Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 06/01/2019

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019 15:47 // ,

Tin khắp nơi – 06/01/2019

Mỹ chuẩn bị tập trận tên lửa ở Nhật Bản để đề phòng TQ

Quân đội Mỹ trong năm 2019 sẽ tiến hành tập trận tên lửa lần đầu tiên quanh đảo Okinawa của Nhật Bản giữa lúc Washington tìm cách đối phó Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực.
Phía Mỹ đã thông báo với đồng minh Nhật Bản về kế hoạch triển khai tên lửa đất đối hạm tại đảo chiến lược Okinawa trong năm nay để tiến hành cuộc tập trận, tờ Sankei Shimbun dẫn lời các nguồn tin tiết lộ.
 Cuộc tập trận sẽ bao gồm diễn tập phóng tên lửa bằng bệ phóng di động và đây được xem là biện pháp đối phó trước nguy cơ Trung Quốc tấn công bằng tên lửa, theo nguồn tin.
Hiện vẫn chưa rõ Washington sẽ triển khai loại tên lửa nào đến Okinawa vốn là nơi lực lượng binh sĩ Mỹ đóng quân.
Trong những năm gần đây, tàu chiến Trung Quốc thường xuyên di chuyển gần đảo Okinawa và quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Mỹ chuẩn bị tập trận tên lửa ở Nhật Bản để đề phòng Trung Quốc  – ảnh 2
Các chuyên gia nhận định Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân tại đây là một phần trong kế hoạch nhằm kiểm soát vùng biển trong cái được gọi “chuỗi đảo thứ nhất” chạy dài từ Okinawa, Đài Loan đến Philippines, theo AFP.
Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc muốn soán ngôi thống lĩnh của quân đội Mỹ trong khu vực tây Thái Bình Dương bằng cách nỗ lực kiểm soát vùng biển thuộc cái được gọi là “chuỗi đảo thứ hai” trải dài từ đảo Ogasawara phía nam Nhật Bản, đảo Guam (Mỹ) cho đến Indonesia.
http://biendong.net/bi-n-nong/25638-my-chuan-bi-tap-tran-ten-lua-o-nhat-ban-de-de-phong-tq.html

Ngũ Giác Đài dự định giảm bớt

sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Somalia

Washington, DC – Hai viên chức cao cấp Hoa Kỳ nói với NBC News rằng, quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch giảm bớt sự hiện diện ở Somalia và các cuộc không kích nhằm vào quân nổi dậy al-Shabab. Đây là tín hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đang muốn cắt giảm các lực lượng Hoa Kỳ đang đóng trên toàn thế giới.
Các viên chức và cựu viên chức nhận định rằn,g chính quyền Tổng thống Trump không xem quân nổi dậy Shabab là mối nguy hiểm trực tiếp cho Hoa Kỳ, mặc dù lực lượng này vẫn đang là mối đe dọa đối với chính phủ Somalia và các nước láng giềng. Kế hoạch này cũng cho thấy quân đội Hoa Kỳ đã có sự thay đổi lớn trong chiến lược nhằm giảm bớt lực lượng chống khủng bố ở châu Phi và tập trung nhiều hơn vào các kình địch như Nga và Trung Cộng.
Một phần lý do của sự thay đổi là do máy bay quân sự của Hoa Kỳ đã tiêu diệt nhiều nhà lãnh đạo cao cấp trong cuộc nổi dậy của quân Shabab. Các viên chức cho biết, theo kế hoạch, trách nhiệm thả bom phiến quân ở Somalia sẽ được chuyển sang cho CIA.
Một số cựu viên chức và chuyên gia chống khủng bố nhận định, nếu chính quyền Tổng thống Trump thực hiện kế hoạch rút quân, al Qaeda, ISIS và các phần tử cực đoan khác sẽ tận dụng thời cơ để xây dựng địa bàn và tiến hành các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Hoa Kỳ và phương Tây.
Sau chuyến thăm Somalia hồi đầu năm nay, thượng nghị sĩ Jack Reed của Rhode Island, bày tỏ lo ngại rằng Somalia vẫn chưa đạt được sự ổn định, và lực lượng quân đội chưa  thể bảo vệ lãnh thổ.
Hiện vẫn chưa rõ theo kế hoạch sẽ còn lại bao nhiêu binh lính Hoa Kỳ tại Somalia. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ngu-giac-dai-du-dinh-giam-bot-su-hien-dien-cua-quan-doi-hoa-ky-o-somalia/

Mỹ: Chờ Bắc Hàn Gỡ Vũ Khí Hạt Nhân

SEOUL/WASHINGTON — Hy vọng Kim Jong-un sẽ thật tâm gỡ bỏ vũ khí nguyên tử…
Bản tin KBS ghi lời một Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Hoa Kỳ: “Có thể đàm phán dừng tập trận chung Hàn-Mỹ nếu phi hạt nhân hóa miền Bắc đạt tiến triển”…
Bản tin ghi rằng theo Đài châu Á tự do (RFA) của Mỹ hôm thứ Sáu (4/1) đưa tin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ Cory Gardner (đảng Cộng hòa) phát biểu rằng, các quan chức quân đội Hàn-Mỹ sẽ có thể đàm phán về việc dừng tập trận chung nếu nhận thấy có tiến triển cụ thể trong vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.
Trong bài phỏng vấn với RFA, ông Gardner đã đưa ra ý kiến về bài phát biểu chúc mừng năm mới của Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, trong đó có yêu cầu dừng tập trận chung Hàn-Mỹ và cấm Mỹ đưa các vũ khí chiến lược tới bán đảo Hàn Quốc.
Phát biểu của ông Gardner cho thấy, điều kiện để dừng tập trận chung Hàn-Mỹ là Bắc Triều Tiên phải có bước đi phi hạt nhân hóa cụ thể, cùng với đó là các quan chức quân sự hai nước nhất trí rằng việc dừng tập trận không ảnh hưởng tới trạng thái phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu của liên quân Hàn-Mỹ.
Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương giải thích Mỹ không chỉ lo ngại cho riêng Hàn Quốc, mà còn lo ngại cho các nước đồng minh khác trong khu vực, như Nhật Bản, có thể bị Bắc Triều Tiên tấn công.
Về việc ông Kim Jong-un khẳng định sẽ không sản xuất, thử nghiệm, sử dụng và phổ biến vũ khí hạt nhân trong bài phát biểu chúc mừng năm mới, ông Gardner đánh giá nhà lãnh đạo miền Bắc đã nhiều lần phát biểu công khai về phi hạt nhân hóa, nhưng lời nói của ông Kim thường không đi đôi với hành động. Do đó, Chủ tịch Kim cần phải thực hiện hành động cụ thể để phi hạt nhân hóa.
Vị trí Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Ngoại giao Thượng viện có liên quan mật thiết nhất tới chính sách ngoại giao bán đảo Hàn Quốc của Mỹ. Được đánh giá là một nhân vật có khuynh hướng cứng rắn với Bắc Triều Tiên, ông Gardner dự kiến sẽ tiếp tục giữ chức Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương nhiệm kỳ thứ 116 với phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 3/1 (theo giờ địa phương).
https://vietbao.com/p122a289411/my-cho-bac-han-go-vu-khi-hat-nhan

Mỹ: Nghị Sĩ 2 Đảng

Ra Đề Luật Chống Trộm Cắp Kỹ Thuật Từ TC

WASHINGTON   -     2 nhà lập pháp của 2 đảng được biết tiếng là tích cực với việc đối đầu nguy cơ kỹ thuật từ Trung Cộng vừa giới thiệu 1 đề luật tạo ra tại Bạch Ốc 1 cơ chế gọi là “Phòng chống trộm cắp kỹ thuật cấp nhà nước” và để bảo vệ hệ thống tiếp tế cấp thiết.
2 nghị sĩ Mark Warner của đảng DC và Marco Rubio của đảng CH họp báo tuyên bố: chức trách của Office of Critical Tehnologies and Security là thực hành chiến lược phối hợp liên ngành chống lại các mối đe dọa kỹ thuật cao và an ninh quốc gia từ Trung Cộng.
Ông Warner nhấn mạnh “Chúng ta cần có chiến lược toàn chính phủ để bảo vệ sức cạnh trang trong lãnh vực kỹ thuật, gồm ứng dụng vừa dân sự vừa quân sự”. Ông Warner trông đợi thảo luận với hành pháp trong nay mai.
https://vietbao.com/p122a289407/my-nghi-si-2-dang-ra-de-luat-chong-trom-cap-ky-thuat-tu-tc

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung:

Kết cục được báo trước

Trung Quốc và Hoa Kỳ mở đầu năm 2019 bằng việc dập lửa cuộc chiến thương mại, với kết cục đã được hai vị nguyên thủ quốc gia thỏa thuận trước.
Trung Quốc sẽ hiện thực hóa cam kết với Mỹ
Bloomberg dẫn các nguồn tin quen thuộc với tình hình cho biết, vào hôm 07/01 tới, phái đoàn chính phủ Hoa Kỳ sẽ sang thăm Bắc Kinh để tiến hành đàm phán, nhằm hạ nhiệt cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước.
Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố kế hoạch của hai bên tổ chức đàm phán thương mại vào tháng 1. Điều tương tự cũng được tuyên bố bởi người đứng đầu Bộ Tài chính Hoa Kỳ là ông Stephen Mnuchin.
Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ do Phó đại diện thương mại Jeffrey Jerrish đứng đầu. Cấp đàm phán này không phải là cao nhất, điều đó có nghĩa là các bên hiện giờ chưa thực sự mong muốn đạt được thỏa thuận thương mại đầy đủ định dạng, mà chỉ nhằm gỡ nút thắt trong vấn đề Mỹ dọa áp thuế nặng đối với các ngành hàng của Trung Quốc.
Các nhà quan sát cho rằng, cuộc gặp này chỉ nhằm bàn bạc để “cụ thể hóa những nhượng bộ mà trước đó Trung Quốc đã cam kết với Mỹ”.
Vào hôm 01/12/2018, sau bữa ăn tối tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý tạm dừng cuộc chiến thương mại và bắt đầu quá trình tham vấn để hóa giải cuộc chiến tranh thương mại giữa hai bên.
Sau cuộc gặp giữa hai vị nguyên thủ Trung-Mỹ, người phát ngôn của Nhà Trắng là bà Sarah Sanders cho biết, sau khi bàn thảo, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý không tăng thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc từ 10% lên 25% từ ngày 1 tháng 1.
Quyết định tạm ngưng áp thuế của Mỹ đối với Trung Quốc là không có gì khó hiểu khi bà Sanders tiết lộ rằng, thông qua buổi hội đàm giữa ông Trump và ông Tập, Trung Quốc đã đồng ý mua một số lượng “rất đáng kể” các mặt hàng nông nghiệp và hàng hóa khác từ Hoa Kỳ, để giảm tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai bên.
Với quyết định mới nhất này, mức thuế của Mỹ đánh vào các loại hàng hóa có khối lượng nhập khẩu trên 200 tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc tạm thời vẫn sẽ giữ ở mức 10%. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào “thái độ của Trung Quốc”.
Washington cảnh báo rằng, nếu trong vòng 90 ngày tới (tức là đến tháng 2/2019) mà Mỹ không đạt được thỏa thuận với phía Trung Quốc về một số vấn đề thương mại thì thuế suất sẽ tăng lên theo mức dự kiến trước đó, tức là từ 10% tăng lên 25%.
Tuy nhiên, bà Sanders đã tiết lộ những dấu hiệu tích cực là, Trung Quốc đã đồng ý mua các mặt hàng nông sản, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác từ Mỹ. Mặc dù chưa được thỏa thuận cụ thể về danh mục, nhưng chắc chắn là khối lượng rất đáng kể, đủ để giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai quốc gia.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhấn mạnh thêm rằng, Trung Quốc đã cam kết mua nông sản của nông dân Mỹ “ngay lập tức”.
Kết quả đàm phán sẽ có lợi cho Mỹ
Sau cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Mỹ-Trung, ngay lập tức Bắc Kinh đã có những động thái nhượng bộ hết sức rõ ràng đối với Washington.
Vào ngày 14 tháng 12, Bắc Kinh tuyên bố rằng, từ ngày 1 tháng 1, họ sẽ đình chỉ việc thu thêm thuế quan đối với ô tô và phụ tùng thay thế được sản xuất tại Mỹ.
Hai bên cũng đã chuẩn bị những bản báo cáo về việc khởi động lại cơ chế mua-bán đậu nành và tự do hóa các quy tắc đầu tư của Mỹ vào thị trường Trung Quốc.
Hôm 22 tháng 12, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố rằng, Trung Quốc và Hoa Kỳ “đã có những tiến bộ mới” trong các vấn đề về cán cân thương mại và sở hữu trí tuệ. Tiến độ đã được thực hiện thông qua tham vấn qua điện thoại của những vị đại diện chính thức của hai nước.
Trong bối cảnh hai bên có những động thái hết sức tích cực, các cuộc tham vấn Trung-Mỹ sắp tới có thể diễn ra theo chiều hướng khá tích cực, mặc dù cũng vẫn sẽ có những bất đồng không thể giải quyết.
Ông Alexandr Lamanov, chuyên gia từ Viện Viễn Đông cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng, hai bên có thể thỏa thuận về việc giảm thâm hụt thương mại của Mỹ. Về nguyên tắc, Trung Quốc đã sẵn sàng đồng ý về điều này sớm hơn, giống như đã sẵn sàng đàm phán về vấn đề này ngay bây giờ.
Ngoài ra, hai bên cũng có thể đàm phán tăng khả năng tăng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với các nhà sản xuất Mỹ, không chỉ hàng hóa, mà cả trong các ngành dịch vụ; ví dụ như tăng số lượng công ty bảo hiểm và ngân hàng Mỹ ở Trung Quốc, cùng với nhiều loại hình giải trí hơn.
Một điểm quan trọng là Washington có thể tìm thấy nhiều không gian hơn cho dầu tự nhiên và khí hóa lỏng của Mỹ tại thị trường Trung Quốc. Điều này áp dụng tương tự cho đậu nành Mỹ.
 Nếu tất cả những gì hai bên làm việc đều có liên quan đến việc tăng mua sản phẩm của Mỹ, thì thỏa thuận có thể đạt được.
Đối với việc Trung Quốc từ bỏ tham vọng khoa học và công nghệ của mình dưới áp lực của Mỹ, thì điều này là không thể xảy ra. Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch hiện đại hóa khoa học và công nghệ.
Trong khi đó, hãng tin Anh Reuters trích dẫn nguồn tin riêng của mình, đã thông tin rằng, Tổng thống Donald Trump có thể ban hành một nghị định vào tháng 1, trong đó ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ mua thiết bị viễn thông từ các nhà sản xuất nước ngoài.
Theo tin tức của cơ quan này, tên của các công ty Huawei và ZTE dường như không xuất hiện cụ thể trong văn bản nghị định, nhưng rất ít nhà quan sát không nghi ngờ rằng, tài liệu này được ban hành nhằm chống lại chính hai công ty nói trên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, Bắc Kinh sẽ quảng bá các sản phẩm công nghệ cao của mình ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là thiết bị của Huawei và ZTE.
Tuy nhiên, với lệnh cấm sắp được ban hành của Mỹ, chắc chắn là thị phần trong ngành viễn thông của Trung Quốc ở Mỹ và các nước châu Âu sẽ suy giảm nghiêm trọng, nước này chỉ có thể tìm kiếm được lợi ích trong thị trường viễn thông ở các nước kém phát triển hơn như ở châu Á, châu Phi…
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25631-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-ket-cuc-duoc-bao-truoc.html

TT Trump: Kinh tế kém buộc TQ tìm kiếm thỏa thuận với Mỹ

Tổng thống Donald Trump hôm 6/1 nói rằng đàm phán thương mại với Trung Quốc diễn ra rất tốt đẹp và rằng sự yếu kém của nền kinh tế quốc gia đông dân nhất thế giới đã buộc Bắc Kinh phải tìm tới một thỏa thuận.
Theo Reuters, các quan chức Mỹ sắp lần đầu tiên gặp trực tiếp người đồng nhiệm ở Bắc Kinh trong tuần này kể từ khi ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý hồi tháng 12 về một thỏa thuận kéo dài 90 ngày, ngưng làm leo thang chiến tranh thương mại đã gây bất ổn thị trường.
Ông Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa của Trung Quốc trị giá hàng trăm tỷ đôla nhằm buộc Bắc Kinh phải thay đổi nhiều vấn đề về thương mại. Trung Quốc cũng dùng các biện pháp thuế quan để áp trả.
Theo Reuters, ông Trump cho rằng việc đánh thuế của Mỹ đã gây tác động lên Trung Quốc.
XEM THÊM:
Mỹ-Trung sắp đàm phán thương mại ở Bắc Kinh
Hãng tin này dẫn lời nhà lãnh đạo Mỹ nói với các phóng viên trước khi đáp trực thăng riêng: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn giải quyết chuyện này. Nền kinh tế của họ hiện không tốt. Tôi nghĩ rằng đó là lý do lớn khiến họ phải đàm phán”.
Bắc Kinh hôm 4/1 cắt giảm các yêu cầu về dự trữ ngân hàng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nội địa ở mức thấp trong khi vấp phải áp lực từ các biện pháp thuế quan của Mỹ.
Khi được hỏi về kỳ vọng đối với các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh trong tuần này, ông Trump tỏ ra lạc quan, theo Reuters.
Ông nói: “Các cuộc trao đổi với Trung Quốc diễn ra rất tốt đẹp. Tôi thực sự tin rằng họ muốn đạt một thỏa thuận”.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-kinh-t%E1%BA%BF-k%C3%A9m-bu%E1%BB%99c-tq-mu%E1%BB%91n-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9/4730933.html

Công ty Mỹ lập nhà máy ở Việt Nam

để né chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Một doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ thành lập một nhà máy tại Đà Nẵng, Việt Nam trong năm nay, như một giải pháp an toàn nhằm tránh thuế quan đối với các loại hàng hóa từ Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, theo Spokesman.
Key Tronic Corp là nhà sản xuất thiết bị điện tử, có trụ sở chính tại Spokane Valley, Mỹ và có các nhà máy tại Trung Quốc, Mexico.
Dưới các chính sách thương mại của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nhiều thành phần linh kiện điện tử sản xuất tại Trung Quốc của công ty Key Tronic xuất khẩu tới Mỹ sẽ phải chịu thuế cao, theo ông Brett Larsen, Giám đốc Tài chính của Key Tronic.
Craig Gates, Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty cho hay, một số sản phẩm vốn được sản xuất tại Trung Quốc sẽ được chuyển sang Việt Nam, khi Key Tronic mở nhà máy mới tại Việt Nam, như vậy những mặt hàng này sẽ không phải chịu thuế cao khi xuất khẩu qua Mỹ, từ đó sẽ giảm đi chi phí sản xuất.
Thiết lập nhà máy ở Việt Nam sẽ là “một phương án thoát khỏi một cuộc chiến thương mại có khả năng kéo dài”, ông Gates cho biết.
Việt Nam được nhận định là quốc gia hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi các công ty tìm cách tránh thuế đối với các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc nhưng xuất khẩu qua Mỹ.
Trong năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc hồi tháng 9, và đe dọa áp thuế bổ sung 25% vào cuối năm. Đầu tháng 12, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt thỏa thuận Hoa Kỳ sẽ giữ nguyên thuế ở mức 10% trong 90 ngày tạm “ngừng chiến” để đàm phán thương mại. Tuy nhiên, nếu hai quốc gia không đạt được các thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ áp thuế suất 25% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Key Tronic dự tính khai trương nhà máy tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2019. Công ty có ý định thuê một cơ sở rộng 86.000 mét vuông ở Đà Nẵng.
http://biendong.net/bien-dong/25648-cong-ty-my-lap-nha-may-o-viet-nam-de-ne-chien-tranh-thuong-mai-my-trung.html

Vụ đóng cửa chính phủ Mỹ: Nhà Trắng sắp nhượng bộ?

Chánh văn phòng tạm quyền của Nhà Trắng hôm 6/1 nói rằng việc đóng cửa chính phủ liên bang Mỹ, nay bước sang tuần thứ ba, có thể sẽ “kéo dài thêm rất lâu nữa”, nhưng quan chức này dường như cho thấy chính quyền của ông Trump tỏ ý nhượng bộ.
Theo Reuters, ông Mick Mulvaney nêu lên khả năng thay thế vật liệu sử dụng để xây tường ngăn trên biên giới Mexico nhằm đạt được một sự thỏa hiệp giữa Tổng thống Donald Trump và phe Dân chủ.
Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Meet the Press” của kênh NBC, ông Mulvaney nói rằng ông Trump đã cân nhắc chấp thuận khoản ngân quỹ để dựng hàng rào thép dù nguyên thủ Mỹ từng cam kết trong chiến dịch tranh cử rằng ông sẽ cho xây bức tường bằng bê tông.
Người còn lãnh đạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa nhân viên của ông và các nhà lập pháp Dân chủ hiện tập trung về các yêu sách kỹ thuật sau khi đôi bên gặp nhau vào sáng 5/1.
XEM THÊM:
Trump nói có thể dùng quyền khẩn cấp để xây tường biên giới
Nhiều cơ quan chính phủ liên bang Mỹ đã đóng cửa kể từ ngày 22/12 sau khi các nhà lập pháp và ông Trump không đạt đồng thuận về yêu cầu xây tường ngăn trên biên giới.
Nguyên thủ Mỹ yêu cầu rằng bất kỳ khoản ngân sách nào cấp cho chính phủ liên bang phải bao gồm khoản 5,6 tỷ đôla để khởi công xây một bức tường trị giá 23 tỷ đôla dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico.
Trong cuộc phỏng vấn trên, ông Malvaney cũng bác bỏ các nhận định từ một số đảng viên Cộng hòa rằng các động cơ chính trị đã cản trở ông Trump nhượng bộ.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham tuần trước nói rằng nhóm ủng hộ ông Trump sẽ từ bỏ tổng thống nếu ông không xây bức tường.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-m%E1%BB%B9-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-s%E1%BA%AFp-nh%C6%B0%E1%BB%A3ng-b%E1%BB%99-/4730887.html

Tình trạng “shutdown”

bắt đầu đè nặng lên các sinh hoạt tại Mỹ

Thanh Hà
Tình trạng các cơ quan nhà nước Mỹ phải đóng cửa một phần vì không có ngân sách bước sang tuần lễ thứ ba. Đàm phán giữa phó tổng thống Hoa Kỳ với lập pháp ngày 05/01/2019 vẫn bế tắc. Tác động của hiện tượng “shutdown” bắt đầu đè nặng lên đời sống hàng ngày của người dân Mỹ.
Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier ghi nhận:
Tuần này, webcam theo dõi ba con gấu trúc trong sở thú ở Washington đã bị cắt. Khách tham quan rất bực mình, nhưng đó chỉ là một chuyện nhỏ. Tình trạng shutdown đang gây ra những tác động nghiêm trọng hơn thế nhiều.
Cơ quan đặc trách vấn đề vệ sinh của bộ Gia Cư không thể hoạt động một cách bình thường, các hộ gia đình nghèo hứng chịu nhiều hậu quả tai hại. Sắp tới đây, hệ thống phát tem phiếu thực phẩm cho hàng chục triệu người cũng sẽ bị tác động.
Tại các công viên quốc gia, đôi khi vẫn mở cửa cho công chúng nhưng chỉ có thể bảo đảm một số những dịch vụ tối thiểu, rác thải đã bắt đầu ùn lên. Tệ hơn nữa, do không còn ngân sách, nhiều nhân viên bị tạm thời cho nghỉ việc. Không còn ai chăm sóc và tuần tra trong tác khu vực này. Hệ quả là trong hai tuần qua, đã có ít nhất ba người chết trong các khu rừng quốc gia.
Mỉa mai thay là vào lúc tranh luận tại Washington tập trung vào vấn đề bảo vệ biên giới, thì vế an ninh lại bị đe dọa. Ít nhất lại tại bốn phi trường trên toàn quốc, hàng trăm nhân viên đã viện lý do sức khỏe để xin tạm nghỉ việc, thay vì vẫn đi làm mà không biết tới khi nào mới được lãnh lương. Về mặt chính thức, điều này chưa ảnh hưởng đến số lượng hay chất lượng công việc kiểm tra an ninh ở sân bay.
Một số nhà phân tích ước tính, đợt shutdown lần này gây thiệt hại 6 tỷ đô la cho kinh tế Hoa Kỳ, một món tiền còn lớn hơn cả ngân sách mà tổng thống Trump đòi có được để xây bức tường ở đường biên giới với Mêhicô. Tuy nhiên bên đối lập đã nhấn mạnh rằng, đây không phải là chuyện tiền bạc, mà là một vấn đề về đạo đức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190106-tinh-trang-shutdown-bat-dau-de-nang-len-cac-sinh-hoat-tai-my

Apple cắt dự báo lợi nhuận quý mới do kinh tế TQ gặp khó

Hãng Apple vừa hạ mức dự báo lợi nhuận quý mới nhất còn 84 tỉ USD, thấp hơn mức ước tính 91,5 tỉ do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
Theo Hãng tin Reuters, ngày 2-1 Apple hạ mức dự báo doanh thu quý vừa kết thúc ngày 29-12 còn 84 tỉ USD, thấp hơn ước tính của các nhà phân tích là 91,5 tỉ USD, và cũng thấp hơn so với ước tính lợi nhuận ban đầu của chính Apple nằm trong khoảng từ 89-93 tỉ USD.
Sau thông báo này, cổ phiếu của Apple cũng đã mất 8% giá trị, kéo theo nhiều đợt bán ra lớn khi nhà đầu tư lo ngại về viễn cảnh kinh doanh khó khăn của hãng công nghệ Mỹ tại thị trường lớn nhất thế giới của họ là Trung Quốc.
Đây được coi là một trong những động thái hiếm thấy của Apple khi hạ mức dự báo doanh thu theo quý của họ. Giám đốc điều hành Apple, ông Tim Cook, dẫn lý do vì doanh số bán iPhone sụt giảm tại Trung Quốc, cùng với đó thì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang giảm tốc do căng thẳng thương mại với Mỹ.
Việc Apple thông báo hạ mức dự báo doanh thu quý khi quý này vừa kết thúc làm dấy lên những nghi vấn không biết có phải Apple (hãng được coi như “bộ mặt của doanh nghiệp Mỹ tại nhiều nơi trên thế giới) đang bị giới quan chức cũng như người tiêu dùng Trung Quốc “trừng phạt” không.
Phát biểu trên đài CNBC, ông Tim Cook cho biết các sản phẩm của Apple không bị chính phủ Trung Quốc gây khó khăn, tuy nhiên một số khách hàng tại quốc gia này rất có thể đã không mua iPhone hay các sản phẩm khác của Apple vì đó là hàng của công ty Mỹ.
“Vấn đề lớn hơn chính là sự phát triển chậm lại của kinh tế Trung Quốc, và kế đó là căng thẳng thương mại đã tăng thêm áp lực lên điều đó”, ông Cook lý giải.
Tuy nhiên theo một số chuyên gia, họ nghi ngờ tình thế hiện tại có thể có nguyên nhân từ chính sách bán hàng giá cao “ngất ngưởng” không thay đổi với các sản phẩm của Apple.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25640-apple-cat-du-bao-loi-nhuan-quy-moi-do-kinh-te-tq-gap-kho.html

Trung Quốc hay Hoa Kỳ

chinh phục được trái tim của Chị Hằng ?

Thanh Hà
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ lao vào “chiến tranh các vì sao”. Từ một vài năm nay, Trung Quốc bỏ lại châu Âu ở phía sau trong cuộc chạy đua chinh phục không gian. Năm 2018 Bắc Kinh đã qua mặt Washington về số lượt phóng phi thuyền. Mặt Trăng sẽ là mặt trận mới trong cuộc đọ sức Mỹ – Trung ?
Trung Quốc vừa đạt kỳ công, cho phi thuyền đáp xuống mảng khuất của Mặt Trăng và đang chuẩn bị đưa người lên thăm Chị Hằng trong một vài năm tới. Lần cuối cùng Hằng Nga có khách đến thăm là năm 1972. Chưa một nhà phi hành Liên Xô hay Nga nào đặt chân lên cung Trăng.
Theo thẩm định của cơ quan tư vấn Mỹ Bryce Tech, ngân sách để phát triển các chương trình  thám hiểm không gian của Trung Quốc lớn hơn khoản tiền mà của Nga và Nhật Bản cộng lại để phục vụ các mục tiêu dân sự và quân sự.
Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế đưa ra con số 8,4 tỷ đô la mà Bắc Kinh đã giải ngân trong năm qua vì mục tiêu chinh phục không gian. Con số chính thức này thấp hơn rất nhiều so với 48 tỷ đô la của Mỹ, nhưng hơn hẳn 3 tỷ của Nga trong năm 2017. Vào lúc mà các quốc gia tiên phong trong lĩnh thám hiểm vũ trụ bắt đầu phóng vệ tinh vào khoảng thập niên 1970, thì mãi tới năm 2003 Trung Quốc mới nhập cuộc. Nhưng chưa đầy một thập niên sau, Bắc Kinh đã phóng vệ tinh và cho khởi động hệ định vị Beidou, đối thủ trực tiếp với hệ định vị GPS của Hoa Kỳ.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, Todd Harrison, chuyên gia về các vấn đề công nghệ không gian phục vụ mục tiêu quân sự thuộc trung tâm nghiên cứu CSIS tại Washington đánh giá : với đà này, Trung Quốc sẽ nhanh chóng qua mặt Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190106-trung-quoc-hay-hoa-ky-chinh-phuc-duoc-trai-tim-cua-chi-hang

Quốc Hội Venezuela phủ nhận tính chính đáng của TT Maduro

Thanh Hà
Bốn ngày trước khi tổng thống Nicolas Maduro tuyên thệ nhậm chức thêm một nhiệm kỳ, ngày 05/01/2019, Quốc Hội Venezuela – trong tay phe đối lập – tuyên bố “bất hợp pháp” nhiệm kỳ thứ hai của ông Maduro. Lời tuyên bố này được đưa ra vào lúc Quốc Hội Venezuela bầu chủ tịch mới.
Từ năm 2017, chính quyền Maduro đã cho bầu ra một Quốc Hội Lập Hiến, thân chính phủ, và Quốc Hội Venezuela trong tay phe đối lập bị vô hiệu hóa. Do vậy theo thông tín viên đài RFI từ Caracas, Benjamin Delille, tuyên bố mạnh mẽ của Quốc Hội Venezuela chỉ mang tính tượng trưng.
“Tương tự như Nhóm Lima, Quốc Hội Venezuela đánh giá cuộc bầu cử tổng thống hôm 20/05/2018 không tôn trọng luật chơi dân chủ. Phe đối lập đã tẩy chay cuộc bầu cử đó.
Vừa được chỉ định vào chức vụ chủ tịch Quốc Hội, ông Juan Guaido tuyên bố : kể từ ngày 10 tháng Giêng tới đây, Quốc Hội Venezuela là định chế duy nhất đại diện một cách chính đáng cho nhân dân. Ông cam kết “thành lập một chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp và sẽ tổ chức bầu cử tự do”.
Thế nhưng những tuyên bố nói trên và lá phiếu của các dân biểu chỉ mang tính tượng trưng, bởi vì từ năm 2017, một Quốc Hội Lập Hiến hoàn toàn thân tổng thống Maduros đã được hình thành. Còn Quốc Hội trong tay phe đối lập đã mất hết quyền hạn.
Các dân biểu Venezuela không che giấu là họ trông chờ vào áp lực quốc tế để mở ra một giai đoạn chuyển tiếp.
Chính quyền Caracas đã bác bỏ khả năng này. Trong mắt chính quyền theo chủ nghĩa Chavez, những tuyên bố như vừa được nhóm Lima đưa ra, nhằm tạo ra một cuộc đảo chính. Theo Caracas sáng kiến này được Mỹ khuyến khích”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190106-quoc-hoi-venezuela-phu-nhan-tinh-chinh-dang-cua-tong-thong-maduro-trong-nhiem-ky-th

Di dân Trung Mỹ phản đối việc đóng cửa

nơi tạm trú ở thành phố Tijuana

Tijuana, Mexico – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (4/1), cảnh sát liên bang đã thực hiện các biện pháp đóng cửa một nơi tạm trú của di dân ở thành phố Tijuana, Mexico. Sự việc này đã kích động sự phản đối của hàng chục người muốn tiến về Hoa Kỳ, những người đang tạm trú tại đó sau khi đi cùng đoàn lữ hành di dân từ Trung Mỹ.
Sự xuất hiện của hàng ngàn di dân trong những tháng gần đây, với nhiều người chạy trốn khỏi sự nghèo đói và bạo lực ở Honduras, đã đặt ra thách thức cho tân Tổng thống Mexico trong việc thực hiện các cam kết bảo vệ di dân ở nước này, đặc biệt là trong bối cảnh Hoa Kỳ đang tăng cường cản trở họ vượt biên.
Ông Andres Manuel Lopez Obrador, người đã bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống vào tháng trước, vẫn chưa đưa ra chi tiết về cách cải thiện điều kiện khó khăn của những di dân, những người đang đi hàng ngàn dặm trên khắp Mexico để đến biên giới Hoa Kỳ.
Vào giữa tháng 12, các viên chức cho biết, trong số gần 6,000 di dân đến Tijuana gần đây, khoảng một nửa đã tạm trú trong một địa điểm tổ chức hòa nhạc cũ và hàng trăm người khác đã phân tán đến các nơi tạm trú khác trong thành phố, tương tự như nơi đang bị đóng cửa.
Theo hãng tin Reuters, có khoảng 1,000 đã vượt qua Hoa Kỳ, trong khi 1,000 người khác đã trở về nước. Các viên chức Tijuana đã dùng lý do vệ sinh để đóng cửa nơi tạm trú, địa điểm vốn là một nhà kho hai tầng trong một khu vực nổi tiếng về tội phạm và mại dâm gần biên giới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/di-dan-trung-my-phan-doi-viec-dong-cua-noi-tam-tru-o-thanh-pho-tijuana/

Pháp: Gần 50.000 người hưởng ứng

Hồi VIII phong trào Áo Vàng

Thanh Hà
Khoảng 50.000 người Áo Vàng xuống đường trên toàn nước Pháp hôm mồng 05/01/2019 trong cuộc biểu dương lực lượng lần thứ 8. Nhiều vụ đụng độ với lực lượng an ninh đã xảy tại các thành phố lớn. Lần đầu tiên, tại Paris, phe Áo Vàng tấn công vào trụ sở của phát ngôn viên chính phủ, biểu tượng của nền Cộng Hòa Pháp.
Số người tham gia hồi VIII của phong trào Áo Vàng tại Pháp đông gấp đôi so với đúng một tuần lễ trước (ngày 29/01/2018). Một lần nữa nhiều vụ đụng độ lại xảy ra. Tại Grenoble (miền trung nước Pháp), hay Bordeaux (miền tây nam) cảnh sát phải dùng hơi cay giải tán đám đông.
Hàng ngàn người Áo Vàng cũng chiếm đóng một đoạn xa lộ A7 gần thành phố Lyon, gây tắc nghẽn giao thông trong nhiều tiếng đồng hồ. Ở Rouen, miền tây bắc nước Pháp, phe Áo Vàng đã bao vây và ném đá vào trụ sở cảnh sát thành phố.
Riêng tại Paris, sáng qua cuộc tuần hành của người Áo Vàng diễn ra êm thắm, nhưng đến chiều, các thành phần cực đoan lại đập phá.
Một chiếc tàu neo ở bờ kè gần bảo tàng Orsay, quận 7 Paris, nhiều chiếc xe máy và thùng rác trên đại lộ Saint Germain bị đốt cháy. Có ít nhất ba nhân viên cảnh sát bị người biểu tình đánh đập. Nhiều sự cố đã xảy ra trên đại lộ Champs Elysées và gần Tòa Đô Chính Paris.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là khoảng sau bốn giờ chiều, một toán người biểu tình đã tấn công văn phòng của phát ngôn viên chính phủ Pháp, ông Benjamin Griveaux. Số người này dùng xe tông vào cổng vào của tòa nhà, đập phá xe công vụ trong sân, đập vỡ cửa kính trước khi bỏ đi.
Văn phòng của phát ngôn viên chính phủ Pháp nằm trên đường Grenelle, cách không xa phủ thủ tướng là điện Matignon. Ông Griveaux và một số cộng tác viên có mặt tại văn phòng được bình yên vô sự.
Việc tấn công vào văn phòng của một thành viên trong nội các chính phủ là cả một biểu tượng. Tổng thống Pháp Macron qua Twitter lên án những hành vi “vô cùng thô bạo nhắm vào nền Cộng Hòa”.
http://vi.rfi.fr/phap/20190106-phap-gan-50000-nguoi-huong-ung-hoi-viii-phong-trao-ao-vang

Ông Putin đưa Nga từ trong túi Mỹ lên trên lưng Mỹ!

Washington phải thực hiện một chiến dịch điều tra rầm rộ cách “Putin giúp Trump chiến thắng” là sự xác nhận tầm ảnh hưởng của Tổng thống Putin…
Ngày 31/12/2018 vừa qua là tròn 18 năm cựu điệp viên KGB Vladimir Putin được trao nắm giữ vận mệnh quốc gia, chèo lái con thuyền Nga vượt qua những cơn sóng dữ của những năm đầu thời hậu Xô Viết.
Được trao quyền lực trong thời khắc đặc biệt, theo cách thức đặc biệt, ông Putin cũng đã tạo ra sự đặc biệt trong quá trình thực thi quyền lực của mình, mà qua đó đã đưa ông vào ngôi nhà của những huyền thoại chính trị thế giới.
Ngày 6/5/2015, The Guardian từng bình luận: Dù yêu hay ghét thì cũng không ai có thể phủ nhận rằng Tổng thống Putin đã tạo ra những tác động to lớn đối với đất nước Nga của ông và cả thế giới đương đại.
Theo tờ báo nổi tiếng nước Anh thì ông Putin đã làm thay đổi nước Nga và thế giới theo 15 cách thức, từ chính trị đến kinh tế, từ quân sự đến ngoại giao, từ luật pháp đến văn hoá…, trong đó đặc biệt nhất là “đưa Nga từ trong túi Mỹ lên lưng Mỹ”.
“Ông Putin chống lại chủ nghĩa bá quyền phương Tây, giúp Nga đóng vai trò như một sự cân bằng cho sức mạnh quân sự và chính trị vượt trội của Mỹ. Nếu Yeltsin luôn để nước Nga ở trong túi của Mỹ, thì Putin đã đưa nước Nga ở trên lưng Mỹ”.
Và nay, khi Tổng thống Putin tròn 18 năm ở trên đỉnh cao quyền lực, với những gì đã và đang diễn ra tại nước Nga và tác động của nước Nga với kinh tế-chính trị thế giới, cho thấy nhận định của The Guardian về Putin là rất chuẩn xác.
Nước Nga của ông Yeltsin ở trong túi Mỹ
Ngày 12/6/1991, Boris Yeltsin chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga, song thực ra quyền lực của ông chỉ được khẳng định trong việc làm thất bại cuộc đảo chính Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 19/8/1991.
Theo Spetsnaz Rossii, khi Gorbachev bị giữ tại Crimea thì Yeltsin chạy vội tới trụ sở chính phủ Nga ở Moscow để dẹp cuộc đảo chính và thể hiện vai trò nổi bật của mình khi huy động dân chúng tụ tập quanh Nhà Trắng.
Yeltsin đã phản ứng với cuộc đảo chính bằng một bài diễn văn đáng nhớ trên tháp pháo một chiếc xe tăng, khích lệ người dân thực hiện cuộc tuần hành lớn khiến quân đội Liên Xô ngừng việc bao vây Nhà trắng – cuộc đảo chính vì thế đã thất bại.
Sau khi có công lớn đập tan cuộc đảo chính Gorbachev, Yeltsin trở thành người hùng với quyền lực vô song, ông đã quyết định cấm Đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động và từ đó nhanh chóng kết thúc sự tồn tại của Liên Xô.
Tuy nhiên, theo truyền thông phương Tây thì tình báo Mỹ đã thông đồng với Yeltsin và báo trước cho ông ta biết về những kế hoạch quan trọng của lực lượng đối lập với Gorbachev, giúp Yeltsin giành thắng lợi trong cuộc đối đầu lực lượng làm đảo chính.
Ong Putin dua Nga tu trong tui My len tren lung My!
Người hùng Yeltsin trong việc đập tan cuộc đảo chính ngày 19/8/1991
Chính CIA đã cho đặt máy nghe trộm ngay dưới chân điện Kremlin, từ đó mọi thông tin về đảo chính được truyền về Washington. Đích thân Tổng thống Mỹ George H.W Bush và Thủ tướng Anh John Major đã báo trước cho Yeltsin về âm mưu đảo chính.
Washington đã thúc giục Yeltsin phải có hành động nhanh chóng và dứt khoát nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của người dân, đặc biệt là Mỹ sẽ giúp Yeltsin nắm chắc được quân đội.
Alexandre Shcherbatov, Chủ tịch Liên minh các quý tộc Nga ở Mỹ, đã tiếp xúc với Đại sứ Mỹ tại Liên Xô khi đó là Robert Strauss và bay từ Mỹ về Moscow vào đúng ngày xảy ra cuộc đảo chính.
“Tôi đã tìm hiểu các chi tiết về cuộc đảo chính. Sau đó tôi biết CIA đã chuyển tiền qua Đại sứ Strauss cho các tướng lĩnh quân đội mà ông ta mua chuộc được, từ đó khiến sư đoàn dù Taman và Dzerzhisk đứng về phía Yeltsin”, theo Spetsnaz Rossii.
Như vậy, quyền lực của Yeltsin có được một phần nhờ sự tiếp sức của Mỹ, điều này khiến nước Nga của Yeltsin luôn ở trong túi Mỹ. Không những vậy, Mỹ ngày càng thắt chặt miệng túi bằng “dây lợi ích” để Yeltsin không thể hồi sinh sức mạnh Nga.
Bởi sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, việc tăng cường quá trình tái cơ cấu kinh tế trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Yeltsin và chính phủ của ông đã tiến hành một chiến dịch tư nhân hóa ồ ạt các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, do chính phủ thiếu khả năng nên không kiểm soát được những hành động mang tính phá hoại, khiến nền kinh tế Nga ngày càng suy sụp. Chương trình cải cách của Yeltsin bắt đầu chỉ một thời gian ngắn đã gây ra những hậu quả khôn lường.
Giá cả tăng với tốc độ chóng mặt, ngân sách bị thiếu hụt và chính phủ Nga buộc phải tăng mạnh các loại thuế. Nước Nga nhanh chóng rơi vào tình hỗn loạn trong thời gian diễn ra quá trình tái phân phối tài sản quốc gia.
Ong Putin dua Nga tu trong tui My len tren lung My!
Yeltsin dường như chỉ giúp hoàn tất việc phá nát Liên Xô và Nga của Gorbachev
Một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khiến nhiều ngành công nghiệp phải đóng cửa trong khi lạm phát phi mã. Điều đó buộc Tổng thống Yeltsin phải hướng về “những người bạn phương Tây” để tìm lối thoát cho nước Nga.
Kết quả là chính quyền Yeltsin đã nhận được 40 tỷ USD khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính quốc tế khác. Những đồng đô la được đổ vào nước Nga đã giúp gia cố nền tảng chính trị cho Tổng thống Yeltsin.
Tuy nhiên, năm 1998, một cuộc khủng hoàng kinh tế và chính trị xuất hiện khi chính phủ Yeltsin không thể trả nổi các khoản nợ của mình và thế là nước Nga của Yeltsin không thể nào thoát ra khỏi cái miệng túi của Mỹ.
Theo The Guardian, đây là lý do nước Nga dưới thời chính quyền Yeltsin phải theo đuổi chính sách hợp tác miễn cưỡng với Mỹ-NATO và phải nhận “Ký ức buồn tại Kosovo” – thất bại đầu tiên và duy nhất của Nga trước Mỹ-NATO cho đến nay.
Nhân dịp tròn 15 năm ông Putin được bầu làm tổng thống Nga – khi Nga đang bị cấm vận – The Guardian đưa ra nhận định rằng ông Putin đã giúp nước Nga phát triển vượt mọi dự báo và nước Nga hỗn loạn chỉ còn là ký ức của thời kỳ Yeltsin.
Trên bình diện quốc tế, nước Nga đã thay đổi hoàn toàn dưới thời Tổng thống Putin. Ngày 1/5/2000 – vài ngày trước khi được bầu làm tổng thống Nga – ông Putin đã nói với BBC rằng không loại trừ khả năng ông sẽ đề xuất Nga gia nhập NATO.
Sau đó trong cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người đứng đầu điện Kremlin đã nêu đề xuất Nga gia nhập NATO và tham gia vào cấu trúc an ninh chung Châu Âu-Đại Tây Dương.
Ông Putin tiếp nhận quyền lực trong thời khắc đặc biệt
Tuy nhiên, đề xuất của nhà lãnh đạo Nga bị rơi vào quên lãng và đó là dấu hiệu cho thấy Nga không thể đối thoại với phương Tây mà chỉ có đối đầu. Từ đó, Tổng thống Putin đã tập trung vào khôi phục sức mạnh Nga, tạo đối trong với Mỹ-phương Tây.
“Ông Putin đã khẳng định sự bành trướng về phía đông của NATO là thể hiện mối đe dọa đối với đất nước Nga của ông. Bây giờ thì Moscow đã có đủ khả năng quân sự để đẩy lùi mọi mối đe doạ của NATO”, The Guardian nhận định.
Theo tờ báo Anh, Tổng thống Putin tạo đối trọng với Mỹ và phương Tây không chỉ bằng sức mạnh quân sự với khí tài hiện đại, mà ông còn biến giá trị lịch sử thành sức mạnh quốc gia – đặc biệt là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
“Dưới thời Putin, lịch sử của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai đã trở thành điểm tập hợp lòng yêu nước và vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến đã được luật hoá, biến giá trị lịch sử thành sức mạnh quốc gia”, The Guardian bình luận.
Việc trân trong trọng lịch sử, lưu giữ giá trị lịch sử và đảm bảo sự liên tục cho dòng chảy lịch sử, đã giúp Tổng thống Putin trở thành nhà lãnh đạo có sự ủng hộ cao không chỉ của người dân Nga, mà còn của người dân nhiều nước trên thế giới.
Giới hoạch định chiến lược phương Tây cho rằng, với việc kết thúc sự hỗn loạn của thời Yeltsin, đảm bảo ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển đất nước, từ đó giúp Nga thể hiện sức mạnh trong quan hệ đối ngoại, ông Putin đã nâng tầm cho nước Nga.
Nếu như năm 2008, Moscow đã trả cả vốn lẫn lãi của mòn nợ Kosovo cho Mỹ và phương Tây, thì năm 2018, nước Nga của Putin đã chính thức kết thúc thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ, bằng ưu thế tuyệt đối trước Mỹ trong cuộc chiến Syria.
Tổng thống Putin đã nâng tầm cho nước Nga và thay đổi vị thế của Nga trong quan hệ với Mỹ
Trong lĩnh vực kinh tế, nước Nga của ông Putin dù không thể tạo ra đối trọng với Mỹ, nhưng lại tạo ra những hiệu ứng có thể làm thay đổi vị thế của Mỹ. Đó là tạo ra xu thế rời bỏ đồng đô la và cơ chế tài chính xoay quanh đồng bạc xanh.
Không những vậy, dù theo chủ nghĩa quốc gia nhưng với phương cách làm việc mang tính xây dựng, ông Putin đã tạo ra “hiệu ứng ngưỡng mộ Putin” ngay trong xã hội Mỹ, từ đó tạo ảnh hưởng tới cả tình hình chính trị lẫn tình hình nội trị của nước Mỹ.
Có thể thấy, việc Washington phải thực hiện cả một chiến dịch điều tra rầm rộ cách “Putin giúp Trump chiến thắng” là sự xác nhận rõ nhất tầm ảnh hưởng của Tổng thống Putin đối với lịch sử nước Mỹ.
Như vậy, rõ ràng ông Putin và nước Nga đã ở trên lưng Mỹ, đúng như bình luận của The Guradian.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25637-ong-putin-dua-nga-tu-trong-tui-my-len-tren-lung-my.html

Moscow nói Mỹ bắt giữ công dân Nga

ở lãnh thổ Thái Bình Dương

Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Bảy nói Mỹ đã bắt giữ một công dân Nga, một ngày sau khi Moscow bắt giữ cựu quân nhân thủy quân lục chiến Mỹ Paul Whelan vì nghi ngờ làm gián điệp.
Ông Whelan đã bị Tổng cục An ninh Liên bang Nga bắt giữ vào ngày 28 tháng 12. Gia đình ông nói rằng ông vô tội và ông có mặt ở Moscow để dự đám cưới.
Bộ này nói Mỹ bắt giữ công dân Nga Dmitry Makarenko vào ngày 29 tháng 12 tại Quần đảo Bắc Mariana, một lãnh thổ thuộc Mỹ ở Thái Bình Dương và đã đưa ông ta đến Florida.
“… Makarenko, sinh năm 1979, đã đến Đảo Saipan cùng vợ, đứa con vị thành niên và cha mẹ già. Ông đã bị nhân viên FBI bắt giữ tại sân bay ngay sau khi đến,” bộ nói.
Reuters cho biết không thể liên lạc ngay tức thì với Đại sứ quán Mỹ tại Moscow để yêu cầu bình luận. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington đề nghị hãng tin này chuyển yêu cầu bình luận sang cho Bộ Tư pháp. Bộ không hồi đáp ngay lập tức.
Các văn kiện đệ trình tại Tòa án Liên bang Hoa Kỳ Khu vực Nam Florida cho thấy ông Makarenko bị các công tố viên liên bang cáo buộc vào tháng 6 năm 2017 phạm tội âm mưu cùng một người đàn ông khác, Vladimir Nevidomy, xuất khẩu các mặt hàng quốc phòng bao gồm thiết bị nhìn đêm từ Mỹ sang Nga mà không có sự chấp thuận của Mỹ.
Ông Makarenko, được nói là cư dân thành phố Vladivostok, bị tuyên bố là kẻ lẩn trốn công lí ở Mỹ vào tháng 1 năm 2018. Ông Nevidomy, cư dân thành phố Hallandale Beach, bang Florida, đã nhận tội vào tháng 6 năm 2018 và bị kết án 26 tháng tù, theo hồ sơ tòa án.
Bộ Ngoại giao Nga nói trong thông cáo rằng các nhà ngoại giao ở Moscow đã không thể tiếp xúc ông Makarenko ở Florida và nói rằng Washington vẫn chưa giải thích về việc giam giữ ông.
Trước khi Moscow nêu những chi tiết về việc ông Makarenko bị câu lưu, các chuyên gia đã suy đoán rằng Moscow có thể trao đổi ông Whelan để lấy các công dân Nga mà Washington cầm giữ.
Bình luận về khả năng đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm thứ Bảy nói ông không thấy có lí do cho việc này và rằng cần phải thực hiện theo đúng thủ tục.
https://www.voatiengviet.com/a/moscow-noi-my-bat-gu-cong-dan-nga-o-lanh-tho-thai-binh-duong/4730310.html

Tây Ban Nha: Đối lập bị chỉ trích

vì tin nhắn mong thủ tướng chết

Thùy Dương
Nhân dịp lễ Ba Vua, đảng Nhân Dân, một đảng đối lập cánh hữu chính ở Tây Ban Nha, đã cho đăng một thông điệp nói tới mong muốn cái chết của thủ tướng thuộc đảng Xã Hội Pedro Sanchez. Tin nhắn Twitter nói trên đã gây nhiều phản ứng giận dữ, đặc biệt từ phía đảng Xã Hội cầm quyền. Đảng Nhân Dân đã xin lỗi, nhưng mọi chuyện dường như chưa kết thúc.
Từ Madrid, thông tín viên RFI François Musseau giải thích :
« Ở Tây Ban Nha, theo tập tục, ngày lễ Ba Vua trùng với lễ xin ông già Noel quà Giáng Sinh. Trong lá thư gửi ông già Noel, một em nhỏ cho biết mong muốn lớn nhất của em là cái chết của thủ tướng thuộc đảng Xã Hội.
Một câu nói đùa vô duyên như vậy lại được đăng trên tài khoản Twitter chính thức của đảng Nhân Dân thuộc cánh hữu Tây Ban Nha. Ngay sau đó tin nhắn này đã nhận được rất nhiều lời chỉ trích, nhất là từ phía đảng Xã Hội đang cầm quyền. Nhân vật số hai trong chính phủ đã đề nghị Viện Công Tố khởi kiện đảng đối lập, ngay cả khi đảng Nhân Dân đã xóa tin nhắn và có lời xin lỗi.
Sự cố trên mạng xã hội xảy ra trong bối cảnh chính trị căng thẳng. Trong vài tuần qua, những lời xúc phạm, cố tình chỉ trích lẫn nhau giữa thủ tướng Pedro Sanchez và lãnh đạo đảng Nhân Dân, Pablo Casado, ngày càng nhiều.
Ông Pablo Casado có những phát ngôn cứng rắn hơn và xích lại gần phe cực hữu hơn. Lãnh đạo đảng Nhân Dân biết rằng bên hành pháp dưới quyền của thủ tướng Pedro Sanchez đang rất bấp bênh, thủ tướng có thể sẽ phải cho tổ chức một cuộc bầu cử mới vào mùa xuân tới, và hiện giờ, theo các kết quả thăm dò ý kiến, ưu thế đang nghiêng về cánh hữu ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190106-tay-ban-nha-dang-doi-lap-bi-chi-trich-vi-dang-tai-tweet-mong-thu-tuong-chet

Ả Rập Saudi: phụ nữ nhận thông báo ly dị qua tin nhắn

Một quy định mơí ở Ả Rập Saudi sẽ chấm dứt chuyện phụ nữ nước này bị chồng ly dị mà không hề được thông báo.
Kể từ Chủ nhật ngày 6/1, tòa án sẽ buộc phải thông báo cho các bà vợ phán quyết ly dị bằng tin nhắn.
Các nữ luật sư ở Saudi cho rằng biện pháp này sẽ chấm dứt tình trạng ly dị bí mật – khi đàn ông đơn phương ly dị mà không báo cho vợ biết.
‘Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi’
‘Tôi bị năm gã bạo hành trong trại Ả Rập Saudi’
Quy định này đảm bảo phụ nữ được biết rõ tình trạng hôn nhân của họ và có thể bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ như nhận tiền trợ cấp sau ly dị.
Năm ngoái, lệnh cấm phụ nữ lái xe, kéo dài hàng thập kỷ, đã được xóa bỏ ở Ả Rập Saudi.
Tuy nhiên, phụ nữ vẫn phải tuân theo luật có đàn ông giám hộ.
“Biện pháp mới này đảm bảo phụ nữ được quyền [nhận tiền trợ cấp] khi họ ly dị,” luật sư Nisreen al-Ghamdi nói với Bloomberg. “Nó cũng đảm bảo bất kỳ các quyền pháp lý được cấp trước khi ly dị không bị lạm dụng.”
Nhiều phụ nữ đã nộp đơn khiếu nại lên tòa vì họ bị ly dị mà không hề biết, luật sư Samia al-Hindi nói với tờ báo địa phương Okaz.
Bước tiến mới này được cho là một phần của cải cách kinh tế xã hội do Thái tử Mohammed bin Salman khuyến khích, gồm cả việc cho phép phụ nữ đi xem bóng đá và làm những công việc vốn trước kia chỉ dành cho đàn ông.
Ả rập Saudi bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe
Ả Rập Saudi điều tra video phụ nữ mặc váy ngắn
Phụ nữ Ả Rập Saudi vẫn không được làm gì?
Có nhiều điều các phụ nữ Ả Rập Saudi vẫn không được làm nếu không được phép của một người giám hộ nam, thường là chồng, cha, anh em trai hay con trai.
Những điều này gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc:
Xin hộ chiếu
Đi nước ngoài
Kết hôn
Mở tài khoản
Mở một số doanh nghiệp nhất định
Làm phẫu thuật có hẹn trước (không trong tình trạng nguy kịch)
Ra khỏi nhà tù
Cơ chế phụ nữ phải chịu sự giám hộ của nam giới khiến Ả Rập Saudi là một trong những quốc gia bất bình đẳng giới nhất ở Trung Đông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46774603

Phụ nữ Saudi ‘bị kẹt ở sân bay Bangkok khi chạy trốn khỏi gia đình’

Một phụ nữ Ả Rập Saudi trẻ nói cô đang bị kẹt ở sân bay quốc tế Bangkok sau khi cô chạy trốn khỏi gia đình và đã bị một quan chức Saudi tịch thu hộ chiếu.
Rahaf Mohammed al-Qunun, 18 tuổi, cho biết cô đã bỏ trốn trên một chuyến bay hai ngày trước khi cô đang đi Kuwait cùng gia đình.
Cô đang tìm cách đến Australia trên đường bay có transit ở Bangkok.
Phụ nữ Ả Rập Saudi nhận thông báo ly dị qua tin nhắn
Ả rập Saudi bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe
Trump: CIA không quy trách nhiệm cho Thái tử Saudi
Cô nói với BBC cô đã từ bỏ đạo Hồi, và lo sợ cô sẽ bị ép quay trở về Ả Rập Saudi và bị gia đình giết.
Phóng viên Jonathan Head của BBC tại Bangkok nói cô Mohammed al-Qunun đang sợ hãi và hoang mạng. Cô nói cô có visa vào Australia nhưng hộ chiếu của cô bị một nhân viên ngoại giao Saudi tịch thu khi cô vừa hạ cánh xuống sân bay Suvarnabhumi.
Cô Mohammed al-Qunun nói trong chương trình Newshour của BBC cô hiện đang ở một khách sạn trong khu vực transit.
Cô nói: “Tôi chia sẻ câu chuyện của tôi và ảnh tôi trên mạng xã hội và cha tôi rất tức giận vì tôi làm thế… Tôi không thể học và làm việc ở đất nước tôi, nên tôi muốn được tự do và làm việc theo ý tôi.”
Thiếu tướng Cảnh sát Thái Surachate Hakparn nói với BBC rằng cô Mohammed al-Qunun đang trốn kết hôn. Vì cô không có visa để vào Thái Lan, ông cho biết cảnh sát đã không cho cô nhập cảnh và đang làm thủ tục để đưa cô về nước trên cùng hãng hàng không mà cô đã bay sang Thái, Kuwait Airlines.
Tướng Surachate nói ông không biết có chuyện cô bị tịch thu hộ chiếu.
Hiện không rõ vì sao cô Mohammed al-Qunun lại cần có visa vào Thái Lan nếu cô chỉ đang quá cảnh trên đường sang Úc và đã có visa vào nước này.
Công dân Ả Rập Saudi đi Thái Lan cũng được phép xin visa ở sân bay.
Những hoàng tử bị mất tích
‘Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi’
Cô Mohammed al-Qunun viết trên Twitter rằng cô quyết định chia sẻ tên và thông tin cá nhân vì cô “chẳng còn gì để mất”.
Cô cũng chia sẻ ảnh chụp hộ chiếu “vì tôi muốn các bạn biết tôi có thực và tôi tồn tại.”
Một dòng tweet khác thì viết: “Tôi sợ rằng gia đình tôi sẽ giết tôi.”
Vụ việc này tương tự một vụ phụ nữ Saudi khác cũng bị trả về nước khi đang quá cảnh sang Úc hồi tháng 4/2017.
Dina Ali Lasloom, 24 tuổi, đang trên đường từ Kuwait sang Úc qua Philippines thì bị gia đình đưa về Ả Rập Saudi từ sân bay Manila.
Cô dùng điện thoại mượn của một khách du lịch Cananda để gửi một video đăng trên Twitter, nói rằng gia đình cô sẽ giết cô.
Hiện chưa rõ số phận của cô sau khi trở lại Ả Rập Saudi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46774607

Người Đông Nam Á lo ngại sáng kiến của ông Tập Cận Bình

Các nước Đông Nam Á nên cẩn trọng trong khi đàm phán với Trung Quốc về “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh để tránh rơi vào bẫy nợ.Theo Reuters, đây là phản ứng của 70% số người được phỏng vấn trong một cuộc thăm dò ý kiến sẽ được công bố ngày 7/1.
Nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak có liên hệ với chính phủ Singapore còn chỉ ra rằng Đông Nam Á ngày càng hoài nghi về cam kết của Mỹ đối với khu vực, trong khi nhiều người cho rằng Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng cả về kinh tế và chính trị.
Tin cho hay, cuộc thăm dò có sự tham gia của hơn một nghìn người từ tất cả 10 quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuộc chính phủ, giới học giả, doanh nhân, xã hội dân sự và truyền thông.
Gần một nửa số người được hỏi ý kiến trong cuộc thăm dò cho rằng sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đưa ASEAN “gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc”, trong khi đó một phần ba nói rằng dự án này thiếu minh bạch, trong khi 16% dự đoán rằng nó sẽ thất bại.
XEM THÊM:
Chủ tịch Tập: Trung Quốc sẽ luôn ‘tôn trọng lẫn nhau’
Phần đông, khoảng 70%, mà nhiều nhất ở Malaysia, Philippines và Thái Lan, cho rằng các chính phủ “nên cẩn trọng trong khi đàm phán về ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’, tránh rơi vào các khoản nợ tài chính thiếu bền vững với Trung Quốc”.
Khoảng 73% người được hỏi cho rằng Trung Quốc có tác động lớn nhất về kinh tế ở khu vực và có ảnh hưởng lớn hơn Mỹ về chính trị và chiến lược.
Sáu trong số 10 người được hỏi ý kiến nói rằng ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu đã suy giảm so với một năm trước và hai phần ba tin rằng sự hợp tác của Mỹ với Đông Nam Á đã suy giảm.
Một phần ba nói họ có ít sự tin tưởng hoặc không tin Mỹ là một đối tác chiến lược và là quốc gia mang lại an ninh cho khu vực.
https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1-lo-ng%E1%BA%A1i-s%C3%A1ng-ki%E1%BA%BFn-v%C3%A0nh-%C4%91ai-v%C3%A0-con-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%E1%BB%A7a-tq/4730972.html

Thủ tướng Nhật: Hòa ước với Nga

có lợi cho an ninh châu Á-Thái Bình Dương

Thanh Hà
chấp lãnh thổ và đạt được một hiệp định hòa bình. Trên nguyên tắc thủ tướng Nhật Bản công du Nga vào cuối tháng Giêng 2019.
Theo hai hãng tin Nhật, Kyodo và Jiji , khi được hỏi về quan hệ giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ một khi Tokyo giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga trong khu vực quần đảo Kuril, thủ tướng Abe tuyên bố : “Hiệp định an ninh Mỹ Nhật là nền tảng bảo đảm an ninh quốc tế, là nền tảng của chính sách ngoại giao và an ninh Nhật Bản. Việc đạt được hiệp định hòa bình với Nga góp phần ổn định khu vực(…) và sẽ có lợi cho Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên để đạt được một hiệp ước hòa bình với Nga, Tokyo và Matxcơva bắt buộc phải san bằng bất đồng về tranh chấp chủ quyền trong khu vực quần đảo Kuril.
Về điểm này, thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa nhắc lại quan điểm: “Có một thực tế không thể chối cãi, đó là các công dân Nga đang sinh sống trên bốn hòn đảo (….) Tranh chấp lãnh thổ không thể giải quyết cho tới khi nào mà đôi bên đồng thuận về quy chế của bốn hòn đảo đó”.
Bốn đảo nói trên gồm Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai, thuộc quần đảo Kuril, bị Liên Xô chiếm đóng năm 1945. Trong 70 năm qua, Tokyo luôn coi bốn hòn này là “một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản.
Bên lề thượng đỉnh ASEAN và các đối tác tổ chức tại Singapore hồi tháng 11/2018, thủ tướng Nhật Bản và tổng thống Nga đồng ý thúc đẩy đàm phán song phương về việc ký kết hòa ước, dựa trên cơ sở bản Tuyên Bố năm 1956.
Tuy nhiên văn bản này chỉ nêu lên việc Matxcơva hoàn trả lại Shikotan và Habomai, hai trong số bốn hòn đảo mà cả Nhật Bản lẫn Nga cùng khẳng định chủ quyền. Khúc mắc nằm ở chỗ hai đảo Iturup, Kunashir là của ngõ của Nga mở ra Thái Bình Dương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190106-thu-tuong-nhat-hiep-uoc-hoa-binh-voi-nga-co-loi-cho-an-ninh-chau-a-thai-binh-duong

Tổng thống Đài Loan ủng hộ

việc Anh Quốc lập căn cứ ở Biển Đông

Trọng Nghĩa
Trong những phát biểu với báo giới ngày hôm qua, 05/01/2019, tại Đài Bắc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết là bà ủng hộ việc Anh Quốc thiết lập một căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông. Đây một ý đinh đã được bộ trưởng Quốc Phòng Anh Quốc tiết lộ với tờ The Sunday Telegraph ngày 30/12/2018, theo đó có khả năng là Luân Đôn sẽ đặt căn cứ quân sự đó ở Singapore hay Brunei.
Khi được phóng viên báo Sunday Telegraph hỏi rằng liệu bà có ủng hộ sự hiện diện của một căn cứ quân sự Anh ở Singapore hoặc Brunei hay không, tổng thống Thái Anh Văn xác định rằng Đài Loan hoan nghênh mọi hành động có ích cho việc duy trì hòa bình ở Biển Đông, cũng như duy trì quyền tự do đi lại trong khu vực.
Đối với tổng thống Thái Anh Văn, nếu việc Anh Quốc lập căn cứ quân sự có ích cho hai mục tiêu kể trên, thì Đài Loan « sẽ có thái độ cởi mở với sự hiện diện của Anh ». Tổng thống Đài Loan còn hy vọng rằng tất cả các quốc gia có thể hợp tác hoàn toàn với nhau ở Biển Đông trong tất cả các vấn đề liên quan đến hòa bình và tự do đi lại, trong tinh thần tôn trọng lập trường của mỗi bên.
Cùng với Trung Quốc và 4 quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei), Đài Loan là một bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hiện kiểm soát đảo Ba Bình (mà họ gọi là Thái Bình), thực thể tự nhiên lớn nhất Biển Đông.
Trong thời gian qua, Trung Quốc, nước đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông đã đẩy mạnh việc quân sự hóa vùng biển này, gây quan ngại trong cộng đồng quốc tế về nguy cơ quyền tự do hàng hải bị Bắc Kinh hạn chế.
Anh Quốc là một trong những nước ngoài khu vực đã có những hoạt động tích cực trong năm qua tại Biển Đông nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.
Theo tờ báo Anh The Telegraph, trong năm 2018, Luân Đôn đã cho triển khai ba chiến hạm – HMS Sutherland, HMS Albion và HMS Argyll – qua Biển Đông để gởi đến Trung Quốc « những tín hiệu mạnh mẽ nhất » về tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190106-tong-thong-dai-loan-ung-ho-viec-anh-quoc-lap-can-cu-o-bien-dong

Chủ tịch TQ nói Đài Loan ‘phải hợp nhất’ với Bắc Kinh

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo độc lập của hòn đảo sẽ là thảm họa nghiêm trọng và Bắc Kinh có thể dùng vũ lực nếu cần thiết để tái thống nhất hoàn toàn với Đài Loan.
“Chúng tôi không hứa sẽ từ bỏ việc dùng vũ lực và bảo lưu việc sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu này và ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan,” ông nói thêm. Chủ tịch Tập cũng nhấn mạnh rằng “Không ai và không bên nào có thể thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.
Đáp lại những phát biểu của ông Tập, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng ngồi xuống nói chuyện” nhưng chỉ khi đại diện là chính phủ Đài Loan. Bà cũng bác bỏ lập trường “một quốc gia, hai hệ thống” mà Trung Quốc thường dùng. Bà Thái cũng nhấn mạnh cam kết của Đài Loan về dân chủ và kêu gọi Bắc Kinh tìm biện pháp hòa bình để giải quyết sự khác biệt.
Tổng thống Thái Anh Văn đáp lại những phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Twitter)
Tổng thống Thái Anh Văn hôm thứ Ba (1/1) đã đưa ra những thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, đồng thời cáo buộc người Trung Quốc đã lợi dụng sự cởi mở của Đài Loan và đe dọa an ninh quốc gia. Bà cũng khẳng định Đài Loan đang hoạt động như bất kỳ quốc gia nào về chính phủ, tiền tệ, quân sự và chính sách đối ngoại.
Bà Thái bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang cố gắng làm suy yếu chủ quyền của Đài Loan và tăng áp lực lên cộng đồng quốc tế để loại trừ Đài Bắc ra khỏi diễn đàn toàn cầu. Bà chỉ ra điều khác biệt cơ bản về lối sống và hệ thống chính trị của hai bên là khác nhau.
“Tôi đang kêu gọi Trung Quốc rằng họ phải đối mặt với thực tế về sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan); họ phải tôn trọng cam kết của 23 triệu người Đài Loan về tự do và dân chủ; họ phải xử lý hòa bình giữa các eo biển, trên cơ sở bình đẳng,” bà nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25646-chu-tich-tq-noi-dai-loan-phai-hop-nhat-voi-bac-kinh.html

Kế hoạch ‘thống nhất’ Đài Loan của ông Tập liệu có khả quan?

Hôm 2/1, trong lễ kỷ niệm 40 năm Ấn phẩm “Đồng bào Đài Loan”, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu dài hơn 4.200 từ, trong đó nhắc đến từ “Thống nhất” 46 lần, “Một Trung Quốc” 12 lần, “Một quốc gia, Hai chế độ” 6 lần.
Theo tờ Tân Đường Nhân tiếng Trung (NTD), tuy ông Tập một lần nữa kêu gọi thống nhất eo biển Đài Loan, nhưng lại không đưa ra thời gian tiến hành hay thời hạn. Việc thống nhất dường như chỉ là một mục tiêu đơn phương của Trung Quốc?
Đây là lần đầu tiên Tập Cận Bình lấy mục tiêu thống nhất quốc gia và phục hưng dân tộc kết nối với nhau trong bài phát biểu của mình, tờ United Daily News đưa tin.
Ông Tập nhận định các vấn đề xuyên eo biển là chuyện trong gia đình, biểu đạt “người Trung Quốc không đánh lại người Trung Quốc”, nhưng ông lại nhấn mạnh rằng Đảng cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “sẽ không từ bỏ quyền sử dụng vũ lực”.
Theo tờ Bloomberg, mục đích bài phát biểu của ông Tập thực chất là ám chỉ rằng Bắc Kinh muốn gia tăng thêm áp lực đối với Đài Loan. Ông Tập hy vọng giải quyết vấn đề thống nhất eo biển trong nhiệm kỳ của mình.
Theo tờ The New York Times, trong bài phát biểu của mình, ông Tập hứa hẹn rằng tài sản tư nhân, tín ngưỡng tôn giáo và quyền lợi hợp pháp của “đồng bào Đài Loan”, sẽ được đảm bảo đầy đủ.
Ông Yun Sun, chuyên gia nghiên cứu chính sách Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu Stingson, Washington nhận xét, sự khác biệt giữa 2 hệ thống chính trị bên eo biển là gốc rễ của vấn đề, và “Một quốc gia, Hai chế độ” không phải là câu trả lời mà Đài Loan mong muốn.
Còn ông Bonnie S. Glaser – chuyên gia chính sách đối ngoại Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng bài phát biểu của ông Tập cũng ám chỉ rằng, Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực, nhưng đó chỉ là lựa chọn cuối cùng, không phải là lựa chọn mà ông Tập mong muốn.
Theo tờ NTD, bài phát biểu của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng trở nên khốc liệt hơn, cùng những yếu tố bên ngoài bao vây Trung Quốc và ngày càng trở nên phức tạp, điển hình là liên minh tình báo ‘Ngũ Nhãn’ (Five Eyes) (bao gồm Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand).
Tờ Asia Week năm ngoái đưa tin, sau Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 19, nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình đã được kéo dài thêm 5 năm, và việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực đã trở thành một chương trình nghị sự của Bắc Kinh.
Chuyên gia về Trung Quốc Ian Easton, một nhà nghiên cứu tại Viện Dự án 2049,  cũng tiết lộ rằng ĐCSTQ đã phác thảo một kế hoạch quân sự bí mật để tấn công Đài Loan vào năm 2020, mang tên “Liên kết tấn công quần đảo”, bao gồm 3 giai đoạn: Phong tỏa và ném bom, Đổ bộ và Tác chiến trên mặt đất.
Tuy nhiên, ông Ian Easton nhận xét, kế hoạch xâm lược Đài Loan của Bắc Kinh gần như chắc chắn thất bại, vì Đài Loan có địa hình đồi núi, hiệu ứng đường hầm gió của eo biển Đài Loan tạo ra thời tiết rất bất lợi cho việc vận chuyển quân đội và vận chuyển vũ khí.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25642-ke-hoach-thong-nhat-dai-loan-cua-ong-tap-lieu-co-kha-quan.html

TQ muốn thống nhất Đài Loan

theo mô hình Hồng Kông

Ngày 2.1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thống nhất và chấm dứt thù địch giữa 2 bờ eo biển Đài Loan, theo Reuters.
Trong bài phát biểu đánh dấu 40 năm đại lục thực hiện chính sách tan băng với Đài Loan, ông Tập khẳng định việc vùng lãnh thổ này trở về theo mô hình “một quốc gia hai chế độ” tương tự Hồng Kông và Macau là “phương án tốt nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân”.
Vào tháng 1.1979, Trung Quốc tuyên bố kết thúc tình trạng thường xuyên nã pháo vào những đảo Đài Loan kiểm soát gần đại lục và ngỏ lời kết nối liên lạc giữa hai bên. Tuy nhiên, cũng trong bài phát biểu hôm qua, Chủ tịch Tập cũng khẳng định sẽ không từ bỏ lựa chọn sử dụng vũ lực để chống lại “các âm mưu ly khai và ngăn cản mục tiêu thống nhất trong hòa bình”.
 Trước đó, hồi tháng 10.2018, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từng tuyên bố quân đội nước này sẽ quyết tâm ngăn chặn Đài Bắc độc lập bằng mọi giá.
Về phần mình, CNA dẫn lời lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố đại lục “phải sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết bất đồng và tôn trọng những giá trị riêng” của vùng lãnh thổ này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25639-tq-muon-thong-nhat-dai-loan-theo-mo-hinh-hong-kong.html

Căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc

tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản

Trong năm 2018, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu ấm lên trái ngược hẳn với mâu thuẫn từng xảy ra giữa 2 bên trong việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư trước đó.
Theo báo cáo của tạp chí kinh tế Hồng Kông, trong năm 2018, du lịch và đầu tư của Trung Quốc đến Nhật Bản đều tăng. Khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản trong năm 2018 là hơn 7,16 triệu người, tăng hơn 15%. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng chuyển sang mua bất động sản và doanh nghiệp ở Nhật Bản.
Sinh viên tốt nghiệp từ hơn 1.000 trường đại học ở Trung Quốc cũng sẽ được phép du lịch đến Nhật Bản mà không cần phải chứng minh có đủ tài chính để đi du lịch. Người Trung Quốc thường xuyên đi du lịch Nhật Bản cũng sẽ được cấp thị thực nhập cảnh nhiều năm.
Theo tạp chí kinh tế, vào tháng 10/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói một cách lạc quan về quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản. Và dự kiến, các cuộc đàm phán thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể diễn ra sau tháng 3 hoặc tháng 4.
Nhật BảnVườn Kenroku-en, được xem là một trong những khu vườn đẹp nhất của Nhật Bản, nơi khoe sắc của mận, anh đào, và cây phong Nhật Bản. (Ảnh: BBC)
Theo tờ Epoch Times, chính quyền Trung Quốc sử dụng du lịch và đầu tư như một phương thức ngoại giao để gây ảnh hưởng đến các quốc gia và khu vực khác. Vì các phương tiện truyền thông Trung Quốc đều nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh nên chính quyền Bắc Kinh có quyền quyết định quốc gia nào được phép quảng cáo trên truyền hình.
Một ví dụ là phim truyền hình, văn hóa và âm nhạc Hàn Quốc luôn tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc khi Trung – Hàn có mối quan hệ rất tốt đẹp kể từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992.
Tuy nhiên mối quan hệ này đã ngày càng trở nên xấu đi sau khi Mỹ đưa các tổ hợp phòng thủ tên lửa THAAD tới Hàn Quốc vào đầu năm 2017. Bắc Kinh cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa này được sử dụng để gián điệp vào không phận Trung Quốc.
Theo Epoch Times, vào ngày 28/9/2017, truyền thông Trung Quốc kêu gọi người dân nước này tẩy chay các sản phẩm của Hàn Quốc, và kể từ đó lượng khách du lịch Trung Quốc đến Hàn Quốc giảm đáng kể.
Hệ thống siêu thị Lotte của Hàn Quốc tính đến năm 2017 đã có 110 cửa hàng trên khắp Trung Quốc nhưng vào giữa năm 2018, Bắc Kinh đã ra lệnh cho Lotte đóng cửa 87 cửa hàng ở Trung Quốc, dẫn đến tổn thất tài chính nặng nề và đến cuối tháng 7/2018, Lotte phải đóng cửa tất cả các cửa hàng tại Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/25643-cang-thang-thuong-mai-voi-my-trung-quoc-tang-cuong-hop-tac-kinh-te-voi-nhat-ban.html

Dụng ý của Kim Jong-un khi cảnh báo Mỹ về ‘con đường mới’

Lãnh đạo Triều Tiên không có ý đe dọa quay lại với chương trình hạt nhân, mà chỉ muốn thể hiện sự thất vọng với Mỹ.
Trong bài phát biểu năm mới hôm 1/1, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng gặp lại Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng cũng cảnh báo rằng Bình Nhưỡng “có thể tìm một con đường mới” nếu Washington tiếp tục “đơn phương yêu cầu một số điều kiện nhất định và gia tăng các lệnh trừng phạt cùng sức ép”.
Ông Kim không nói rõ “con đường mới” là gì, nhưng việc ông sử dụng cụm từ này làm dấy lên nỗi lo ngại về việc Triều Tiên quay trở lại với các vụ thử tên lửa và hạt nhân từng làm sôi sục căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên năm 2017. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng lãnh đạo Triều Tiên đã rất nỗ lực để đạt được tình hình tan băng như hiện nay, nên ông khó có thể để mất nó. Vì vậy, tuyên bố này nhiều khả năng là thể hiện sự thất vọng, mất kiên nhẫn của Triều Tiên với Mỹ hơn là đe dọa.
“Đây giống như chiến thuật đàm phán hơn là dấu hiệu rằng Triều Tiên sẽ nối lại chương trình hạt nhân”, Bruce Klingner, chuyên gia tại Heritage Foundation, nhận xét. “Tôi nghĩ rằng họ vẫn cố gắng giữ mọi thứ trong khuôn khổ ngoại giao chứ không phải là tín hiệu rằng họ thấy các cuộc đàm phán đã thất bại và muốn từ bỏ nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng”.
“Đó không thực sự là lời đe dọa. Đó là một cảnh báo mềm mỏng vì ông Kim không muốn làm lu mờ tất cả những điều tích cực mà ông ấy đã nói”, Robert Carlin, chuyên gia từ trung tâm Stimson, nhận xét.
Bình Nhưỡng đã yêu cầu Washington xóa lệnh trừng phạt và tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 để đáp lại việc Triều Tiên dỡ bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri và một cơ sở thử động cơ tên lửa quan trọng.
Washington có những phản ứng thiện chí như dừng một số cuộc tập trận lớn với Hàn Quốc và Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Triều Tiên không bị buộc phải cung cấp bản kê khai đầu đạn hạt nhân và các cơ sở chứa vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Kim hôm 1/1 kêu gọi “kết thúc hoàn toàn” tất cả hoạt động tập trận chung Mỹ – Hàn và chỉ trích các lệnh trừng phạt.
“Thông điệp của ông ấy là ‘chúng tôi đã thực hiện những gì đã cam kết ở Singapore, nhưng Mỹ làm rất ít để đáp lễ’”, Vipin Narang, nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận xét, theo Reuters.
“Bài phát biểu của ông chủ yếu nhấn mạnh sự cần thiết của một thỏa thuận công bằng, việc họ quay trở lại với các cuộc thử tên lửa, hạt nhân là điều rất khó xảy ra”,  Cheong Seong-chang, chuyên gia từ Học viện Sejong của Hàn Quốc, đánh giá.
Theo Kim Joon-hyung, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Toàn cầu Handong, điều Triều Tiên muốn có thể là thay vì cam kết phi hạt nhân hóa, họ sẽ chỉ từ từ thực hiện từng động thái để đổi lấy nhượng bộ tương đương từ Mỹ, chẳng hạn Triều Tiên tháo dỡ khu phức hợp hạt nhân Yongbyon để được nới lỏng các biện pháp trừng phạt, trong đó có việc khởi động lại một số dự án kinh tế liên Triều.
Theo 38North, cảnh báo về “con đường mới” của Kim Jong-un có thể xuất phát từ sự hỗ trợ ngày càng tăng của Trung Quốc với Triều Tiên. Năm ngoái, Kim Jong-un đã ba lần gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông có thể cho rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng bảo vệ và hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên trong bối cảnh quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh căng thẳng vì chiến tranh thương mại.
“Tôi cho rằng cảnh báo về con đường mới của Kim Jong-un không ám chỉ các cuộc thử hạt nhân mà là một thông điệp gửi tới Trump: Ông không phải là lựa chọn duy nhất của chúng tôi để phát triển kinh tế và an ninh. Nếu ông từ chối hợp tác, chúng tôi sẽ phớt lờ ông và quay sang Trung Quốc. Và chúng tôi còn có Hàn Quốc nữa”, biên tập viên chuyên phân tích Triều Tiên Ruediger Frank viết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25634-dung-y-cua-kim-jong-un-khi-canh-bao-my-ve-con-duong-moi.html

Quốc vương Malaysia thoái vị

Quốc vương Malaysia Muhammad V thoái vị hôm 6/1, đánh dấu lần đầu tiên một vị vua của nước nước này rời ngai vàng trước khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm.
Reuters dẫn một tuyên bố của hoàng gia Malaysia cho biết rằng quyết định trên có hiệu lực ngay lập tức.
Lý do thoái vị không được công bố, và hãng tin Anh nói rằng cung điện Malaysia không hồi đáp trước yêu cầu bình luận.
Tin cho hay, Malaysia có 9 gia đình hoàng gia, và thường luân phiên nhau lên nắm ngai vàng.
Việc lựa chọn vị quốc vương kế nhiệm sẽ được Hội đồng Cai trị, gồm các thành viên của tất cả 9 gia đình, bỏ phiếu, theo Reuters.
XEM THÊM:
Quốc vương Malaysia đồng ý họp với liên minh cải cách bầu cử
Tuyên bố của Quốc vương Malaysia Muhammad V nói rằng ông biết ơn Hội đồng này vì đã trao cho mình cơ hội trị vì đất nước, đồng thời ông cũng nói lời cám ơn thủ tướng và chính phủ Malaysia.
Việc thoái vị diễn ra chưa đầy một tuần sau khi nhà vua tái tục nhiệm vụ sau khi dành hai tháng nghỉ dưỡng vì lý do sức khỏe.
Reuters cho biết rằng có các hình ảnh trên mạng xã hội hồi tháng 12 năm ngoái, cho thấy quốc vương đã làm lễ cưới ở Nga.
Hãng tin này nói rằng cung điện hoàng gia không hồi đáp trước yêu cầu bình luận về các bức ảnh và lễ cưới.
https://www.voatiengviet.com/a/qu%E1%BB%91c-v%C6%B0%C6%A1ng-malaysia-tho%C3%A1i-v%E1%BB%8B/4730841.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.