Ký Thiệt: Ông Trump muốn “trục xuất người Việt tị nạn”?
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019
17:32
//
Slider
,
Tin Hải Ngoại
Dựa theo bản tin của tờ The Atlantic, BBC vietnamese.com ngày 15.12.2018 đã đăng một bài của Tina Hà Giang với cái tựa đề dễ gây hiểu lầm “Tại sao TT Trump muốn trục xuất người Việt tỵ nạn chiến tranh Việt Nam?”
Tác giả bài viết muốn ngụ ý gì trong cái tựa đề này? Rất rõ ràng: buộc tội ông Trump vào chuyện trục xuất người tị nạn Việt Nam trên đất Mỹ, và tác giả đã cố ý gọi người Việt tị nạn cộng sản thành “tỵ nạn chiến tranh Việt Nam”.
Trước hết, không ai không biết suốt trong những năm có chiến tranh tại Việt Nam cho đến ngày 30.4.1975 không hề có người Việt Nam nào bỏ nước ra đi để “tị nạn chiến tranh”. Nhưng sau ngày Cộng sản Bắc Việt, kẻ gây ra hai cuộc chiến tranh tàn khốc (1945-1954 và 1955-1975), xé bỏ bản Hiệp định Paris năm 1973 nhằm chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình tại VN do chính họ ký kết chưa khô mực, xua toàn lực lượng đánh chiếm miền Nam VN, áp đặt ách thống trị cộng sản lên cả nước, khi ấy mới có hàng triệu người bất chấp gian nguy, bỏ nước, bỏ lại nhà cửa tài sản, kể cả người thân … liều mạng vượt biển, băng rừng đi tìm tự do trên những đất nước xa lạ, trong đó Hoa Kỳ đã tiếp nhận nhiều người Việt tị nạn cộng sản nhất. Những người ấy chiếm phần lớn trong số hơn một triệu rưỡi người Việt hiện nay tại Mỹ.
Họ là những người tị nạn cộng sản, chứ không phải “tị nạn chiến tranh”, như đài BBC đã gán ghép. Người Việt tị nạn cộng sản trên đất Mỹ chưa bao giờ tự gọi mình là những người tị nạn chiến tranh, và cũng chưa có ai gọi những người Việt lưu vong này, hầu hết đã trở thành công dân Mỹ gốc Việt, là những người “tị nạn chiến tranh”. Đài BBC đã phát minh ra nhóm chữ ấy nhằm mục đích gì?
Thứ hai, có đúng là “TT Trump muốn trục xuất người Việt tị nạn” trên nước Mỹ?
Đọc hết bài báo dài của Tina Hà Giang trên BBC-vietnamese.com ngày 15.12.2018, người đọc bình thường có thể hiểu lầm là Tổng thống Trump có ý định trục xuất người tị nạn Việt Nam, và chỉ nhắm vào người tị nạn Việt Nam mà thôi, đúng như tựa đề bài báo đã cho thấy trước.
Là hệ một thống phát thanh quốc tế lâu đời, trụ sở tại London, phát đi nhiều ngôn ngữ mỗi ngày, với một “đội ngũ” nhân viên và phương tiện hùng hậu, BBC không thể vô tình đưa ra một bản tin nhiều thiếu sót, sai lầm và có mục đích hướng dẫn người đọc chệch đường lộ liễu như vậy, trái ngược với những lời quảng cáo của BBC: “BBC Tiếng Việt đem lại tin tức trung thực, khách quan về thế giới và Việt Nam.”
Thật vây, với câu mở đầu: “Người Mỹ gốc Việt khắp nơi đang rúng động trước tin của tờ The Atlantic rằng chính phủ Trump lại một lần nữa muốn trục xuất những người Việt tị nạn vốn là nạn nhân, hay là người lính từng tham chiến trong cuộc chiến Việt Nam, ra khỏi Hoa Kỳ”, tác giả đã dành nửa phần trên của bài báo dài để nói về “thỏa thuận năm 2008” giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam. Nhưng càng đọc càng không hiểu thỏa thuận ấy là cái gì, giống như một người bị kẻ đưa đường dắt đi quanh co trong khu rừng rậm mà cuối cùng thì đi đến kết luận là “Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Trump quyết định trục xuất người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 gây xôn xao dư luận.”
Kế đến phần hai, phần còn lại của bài báo, được dành cho ý kiến của một số người, dĩ nhiên là do tác giả Tina Hà Giang chọn lựa, lên tiếng phát biểu về “quyết định của ông Trump trục xuất người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995” (?).
Đây là ý kiến về phía người Mỹ:
Tính đến hôm 14/12, ít nhất 27 dân biểu liên bang Hoa Kỳ ở những địa phương có nhiều cử tri gốc Việt, đã gửi thư bày tỏ quan ngại, và yêu cầu chính quyền Donald Trump tôn trọng thỏa thuận năm 2008 như hai bên đã ký kết.
Người phản đối nêu lên tính cách thiếu nhân bản trong việc muốn trục xuất những người tị nạn Việt Nam, đa số là người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, phải bỏ nước ra đi sau cuộc chiến, và đã sinh sống ở Mỹ trong biết bao thập niên, và con cháu họ, có khi chưa bao giờ sinh sống ở Việt Nam.
Chính phủ Trump đang quay lưng lại với những người phải chạy trốn khỏi Việt Nam, nhiều người từng chiến đấu bên cạnh người lính Mỹ?
(cựu) Ngoại trưởng John Kerry đăng trên Twitter:
“Thật đáng khinh. Sau khi rất nhiều người – từ George H.W. Bush đến John McCain và Bill Clinton – đã làm việc trong nhiều năm để chữa lành vết thương này và quên đi cuộc chiến – họ (chính phủ Trump) đã quay lưng lại với những người phải chạy trốn khỏi đất nước, nhiều người trong số đó từng chiến đấu bên cạnh chúng ta. Trump làm thế để đạt được mục đích gì cơ chứ?”
Và dưới đây là những phát biểu về phía người Việt đã được tác giả bài báo phỏng vấn:
Ông Bảo Nguyễn, cựu thị trưởng thành phố Garden Grove, nói với BBC hôm 13/12 ông cảm thấy rất buồn vì hành động mà ông cho là ‘vô nhân đạo’:
“Sau khi những người tị nạn bị kết tội này đã chịu hình phạt, đã thụ án theo bản án của toà, trục xuất họ là kết án họ lần thứ hai, và là một hành động vi hiến. Thật là bất công và vô nhân đạo khi những cá nhân này bị tách khỏi gia đình, con cái họ và bị gửi đến một đất nước nơi họ không có tương lai.”
Luật sư Trần Thái Văn nhận định:
“Với chính sách khe khắt về di dân, di trú nói chung, và đối với các thường trú nhân có tiền án phạm pháp nói riêng, chính phủ Donald Trump bây giờ đơn phương muốn vô hiệu hoá điều khoản bãi miễn trục xuất người Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7, năm 1995 của thoả thuận 2008, với lập luận rằng phía Hoa Kỳ không phân biệt những người đến trước hoặc đến sau, và chính sách trục xuất sẽ được thi hành đồng đều với tất cả thường trú nhân có tiền án, một khi đã có lệnh truc xuất từ Tòa án Di trú Hoa Kỳ.”
Cựu nhà báo Vũ Qúy Hạo Nhiên, hiện là giáo sư toán ở Nam California, xoáy vào tinh thần của thoả thuận 2008. Ông viết trên trang Facebook cá nhân:
“Thoả thuận 2008 có ý nghĩa sâu sắc chứ không phải chỉ về việc trục xuất tội phạm.”
“Điều khoản này có nghĩa là tuy tái lập ngoại giao, nhưng Hoa Kỳ không công nhận bất cứ quyền hạn nào của Cộng sản Việt Nam đối với người tỵ nạn Việt Nam trên đất Mỹ lúc đó. Mỹ sẽ không giao người tỵ nạn Việt Nam cho CSVN, và CSVN sẽ không đòi được Mỹ giao người tỵ nạn Việt Nam cho CSVN.”
“Đơn phương xoá bỏ điều khoản này, là một sự bắt tay rất nồng thắm giữa chính quyền Trump với CSVN. Tất nhiên cá nhân người bị trục xuất thì phải thế nào mới bị trục xuất, nhưng đó chỉ là bề nổi. Từ nay trở đi bất cứ người Việt nào cũng có thể bị đem ra trao đổi với CSVN. Và ý nghĩa thật sự của việc này là Hoa Kỳ chính thức công nhận khúc ruột nối dài liên kết người tỵ nạn với Đảng CSVN. Đó là điều hai tổng thống Bush và Clinton không muốn làm, nhưng Trump thì sẵn sàng làm.”
Tại sao cứ đòi phải trục xuất? Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Qúy Hạo Nhiên nói với BBC hôm 13/12:
“Ông Trump không ghét chế độ cộng sản ở Việt Nam, ông chỉ ghét chế độ cộng sản ở Cuba và đồng minh Cuba là Venezuela thôi. Thái độ của Trump đối với Việt Nam vồn vã như một người bán địa ốc vồn vã với khách hàng. Ta có thể thấy điều này khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, Toà Bạch Ốc gửi lời chia buồn và ca ngợi ‘những đóng góp của ông cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như tiếng nói của ông cho một Việt Nam tự hào và độc lập trên trường quốc tế’.”
Trả lời phỏng vấn của BBC từ Texas, Luật sư Hoàng Duy Hùng nhận xét:
“Ông Donald Trump là ổng tháu cáy. Ổng biết là Việt Nam không muốn nhận những người này về, và ổng là một thương gia, nên dùng cái chiêu bài này để thương thảo đòi hỏi Việt Nam phải nhượng bộ cái gì đó. Ổng cứ đưa ra hết điều này điều kia để ổng tháu cáy. Ổng nói vậy thôi chứ không làm gì được đâu, nếu bên kia cứ nhất định không chịu nhận về thì ổng làm sao mà trục xuất?”
Trên đây là những bình luận hay nhận định của những người mang nặng định kiến hoặc không nắm vững vấn đề, chỉ tạo thêm hiểu lầm và hoang mang, không thể trích dẫn hết vì trang báo có hạn.
♦♦
Ba ngày sau bài báo của Tina Hà Giang, ngày 18.12.2018, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật First Step Act với tỉ lệ 87-12, được coi là một chiến thắng lớn của sự hợp tác lưỡng đảng trong sự cải tổ bộ luật hình sự quan trọng chỉ xảy ra một lần trong nhiều thập niên và mang tính khoan hồng hơn đối với những tội phạm không bạo động. Ông Trump đã giữ vai trò hướng dẫn trong thời gian dự thảo luật này và chờ đợi để ký ban hành sau khi được Hạ Viện thông qua.
Ngay khi có kết quả bỏ phiếu tại Thượng Viện, ông Trump đã tweet như sau: “Nước Mỹ là Quốc gia vĩ đại nhất thế giới và công việc của tôi là tranh đấu cho MỌI công dân. Luật này sẽ giữ cho những cộng đồng của chúng ta an toàn hơn, và cho những người lầm lỡ niềm hy vọng và một cơ hội thứ hai. Cộng thêm vào tất cả những cái lợi khác, sẽ tiết kiệm được hàng tỉ đô-la.”
First Step Act có thể áp dụng trực tiếp cho một sổ nhỏ người Việt tị nạn đang bị đe dọa trục xuất, và với đạo luật này, TT Trump đã cho thấy ông không hề có ý định “trục xuất người Việt tị nạn” mà còn khoan hồng với một số nhỏ người Việt phạm pháp đang có tin đồn sẽ bị trục xuất về VN trong chính sách về di trú được áp dụng chung cho những di dân phạm pháp trên nước Mỹ, như đang được thi hành với công dân các nước Trung, Nam Mỹ…
Trái ngược với những luận điệu công kích bừa bãi của một số người “tai mắt” trong Cộng đồng người Việt tại Mỹ, bà Michelle Park Steel, một ủy viên giám sát tại Orange County, California, nơi có hơn 200 ngàn người Việt hay gốc Việt cư trú, nơi mệnh danh là “thủ đô của người Việt ti nạn cộng sản” trên thế giới, đã viết một bài trung thực và đầy xây dựng liên quan tới First Step Act và vấn đề trục xuất những người Việt phạm pháp. Bài này mang tựa đề “Why Vietnamese refugees also need the First Step, The First Step Act addresses criminal justice reform and should apply to some refugees”, đăng trên trang “COMMENTARY” của Nhật báo The Washington Times ngày 21.12.2018, trong đó có đoạn (tạm dịch) như sau:
“Tôi thấu hiểu những áp lực mà ông Trump đang phải đối đầu về vấn đề di dân. Nơi đây tại miền Nam California này, chúng tôi quá quen với những gì đang diễn ra tại biên giới phía nam của chúng tôi.
“Tuy nhiên, cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải đối đầu với những tình huống khác biệt một cách căn bản tại nguyên quán của họ với hầu hết những di dân đến từ các nước khác. Những người tị nạn bị trục xuất về VN sẽ bị đối xử như những kẻ phản quốc vì đã rời bỏ đất nước ngay từ đầu. Đây là vấn đề cốt lõi của thực trạng này.
“Hiện nay, Hoa Kỳ đang ở giữa một cuộc tranh cãi chính trị. Thời gian hậu bầu cử giữa nhiệm kỳ này đang khiến cả hai đảng phân tích xem cái gì đã sai, cái gì đã đúng, và cái gì cần chỉnh đốn. Phe tả cáo buộc chúng ta là không đồng nhất (trong chính sách đối với di dân) và họ muốn tạo ra một cái nêm chính trị chống lại những đồng minh chính trị thường hằng của chúng ta.
“Cộng đồng người Mỹ gốc Việt với lập trường bảo thủ vững chắc và thân Mỹ. Không phải chỉ vì một nguyên tắc đạo lý trong sáng là nguyên do cho sự bảo vệ những người tị nạn này, mà cũng còn một nguyên do liên quan tới chính trị. Không bao giờ có thời gian nào tốt để cô lập và gây ra sợ hãi cho một thành phần tin cậy trong nền tảng chính trị đó. Nhưng không có thời gian nào xấu hơn hiện tại (để làm việc đó).
“Cuộc tranh cãi này chỉ là phỏng đoán cho đến khi nào Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam ngồi xuống để quyết định xem điều gì sẽ xảy đến với những người ti nạn Việt Nam này. Cùng lúc đó, tôi góp một tay với các người bạn Mỹ trong việc hối thúc Tổng thống Trump tiếp tục đứng lên chống lại chủ nghĩa cộng sản đàn áp. Người tị nạn Việt Nam cũng nên hưởng những điều mà sự lãnh đạo của ông Trump đem đến trong First Step Act.” (ngưng trích)
Michelle Park Steel là một người Mỹ gốc Nam Hàn, nhưng đã am hiểu vấn đề của người tị nạn Việt Nam hơn nhiều người Mỹ gốc Việt.
Dựa theo bản tin của tờ The Atlantic, BBC vietnamese.com ngày 15.12.2018 đã đăng một bài của Tina Hà Giang với cái tựa đề dễ gây hiểu lầm “Tại sao TT Trump muốn trục xuất người Việt tỵ nạn chiến tranh Việt Nam?”
Tác giả bài viết muốn ngụ ý gì trong cái tựa đề này? Rất rõ ràng: buộc tội ông Trump vào chuyện trục xuất người tị nạn Việt Nam trên đất Mỹ, và tác giả đã cố ý gọi người Việt tị nạn cộng sản thành “tỵ nạn chiến tranh Việt Nam”.
Trước hết, không ai không biết suốt trong những năm có chiến tranh tại Việt Nam cho đến ngày 30.4.1975 không hề có người Việt Nam nào bỏ nước ra đi để “tị nạn chiến tranh”. Nhưng sau ngày Cộng sản Bắc Việt, kẻ gây ra hai cuộc chiến tranh tàn khốc (1945-1954 và 1955-1975), xé bỏ bản Hiệp định Paris năm 1973 nhằm chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình tại VN do chính họ ký kết chưa khô mực, xua toàn lực lượng đánh chiếm miền Nam VN, áp đặt ách thống trị cộng sản lên cả nước, khi ấy mới có hàng triệu người bất chấp gian nguy, bỏ nước, bỏ lại nhà cửa tài sản, kể cả người thân … liều mạng vượt biển, băng rừng đi tìm tự do trên những đất nước xa lạ, trong đó Hoa Kỳ đã tiếp nhận nhiều người Việt tị nạn cộng sản nhất. Những người ấy chiếm phần lớn trong số hơn một triệu rưỡi người Việt hiện nay tại Mỹ.
Họ là những người tị nạn cộng sản, chứ không phải “tị nạn chiến tranh”, như đài BBC đã gán ghép. Người Việt tị nạn cộng sản trên đất Mỹ chưa bao giờ tự gọi mình là những người tị nạn chiến tranh, và cũng chưa có ai gọi những người Việt lưu vong này, hầu hết đã trở thành công dân Mỹ gốc Việt, là những người “tị nạn chiến tranh”. Đài BBC đã phát minh ra nhóm chữ ấy nhằm mục đích gì?
Thứ hai, có đúng là “TT Trump muốn trục xuất người Việt tị nạn” trên nước Mỹ?
Đọc hết bài báo dài của Tina Hà Giang trên BBC-vietnamese.com ngày 15.12.2018, người đọc bình thường có thể hiểu lầm là Tổng thống Trump có ý định trục xuất người tị nạn Việt Nam, và chỉ nhắm vào người tị nạn Việt Nam mà thôi, đúng như tựa đề bài báo đã cho thấy trước.
Là hệ một thống phát thanh quốc tế lâu đời, trụ sở tại London, phát đi nhiều ngôn ngữ mỗi ngày, với một “đội ngũ” nhân viên và phương tiện hùng hậu, BBC không thể vô tình đưa ra một bản tin nhiều thiếu sót, sai lầm và có mục đích hướng dẫn người đọc chệch đường lộ liễu như vậy, trái ngược với những lời quảng cáo của BBC: “BBC Tiếng Việt đem lại tin tức trung thực, khách quan về thế giới và Việt Nam.”
Thật vây, với câu mở đầu: “Người Mỹ gốc Việt khắp nơi đang rúng động trước tin của tờ The Atlantic rằng chính phủ Trump lại một lần nữa muốn trục xuất những người Việt tị nạn vốn là nạn nhân, hay là người lính từng tham chiến trong cuộc chiến Việt Nam, ra khỏi Hoa Kỳ”, tác giả đã dành nửa phần trên của bài báo dài để nói về “thỏa thuận năm 2008” giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam. Nhưng càng đọc càng không hiểu thỏa thuận ấy là cái gì, giống như một người bị kẻ đưa đường dắt đi quanh co trong khu rừng rậm mà cuối cùng thì đi đến kết luận là “Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Trump quyết định trục xuất người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 gây xôn xao dư luận.”
Kế đến phần hai, phần còn lại của bài báo, được dành cho ý kiến của một số người, dĩ nhiên là do tác giả Tina Hà Giang chọn lựa, lên tiếng phát biểu về “quyết định của ông Trump trục xuất người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995” (?).
Đây là ý kiến về phía người Mỹ:
Tính đến hôm 14/12, ít nhất 27 dân biểu liên bang Hoa Kỳ ở những địa phương có nhiều cử tri gốc Việt, đã gửi thư bày tỏ quan ngại, và yêu cầu chính quyền Donald Trump tôn trọng thỏa thuận năm 2008 như hai bên đã ký kết.
Người phản đối nêu lên tính cách thiếu nhân bản trong việc muốn trục xuất những người tị nạn Việt Nam, đa số là người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, phải bỏ nước ra đi sau cuộc chiến, và đã sinh sống ở Mỹ trong biết bao thập niên, và con cháu họ, có khi chưa bao giờ sinh sống ở Việt Nam.
Chính phủ Trump đang quay lưng lại với những người phải chạy trốn khỏi Việt Nam, nhiều người từng chiến đấu bên cạnh người lính Mỹ?
(cựu) Ngoại trưởng John Kerry đăng trên Twitter:
“Thật đáng khinh. Sau khi rất nhiều người – từ George H.W. Bush đến John McCain và Bill Clinton – đã làm việc trong nhiều năm để chữa lành vết thương này và quên đi cuộc chiến – họ (chính phủ Trump) đã quay lưng lại với những người phải chạy trốn khỏi đất nước, nhiều người trong số đó từng chiến đấu bên cạnh chúng ta. Trump làm thế để đạt được mục đích gì cơ chứ?”
Và dưới đây là những phát biểu về phía người Việt đã được tác giả bài báo phỏng vấn:
Ông Bảo Nguyễn, cựu thị trưởng thành phố Garden Grove, nói với BBC hôm 13/12 ông cảm thấy rất buồn vì hành động mà ông cho là ‘vô nhân đạo’:
“Sau khi những người tị nạn bị kết tội này đã chịu hình phạt, đã thụ án theo bản án của toà, trục xuất họ là kết án họ lần thứ hai, và là một hành động vi hiến. Thật là bất công và vô nhân đạo khi những cá nhân này bị tách khỏi gia đình, con cái họ và bị gửi đến một đất nước nơi họ không có tương lai.”
Luật sư Trần Thái Văn nhận định:
“Với chính sách khe khắt về di dân, di trú nói chung, và đối với các thường trú nhân có tiền án phạm pháp nói riêng, chính phủ Donald Trump bây giờ đơn phương muốn vô hiệu hoá điều khoản bãi miễn trục xuất người Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7, năm 1995 của thoả thuận 2008, với lập luận rằng phía Hoa Kỳ không phân biệt những người đến trước hoặc đến sau, và chính sách trục xuất sẽ được thi hành đồng đều với tất cả thường trú nhân có tiền án, một khi đã có lệnh truc xuất từ Tòa án Di trú Hoa Kỳ.”
Cựu nhà báo Vũ Qúy Hạo Nhiên, hiện là giáo sư toán ở Nam California, xoáy vào tinh thần của thoả thuận 2008. Ông viết trên trang Facebook cá nhân:
“Thoả thuận 2008 có ý nghĩa sâu sắc chứ không phải chỉ về việc trục xuất tội phạm.”
“Điều khoản này có nghĩa là tuy tái lập ngoại giao, nhưng Hoa Kỳ không công nhận bất cứ quyền hạn nào của Cộng sản Việt Nam đối với người tỵ nạn Việt Nam trên đất Mỹ lúc đó. Mỹ sẽ không giao người tỵ nạn Việt Nam cho CSVN, và CSVN sẽ không đòi được Mỹ giao người tỵ nạn Việt Nam cho CSVN.”
“Đơn phương xoá bỏ điều khoản này, là một sự bắt tay rất nồng thắm giữa chính quyền Trump với CSVN. Tất nhiên cá nhân người bị trục xuất thì phải thế nào mới bị trục xuất, nhưng đó chỉ là bề nổi. Từ nay trở đi bất cứ người Việt nào cũng có thể bị đem ra trao đổi với CSVN. Và ý nghĩa thật sự của việc này là Hoa Kỳ chính thức công nhận khúc ruột nối dài liên kết người tỵ nạn với Đảng CSVN. Đó là điều hai tổng thống Bush và Clinton không muốn làm, nhưng Trump thì sẵn sàng làm.”
Tại sao cứ đòi phải trục xuất? Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Qúy Hạo Nhiên nói với BBC hôm 13/12:
“Ông Trump không ghét chế độ cộng sản ở Việt Nam, ông chỉ ghét chế độ cộng sản ở Cuba và đồng minh Cuba là Venezuela thôi. Thái độ của Trump đối với Việt Nam vồn vã như một người bán địa ốc vồn vã với khách hàng. Ta có thể thấy điều này khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, Toà Bạch Ốc gửi lời chia buồn và ca ngợi ‘những đóng góp của ông cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như tiếng nói của ông cho một Việt Nam tự hào và độc lập trên trường quốc tế’.”
Trả lời phỏng vấn của BBC từ Texas, Luật sư Hoàng Duy Hùng nhận xét:
“Ông Donald Trump là ổng tháu cáy. Ổng biết là Việt Nam không muốn nhận những người này về, và ổng là một thương gia, nên dùng cái chiêu bài này để thương thảo đòi hỏi Việt Nam phải nhượng bộ cái gì đó. Ổng cứ đưa ra hết điều này điều kia để ổng tháu cáy. Ổng nói vậy thôi chứ không làm gì được đâu, nếu bên kia cứ nhất định không chịu nhận về thì ổng làm sao mà trục xuất?”
Trên đây là những bình luận hay nhận định của những người mang nặng định kiến hoặc không nắm vững vấn đề, chỉ tạo thêm hiểu lầm và hoang mang, không thể trích dẫn hết vì trang báo có hạn.
♦♦
Ba ngày sau bài báo của Tina Hà Giang, ngày 18.12.2018, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật First Step Act với tỉ lệ 87-12, được coi là một chiến thắng lớn của sự hợp tác lưỡng đảng trong sự cải tổ bộ luật hình sự quan trọng chỉ xảy ra một lần trong nhiều thập niên và mang tính khoan hồng hơn đối với những tội phạm không bạo động. Ông Trump đã giữ vai trò hướng dẫn trong thời gian dự thảo luật này và chờ đợi để ký ban hành sau khi được Hạ Viện thông qua.
Ngay khi có kết quả bỏ phiếu tại Thượng Viện, ông Trump đã tweet như sau: “Nước Mỹ là Quốc gia vĩ đại nhất thế giới và công việc của tôi là tranh đấu cho MỌI công dân. Luật này sẽ giữ cho những cộng đồng của chúng ta an toàn hơn, và cho những người lầm lỡ niềm hy vọng và một cơ hội thứ hai. Cộng thêm vào tất cả những cái lợi khác, sẽ tiết kiệm được hàng tỉ đô-la.”
First Step Act có thể áp dụng trực tiếp cho một sổ nhỏ người Việt tị nạn đang bị đe dọa trục xuất, và với đạo luật này, TT Trump đã cho thấy ông không hề có ý định “trục xuất người Việt tị nạn” mà còn khoan hồng với một số nhỏ người Việt phạm pháp đang có tin đồn sẽ bị trục xuất về VN trong chính sách về di trú được áp dụng chung cho những di dân phạm pháp trên nước Mỹ, như đang được thi hành với công dân các nước Trung, Nam Mỹ…
Trái ngược với những luận điệu công kích bừa bãi của một số người “tai mắt” trong Cộng đồng người Việt tại Mỹ, bà Michelle Park Steel, một ủy viên giám sát tại Orange County, California, nơi có hơn 200 ngàn người Việt hay gốc Việt cư trú, nơi mệnh danh là “thủ đô của người Việt ti nạn cộng sản” trên thế giới, đã viết một bài trung thực và đầy xây dựng liên quan tới First Step Act và vấn đề trục xuất những người Việt phạm pháp. Bài này mang tựa đề “Why Vietnamese refugees also need the First Step, The First Step Act addresses criminal justice reform and should apply to some refugees”, đăng trên trang “COMMENTARY” của Nhật báo The Washington Times ngày 21.12.2018, trong đó có đoạn (tạm dịch) như sau:
“Tôi thấu hiểu những áp lực mà ông Trump đang phải đối đầu về vấn đề di dân. Nơi đây tại miền Nam California này, chúng tôi quá quen với những gì đang diễn ra tại biên giới phía nam của chúng tôi.
“Tuy nhiên, cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải đối đầu với những tình huống khác biệt một cách căn bản tại nguyên quán của họ với hầu hết những di dân đến từ các nước khác. Những người tị nạn bị trục xuất về VN sẽ bị đối xử như những kẻ phản quốc vì đã rời bỏ đất nước ngay từ đầu. Đây là vấn đề cốt lõi của thực trạng này.
“Hiện nay, Hoa Kỳ đang ở giữa một cuộc tranh cãi chính trị. Thời gian hậu bầu cử giữa nhiệm kỳ này đang khiến cả hai đảng phân tích xem cái gì đã sai, cái gì đã đúng, và cái gì cần chỉnh đốn. Phe tả cáo buộc chúng ta là không đồng nhất (trong chính sách đối với di dân) và họ muốn tạo ra một cái nêm chính trị chống lại những đồng minh chính trị thường hằng của chúng ta.
“Cộng đồng người Mỹ gốc Việt với lập trường bảo thủ vững chắc và thân Mỹ. Không phải chỉ vì một nguyên tắc đạo lý trong sáng là nguyên do cho sự bảo vệ những người tị nạn này, mà cũng còn một nguyên do liên quan tới chính trị. Không bao giờ có thời gian nào tốt để cô lập và gây ra sợ hãi cho một thành phần tin cậy trong nền tảng chính trị đó. Nhưng không có thời gian nào xấu hơn hiện tại (để làm việc đó).
“Cuộc tranh cãi này chỉ là phỏng đoán cho đến khi nào Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam ngồi xuống để quyết định xem điều gì sẽ xảy đến với những người ti nạn Việt Nam này. Cùng lúc đó, tôi góp một tay với các người bạn Mỹ trong việc hối thúc Tổng thống Trump tiếp tục đứng lên chống lại chủ nghĩa cộng sản đàn áp. Người tị nạn Việt Nam cũng nên hưởng những điều mà sự lãnh đạo của ông Trump đem đến trong First Step Act.” (ngưng trích)
Michelle Park Steel là một người Mỹ gốc Nam Hàn, nhưng đã am hiểu vấn đề của người tị nạn Việt Nam hơn nhiều người Mỹ gốc Việt.
Ký Thiệt 4/1/2019
https://baotgm.net/ky-thiet-ong-trump-muon-truc-xuat-nguoi-viet-ti-nan/
0 nhận xét