Lo hệ lụy, các nước Đông Nam Á thận trọng với “Vành đai, con đường” của Trung Quốc – Theo SCMP
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019
06:20
//
Slider
,
Tin Thế giới
27/01/2019
Đầu tư của Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á đã giảm đi gần một nửa trong năm 2018, xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua. Giới quan sát nhận định dù các nước ASEAN vẫn đang tìm kiếm các khoản đầu tư, nhưng họ đang trở nên thận trọng hơn với sáng kiến “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh. do quan ngại các hệ lụy có thể gặp phải.
SCMP trích số liệu của Viện nghiên cứu American Enterprise (Mỹ) cho biết, đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á giảm 49,7% xuống mức 19,2 tỷ USD, thấp nhất trong 4 năm qua.
Tại 10 nước thành viên ASEAN, các dự án quy mô lớn được triển khai với số lượng thấp hơn hẳn vào nửa cuối năm ngoái, chỉ 12 dự án trị giá 3,9 tỷ USD, so với con số 33 dự án trị giá 22 tỷ USD cùng kỳ năm trước đó.
Giá trị các dự án ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore vào nửa năm 2018 chỉ bằng 1/4 năm 2017, trong khi không có dự án nào mới được triển khai ở Thái Lan, theo SCMP.
Sự hiện diện của Trung Quốc tại ASEAN đã tăng lên đáng kể từ năm 2013, khi họ bắt đầu đưa ra sáng kiến “Vành đai, con đường”. Các quốc gia ASEAN hiện là khu vực chiếm 1/3 tổng số vốn đầu tư và cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra những cảnh báo về các dự án do Trung Quốc đầu tư. Giới quan sát quan ngại rằng Trung Quốc có thể hướng tới lợi ích địa chính trị khi đổ tiền vào các dự á tại khu vực. Trong năm qua, một trong những sự kiện tiêu biểu có thể kể tới là chính quyền Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã cho dừng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dự kiến sử dụng khoảng 22 tỷ USD tiền vốn của Trung Quốc do quan ngại không thể trả được nợ.
Myanmar cũng thu hẹp quy mô của công trình xây cảng Kyaukpyu tại Vịnh Bengal do lo ngại những khoản nợ khó có thể thanh toán cho Trung Quốc.
Khoảng hơn 70 học giả tại 10 nước ASEAN cho rằng chính phủ nước họ nên thận trọng khi đàm phán các dự án “Vành đai con đường” với Trung Quốc nhằm tránh những khoản nợ thiếu bền vững, theo một khảo sát được thực hiện bởi viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore).
Một số ý kiến khác cảnh báo về những hệ lụy liên qua tới môi trường, khả năng mang lại lợi ích kinh tế của công trình, xung đột lợi ích giữa các bên có liên quan tại nội tại các nước và phía Trung Quốc…
Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan, nhận định rằng sự chững lại của các dự án Trung Quốc trùng hợp với thời điểm cuộc chiến thương mại giữa họ và Mỹ bùng phát. Ông Pongsudhirak cho rằng Trung Quốc dường như đang chịu nhiều thách thức từ nhiều “mặt trận” và họ đang phải cân nhắc ưu tiên lựa chọn mặt trận nào để hành động trước.
Đức Hoàng Theo SCMP
0 nhận xét