các bài viết về sai phạm của Facebook.
Tờ VTC viết rằng Facebook “dung túng cho những hành vi phi pháp, phản động ở Việt Nam”.
Tờ Vietnamplus trong bài viết “Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam như thế nào” đã trả lời bằng ba đầu mục: Vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức; Cho phép quảng cáo bất hợp pháp; và Trốn thuế.
Tờ An ninh Thủ đô viết “Facebook đang cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam”.
Facebook ‘bị sử dụng để kích động bạo lực tại Myanmar’
Trong một thông cáo của Facebook được Reuters trích dẫn, phát ngôn viên của Facebook cho biết: “Chúng tôi có một quy trình rõ ràng để các chính phủ báo cáo nội dung bất hợp pháp cho chúng tôi và chúng tôi xem xét tất cả các yêu cầu này dựa trên các điều khoản dịch vụ của chúng tôi và luật pháp địa phương.”
Thời điểm đó Luật An ninh mạng Việt Nam chuẩn bị có hiệu lực, các tập đoàn công nghệ lớn đã bày tỏ lo ngại rằng luật này sẽ tạo điều kiện cho chính phủ xâm nhập vào dữ liệu người dùng, và khiến các nhân viên người địa phương của các cập đoàn này đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46805724

Facebook phản bác cáo buộc vi phạm

 Luật An Ninh Mạng của Việt Nam

Facebook hôm 9 tháng 1 năm 2018, phản bác lại những cáo buộc đã cho phép đăng tải nội dung vi phạm luật an ninh mạng mới của Việt Nam. AP loan tin vừa nói cùng ngày.
Công ty Facebook cho biết họ đã hạn chế nội dung bất hợp pháp và đang thảo luận với chính phủ.
Facebook cho biết có một quy trình rõ ràng để các chính phủ báo cáo nội dung bất hợp pháp cho họ và Facebook sẽ xem xét lại tất cả các yêu cầu đó có trái với các điều khoản của mình và có vi phạm luật pháp địa phương hay không.
Công ty này cũng cho biết họ minh bạch về các hạn chế nội dung đã thực hiện theo luật địa phương trong báo cáo minh bạch của Facebook.
Luật An Ninh Mạng Việt Nam yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ như Google và Facebook hoạt động tại Việt Nam, phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại địa phương, mở văn phòng địa phương và xóa nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ nếu được chính quyền yêu cầu.
Phản hồi của Facebook được đưa ra sau khi cơ quan chức năng Việt Nam có cáo buộc Facebook vi phạm Luật An Ninh Mạng vừa có hiệu lực, vì đã từ chối xóa nội dung chống chính phủ khỏi trang web của mình.
Truyền thông trong nước vào ngày 8 tháng 1 loan tin về những cáo buộc sai phạm đối với Facebook căn cứ trên luật của Việt Nam.
Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được ban hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 và đã thu hút sự chỉ trích từ Hoa Kỳ, EU cùng các nhóm ủng hộ tự do internet…. Luật mới yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ internet xóa “nội dung độc hại” và bàn giao dữ liệu người dùng khi được chính quyền yêu cầu.
Luật này cũng quy định rằng các công ty nên lưu trữ máy chủ ở Việt Nam, bao gồm các ngân hàng và các công ty thương mại điện tử. Điều này làm dấy lên lo ngại về vi phạm quyền riêng tư và các mối đe dọa an ninh mạng.
AFP dẫn thông tin từ Đài truyền hình nhà nước Việt Nam (VTV) đưa tin hôm 9 tháng 1 cho rằng, Facebook đã không thực hiện yêu cầu của Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam, gỡ các trang được cho là kêu gọi các hoạt động chống chính phủ.
Theo VTV, Facebook đã trì hoãn và thậm chí không xóa thông tin, tuyên bố thông tin không vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng.
Việt Nam cũng cáo buộc Facebook lưu trữ quảng cáo cho các sản phẩm bất hợp pháp, bao gồm tiền giả, hàng giả, vũ khí và pháo…
VTV cũng cho biết, việc xử lý vi phạm pháp luật của công ty Facebook dự kiến sẽ được chính phủ đưa ra trong một nghị định sắp ban hành.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/facebook-rebuts-vietnam-claims-over-allegal-content-01092019074427.html

Năng lượng xanh: đường còn dài đối với Việt Nam

Mục tiêu phát triển năng lượng xanh
Trong Hội nghị Tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN vào hôm 3 tháng 1, ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Việt Nam, lại khẳng định Việt Nam sẽ không hy sinh môi trường để tăng trưởng kinh tế dù đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong những năm tới. Đồng thời cho biết chính phủ sẽ thúc đẩy việc phát triển năng lượng sạch.
Nói rõ về đường lối phát triển này, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết:
Việt Nam sẽ không chấp nhận ngành công nghiệp, những dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, và công nghệ phát nhiều chất thải độc hại. - Phó GS – TS. Phùng Chí Sỹ
“Tôi cho rằng đấy là nguyên tắc chung trên thế giới, chúng ta đều phải tuân thủ và chính phủ Việt Nam thì tôi cho rằng cũng đã giữ quan niệm này lâu nay là cương quyết không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Kể cả trong những trường hợp mà điện là vấn đề rất lớn của phát triển kinh tế của Việt Nam, nhưng mà cũng đang chuyển hướng sang phương thức sử dụng năng lượng tái tạo và phát tiển năng lượng tái tạo là chính, chứ không muốn phát triển thêm thủy điện và nhiệt điện.”
Đồng quan điểm trên, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Tổng Thư ký phụ trách phía Nam của Ban thường vụ Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nhiệm kỳ 2013-2018, giải thích thêm:
“Việt Nam đang phát triển theo định hướng phát triển xanh, tức là giảm tiêu thụ năng lượng, giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính; các ngành sản xuất thì phải xanh hóa sản xuất ngành công nghệ xanh, sản xuất tiêu thụ bền vững. Nên Việt Nam sẽ không chấp nhận ngành công nghiệp, những dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, và công nghệ phát nhiều chất thải độc hại.”
Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Việt Nam chủ trương đặt ưu tiên hàng đầu cho vấn đề môi trường. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng khẳng định không đánh đổi môi trường cho phát triển kinh tế trong buổi khai mạc của Đại Hội đồng Quỹ môi trường 6 được tổ chức tại Việt Nam ngày 27-28/6/2018 vừa qua.
Tuy nhiên, sau đó nhiều người bày tỏ thắc mắc liệu mọi việc có đúng như lời Thủ tướng phát biểu khi mà các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường vẫn được tiếp tục hoạt động. Điển hình như nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân dù gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân vì ô nhiễm than; nhưng đến nay vẫn hoạt động và giải pháp cho lượng xỉ than thải ra vẫn chưa rốt ráo.
Về vấn đề này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ cho biết:
“Bây giờ do nằm trong quy hoạch, một số nhà máy đã trót quy hoạch, đang phát triển rồi thì chính phủ đồng ý cho tiếp tục phát triển, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về môi trường, áp dụng công nghệ xử lý môi trường để đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. Sắp tới định hướng sẽ là thúc đẩy không khuyến khích tiếp tục phát triển năng lượng bằng nguồn nhiệt điện đốt than nữa.”
Vào ngày 11 tháng 12 năm 2018 vừa qua, ông Bùi Xuân Hùng, trưởng Phòng Quản lý Điện Năng trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An cho biết tỉnh này quyết định loại bỏ 16 dự án thủy điện trong địa bàn nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường, sinh thái và đời sống người dân. Quyết định này được người dân Nghệ An cũng như các nhà hoạt động môi trường nhiệt liệt ủng hộ, dù vẫn còn rất nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện khác trên địa bàn tỉnh. Nhưng đây vẫn được đánh giá như một quyết tâm bảo vệ môi trường cần được ghi nhận.
Khó khăn
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về tình hình năng lượng điện cả nước hiện nay, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ cho biết do Việt Nam đang phát triển với tốc độ tương đối cao, trong khi cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp điện còn thiếu, nên chính phủ có một quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam, trong đó một số nhà máy chỉ được đốt than, một số nhà máy nhiệt điện từ năng lượng thủy điện, một số nhà máy điện chạy bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng…
Tuy nhiên khi cắt giảm điện năng từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn.
Nhà nước khuyến khích tư nhân và công ty nước ngoài đầu tư, nhưng khi bán điện với mức giá cao quá thì nhà nước không có khả năng mua được giá cao như thế. Đó cũng là bế tắc. - GS. Lê Huy Bá
Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường Trường Đại học Công nghiệp TP HCM giải thích thêm:
“Nếu muốn phát triển kinh tế 10% thì phải cần (tăng tốc độ phát triển) năng lượng 15-20%, nhưng mà năng lượng của mình tăng trưởng hụt, có nhiều thứ chưa phát triển.”
Vì vậy, ông đề ra giải pháp cho rằng hướng đầu tư chính đáng và lâu dài nhất cho Việt Nam hiện nay là vẫn phải đầu tư về năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo như là điện mặt trời, điện gió. Theo ông, điện mặt trời thì một số nơi đã phát triển như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước cũng bắt đầu làm, nhưng giá thành vẫn còn cao, không thể phát triển đại trà được.
Ngoài ra, theo Giáo sư Lê Huy Bá, năng lượng điện ở Việt Nam đang gặp khó khăn nhiều ở chỗ vốn đầu tư khi mà giá thành đầu tư ban đầu bị “đội” lên.
“Nhà nước khuyến khích tư nhân và công ty nước ngoài đầu tư, nhưng khi bán điện với mức giá cao quá thì nhà nước không có khả năng mua được giá cao như thế. Đó cũng là bế tắc. Hay là một số nơi có thể đầu tư điện mặt trời, thì địa phương lại đưa ra giá đất cao quá. Cho nên các nhà đầu tư cũng ngại giá thành cao quá thì bán điện không được.”
Với cách nhìn khả quan hơn, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng khó khăn là có thật, nhưng những dự án năng lượng tái tạo đang được nghiên cứu khả thi sẽ tìm ra được phương thức phát triển năng lượng tái tạo một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo đủ để cung cấp năng lượng trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Vào sáng ngày 8 tháng 1 năm 2019, tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên hai dự án nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2 được khởi công xây dựng. Mỗi nhà máy này được cho biết có công suất thiết kế gần 50MW, sản lượng điện sản xuất khoảng hơn 76 triệu kW/năm.
Chủ đầu tư là Công ty Cổ Phần Quang Điện Phú Khánh có cam kết sẽ phấn đấu đưa hai nhà máy vào phát điện thương mại vào cuối tháng 6 năm nay.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/green-power-long-road-for-vietnam-01082019123931.html

Người Việt Nam ‘tin’ Mỹ,

nhìn ‘tiêu cực’ về Trung Quốc

Viễn Đông
Việt Nam là một trong ba nước Đông Nam Á có quan điểm tiêu cực nhất về Trung Quốc, nhưng vẫn tin Mỹ, dù người dân trong khu vực cảm thấy bi quan đối với vai trò của Washington.
Đây là kết quả thăm dò ý kiến hơn 1 nghìn người từ tất cả 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, công bố hôm 7/1.
Những người tham gia cuộc điều tra được hỏi ý kiến về sự đóng góp của các cường quốc trên thế giới đối với hòa bình, an ninh và sự thịnh vượng trên toàn cầu, phần lớn (51,5%) trả lời rằng họ có ít hoặc hoàn toàn không có niềm tin vào Trung Quốc.
Với 73,4%, Việt Nam là nơi mà người dân có quan điểm tiêu cực nhất về Trung Quốc và tiếp đó là Philippines, quốc gia hiện cũng có tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trong số các nước ở Đông Nam Á, chỉ có Lào, nước hiện có nhiều đầu tư của Trung Quốc, là tin tưởng vào quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhiều người Việt cũng bày tỏ lo ngại rằng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng sẽ đẩy Việt Nam gần hơn vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Với 58,7%, đây là con số cao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Singapore.
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho biết rằng các học giả và nghiên cứu là nhóm đông nhất trong cuộc điều tra và tiếp đến là nhóm thuộc chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Trả lời VOA tiếng Việt, tiến sĩ Tang Siew Mun từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, nói rằng chính phủ ở đây không có nghĩa là chính phủ Việt Nam hay các nhà nước khác mà là “các quan chức làm việc cho một chính phủ ở Đông Nam Á, nhưng họ không đại diện cho chính quyền khi tham gia cuộc thăm dò”.
Liên quan tới Hoa Kỳ, trừ Việt Nam và Philippines, người dân các quốc gia Đông Nam Á khác có cái nhìn bi quan trước câu hỏi Mỹ sẽ “hành động đúng đắn” đối với các vấn đề toàn cầu.
45,2% người Việt vẫn đặt niềm tin vào Mỹ, trong khi có tới 50,6% tổng số người được hỏi ít tin tưởng hoặc hoàn toàn không tin vào Hoa Kỳ.
Con số người dân ở Việt Nam tin vào Mỹ dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Donald Trump trong vai trò đối tác chiến lược và nước hỗ trợ an ninh khu vực thuộc mức cao nhất ở Đông Nam Á với tỷ lệ 54.9%.
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng việc chính quyền của ông Trump rút khỏi Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu cũng như liên tiếp chỉ trích cơ chế đa phương “có lẽ đã dẫn tới cái nhìn bi quan về Hoa Kỳ”.
Theo kết quả thăm dò, lòng tin vào Mỹ khá thấp ở ba nước ASEAN thường có quan hệ gần gũi với Washington, đó là Thái Lan, Philippines và Singapore.
Trong số các cường quốc, Nhật Bản là nước gây được nhiều thiện cảm nhất đối với người dân Đông Nam Á, với gần 70% số người được hỏi tin vào xứ sở mặt trời mọc.
Cuộc điều tra cũng cho thấy rằng phần lớn người dân ở Đông Nam Á nghĩ rằng Trung Quốc và Mỹ có thể rơi vào thế đối đầu.
Một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew ở thủ đô Washington DC của Mỹ năm 2017 từng cho thấy rằng công dân Việt Nam đặt lòng tin vào Tổng thống Donald Trump nhiều nhất thế giới, dù nghiên cứu cho thấy hình ảnh của Mỹ đã bị ảnh hưởng xấu vì các chính sách đưa ra dưới thời kỳ nắm quyền của cựu ngôi sao truyền hình.
https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-tin-m%E1%BB%B9-ngh%C4%A9-ti%C3%AAu-c%E1%BB%B1c-v%E1%BB%81-trung-qu%E1%BB%91c/4735295.html

Lịch sử… cứ như mới hôm qua

Nguyễn Hoàng
Một nửa chiếc bánh mì vẫn là chiếc bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật. Kỷ niệm 40 năm lật Khme đỏ mà không được phép nhắc tới vai trò Trung Quốc và rút ra các bài học đắt giá của những năm tháng Việt Nam từ “bộ đội nhà Phật” trở thành kẻ chiếm đóng, thì ý nghĩa của mùa kỷ niệm liệu còn gì?
Mồng 7/1 năm nay trong nước kỷ niệm khá ồn ào, từ tội ác của Khme đỏ đến tình đoàn kết VN-Campuchia. Tuy nhiên, hai thực thể hiển nhiên ai cũng nhớ thì báo chí lề phải không được “xớ rớ” tới. Thứ nhất, “Trung Quốc là người ‘bảo mẫu’ cho chế độ Khme đỏ”. Thứ hai, “cái bẫy TQ dựng lên hồi bấy giờ đã khiến VN chảy máu, bị cô lập tuyệt đối trên trường quốc tế suốt 12 năm”.
Nửa sự thật không là sự thật
Kỷ niệm 40 năm lật Khme đỏ mà không cho phép nhắc tới vai trò Trung Quốc và rút ra các bài học đắt giá của những năm tháng VN từ anh hùng giải phóng, trở thành kẻ chiếm đóng, thì ý nghĩa của lễ kỷ niệm liệu còn gì?
Bỉnh bút Naya Chanda mô tả dịp này 40 năm trước, các cố vấn Trung Quốc lang thang trong các khu rừng rậm ở miền tây Campuchia đến 61 ngày, ngủ trong lều lợp cỏ tranh, ăn đồ hộp. Sứ mệnh của những nhà ngoại giao ấy chỉ chấm dứt khi Việt Nam tấn công vào thủ phủ của Pol Pot trong rừng già.
Chiều 11/4/1979 vị đại sứ Trung Quốc cùng với bảy đồng nghiệp quần áo bẩn thỉu nhếch nhác, nước mắt đầm đìa lặng lẽ trốn qua Thái Lan.“Lần đầu tiên, đại diện của một vương triều trung tâm
(tức là Trung Quốc) phải trốn chạy khỏi một vùng đất chư hầu (Campuchia) một cách thật tủi nhục”[1].
Mặc dù chiến thắng về mặt quân sự, nhưng theo ước tính, khoảng 25.000 chiến binh Việt đã mất mạng ở CPC từ tháng 12/1978 đến tháng 9/1989. Huy Đức trích từ trang mạng “SOHA”, dẫn lời tướng Hoàng Kiền, cho biết 12 vạn (120.000) bộ đội VN đã hy sinh trong các cuộc xung đột Tây Nam và trên biên giới phía Bắc (1977 — 1989).
“Chủ nghĩa nhân văn Tàu”
Hàng chục vạn người lính khác đã để lại một phần cơ thể họ trên đất nước chùa Tháp, nhiều chàng trai trong số họ để lại đôi chân trần, bởi một loại mìn rất đặc biệt do Trung Quốc chế tạo, không gây chết người nhưng cắt đứt luôn cả hai chân. (Không cho nạn nhân chết, chỉ để lại gánh nặng cho xã hội và chứng nhân cho lịch sử)[2]. Thế mới thấy “Chủ nghĩa nhân văn Tàu” thật rùng rợn! Lịch sử cứ như mới hôm qua đây thôi, cần được ôn lại một cách nghiêm túc và sòng phẳng!
Đối với Trung Quốc, “cuộc trường chinh” của họ từ bấy đến giờ xem ra lại “có hậu”. Hun Sen từng bị Đặng Tiểu Bình coi là “con rối của Việt Nam”, nay lại là đồng minh trung thành nhất của Bắc Kinh. Ngày nay, Campuchia đang có dấu hiệu biến thành một tỉnh của Trung Quốc.
Trước đây, Hun Sen từng tố cáo Trung Quốc là “kẻ chống lưng cho Khmer Đỏ”, nhưng năm 2012, Hun Sen công khai giúp Bắc Kinh ngăn chặn việc ASEAN ra thông cáo chung tại thượng đỉnh hàng năm, đồng lõa với hành vi bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đặc biệt, bước sang 2018, khi Trung Quốc thực hiện “Dự án Koh Kong” thì đến cả lợi ích kinh tế lẫn chủ quyền quốc gia, Hun Sen cũng sẵn sàng hy sinh nốt. Tờ “Asia Times” nhận định: “Bắc Kinh đã có thể tận dụng ảnh hưởng của mình để biến CPC thành căn cứ cho mục tiêu chiến lược lâu dài của họ trên toàn vùng Đông Nam Á”.
Chẳng thế, không phải ngẫu nhiên, ngày 7/12/2018 Hun Sen đã phải sang tận Hà Nội để bảo đảm với Nguyễn Xuân Phúc, rằng Hiến pháp CPC không cho phép bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Trong khi trước đó, truyền thông quốc tế lại đưa tin, Trung Quốc đã vận động hành lang CPC từ năm 2017 để thiết lập một căn cứ quân sự ở Koh Kong trong Vịnh Thái Lan.
Ông Hun Sen phủ nhận ngay những đồn đại trên và cho đấy là bịa đặt. Nhưng “thanh minh tức là thú nhận”, nhất là ở một đất nước có 43 cụm tượng phật Bayon 4 mặt khổng lồ với nụ cười đầy bí hiểm. Chưa nói, Hun Sen có lúc cũng đã đặt câu hỏi về “sự chống lưng” của Việt Nam dành cho ông ta, sau khi có thông tin cựu lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy từng bí mật đàm phán với một số quan chức ngoại giao VN. Hun Sen nói sẽ yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về vụ này.[3]
“Hội chứng Khmer Đỏ”
Thật ra thì Hun Sen hoàn toàn có thể chất vấn “ngược” đối với VN để chạy tội. Bởi vì, ngay cả dải đất Việt Nam cũng đang dần dần nằm gọn vào tay Trung Quốc. Bô xít Tây Nguyên phía Tây; đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) ở phía Bắc; cảng nước sâu Vũng Áng Formosa (Hà Tĩnh) và đặc khu Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) ở miền Trung và đặc khu Phú Quốc (Kiên Giang) ở phía Nam (nay mai).
Những đặc khu nói trên danh nghĩa là kinh tế nhưng khi động binh, sẽ hiện nguyên hình thực chất là những đặc khu quân sự. Vậy thì VN “trách cứ” CPC nỗi gì? Trong tương lai gần, cả về tiến độ lẫn quy mô các đặc khu mở ra cho Trung Quốc, giữa CPC và VN, chưa chắc ai đã vượt ai!
Như vậy, “rổn rảng” kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng CPC thoát khỏi hoạ diệt chủng, dường như chỉ là lý do phụ. Lý do chính yếu hơn, đó là nỗi lo sợ về một “hội chứng Khme đỏ” có thể tái xuất hiện để kềm chế VN trong tương lai. Trong đợt kỷ niệm vừa qua, những “vùng huý kỵ” vẫn được cả VN lẫn CPC quán triệt để khỏi làm phật ý thiên triều, giờ là “đối tác chiến lược” của cả hai người anh em thù địch (brother enemy).
Như vậy, “rổn rảng” kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng CPC thoát khỏi hoạ diệt chủng, dường như chỉ là lý do phụ. Lý do chính yếu hơn, đó là nỗi lo sợ về một “hội chứng Khme đỏ” có thể tái xuất hiện để kềm chế VN trong tương lai.
Để hoá giải “hội chứng Khme đỏ” và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiên một “Khmer Đỏ không Pol Pot”, Việt Nam cần nỗ lực cải thiện ngay sức mạnh mềm, để đủ sức thuyết phục “ông em” đầy bất trắc. Điều này, chỉ bằng sức mạnh quân sự không thôi là chưa đủ, quan trọng hơn đó phải là sự vượt trội của mô hình quản trị (governance) và chất lượng thể chế.
Một thực tế đáng ngại hiện nay, Việt Nam đang cho thấy sự tụt hậu so với cả hai “ông em” CPC và Lào trên một số tiêu chí như chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động, tự do báo chí và xã hội đa nguyên… Thậm chí, khá nhiều doanh nhân khởi nghiệp Việt phải chạy sang tận Campuchia thì mới có đất dụng võ.
Nói cho cùng, thay vì ý tưởng về một “Liên bang Đông dương” gây tranh cãi, phải chăng Việt—Miên—Lào từ nay nên cùng tiến trên con đường tiếp thụ các giá trị phổ quát nhân loại. Nếu mỗi quốc gia này thụ đắc được mô hình nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự thì đó mới là đảm bảo cho hoà bình và thịnh vượng chung trên bán đảo vốn đã chịu quá nhiều đau khổ trong lịch sử./.
[1] https://thediplomat.com/2018/12/vietnams-invasion-of-cambodia-revisited/
[2] https://www.voatiengviet.com/a/lam-the-nao-vietnam-de-campuchia-lot-vao-tay-trung-quoc/4732080.html
[3] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43426902
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/history-is-like-yesterday-01092019102656.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.