Giải khăn sô cho Lộc Hưng
Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019
13:31
//
Slider
,
Tin Việt Nam
Bauxite Viet Nam
15/01/2019
Tam Ân
Tản văn này được viết dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật, từ địa danh cho đến tên nạn nhân, mốc thời gian được tính theo Âm lịch...
Không như thời chiến tranh, có tiếng “Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy, đại bác qua đây con thơ buồn tủi, nửa đêm sáng chói hỏa châu trên núi”... mà cố nhạc sĩ họ Trịnh đã miêu tả qua lời nhạc, do ông sáng tác trong ca khúc “Đại bác ru em”, để khắc hoạ bức tranh xám xịt đầy tang tóc. Ở thời buổi đất nước đã “độc lập, hoà bình”, vậy mà về quy mô, về số lượng quân lính tham gia, về mức độ tàn bạo khi nhà cầm quyền cộng sản tổ chức tổng tấn công cưỡng chiếm 50000m2 đất hợp pháp của người dân ở phường 6, Tân Bình mới thấy đáng sợ, đáng kinh hoàng biết bao. Khu đất này được đồng bào đi cư ngoài Bắc vào, khai khẩn, gầy dựng, từ năm 1954 đến nay, hiện nay được trồng rau sạch, một phần diện tích xây dựng nhà cấp 4. Đặc biệt, ở đây có cả một ngôi nhà tình thương dành cho những người thương phế binh, là quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng hòa, được xây dựng bằng tấm lòng bác ái đóng góp của giáo dân xa gần thông qua các Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Khách quan mà nhận xét, cuộc bố ráp bắt bớ người dân xóm đạo trước, rồi tiến hành cưỡng chiếm đất đai Vườn rau Lộc Hưng bởi nhà cầm quyền, trong những ngày cuối năm năm Mậu Tuất 2018, nó khủng khiếp, bi đát, phẫn hận,.. hơn rất nhiều so với thời kì chiến tranh. Trong chiến tranh, ngay cả cuộc thảm sát kinh hoàng người dân Huế vô tội tết Mậu Thân năm 1968, thì nếu còn được sống, người dân Huế vẫn còn cơ hội trở về căn nhà của mình, dù rằng ngày về nó chỉ còn lại một đống đổ nát, ngổn ngang. Một sự đau thương trùng hợp, nửa thế kỉ sau cũng vào năm Mậu, người dân thiện lương ở Vườn rau Lộc Hưng (P6, Tân Bình) đã trở thành nạn nhân của chính quyền cộng sản. Khi chính quyền tổ chức tổng tấn công đập phá nhà cửa, rồi lấy đất đai của họ, vào những ngày cuối năm. Một giải khăn sô cho Lộc Hưng! Nhưng, người dân Lộc Hưng đã tuyệt nhiên không còn được trở về ngôi nhà của mình, như người dân Huế năm xưa. Chỉ trở về một lần thôi, được thăm hay nhìn lại đống đổ nát mà trước đó là ngôi nhà, là vườn rau mà đại gia đình của họ từng sinh sống qua mấy thế hệ, nào có được đâu.
Tính ra, những người đồng bào giáo dân ở nơi này, họ phải chịu tai hoạ cộng sản, đến lần thứ ba gặp cảnh tan nhà nát cửa, kể từ năm 1954, khi mà họ phải khăn gói, dắt díu nhau rời xa cố hương tận ngoài Bắc xa xôi. Có đọc tác phẩm Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn, chúng ta mới thấu cảm được phần nào tâm trạng biệt ly, cho những phận người buộc phải rời nơi chôn nhau cắt rốn...! Càng đau đớn hơn, biệt ly cố hương vì chạy giặc, tang thương gánh chịu đến mấy lần. Chính vì điều này, mà nỗi đau của người dân khi bị chính quyền cộng sản cướp bóc đất đai, xảy ra ở Lộc Hưng, nó mang tính chất nỗi đau buốt xé của vết thương cũ vừa sắp da non thì bị rách toạc ra, bởi bàn tay thú tính, khiến cho máu tươi phun bắn ra thành vòi...!
0 nhận xét