Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

#10YearChallenge và những điều ngạc nhiên quanh ta

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019 15:31 // ,

BBC
21/01/2019

Bạn đang làm gì và ở đâu vào thời điểm 10 năm về trước? Năm 2009 Michael Jackson qua đời, Barack Obama đắc cử chức Tổng thống Mỹ và thế giới còn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm lợn.
Barack Obama đắc cử chức Tổng thống Mỹ vào thời điểm năm 2009. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Barack Obama đắc cử chức Tổng thống Mỹ vào thời điểm năm 2009.
Nhiều người trên thế giới chia sẻ trên các mạng xã hội hình ảnh của họ từ 10 năm trước kèm theo hashtag '10YearChallenge'.
Nhưng lướt qua tin kiểu "Ôi tôi thấy mình già đi nhiều quá", bạn sẽ chỉ thấy mình mà có thể chưa thấy thế giới hóa không thay đổi nhiều như bạn nghĩ.
Mr Nguyen Phu Trong Bản quyền hình ảnh Getty Images/BBC
Image caption Ông Nguyễn Phú Trọng năm 2009 (trái), khi ông giữ chức Chủ tịch Quốc hội, và ông bước vào năm 2019 với tư cách Tổng Bí thư - Chủ tịch nước.

Vẫn trụ lại

Nếu như bạn thức dậy sau một cơn hôn mê kéo dài hàng thập kỷ ở hàng chục quốc gia trên thế giới, bạn có thể sẽ vẫn được chào đón bởi một một số gương mặt quyền lực quen thuộc trên chính trường.
Vladimir Putin (Russia); Angela Merkel (Germany); Evo Morales (Bolivia); Recep Tayyip Erdoğan (Turkey); Ilham Aliyev (Azerbaijan); Alexander Lukashenko (Belarus); Pierre Nkurunziza (Burundi); Paul Biya (Cameroon); Benjamin Netanyahu (Israel); Nursultan Nazarbayev (Kazakhstan); Paul Kagame (Rwanda); Bashar Al-Assad (Syria); Gurbanguly Berdimuhamedow (Turkmenistan); Yoweri Museveni (Uganda); Abdelaziz Bouteflika (Algeria); Idriss Déby (Chad); Joseph Kabila (DRC); Denis Sassou Nguesso (Congo); Ismaïl Omar Guelleh (Djibouti); Teodoro Obiang Nguema Mbasogo (Equatorial Guinea); Isaias Afwerki (Eritrea); Ali Bongo Ondimba (Gabon); Mahmoud Abbas (Palestine); Emomalii Rahmon (Tajikistan); Faure Gnassingbé (Togo); Omar Al-Bashir (Sudan) Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Những vị lãnh đạo thế giới vẫn còn tại vị sau một thập kỷ
Đây là những người còn trụ lại sau các cuộc đảo chính, những người viết lại hiến pháp, những người xây dựng liên minh và hơn hết là những người đã thắng cử 10 năm trước và giờ họ vẫn nắm quyền.
Mặc cho chính trường thế giới chứng kiến nhiều sự thay đổi to lớn trong một thập kỷ qua, những vị lãnh đạo này vẫn giữ trụ lại.
Ngược lại, Thụy Sĩ lại có tới mười đời tổng thống trong một thập kỷ qua. Đó là do hiến pháp đặc biệt của nước này giới hạn nhiệm kỳ tổng thống chỉ gói gọn trong vòng một năm.

Vẫn tiếp tục nóng

Global temperature heat maps from 2009 and 2017. Bản quyền hình ảnh NASA
Image caption Nhiệt độ toàn cầu vẫn ngày càng tăng trong hơn một thập kỷ qua.
Chúng ta biết đến biến đổi khí hậu do con người tạo ra từ ít nhất một thế kỷ nay. Nhưng thái độ của chúng ta với vấn đề này vẫn gần như không thay đổi.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến những người nghèo trước tiên và mạnh nhất, nhưng các nhà lãnh đạo thế giới đã phải mất tới hơn 21 năm chỉ để đi đến một thỏa thuận dự kiến về việc hạn chế ảnh hưởng của nó.
Thỏa thuận COP24 được kí kết tại Ba Lan vào tháng 12/2018, là quy ước cụ thể đầu tiên để các chính phủ bắt đầu nỗ lực giảm lượng khí thải.
Nhưng trong 10 năm qua, có rất ít tiến bộ và thế giới tiếp tục trở nên nóng hơn và nóng hơn.
Năm 2009, Nasa cho biết nhiệt độ bề mặt toàn cầu là cao hơn 0,63C so với nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1951-1980, còn đến năm 2017 đã tăng lên 0,90C.

Vẫn nghèo

Refugee camp and skyscrapers. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chênh lệch giàu nghèo vẫn tiếp tục gia tăng
Một điều đã thay đổi là ở thời điểm 10 năm về trước, những công ty giàu nhất trên thế giới thường là các công ty kinh doanh dầu mỏ và ngân hàng.
Đến năm 2018, trong danh sách các công ty giàu nhất trên thế giới theo tạp chí Financial Times Global 500 hầu hết thuôc về những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ như Apple, Google, Microsoft, Amazon và Tencent.
Tuy nhiên, một điều vẫn giữ nguyên là khoảng cách khổng lồ giữa những người giàu nhất và những người ngèo nhất.
Thậm chí, khoảng cách này còn lớn hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Một báo cáo được công bố bởi Hạ viện Anh cho thấy, từ năm 2008 đến 2017, khối tài sản của 1% những người giàu nhất thế giới tăng 6% mỗi năm trong khi khối tài sản của 99% còn lại chỉ tăng 3% mỗi năm.
Báo cáo ước tính rằng 1% người giàu nhất có thể nắm giữ tới 64% tài sản của thế giới vào năm 2030.

Vẫn bất bình đẳng

2018 New York Women's March Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Bất bình đẳng nữ giới vẫn diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới
Cho dù có nhiều người lên tiếng ủng hộ phong trào nữ quyền năm 2018, thực tế cuộc sống hàng ngày của nhiều phụ nữ vẫn chẳng mấy thay đổi.
Đúng là một cố chuyện đã khác. "Upskirting" (Chụp hình nhạy cảm nữ giới mà chưa được sự đồng ý) cuối cùng cũng bị quy là một loại hình tội phạm theo điều luật của Vương quốc Anh.
Hàn Quốc đóng một trong những trang web khiêu dâm lớn nhất hay đăng những video nhạy cảm của nữ giới được quay bằng những camera ẩn.
Ả Rập Saudi cũng đã cho phép khán giả nữ được tới sân xem những trận bóng đá và thậm chí còn cấp giấy phép lái xe cho họ.
Và đúng là phụ nữ Ấn Độ cuối cùng cũng giành được quyền để vào một số ngôi đền linh thiêng như nam giới.
Nhưng phụ nữ vẫn đang bị hãm hiếp tập thể và làm nhục tại Ấn Độ.
Phá thai vẫn có thể khiến phụ nữ phải đi tù ở El Salvador. Và nơi nguy hiểm nhất cho phụ nữ trên toàn thế giới vẫn là nhà của họ.
Bất bình đẳng cải thiện chậm đến mức Diễn dàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) ước tính sẽ mất tới 202 năm để thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ giới.

Những lãnh đạo vẫn trụ lại sau 10 năm

Hàng trên cùng từ trái sang phải theo ảnh giữa bài: Teodoro Obiang Nguema Mbasogo (Guinea Xích đạo); Emomalii Rahmon (Tajikistan); Isaias Afwerki (Eritrea); Alexander Lukashenko (Belarus); Faure Gnassingbé (Togo); Angela Merkel (Đức); Ilham Aliyev (Azerbaijan); Pierre Nkurunziza (Burundi); Evo Morales (Bolivia).
Hàng giữa từ trái sang phải theo ảnh: Paul Biya (Cameroon); Joseph Kabila (DRC); Benjamin Netanyahu (Israel); Mahmoud Abbas (Palestine); Nurultan Nazarbayev (Kazakhstan); Abdelaziz Bouteflika (Algeria); Paul Kagame (Rwanda); Yoweri Museveni (Uganda); Omar Al-Bashir (Sudan).
Hàng dưới cùng từ trái sang phải theo ảnh: Ali Bongo Ondimba (Gabon); Idriss Déby (Chad); Vladimir Putin (Nga); Denis Sassou Nguesso (Congo); Recep Tayyip Erdoğan (Thổ Nhĩ Kỳ); Ismaïl Omar Guelleh (Djibouti); Bashar Al-Assad (Syria); Gurbanguly Berdimuhamedow (Turkmenistan).
Còn tại Việt Nam, giáo sư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2009 mới chỉ giữ chức Chủ tịch Quốc hội nhưng ông bước vào năm 2019 với tư cách Tổng Bí thư - Chủ tịch nước dù đã ở tuổi ngoài 70.
Ở Trung Quốc, tháng 10/2009, Hội nghị Trung ương của đảng cộng sản cầm quyền khép lại với chỉ dấu ông Tập Cận Bình sẽ kế vị Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2012.
Tuy thế, vào năm 2009, ông Tập mới chỉ giữ chức Phó Chủ tịch nước.
Xem thêm tin về thế giới:

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.