Đại-Dương: đối phó với chiến thuật bất chiến tự nhiên thành của TC
Quyết định rút quân khỏi Syria, A Phú Hãn, Iraq, ngưng yểm trợ cho Á Rập Saudi tại Yemen như tín hiệu của Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh uỷ nhiệm khắp thế giới để chuyển sang chiến lược hợp tác trên tinh thần đồng minh và đối tác qua các lãnh vực quân sự lẫn kinh tế.
Đạo luật “Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á năm 2018” (Asia Reassurance Initiative Act of 2018, ARIA), do Thượng nghị sĩ trẻ Cory Gardner thuộc Đảng Cộng Hoà ở Colorado bảo trợ, đã được Tổng thống Donald Trump ký hôm 31/12/2018 nhằm “tìm cách tăng cường hợp tác toàn diện với các nước Châu Á và bao gồm các biện pháp nhắm thẳng vào Trung Cộng, liên quan đến trật tự kinh tế, cũng như nhân quyền và tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Đạo luật “Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á năm 2018” (Asia Reassurance Initiative Act of 2018, ARIA), do Thượng nghị sĩ trẻ Cory Gardner thuộc Đảng Cộng Hoà ở Colorado bảo trợ, đã được Tổng thống Donald Trump ký hôm 31/12/2018 nhằm “tìm cách tăng cường hợp tác toàn diện với các nước Châu Á và bao gồm các biện pháp nhắm thẳng vào Trung Cộng, liên quan đến trật tự kinh tế, cũng như nhân quyền và tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Đạo luật này phát triển một tầm nhìn chiến lược dài hạn và một chính sách của Hoa Kỳ có tính nguyên tắc, đa dạng, toàn diện cho toàn vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chiếm 50% dân số thế giới. Nó chi-tiết-hoá việc đối phó với Trung Cộng cũng như cách cư xử với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ tại Châu Á. Nhằm đương đầu với Hoa Kỳ nên Trung Cộng áp dụng chính sách ‘bất chiến tự nhiên thành’ trong binh thư Tôn Tử.
Đầu tháng 12-2018, Học viện Khoa học Trung Cộng công bố kế hoạch thiết lập một căn cứ tàu ngầm tự-hành trong Philippines Rise (tức Benham Rise được Liên Hiệp Quốc công nhận của Phi Luật Tân) có độ sâu từ 6,000 đến 11,000 mét hoạt động suốt 24 giờ/7 ngày bằng kỹ thuật trí tuệ nhân tạo tiên tiến, giống như thành phố huyền thoại Atlantis đã chìm sâu trong lòng biển, với chi phí $160 triệu có thể tăng gấp nhiều lần. Căn cứ này sẽ làm điểm xuất phát cho tàu ngầm tự-hành tấn công địch thủ kể từ năm 2020. Nó được cung cấp năng lượng bằng đường dây cáp nối với một con tàu hoặc ụ nổi gần đó sẽ dễ bị vô-hiệu-hoá trong chiến tranh.
Chủ tịch Tập Cận Bình vừa ký mệnh lệnh đầu tiên trong năm 2019 của Quân Uỷ Trung ương (CMC) để khởi động một năm huấn luyện quân sự, chuẩn bị tác chiến trong cuộc xung đột quân sự, đồng thời tuyên bố đảo ngược chính sách “thống nhất Đài Loan bằng biện pháp hoà bình”.
Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn lập tức kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế để bảo vệ nền dân chủ đảo quốc này. Cựu Tổng thống Mã Anh Cửu, Chủ tịch Trung Hoa Quốc Dân Đảng (KMT), thân thiện với Bắc Kinh từ năm 2015, đã trả lời phỏng vấn hôm 3 tháng 1-2019 “khuôn khổ một quốc gia hai hệ thống” không phù hợp với nền dân chủ tại Đài Loan nên thiếu sự hỗ trợ của công chúng.
Cuộc thăm dò dư luận từ Chicago Council on Global Affairs hồi tháng 10-2018 ghi nhận chỉ có 35% người Mỹ hỗ trợ việc can thiệp vào trận chiến giữa Đài Loan và Trung Cộng vì sợ phải trả giá trong trận hải chiến Trung – Mỹ.
Nhưng, Hoa Kỳ không thể để Đài Loan lọt vào tay Trung Cộng như một vết dầu loang tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Sec 209 của Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á (ARIA) gồm 3 điểm chính:
Sec 209 của Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á (ARIA) gồm 3 điểm chính:
•(a) Hoa Kỳ cam kết với Đài Loan trong ARIA: (1) hỗ trợ mối quan hệ chặt chẽ Hoa Kỳ – Đài Loan về an ninh, chính trị, kinh tế. (2) cam kết thực thi Taiwan Reletions Act of 1979, tuân thủ 3 tuyên bố chung, 6 bảo đảm từ thời Tổng thống Ronald Reagan năm 1982. (3) chống lại mọi cố gắng thay đổi hiện trạng và ủng hộ giải pháp hoà bình mà hai bên bờ Eo biển Đài Loan có thể chấp nhận được.
•(b) Chuyển giao vũ khí để Đài Loan có thể ứng phó với Trung Cộng hiện tại và tương lai.
•(c) Tổng thống nên khuyến khích các viên chức cao cấp Mỹ tới Đài Loan, phù hợp với Đạo luật Du lịch Đài Loan (Taiwan Travel Act).
Ý đồ của Tập Cận Bình khá lộ liễu: (1) sử dụng guồng máy tuyên truyền khổng lồ thổi phồng sức mạnh quân sự, kinh tế để có thể “bất chiến tự nhiên thành”. (2) đe doạ nguy cơ chiến tranh với nước ngoài để trấn an quốc nội. (3) Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ và các cường quốc cố ngăn cản sự phát triển và vai trò siêu cường của Trung Cộng.
Tuy nhiên, Trung Cộng đã bị phản ứng gay gắt từ các quốc gia Châu Á trong các lãnh vực kinh tế, ngoại giao, quân sự, và do kế hoạch của Hành pháp, Lập pháp Hoa Kỳ nhằm hạn chế tham vọng của điên rồ của Bắc Kinh.
Chiến thuật “bất chiến tự nhiên thành” của Tập Cận Bình đã đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) rơi vào tình trạng phân liệt.
AEC chú trọng tới phát triển kinh tế khi nhận viện trợ, đầu tư của Bắc Kinh mà quên nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán. Mất tự chủ thì chủ quyền quốc gia cũng mai một.
Tổng thống Rodrigo Duterte (2016 -) đã làm suy yếu luật phát quốc tế khi lờ đi Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA). Toà án này vô-hiệu-hoá yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Duterte chấp thuận dự án thăm dò chung với Trung Cộng trong vùng biển phía Đông Phi Luật Tân tạo điều kiện cho Tập Cận Bình hoành hành đến độ mất quyền kiểm soát tại Benham Rise.
Dư luận ở Phi Luật Tân, đặc biệt trong giới tinh hoa, phản đối gay gắt “chính sách thân Bắc Kinh” của Duterte. Hình như chính sách đi dây của Duterte đã làm hại Phi Luật Tân.
Tờ The Forbes số ngày 2 tháng 1 năm 2019 khen Việt Nam đã làm điều mà Phi Luật Tân không dám: thách đố sứ mệnh của Bắc Kinh muốn biến thuỷ lộ rộng lớn thành ao nhà. Hà Nội đang đẩy mạnh Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) sẽ đặt nhiều hoạt động của Trung Cộng đang diễn tiến trên SCS ra ngoài vòng pháp luật.
Tờ The Forbes số ngày 2 tháng 1 năm 2019 khen Việt Nam đã làm điều mà Phi Luật Tân không dám: thách đố sứ mệnh của Bắc Kinh muốn biến thuỷ lộ rộng lớn thành ao nhà. Hà Nội đang đẩy mạnh Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) sẽ đặt nhiều hoạt động của Trung Cộng đang diễn tiến trên SCS ra ngoài vòng pháp luật.
Nhưng, Việt Nam bi đát hơn vì cùng chung ý thức hệ cộng sản nên dễ bị rơi vào tình trạng bị đồng hoá, làm bãi phế thải công nghệ lạc hậu, trở thành nơi chuyển đổi hàng hoá Trung Cộng thành Made in Vietnam, thành tấm da beo kinh tế và “quân sự giấu mặt” của Bắc Kinh, sự tha hoá và suy đồi đạo đức dân tộc đến cực độ.
Thủ tướng Mã Lai Á Mahathir Mahomad 92 tuổi bắt đầu nhiệm kỳ (2018 -) đã huỷ bỏ 2 dự án đường sắt và ống dẫn khí trị giá hơn $22 tỉ do cựu Thủ tướng Najib Razak ký kết, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền tự do hàng hải trên SCS.
Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á của Hoa Kỳ đang đặt nền móng cho chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rất chi tiết nhằm thiết lập một hệ thống đồng minh và đối tác trong nhiệm vụ bảo vệ, duy trì an ninh, ổn định, phát triển, thịnh vượng trong khu vực.
Thời đại chiến tranh uỷ nhiệm đã trôi qua nên các quốc gia ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt các nước bao quanh SCS, cần nghiên cứu kỹ lưỡng Đạo luật này để khỏi vuột mất cơ hội bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Đại-Dương – Jan 7, 2019
Tài liệu tham khảo:
–South China Sea: Vietnam Dares What Philippines Didn’t (Forbes)
-What Would Have Happened If China Never Went Communist? (National Interest)
-China’s Atlantean ambition for the South China Sea (Asia Times)
-China’s Xi Jinping orders forces to be battle-ready; Taiwan calls for support to defend democracy (Sunday Times)
-KMT rejects Xi’s plan for HK-style union with Taiwan (Strait Times)
-Trump and Congress up pressure on China with Asian-security law (Nikkei)
-What Would Have Happened If China Never Went Communist? (National Interest)
-China’s Atlantean ambition for the South China Sea (Asia Times)
-China’s Xi Jinping orders forces to be battle-ready; Taiwan calls for support to defend democracy (Sunday Times)
-KMT rejects Xi’s plan for HK-style union with Taiwan (Strait Times)
-Trump and Congress up pressure on China with Asian-security law (Nikkei)
0 nhận xét