Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Kinh tế Việt Nam 2018 và căn nguyên trở lực tồn tại – Nguyễn Bá Lộc

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019 05:15 // ,

Kinh tế Việt Nam 2018 và căn nguyên trở lực tồn tại – Nguyễn Bá Lộc

Theo tin tức từ cơ quan chánh thức của VN thì năm 2018 kinh tế VN phát triển tốt hơn năm rồi. Thậm chí tốt hơn TQ.
Tuy nhiên, đó chỉ là cái nhìn phiến diện hay không thật đúng từ phía chánh quyền, và thường là thế.  Dù dù có tiến bộ, nhưng nếu đi sâu vào thực chất và thực tế, kinh tế VN chưa bước qua được  giai đoạn hứa hẹn là đạt được bền vững, có đủ sức tự lực vươn ra thế giới cách bình thường, và có thể cải tiến thực sự mức sống của đa số người nghèo khó.
Cho tới nay, sau 40 năm đổi mới, những trở lực lớn có căn nguyên sâu xa vẫn tồn tạ . Những trở ngại nầy là những bức tường ngăn cản, là phong ba tàn phá những cố gắng của toàn dân hầu xây dựng một Việt Nam khá hơn về nhiều phương diện.
I.TÓM LƯỢC KINH TẾ VN NĂM 2018
Toàn cảnh nền kinh tế VN 2018
Chánh quyền đưa ra những con số mà họ cho rằng kinh tế có tiền bộ. Cứ tạm nhận các thống kê đó. Song, bên cạnh cái tổng quát đó, có những tiêu cực kèm theo trong mọi lảnh vực kinh tế.
Tỷ suất phát triển đạt 7.08%, cao nhứt trong 10 năm qua. Năm 2017 là 6.8%. Nhưng theo World Bank thì tỷ lệ nầy vào khoảng 6.7%.
Nếu thực sự có đạt mức nầy thì kinh tế VN là khá hơn các nước Đông nam Á , kể cả Trung quốc. Năm rồi TQ bị nhiều khó khăn hơn, theo ước lượng của các chuyên gia quốc tế, chỉ đạt 6.5%.
Vì kinh tế nội thuộc rất tệ hại, VN chỉ còn con đường duy nhứt là đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. Đó là đầu tư ngoại quốc và xuất cảng, hai lảnh vực VN có nhiều lợi thế nhứt làm tăng trưởng kinh tế chung.
Đầu tư ngoại quốc (FDI) tăng khá hơn, trên danh số $35.5 tỷ mk, tăng 12% so với năm qua. FDI chiếm hơn 30% tổng số đầu tư.  Mặt khác, năm qua, TQ gia tăng đầu tư ở VN trong mục tiêu xâm chiếm kinh tế, tiến hành dự án Belt & Road, và né tránh chiến tranh mậu dịch với Hoa kỳ.
Theo các nhà nghiên cứu, cho tới nay thì nhân công rẽ vẫn còn là yếu tố thu hút mạnh nhứt FDI ( giá nhân công VN nay bằng 50% TQ, và 40% Thái Lan). Tuy nhiên năng xuất công nhân VN hãy còn quá thấp, nhứt là trong lảnh vực công nghệ cao.
Xuất nhập cảng: Xuất cảng tăng 16% so với 2017. Hàng xuất cảng từ các công ty ngoại quốc chiếm khoảng 25% GDP, tỷ lệ rất cao so với nhiều nước ở Á châu.
Các hàng hóa xuất cảng chánh yếu là:  Linh kiện điện tử , quần áo may mặc giầy dép. Hai thị trường lớn xuất cảng VN là US (tăng 12.5%) và TQ đều tăng (7%). Trong đó cá basa qua Mỹ, dù tăng , nhưng nay sẽ gặp khó khăn hơn vì US có đạo luật mới chuyển sự kiểm soát cá từ FDA qua cho Bộ Canh nông.
Nhập cảng cũng tăng . Do đó nhập siêu vẫn tăng. Mặc dù nhập siêu với TQ có giảm , hàng TQ vào VN chiếm chiếm vị trí thứ nhứt, với đủ thứ, chưa kể hàng lậu từ biên giới ước lượng 20 tỷ mk / năm.
Nông nghiệp không có tiến bộ lạc quan. Giá cả nông sản vẫn không ổn định. Vùng đồng bằng sông Cửu long gặp khó khăn vì các đập thủy điện bên Lào do TQ xây cất. Và bảo lụt lớn ở miền Trung. Hàng lậu hàng giả TQ tràn qua.
Về hạ tầng cơ sở vẫn còn nghịch lý to lớn là chánh quyền với những dự án rất lớn hàng tỷ mỹ kim xây các đường cao tốc thì trong lúc đó ngay tại Saigon và Hà nội rất nhiều con đường bị bể bị nghẻn bị nước ngập tại các khu nghèo, hàng chục năm rồi vẫn thế.
Một nghịch lý khác về đàu tư phát triển gia cư. VN có nhiều khu gia cư cao tầng, khu nghĩ dưỡng sang trọng cho người giàu có bất thường, và người Tàu mới di cư tới. Trong khi đó có rất nhiều nhà ổ chuột ở thành phố của công nhân, và nhà lá rách nát của nông dân, đáng lý phải có chương trình gia cư xây nhà rẽ  bán góp cho cho những người dân nghèo khỗ nầy.
Dầu khí sản xuất bị giảm, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngoại tệ. Các công ty quốc tế khai thác dầu lo ngại về sư căng thẳng thêm ở biển đông.
Tổng quát chỉ số giá cả tăng 3.6% so với năm trước (theo báo Nhân Dân Online). Chánh yếu do tăng giá xăng .
Mặt khác, thì chỉ số tiêu thụ của giới có lợi tức trung bình tăng. Điều nầy làm cho một số nước có xuất cảng mạnh có hy vọng hơn về thị trường VN, như Hoa kỳ , Âu châu , Nhựt, Đại hàn, Trung quốc. Các món hàng có triển vọng nhập cảng tăng như hàng tiêu xài cao cấp, thuốc men, máy móc, xe hơi (gia tăng 27% năm qua) và cả sản phẩm quốc phòng.
Tài chánh/ ngân hàng : Nợ công rất cao , không giải quyết nổi. Tỷ lệ nợ công thực tế lên tới 210%/GDP. Vì khu vực quốc doanh vẫn lỗ nặng . Chánh phủ vay thêm nợ mới phần lớn chỉ để trả nợ cũ. Do đó nợ xấu rất cao (15 % tổng số tín dụng, theo Lowy Institute), các nước Á châu chỉ vào khoảng 3-5%.  75% nợ xấu là thuộc quốc doanh.
Tính đến cuối quí ba/2018 có 13 ngân hàng trong 17 ngân hàng lớn báo cáo là có nợ xấu gia tăng. Ngân hàng quốc doanh lớn là VietinBank có nợ xấu tăng 34.5% so với năm trước , ngân hàng quân đội có nợ xấu tăng 45%. (Theo VNExpress)
Về hội nhập toàn cầu:  Trở lực quan trọng là VN chưa được Hoa kỳ và một số nước công nhận là nền kinh tế thị trường. Khi chưa là nền kinh tế thị trường thì các nước nầy có thể đánh thuế phá giá hay hạn chế nhập cảng mặc dầu VN là thành viên WTO.
Hoa kỳ rút ra khởi TPP và chưa tái gia nhập. Năm qua, Hiệp định TPP với 11 nước có tên CPTPP và VN đã chánh thức là thành viên.
Về Hiệp định Mậu dịch tự do VN – Âu châu (EVFTA) chỉ xong ở giai đoạn một hồi tháng 10/2018. Nhưng  phải qua quyết định chung cuộc vào đầu năm 2019.
(Chi tiết về mậu dịch quốc tế của VN sẽ được trình bày ở phần dưới bài nầy.)
Nói tóm lại, tình hình kinh tế VN 2018 có một số tiến triển. Nhưng bên cạnh đó còn quá nhiều khó khăn như nói ở trên.
Và nếu đi sâu vào thực trạng kinh tế chánh trị, tương lai nền kinh tế vẫn bị vướn kẹt những trở lực nghiêm trọng có căn nguyên rất sâu xa, được tóm tắt dưới đây.
II.TRỞ LỰC KINH TẾ SÂU XA TỒN TẠI
1. Trở lực do bản thể chế độ và cơ cấu kinh tế
Vì là chế độ độc tài, không Dân chủ Tự do về chánh trị, nên khi có chuyển đổi qua phần nào kinh tế thị trường, nền kinh tế chung vẫn đi cách khập khểnh và nhiều mâu thuẩn .
Mô hình “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”, trên thực tế là một mô hình lưởng thể. Nó vừa là sự hòa hợp vừa tương tác, vừa thuận lợi vừa đối nghịch.
Các năm qua, Chánh quyền chỉ cởi trói các lảnh vực nhỏ, và tới nay chánh quyền vẫn nắm chặc các bộ phận cốt lõi và quan trọng. Đường hướng đó vừa có tánh tản quyền vừa tập quyển.  Vì thế có nhiều áp bức , nhiều va chạm, vừa siết vừa buông.
Trong một guồng máy công quyền như vậy, hầu hết cán bộ viên chức, ngày nầy qua ngày nọ, đầu ốc luôn chỉ suy nghĩ , tính toán kiếm tiền vừa trả “hụi chết”, vừa tạo cuộc sống thật giàu có cho gia đình. Những suy tư cho công ích cho tiến bộ đất nước chỉ là phụ. Đó là một trong các trở ngại của Bộ máy nhà nước .
Các trở lực đó kéo dài vì bản thể chánh trị không thay đổi nên các hình thái kinh tế vĩ mô không thay đổi.
Triết lý và Nguyên tắc căn bản của Hành chánh công, mà chánh quyền CSVN đã thể hiện với  nhiều sai lạc, qua các công đoạn của một tiến trình quản lý hành chánh công:
Về xác định đúng nhu cầu đất nước. Mục tiêu sau cùng của VN là XHCN như CSVN từng tuyên bố ‘Mục đích sau cùng là XHCN”, nên vẫn phải giử “quốc doanh là chủ đạo” . Ngay bước tới đầu tiên là một bức tường chắn rồi. Như vậy rất khó có nền kinh tế thị trường thực sự. Hiện nay, chánh yếu phải dựa vào kinh tế đối ngoại, tức là dựa vào kinh tế các nước tự do dân chủ , đó là cái sân chơi quốc tế. Nên mâu thuẩn và cản trở đương nhiên phải có. Mặt khác, sự lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế TQ cũng là một sai lầm và nguy hiểm cho sự phát triên bền vững và tự chủ.
Về xác định và chọn lựa mục tiêu ưu tiên. VN tiến hành gần như trái ngược.Có những mục tiê không ưu tiên thì làm trước. Công việc làm và sửa chửa đường và cống rảnh bị bể nát , bị ngập nước trong thành phố đáng lẽ phải là ưu tiên hơn làm dự án rất tốn kém như dự án Metro Bến thành – Suối tiên với chi phí trên 2 tỷ mỹ kim. Dự án cao tốc Cát linh – Hà dông tốn gần một tỷ mỹ kim. Cả hai dự sá sau 5-6 năm nay vẫn chưa xong.
Về quyền chuẩn phê dự án.  Ở VN sau khi đỗi mới, hệ thống đảng và chánh quyền có sự tản quyền từ trung ương xuống địa phương. Điều nầy đúng vì làm cho công vụ nhanh hơn hữu hiệu hơn. Nhưng thực tế, Bộ chánh trị và chánh quyền trung ương dành lại quyền tuyệt đối và không có thể thống nào cả trong chọn lựa và chuẩn phê dự án. Như việc trung ương nắm hết viện trợ , địa phương nào biết điều thì được phân bổ. Nguyên tắc của VN là nếu dự án trị giá từ 10.000 tỷ đồng ($500 triệu mỹ kim) trở lên phải qua Quốc hội cứu xét. Thực tế không có. Như dự án Cát linh-Dông há, dự án Nhiệt điện Duyên hải, dự án Thủ thiêm, dự án Bauxite… Các đại dự án do Bộ chánh trị quyết định, như dự án “Ba đặc khu Hành chánh kinh tế” năm qua. Dù Quốc hội hoản biểu quyết luật , nhưng Bộ chánh trị đã quyết định và chỉ thị thực hiện từ 2017.
Về hoạch định dự án phải tương đối chính xác về hai mặt kỹ thuật và tài chánh. Về kỹ thuật không thể có quá nhiều sai trái lệch lạc. VN làm kế hoạch nhiều sai trái. Giữa giai đoạn thi công phải thay đổi kỹ thuật, chậm trể thời gian gấp đôi. Điểm thứ hai là phải tính toán kỹ càng chi phí. Nếu công trình phải làm lâu ba bốn năm, thì chi phí có thể phải điều chỉnh, vì vật giá gia tăng. Nhưng thông thường không quá 10-20%. Đằng nầy các dự án của VN thường đội vốn tức tăng chi phí lên từ 50-100% sau khoản ba năm thi công. Ví dụ như dự án cao tốc Cát linh – Đông hà đội vốn thêm lên 60 %. Hoặc nhiều công trình bị hư hỏng quá sớm  trước thời hạn, như đập thủy điện Sông đà. Tài chánh chi phí thì rất quan trọng, nhứt là trong nước nghèo, ngân sách luôn thiếu hụt. VN không coi trọng nguyên tắc “tối thiểu phí tổn tối đa lợi ích”. Tiền nhà nước  là tiền chùa. Dự án nào cũng bị cướp mất độ 30% vào túi viên chức liên hệ. Có nhiều lắm , từ trung ương tới địa phương, từ cầu cống , xa lộ, bến cảng , phi trường, các đoàn kinh tế, hầu hết giao thầu nhứt là giao cho TQ, thay vì cho đấu thầu thì tiết kiệm nhiều tiền công quỹ (mỗi năm đầu tư công của VN từ 10-20 tỷ mỹ kim).
Về cơ cấu quyền lực. Năm 2018 có sự thay đổi quan trọng về hình thức, nhưng trên thực tế không gì quan trọng. Đó là “nhứt thể hóa” Tổng bí thư đảng và kiêm chủ tịch nước. Vẫn có hai bộ phận hai văn phòng với ngân sách to lớn và mức độ độc tài mạnh hơn. Khâu Thanh tra kiểm soát các công trình nguyên tắc rất quan trọng. Nhưng VN coi thường khâu nầy cách cố ý. Vì vậy hầu hết các công trình rất sai sót, và khi sử dụng bị hư hỏng thì mới lòi ra.  Thanh tra hánh phủ không có quyền đề nghị biện pháp chế tài cho các viên chức cấp từ Bộ trưởng, Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban ND cấp Tỉnh Thành Phố trở lên nếu chưa có ý kiến của Ban Thanh tra đảng. Đó là nơi  “chủ đạo” của đại tham nhũng.
Nguyên tắc tôn trọng luật lệ là một trong những nguyên tắc chánh của một nước theo pháp trị. Ở VN thì luật pháp và công lý không phải bảo vệ dân mà chỉ là bảo vệ đảng. Khi vào quốc tế, VN  phải theo luật lệ quốc tế, như luật lao động phải theo luật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nhưng tới nay VN chưa hoàn tất. Trong lúc đó thì ban hành nhanh chống luật có hại như luật an ninh mạng. Theo các nhà đầu tư ngoại quốc thì luật nầy có tác dụng bất lợi cho kinh tế.
Về mô thức kết hợp công tư . Hầu hết các quốc gia đều có sự kết hợp khu vực công và tư trong một số công tác.  Ở VN khi theo mô hình kinh tế thị trường, thì phải có thành phần kinh tế tư doanh. Nhưng VN tạo dựng doanh nhân tư như là bàn tay nối dài của chánh quyền. Tại VN có hai loại tư doanh . Loại nhỏ , hay rất nhỏ thì độc lập hay nằm ngoài quỹ đạo khu chánh quyền. Còn loại tư doanh lớn có bà con bạn bè với đảng viên thì nằm trong quỹ đạo của chánh quyền, đó là bọn tư sản đỏ. Khi quốc doanh còn chủ đạo bắt buộc phải có tư sản đỏ để cùng viên chức đảng viên hợp tác , chia xẽ chiếm đoạt bóc lột tài sản công. Tình trạng nầy thật khủng khiếp, không tưởng tượng nỗi, chỉ có ở nước XHCN.
2. Trở lực do Bộ máy công quyền và sự cấu kết cướp đoạt tài sản
Tệ hại của Bộ máy quản lý kinh tế. Bộ máy Hành chánh của VN quá kém, quá xấu về nhiều phương diện. Trong bài nầy, tôi chỉ nêu hai điểm liên hệ là: Thứ nhứt chính bộ máy đó là một cản trở cho phát triển. Thứ hai chính viên chức trong guồng máy đó cấu kết tạo nhũng lạm.
Thứ nhứt, Bộ máy công quyền là một cản trở cho phát triển. Thông thường Bộ máy công quyền có nhiệm vụ chánh là thi hành các mục tiêu của quốc gia. Nước nào cũng phải có bộ máy đó. Phải có khối người làm việc trong bộ máy đó. Bộ máy đó phải giúp dân, phải làm cho tốt, phải phục vụ dân và xây dựng đất nước. Đó là “bổn phận” chứ không phải “quyền”. Ở VN  bộ máy đó cản trở con đường đi tới của dân bằng luật lệ và bằng cơ quan nhà nước các cấp như:
Luật đất đai. Quyền sở hữu bị tước đoạt. Quyền tư hữu là một kích thích sự gia tăng hiệu quả lao động. Chánh quyền làm trung gian thu hồi đất trả giá thấp bán lại cho công ty gấp chục lần cao hơn đưa tới hai hệ quả: người bán đất bị thiệt mất một số tiền, đáng lẽ họ phải có, để họ có thể dùng cho công việc làm ăn hay ruộng vườn nơi cư trú mới, hầu gia tăng phát triển thêm. Mặt khác, công ty kinh doanh bị cơ quan đứng giữa với giá quá cao, làm cho chi phí kinh doanh cao, giá thành phẫm hay dịch vụ cao, hạn chế phát triển kinh tế.
Việc thiết lập dự án và thực hiện dự án tốn kém quá nhiều vì qua nhiều cơ quan , nhiều viên chức, và kéo dài thời gian. Có rất nhiều dự án đã làm như vậy. Chẳng hạn dự án Đô thị mới Thủ thiêm, dự án đường cao tốc Cát linh-Đông hà. Một phương cách làm việc, con đường ấy đi vòng vo , từ Trung ương đảng, Bộ chánh trị , Ban cán sự Trung ương đảng , Ban cán sự đảng cấp Bộ , hay Tỉnh. Bộ phận nhận lịnh của Bộ (hay Tỉnh) phải hội thảo lấy ý kiến các Bộ , cơ quan khác. Mời cơ quan tư vấn. Đi ngoại quốc nghiên cứu thực tế. Lên kế hoach chi tiết trình cơ quan bên Chánh phủ. Rồi trình lên văn phòng đảng lấy sự chấp thuận. Đến giai đoạn giao thầu tư doanh lại phải tìm “phe ta” hay công ty nào “lợi quả” cao nhứt. Thường các dự án lớn phải điều chỉnh nhiều lần trong giai đoạn thi công. Thì phải qua nhiều trạm gần như trước. Mỗi lần nhờ một cơ quan để xin ý liến là phải biết điều. Chưa kể các Ban kiểm tra. Như vậy khi đầu tư dự án lớn , trên vài trăm triệu mỹ kim thường phải tăng chi phí gấp từ 50-100% và thời gian thực hiện cũng gấp đôi là chuyện thường tình ở VN. Chi loại không chánh thức quá nhiều. Thời gian kéo dài thêm làm tăng tiền lãi các món nợ và thì giờ làm việc. Hệ quả là thiệt hại cho mức độ và chất lượng phát triển, nghĩa là thiệt hại cho ngân sách và cho nền kinh tế chung.
Thứ hai, Bộ máy công quyền cố ý tạo ra tham nhũng.
Tham nhũng ở VN là quốc nạn, ai cũng biết. Trên thế giới có nhiều quốc gia có nạn tham nhũng. Nhưng ở VN thì do cấu kết cả hệ thống chánh quyền, do chính đảng viên âm mưu , vẽ ra từ ý kiến cướp tiền, cướp đất, cho tới giai đoạn hoàn tất công việc. Cho nên đánh tham tham nhũng là tự đảng CS đánh đảng ta. Nếu đánh đúng mức thì còn ai làm việc, toàn bộ máy chánh quyền bị đóng cửa.
Trong năm qua, chiến dịch đánh tham nhũng của TBT Nguyễn phú Trọng khá “hấp dẫn”. Đây là lần đầu tiên đảng đánh đảng lớn và nhiều. Nhiều đảng viên lớn,  bị vào tù. Trong đó có thể kể: vụ Petro VN với Đinh la Thăng, Trịnh xuân Thanh, sơ khởi thiệt hại cho công quỹ vài trăm triệu đô. Vụ công ty Mobifone , gần 500 triệu đô, vụ bán đất quận 2, đất Thủ thiêm, đất Nhà bè của TP HCM có lẽ cả tỷ mk, vì chưa xong. Vụ công trình đường cao tốc Cát linh- Đông hà, Metro Bến thành-Suối tiên mất mát nhiều trăm triệu đô. Vụ Vũ nhôm Đà nẳng tóm thu nhiều khu nhà đất quí không có đấu thầu rồi bán lại cho tư doanh giá gấp vài chục lần cao hơn, thiệt hại ngân quỹ nhà nước nhiều tăm triệu mk.  Vụ các ngân hàng Agribank, BIDV, Ocean Bank, ngân hàng Đông Á,.. vi phạm luật lệ cấu kết tư sản đỏ ăn cướp tiền công. Và còn rất nhiều vụ nữa xẩy ra hầu hết trên cả nước cũng có kiểu gần như vậy.
Các vụ tham nhũng to lớn đó rõ ràng tình trạng tham nhũng ở VN là có kế hoạch, đúng qui trình, có tham dự của viên chức cao cấp, thiệt hại quá lớn. Người dân thường không dính dáng vào các vụ tham nhũng lớn , chỉ có loại “công dân đặc biệt” là “tư sản đỏ” mới dính vào , mới được chia lợi.Trong khi ngân sách thiếu hụt, nợ công quá cao, dân quá nghèo, nền kinh tế èo ọt không tương lai.
Về cản trở nữa khá quan trọng có liên hệ Bộ máy chánh quyền và điều hành kinh tế vĩ mô là sự cấu kết giữa viên chức chánh quyền và tư bản đỏ. Lợi dụng nền kinh tế đa thành phần và mục tiêu làm giàu của đảng viên, sự kết hợp công (tư sản nhà nước) và tư (tư bản đỏ) là công thức tốt nhứt cho đảng CS VN giống như TQ đã đi và truyền dạy. Nhà nước có nhiệm vụ huy động tiền bất cứ từ nguồn nào. Bộ chánh trị và các bộ nghĩ ra các mục tiêu (không cần đúng với nhu cầu dất nước). Lập nhóm tư sản đỏ, là bà con hay bạn bè đàng viên cao cấp, từ Tổng bí thư, Thủ tướng Bộ trưởng, Tướng lảnh. Giao các dự án hay nhà đất công sản cho “công ty đỏ” số 1. Công ty số 1 nầy giao lại cho công ty số 2 với chia chác tiền thầu. Nhiều công trình lớn đều làm như vậy. Cứ như thế “công tư hợp tác lưởng lợi”. Đất nước thiệt . Đảng viên giàu lên. Tỷ phú VN nẩy nở thêm.
3.Trở lực do lệ thuộc kinh tế TQ và Hội nhập toàn cầu
Chủ trương của VN là mở rộng mậu địch quốc tế càng nhiều càng tốt. Đó là vấn đề sanh tử cho kinh tế VN. Mặc dù có kết quả tốt. Nhưng tới năm qua, khó khăn lớn vẫn còn . Ở đây tôi chỉ nói tới hai thị trường lớn là Trung quốc và Âu Mỹ.
 Việt nam và Trung quốc . Trên bình diện kinh tế đối ngoại, VN vừa bị TQ ép , VN vừa tự muốn gia tăng hợp tác kinh tế với TQ. Cả hai mặt, VN đều có những khó khăn to lớn, tôi xin tóm tắt:
Mậu dịch hai chiều.  Tiếp tục gia tăng. Mặc dù có chút cải thiện là xuất cảng hàng VN qua TQ gia tăng tỷ lệ cao hơn gia tăng hàng nhập từ TQ.
Trong 9 tháng đầu năm 2018 VN nhập của TQ $47.26 tỷ hàng hóa, và xuất sang TQ $28.8 tỷ.
Công ty truyền thông VN xử dụng đa số sản phẩm của công ty Huawei và ZTE, hai công ty bị US chế tài, và nhiều nước tẩy chay. Đây là ví dụ về sự áp đặt rõ ràng và tệ hại.
VN tiến hành nhanh chống dự án “Hai hành lang một con đường” với TQ. Đó còn là một nguy hiểm về an ninh. Sức ép tiếp tục ngày càng nặng thêm. Đặc biệt VN cho phép chánh thức xài tiền TQ (yuan) tại 7 tỉnh biên giới . Một hình thức mất chủ quyền quốc gia.
Viện trợ :  TQ với dự trù chi $1,000 tỷ mk cho đại dự án Belt & Road, nên tung tiền ra nhiều cho các nước kể cả VN với tiến trình thực hiện mục tiêu “Giấc mộng Trung hoa”. Tiền vay có hai bước . Lần đầu lãi suất ưu đãi, sau đi nữa chừng vay với lãi suất cao. Không trả nợ được sẽ bị sai áp đất đai, cảng , phi trường.
Người Tàu du lịch qua VN nhiều hơn (tăng 50% năm qua). Tương lai sẽ có những khu nghĩ dưỡng cho họ.
Ba Đặc khu Hành chánh – kinh tế Vân đồn,  Vân phong và Phú quốc: Trung ương đảng và Bộ chánh trị đã quyết định hồi năm 2017. Và  đưa dự luật qua Quốc hội biều quyết cho có ình thức hồi tháng 6/2018. Nhưng bị dân chúng chống đối mạnh mẽ, Quốc hội cho hoản lại. Về hình thức lẫn nội dung ba Đặc khu nầy gần như là VN lập ra theo như kế hoạch của TQ trong Belt & Road, nhứt là các điểm vô lý và nguy hiểm như cho thuê đất 99 năm, vay số tiền rất lớn TQ (nhiều tỷ mk)  cho hạ tầng, đầu tư casino, đầu tư nhà đất kể cả khu nghĩ dưỡng.
Trong chiến tranh mậu dịch Hoa kỳ TQ : Cách tổng quát , VN vừa có lợi vừa có hại.
Cái lợi trước mắt là Hoa kỳ nhập hàng VN nhiều hơn để thay thế hàng TQ , hai loại hy vọng là quần áo may mặc, linh kiện điện tử, thủy sản. Mặt khác TQ đầu tư vào VN nhiều hơn để sản xuất hàng qua Mỹ với chứng chỉ xuất xứ VN. Cái bất lợi là VN bị TQ ép buộc cưởng bức nhiều hơn trong tương lai.
VN với Hoa kỳ và Âu châu
TPP/ CPTPP và US. TT Trump rút ra khởi TPP là một thiệt hại rất lớn cho VN. Về mặt kinh tế lẫn sự tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền. Năm rồi TT Trump có ra lịnh Nội các ông cứu xét để tái tham gia CPTPP. Mất US trong TPP, hàng xuất cảng VN mất 50% trong toàn khối TPP.
Hệp định Mậu dịch CPTPP.
Khi US bỏ TPP, 11 nước còn lại đã thành hình TPP mới có tên CPTPP(Comprehensive Progressive Trans Pacific Partnership). Đại khái CPTPP cũng giống như TPP mà tôi có trình bày trước kia. Quốc hội VN đã chánh thức phê chuẩn hồi tháng 11 vừa qua.
TT Trump đã quyết định rút khỏi TPP hồi đầu năm 2017. Vì Hoa kỳ có bất lợi về nhập siêu cao với VN và vì VN không có cải thiện đủ tốt về quyền lao động, về sản phẩm trí tuệ, về chánh quyền yểm trợ sai trái cho quốc doanh . Nhưng vì quyền lợi của Mỹ ở Đ N Á, và trong chiến tranh kinh tế với TQ, US định tái gia nhập TPP, hay US ký song phương với VN trong tương lai.
Hiệp định thương mại VN- Âu châu (EVNFTA): VN và Cộng đồng Âu châu thảo luận Hiệp định cũng rất quan trọng cho cả hai bên , cho VN cần thiết hơn. Nhưng sau 5 năm, chưa đi tới kết thúc, nhiều nước Âu châu chống đối, vì VN vi phạm trầm trọng nhân quyền và không có thiện chí cải tiến. Mà nhân quyền là điều kiện của mậu dịch của truyền thống Âu châu.
Tin mới nhứt vào ngày 24 tháng giêng vừa qua, Hội đồng Âu châu hoản biểu quyết Hiệp định EVFAT. Lý do là vì VN không chứng tỏ có cải thiện nhân quyền như lưu ý mấy tháng qua.  Đây là thất bại lớn của VN trong kế hoạch mở rộng hội nhập toàn cầu. Vì thị trường Âu châu lớn thứ nhì, sau Hoa kỳ, của VN.
Tóm lại, Kinh tế VN năm 2018 có một số mặt tiến bộ. Nhưng rất nhỏ. Chưa có dấu hiệu lạc quan nào cho VN hy vọng khá hơn trong tương lai. Kinh tế VN khó tiến đến mức bền vững và tư lực nói chi tới thành tích “con rồng kinh tế mới”. Bởi lẽ bên cạnh đó, VN còn quá nhiều trở ngại rất căn bản rất sâu xa, từ lâu , nay chưa và không bao giờ thoát qua khỏi.
Hậu quả chẳng những tác hại rất lớn làm nền kinh tế khập khểnh, xã hội suy đồi thêm. Mà hậu quả quan trọng nhứt là về tinh thần về tâm lý, niềm tin của người dân và của quốc tế đối với đảng và chánh quyền VN.
Trong tương lai, ngoài những khó khăn sâu xa trên, CSVN còn phải đương đầu với nhiều áp lực trong nước và ngoài nước. Dân chúng càng ngày càng bớt sợ hải, tranh đấu kiên cường hơn cho quyền lợi đất nước.
Nhiều áp lực từ bên ngoài buộc VN theo luật lệ và cam kết quốc tế. Nhứt là áp lực từ TQ nhiều hơn trong tương lai nếu chiến tranh US-TQ không có giải quyết tốt.
Nhìn lại “4 con rồng kinh tế “, Sigapore, Đài Loan, Hồng Kong , Đại hàn, hơn 40 năm trước đã phát triển kinh tế vượt bực. So sánh với VN trong khoảng 30 năm qua, thì tiềm năng kinh tế các nước nầy khi bắt đầu cho kế hoạch phát triển kinh tế, đều yếu kém hơn VN về nhiều mặt. Các nước đó chỉ hơn VN một điều duy nhứt là Dân chủ Tự do, Nhân quyền và niềm tin của dân với chế độ.
Cali, 25 Tháng giêng- 2019

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.