FB TMCNN 11-1-2019 Sự kiện nổi bật nhất trong những ngày qua là khu Vườn Rau có diện tích khoảng 5 hécta của bà con dân oan Lộc Hưng, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình đã bị nhà cầm quyền Tp.HCM bình địa thành đống tro tàn, tường gạch đổ nát, sắt vụn ngổn ngang chỉ trong vòng hai ngày vào ngày 04 và 08.01.2019 mà không tuân theo thủ tục pháp luật quy định, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Pháp luật VN. Nguồn gốc Đất Vườn Rau thuộc quyền quản lý và sở hữu của bà con từ những năm 1954 do Giáo hội Công Giáo cấp, được bà con sử dụng đất ổn định và liên tục cho đến hôm nay. Điều này đã được Linh mục Huỳnh Công Minh, Tổng Đại diện của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo phận Sài Gòn, với tư cách chủ đất khẳng định với các cơ quan có thẩm quyền vào năm 2007. Đất của bà con Vườn Rau sử dụng ổn định và lâu dài (từ năm 1954 cho đến nay, gần 65 năm) với mục đích canh tác thể hiện qua các biên lai nghĩa vụ (1982 và 1983), phiếu thu đóng góp nghĩa vụ (1983), bản đồ diện tích đất Vườn Rau… Và Giáo hội Công Giáo và bà con chưa bao giờ từ bỏ quyền sử dụng đất Vườn Rau, cũng như chưa bao giờ bà con ký bất kỳ một văn bản nào của các cấp có thẩm quyền để tước bỏ quyền sử dụng đất của mình. Về pháp lý Đất của bà con Vườn Rau Lộc Hưng chưa bao giờ thuộc quyền quản lý và sở hữu của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN, chính nhà cầm quyền này đã “ăn cướp” của người nông dân nghèo một cách trắng trợn và ngồi xổm trên pháp luật. Bởi lẽ: Thứ nhất: Vào thời điểm trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất Vườn Rau thuộc quyền quản lý và sở hữu của bà con Lộc Hưng do Giáo Hội Công Giáo cấp vào những năm 1954. Thứ hai: Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hội đồng Chính phủ lâm thời miền Nam đã ra các văn bản khẳng định “giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân phải trên cơ sở nguyên canh là chính”, “Nhà nước chỉ quốc hữu hoá các đồn điền và ruộng đất của các tư sản nước ngoài”…; và ra các văn bản chỉ thị “đăng ký, thống kê sử dụng đất” mà sau này được xem là các giấy tờ hợp pháp… Cụ thể: 1) Quyết định số 31/QĐ-76 về việc quản lý và sử dụng ruộng đất của Hội đồng Chính phủ lâm thời miền Nam ngày 17/6/1976; và Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20/9/1976 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề ruộng đất ở miền Nam. Theo đó, quy định giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân phải trên cơ sở nguyên canh là chính. 2) Quyết định số 188-CP ngày 25/9/1976 của Hội đồng Chính phủ về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam. Theo đó, Nhà nước quốc hữu hoá các đồn điền và ruộng đất của các tư sản nước ngoài. 3) Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước. Nội dung cơ bản có Thống kê, đăng ký đất và UBND xã phải kiểm tra…; 4) Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước. Trong đó có nêu: “… đăng ký thống kê sử dụng đất trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam theo từng đơn vị hành chính trong từng cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng đất. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng đất có nhiệm vụ chấp hành đúng mọi thủ tục về đăng ký ruộng đất theo quy định của Tổng cục Quản lý ruộng đất”. Chính vì lẽ vậy sau năm 1975, bà con Vườn Rau đã “thống kê”, “đăng ký”, “đo đạc” ruộng đất với các cơ quan có thẩm quyền trong “công tác quản lý ruộng đất” của nhà nước thông qua các biên lai “thu thuế” nên có đầy đủ cơ sở xác lập QSD đất. Xin được nói thêm, tại điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16, Khoản 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP: Qui định các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ gồm: Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm: a- Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; b- Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập; c- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản này. Trường hợp trong đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất có sự khác nhau giữa thời điểm làm đơn và thời điểm xác nhận thì thời điểm xác lập đơn được tính theo thời điểm sớm nhất ghi trong đơn; d- Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất; đ- Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở; e- Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sĩ làm nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo chỉ thị số 282/CT_QP ngày 11 tháng 7 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sĩ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Một điểm cần nhấn mạnh Hiến pháp 1980 đầu tiên của Nước CHXHCNVN quy định tại Điều 20: “…Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật…” Và Luật Đất Đai đầu tiên được ban hành và có hiệu lực vào năm 1987 quy định: “…Người đang sử dụng đất đai hợp pháp được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này…” Chính vì vậy, bà con Vườn Rau Lộc Hưng canh tác lâu dài và ổn định trên khoảng 5 hecta đất ngụ tại đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình “đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình” và “người đang sử dụng đất đai hợp pháp được tiếp tục sử dụng” mà không cần đến cái gọi là “sổ đỏ”. Bà con Vườn Rau có đầy đủ căn cứ pháp lý để được nhà cầm quyền “công nhận quyền sử dụng đất” cho các hộ dân sinh sống lâu đời trên mảnh đất cha ông của mình đã để lại. Vụ việc nhà cầm quyền cưỡng chế đất của bà con trong các ngày 04 và 08.01.2019 đã phá hoại tài sản trên đất của bà con là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Đất Đai và đi ngược lại với chủ trương của Hiến pháp năm 1980. (Trong bài kế tiếp, chúng tôi sẽ nêu rõ cơ sở pháp lý đối với cái gọi là Đất công và “các công trình trái phép” xây dựng tại Vườn Rau.) https://baotiengdan.com/2019/01/11/vuon-rau-loc-hung-nhin-duoi-khia-canh-phap-ly/
Kông Kông
11-1-2019
Thủ Thiêm, sát Sài Gòn, 20 năm bị nhiều đời các băng nhóm lãnh đạo Tp HCM trực tiếp cướp đất, đến bây giờ vẫn chưa giải quyết. Vườn rau Lộc Hưng, giữa Sài Gòn, mới vừa bị phá tan hoang cũng để cướp đất. Về độ to lớn thì Lộc Hưng thua xa Thủ Thiêm. Về thời điểm thì đúng dịp mọi người chuẩn bị cho ngày thiêng liêng nhất, đón mừng năm mới âm lịch.
Thủ Thiêm, đa số người miền Nam sinh sống lâu đời, âm thầm che giấu bọn nằm vùng Mặt trận GPMN vì người miền Nam vốn hiền lành, chất phát, cả tin, thương người cơ nhỡ, nên bị cán bộ cộng sản đánh lừa. Bây giờ tỉnh ngộ, biết được thế nào là cộng sản thì chuyện đã rồi.
Lộc Hưng, đa số người miền Bắc, hiểu rõ chân tướng cộng sản nên đã bỏ quê hương, trốn chạy vô Nam từ năm 1954. Do đó Lộc Hưng đồng cảm với người đang chống cộng sản, mở lòng đối với Thương phế binh VNCH, đùm bọc thương yêu “Bên nhau đi hết cuộc đời”, chương trình của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Và cũng là nơi thăm viếng, ngủ tạm của một số người tranh đấu, ngoài Bắc, trong Nam khi bị công an theo dõi. Vì thế Lộc Hưng là hình ảnh Thủ Thiêm trước năm 1975.
Kinh nghiệm cán bộ cộng sản từng hoạt động ở Thủ Thiêm trước kia làm chế độ sợ hãi Lộc Hưng. Lộc Hưng còn là một miếng đất vàng hơn 50.000 mét vuông, vừa là cái gai nhọn đâm vào mắt họ ngay tại trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn nhất nước. Do đó họ phải cướp và đập tan từ trứng nước mầm mống chống đối chế độ! Phải bất ngờ tung quân dùng bạo lực tối đa để đập phá tan hoang cả trăm nhà dân với danh nghĩa xây trường, xây công viên… Mấy ngày trôi qua báo chí đều im thin thít rồi họ họp báo giải thích là chỉ đập phá nhà “xây cất bất hợp pháp”. Nhưng khu đất Lộc Hưng là của chính người di cư từ Bắc vô khai thác và sống ở đó đã hơn 60 năm mà nhà nước không chịu cấp sổ đỏ! Vì thế dẫu họ giải thích cách nào thì cũng chẳng ai tin. Miệng lưỡi cộng sản thêm một lần gian trá trắng trợn!
Vì thế có đấu lý (trưng dẫn luật) cũng vô ích. Vì có luật nào vô đạo như câu chữ đểu cán họ dùng trong Hiến pháp “đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý”? Có lý nào khi đất đai ngàn đời của tổ tiên để lại cho con cháu bổng chốc trở thành của riêng của đảng CSVN, họ muốn làm gì thì làm?
Bây giờ người miền Nam, người miền Bắc cũng như nhau, đều là nạn nhân cộng sản.
Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Nhưng đấu tranh kiểu mạng đổi mạng như anh Đặng Ngọc Viết thì không thể. Vì với cá nhân có thể lén mua được một cây súng mà đạn bắn ra cũng chỉ là xử kẻ thừa hành. Còn hàng vạn người căm phẫn thì súng tìm ở đâu ra? Nhưng dùng máu để tranh đấu thì vô tình theo vết chân của cộng sản. Vì họ là chuyên viên dùng máu, bất kể hậu quả! Như máu hàng triệu người dân Việt đã đổ. Và hiện họ đang có trong tay tất cả sức mạnh của vũ khí.
Xin đừng nhỏ nước mắt cho Lộc Hưng mà hãy mang lấy vết thương của Lộc Hưng. Vết thương của Thủ Thiêm. Vết thương của Dương Nội, Văn Giang. Vết thương của của 2 triệu người dân miền Trung nạn nhân Formosa. Vết thương của Boxit Tây nguyên. Vết thương của dân oan khắp nước.
Vì đồng bào Lộc Hưng vừa mới thành dân oan, cùng đoàn dân oan cả nước sẽ là những áng mây trôi lang thang vô định khắp quê hương. Nhưng một ngày giờ nào đó đủ nhiệt và áp suất chắc chắn sẽ tụ lại thành sấm sét giông bão. Đó là quy luật tự nhiên.
Và xin hãy nhớ, Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an Hải Phòng nổi tiếng với câu nói “trận đánh đẹp có thể viết thành sách” khi “chiến thắng” anh em nông dân Đoàn Văn Vươn, chiếm Đầm Cống Rộc. Xin hãy nhớ Đinh La Thăng với hình ảnh Thượng Tọa Thích Không Tánh cầm mấy cây hương ngồi khóc trên đống hoang tàn đổ nát Chùa Liên Trì. Và cũng xin hãy nhớ câu nói mới đây của ông Nguyễn Thiện Nhân “Tôi người Nam nhưng nói giọng Bắc, không gạt bà con đâu”. Vâng, không gạt đâu, chỉ bất ngờ đánh úp mà thôi!
Xin nhớ cả trung đội cảnh sát cơ động được trang bị đầy đủ để đàn áp nhưng với sự đoàn kết quyết giữ đất của đồng bào Đồng Tâm, họ đã không nở ra tay. Vì đó chính là hình ảnh gia đình cha mẹ thân nhân của họ trong tương lai, nên họ tự động giao nộp vũ khí để được dân che chở. Xin nhớ hình ảnh cả trung đội cảnh sát cơ động khác, ở Phan Rí Cửa, cũng cởi bỏ mọi trang bị vì không thể đàn áp đồng bào yêu nước trong tay không tất sắt, trong cuộc toàn quốc biểu tình chống Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu. Cũng xin nhớ hình ảnh một người dân ngồi xuống làm bệ đỡ cho nhóm cảnh sát cơ động đó có thể vượt tường rào, trở về với nhân dân.
Dân tộc đang là nạn nhân của một chế độ tham nhũng thối nát, làm tay sai cho Tàu cộng. Xin hãy chia sẻ thương yêu trong tình cảnh khốn cùng nầy. Nếu một số ít người xuống đường có thể cộng sản sẽ không tiếc đạn. Nhưng hàng chục, hàng trăm ngàn thì chính trong hàng ngũ vũ trang sẽ buông súng như đã thấy. Vì lực lượng vũ trang phải nghĩ đến gia đình họ trước tiên. Nếu có biến cố lớn gia đình họ sẽ là nạn nhân, trong lúc lãnh đạo của họ đã cao bay xa chạy, vì đã chuẩn bị cơ ngơi sẵn ở nước ngoài.
Đảng rất sợ sự đoàn kết của người dân vì thế họ tìm mọi cách ly gián. Dẫu đã thành lập lực lượng 47 dư luận viên nhưng trước thực tế như vụ vườn rau Lộc Hưng cũng phải im hơi lặng tiếng. Còn người dân thì đã “sáng mắt sáng lòng”. Lịch sử VN phải sang trang.
https://baotiengdan.com/2019/01/11/xin-hay-mang-vet-thuong-cua-loc-hung/
0 nhận xét