Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Bản tin ngày 31-12-2018

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018 19:55 // ,

Tin Biển Đông

Sau Brexit, Anh muốn lập căn cứ quân sự mới tại Đông Nam Á, theo báo Dân Trí. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson “từ chối tiết lộ các vị trí căn cứ quân sự tiềm tàng mới, nhưng một nguồn tin thân cận với ông cho hay các căn cứ mới có thể được đặt tại Singapore hoặc Brunei ở Biển Đông, hoặc Montserrat hoặc Guyana tại Caribe trong vòng 2 năm tới”.

Mời đọc thêm: Mỹ hối thúc các đồng minh tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông (KT). – Châu Âu đánh đồng eo biển Kerch với Biển Đông (PT). – Chiến lược sâu xa của Mỹ (NLĐ).


Tình hình đặc khu Vân Đồn

Ngày 30/12/2018, Thủ tướng bấm nút khánh thành sân bay Vân Đồn, theo VnExpress. Bất chấp những cuộc biểu tình của người dân hồi tháng 6/2018, cùng nhiều nỗ lực phản đối của người dân trong và ngoài nước, Vân Đồn đang trở thành đặc khu kinh tế và liên kết với vùng kinh tế Phòng Thành Cảng bên Trung Quốc, mở đầu giai đoạn Hà Nội càng phụ thuộc nhiều hơn nữa vào Bắc Kinh.

Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết: “Cùng với Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn vừa khánh thành 30/12, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn dài gần 60km cũng chính thức thông tuyến!”. Đây là hai công trình quan trọng nhất trong số các cơ sở hạ tầng cần có để đặc khu Vân Đồn chính thức hoạt động.

Bài viết dẫn lời bình của một độc giả trong một bài báo trên báo Tuổi Trẻ về công trình giao thông ở miền Tây Nam Bộ: “Người dân trong Nam cứ đi một vòng ra miền Bắc sẽ cảm thấy ngạc nhiên và thương cho miền Nam…. Từ đó sẽ hiểu ra: Miền Bắc cai trị miền Nam”.

Mời đọc thêm: Cảng hàng không Vân Đồn đón máy bay chở Thủ tướng (Zing). – Cảng hành khách quốc tế đậm chất kiến trúc Hội An (VNE). – Thủ tướng ấn nút khai trương 3 đại dự án giao thông 1 tỉ USD tại Quảng Ninh (TN). – Đánh thức tiềm năng Thương cảng Vân Đồn (DT). – Quảng Ninh điều chỉnh một phần dự án đường nối thành cao tốc (GT). – Có gì trong Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn? (TP). – Vân Đồn – Đến Vân Đồn để làm gì? (Đào Tuấn/ TD).


Chiến dịch “đốt lò” trong năm


Báo Dân Việt có đồ họa: “Lò” rực cháy và những vụ xử lý sai phạm lớn năm 2018.











Trang Việt Nam Thời báo bàn về những thách thức đối với ‘đốt lò’ năm 2019. Bài viết nhận định: “Trong khi ‘đốt lò’ quá chăm chăm vào việc thanh trừng những đối thủ chính trị cũ và mới, thì nhiều quan chức vừa tham nhũng vừa điều hành yếu kém nhưng được cho là người của ‘phe Trọng’ vẫn ung dung tồn tại và đi rao giảng ‘đạo đức xã hội chủ nghĩa’.”

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa bắt Quyền Trưởng phòng Kế hoạch – Đầu tư, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, theo VTC. Ông Vũ Mạnh Hùng bị bắt về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trước đó, công an “đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Văn Thông”, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án đường thủy nội địa, cũng với tội danh trên.

Báo Người Đưa Tin có bài: Tiếp tục khởi tố bị can đối tượng trong vụ án xảy ra tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Ông Phạm Văn Thông thừa nhận, “cuối năm 2015 đến năm 2016, trong giờ làm việc, một số nhà thầu đến phòng làm việc của ông Thông đưa tiền và ông đã nhận tiền. Việc đưa tiền này theo ông Thông là chỉ đạo bằng miệng của ông Trần Đức Hải, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam”.

Mời đọc thêm: Sau cách chức, Tất Thành Cang có bị bắt? (VNTB). – “Lò” rực lửa chống tham nhũng: Phương thuốc nào trị căn bệnh “ghẻ ruồi”? (VOV). – Chính phủ chỉ đạo Gia Lai thanh tra ngành Y tế vụ sai phạm 67 tỉ đồng (PL Plus). – Tách hoạt động thanh tra thường xuyên ra khỏi hệ thống thanh tra (Thanh Tra). – Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 1 năm nhiều khó khăn, thách thức (GDVN).

“Quỹ đen” tại Cục Đường thủy: Bắt giam quyền Trưởng phòng Vũ Mạnh Hùng (KT). – Bắt tạm giam thêm một trưởng phòng của Cục đường thủy nội địa Việt Nam (TN). – Bắt quyền Trưởng phòng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (NLĐ). – Bắt thêm 1 cán bộ Cục Đường thủy nội địa vụ quỹ đen (GT).

Nỗi lo của Ban Tuyên giáo

Trong hội nghị ngành tuyên giáo 29/12/2018, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng lo ngại cán bộ ít truyền tin tích cực, theo báo Pháp Luật TP HCM. Ông Thưởng cho rằng: “Nếu mỗi người dùng smartphone, mỗi ngày gửi cho nhau một tin tốt, chia sẻ với nhau vài ý hay, gửi đi thông điệp tốt đẹp của cuộc sống, chắc chắn môi trường trên internet sẽ tích cực, trong lành hơn nhiều”.

Ông Thưởng tuyên truyền kiểu này, chẳng khác nào khuyến khích mọi người gửi tin spam vào mailbox của người khác. Thử tưởng tượng mỗi người có 100 bạn bè liên lạc với nhau bằng email, mỗi ngày mỗi người gửi 3 email có nội dung “chia sẻ với nhau vài ý hay, gửi đi thông điệp tốt đẹp của cuộc sống”, thì mỗi người sẽ nhận 300 email/ ngày. Không cần đọc, chỉ cần xóa 300 email/ ngày cũng đủ mệt rồi.

Chưa kể, thực tế ở Việt Nam hàng ngày có biết bao nhiêu chuyện tiêu cực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường… “Tin tốt”, “ý hay” không thể thay đổi thực tế u ám đó. Ngoài ra, những tin tích cực thì rất hiếm, có đâu để gửi ra mỗi ngày?


Bên cạnh đó, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định, Internet đang trở thành “miền chiến sự mới”, theo báo Thanh Niên. Ông Thưởng kêu gọi chấm dứt tình trạng “suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ đảng viên, nhất là tình trạng viết bài trên mạng xã hội hoặc đưa tài liệu cho người khác viết bài trái với quan điểm của Đảng”.

Ông Thưởng không cần phải dùng từ đao to, búa lớn về môi trường internet vì đó là nơi để người dân cất lên tiếng nói, tố cáo những bất công, sai phạm họ chứng kiến, để những nỗi bực dọc của họ được giải tỏa. Hành động trấn áp, đe dọa, tố cáo, bôi nhọ trên không gian mạng xã hội chỉ càng khiến hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lan rộng hơn.

“Giải pháp” của ông Võ Văn Thưởng: Phát triển mạnh mẽ lực lượng đấu tranh trên không gian mạng, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Tuy nhiên, hàng vạn dư luận viên, tuyên truyền viên từ các nhóm đoàn, đội, thậm chí từ công an, quân đội vẫn không thể ngăn được người dân lên tiếng, tố cáo sai phạm, vạch trần những quan chức CS sai phạm, tham nhũng, thối nát…

Mời đọc thêm: Lãnh đạo tuyên giáo cảnh báo đảng viên không đăng bài nói xấu đảng trên mạng (RFA). – Ông Võ Văn Thưởng: Cần chấn chỉnh tình trạng báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích (VnEconomy). – Đấu tranh quyết liệt với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị (TN). – Ông Trần Quốc Vượng: Mạng xã hội không còn ảo mà là đời sống thực tế (VOV). – ‘Tăng cường quản lý, sử dụng mạng xã hội vì mục đích của chúng ta’ (TT).

Khi cán bộ “tìm đường cứu nước”

Báo Đời Sống và Pháp Luật đặt câu hỏi: Cuộc “tháo chạy” bất thường của lãnh đạo ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM? Một nguồn tin từ UBND TP HCM cho biết, ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM đang thiếu nhân sự chủ chốt. Bên cạnh gần 50 lãnh đạo, nhân viên đã nghỉ việc, “còn hàng loạt lãnh đạo chủ chốt và nhiều cán bộ, chuyên viên, nhân viên Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng chưa được chấp thuận. Hiện tại, đơn vị còn khoảng 200 nhân sự”.

Trường hợp ông Hoàng Như Cương, là người đã trốn ra nước ngoài từ đầu tháng 12/2018, LS Trần Đình Dũng nhận định: “Trong trường hợp ông Cương không quay trở lại nhiệm sở thì đầu tiên phải khai trừ ra khỏi Đảng. Còn về công chức thì UBND TP.HCM căn cứ vào luật Công chức mà xử lý”.

Nhà báo Mặc Lâm bàn về Metro Bến Thành-Suối Tiên: Một kịch bản hoàn hảo. Vụ thiếu nợ nhà thầu Nhật hơn 100 triệu Mỹ kim, bài viết lưu ý thông tin từ báo Sichuan Daily bên Trung Quốc, “tiết lộ rằng, Tập đoàn cục 6 đường sắt sẽ thanh toán số tiền mà phía Thành phố HCM đang nợ cho nhà thầu Sumimoto rồi sau đó sẽ nhảy vào thay thế vai trò thi công”.

Bên cạnh đó “là chiến dịch đánh phá những người quản lý dự án, trong đó quan trọng nhất là ông Lê Nguyễn Minh Quang”. Vụ ông Quang thiết kế bề dày đoạn tường vây từ đường Pasteur đến Nam Kỳ khởi nghĩa giảm từ 2 m xuống 1.5 m được các chuyên gia Nhật đánh giá là một đề xuất hợp lý, thì lại bị các báo “lề đảng” gần như đồng loạt phê phán.

Mời đọc thêm: Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên TP Hồ Chí Minh: Kiểm toán Nhà nước đề nghị xử lý gần 2.900 tỷ đồng (KT&ĐT). – Metro Bến Thành- Suối Tiên: Vì sao ông Trưởng Ban ngoài đảng sụp hầm (RFA). – Lãnh đạo dự án metro xin nghỉ, ai chịu trách nhiệm?Quan điểm chuyên gia về tường vây metro Bến Thành (PLTP). – Khuất tất tại dự án Metro TP Hồ Chí Minh: Trưởng BQL dự án chính thức lên tiếng về 6 nhóm vấn đề (Tiêu Dùng).

Vụ 152 du khách trốn tại Đài Loan

Zing đưa tin: Du khách Việt nói chi 50 triệu đồng mua tour đi Đài Loan để ‘làm chui’. Apple Daily dẫn lời quan chức Đài Loan hôm 27/12 cho biết: “3 du khách Việt Nam đầu tiên bị bắt lại (gồm 2 nam 1 nữ) thừa nhận họ đến Đài Loan để làm việc kiếm tiền, không phải đi du lịch”. Số tiền những người này bỏ ra là 50 triệu đồng, cao hơn gấp 5 lần chuyến đi du lịch bình thường.

Con số 152 người bỏ nước ra đã củng cố câu nói lâu nay: “Cái cột đèn nếu biết đi cũng bỏ nước ra đi”. 152 người này ít ra còn có tiền để thực hiện sự lựa chọn một cuộc sống mới tốt hơn, trong khi hàng triệu người dân trong nước muốn thoát khỏi cuộc sống bế tắt, nhưng không có đủ tiền để ra đi như 152 người kia và nhiều quan chức khác.


VOV đưa tin: Công ty làm visa cho 152 du khách mất tích ở Đài Loan bị phạt nặng. Công ty Kỳ nghỉ Quốc tế bị phạt hành chính 33 triệu đồng và bị tước giấy phép hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trong vòng 12 tháng kể từ ngày 28/12. “Đây là đơn vị đã cung cấp dịch vụ visa cho 153 khách Việt Nam” đến Đài Loan.

Mời đọc thêm: Thông tin mới vụ khách du lịch Việt Nam trốn ở Đài Loan (PLTP). – Tìm thấy 20 người trong vụ 152 du khách Việt ‘mất tích’ ở Đài Loan (TN). – Tiết lộ lời khai của du khách Việt “mất tích” tại Đài LoanĐài Loan mở rộng điều tra vụ du khách Việt “mất tích” (NLĐ). – Không có chuyện nữ du khách Việt ‘mất tích’ bán dâm ở Đài Loan (TT). – Hà Nội yêu cầu công ty du lịch sớm đưa du khách “mất tích” tại Đài Loan về nước (DT). – Bộ Văn hóa chấn chỉnh các công ty lữ hành sau vụ 152 khách bỏ trốn ở Đài Loan (PT).

Tin nhân quyền

VOA đưa tin: 4 nhà báo của Tuổi Trẻ bị khai trừ khỏi Hội Nhà báo Việt Nam. Quyết định khai trừ do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi ký ngày 27/12/2018, “khai trừ bốn nhà báo làm việc cho báo điện tử của Tuổi trẻ Online, bao gồm Võ Hoàng Thuật, phó tổng thư ký tòa soạn; Vũ Chi Mai, thư ký tòa soạn; Phạm Minh Đức, phóng viên Ban Chính trị – Xã hội; và Dương Thanh Dân, biên tập viên”.

Bài viết lưu ý: Trước đó, báo Tuổi Trẻ Online đã bị kỷ luật vì đăng “thông tin sai sự thật tường trình về một buổi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh của ông Trần Đại Quang, trong đó ông được dẫn lời nói rằng ông đồng tình với kiến nghị của cử tri là cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này”. Tuy nhiên, trong một đất nước mà hàng trăm tờ báo chỉ có một “tổng biên tập”, thì chính tổng biên tập này quyết định sự đúng, sai của thông tin đó.

Mời đọc thêm: Bốn nhà báo Tuổi Trẻ bị ‘phạt nguội’ vụ ‘Trần Đại Quang đồng ý Luật Biểu Tình’ (NV). – Facebooker Huỳnh Trương Ca bị xử 5 năm 6 tháng tù (VOA). – Nhìn lại các cuộc đàn áp phong trào đấu tranh 2018Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành văn bản có những điều khoản vượt thẩm quyền (VNTB).

Thuế, phí đè đầu người dân

Báo Tiền Phong có bài: Áp lực thu ngân sách 2019: Vòng quay sửa đổi thuế và nỗi lo tác động ngược. Ngân khố trống rỗng, nợ công tăng cao, áp lực trả lãi đáo hạn và nợ vay nước ngoài, trong khi nguồn thu do kinh tế kém phát triển, không đủ chi trả nợ, khiến chính quyền cộng sản phải quay cuồng tăng thu thuế. Áp lực đó càng gia tăng trong năm mới.

Những năm qua, càng có nhiều loại thuế mới được nhà cầm quyền nghĩ ra, hoặc tăng mức thu từ những loại thuế cũ. Áp lực từ thuế khiến doanh nghiệp “chóng mặt”, suy kiệt; người dân thì càng bị bần cùng hóa. Các chuyên gia cho rằng, thay vì tăng thu, ngành thuế nên chống thất thu, tăng cường quản lý; chính quyền nên phát triển kinh tế hơn là đè người dân ra “vặt lông”.

Sắp đến thời điểm tăng thuế bảo vệ môi trường, Petrolimex “dọa” thiếu xăng dầu dịp năm mới 2019, theo báo Dân Việt. Tập đoàn này cho rằng “các thương nhân đầu mối sẽ bị mất nguồn lực, thậm chí phát sinh lỗ, nhất là với mặt hàng xăng và madut vì mức tăng thuế bảo vệ môi trường lên 4.000 đồng/lít”, thậm chí là nguy cơ “bất ổn thị trường (thiếu nguồn) trong dịp nghỉ lễ năm mới 2019 có thể xảy ra vì các doanh nghiệp hạn chế bán ra để giảm lỗ”.

Sabeco phản ứng việc bị cưỡng chế thuế hơn 3.100 tỉ đồng, theo báo Người Lao Động. Sabeco cho biết “đã tham vấn ý kiến với các đơn vị tư vấn pháp lý độc lập và thấy có căn cứ để cho rằng Cục Thuế TP HCM thực hiện việc cưỡng chế nói trên đã vi phạm pháp luật”. Tình hình ngân sách không tốt thì họ làm ngơ luôn chính luật do họ đặt ra.

Mời đọc thêm: Thuế nợ nghìn tỷ chưa thu nổi, sao vội thu thuế xe ôm? (NĐT). – Đề xuất các chính sách thuế: Dễ thu, khó bỏ? (TP). – Doanh nghiệp xăng dầu chịu thiệt vì thuế bảo vệ môi trường (TTVN). – Sabeco ‘tố’ Cục thuế TP HCM phạm luật khi cưỡng chế hơn 3.100 tỷ (VNE). – Ra quyết định cưỡng chế hơn 3.140 tỷ đồng tiền thuế từ Sabeco (VietQ). – Nhìn lại những sự kiện ngành tài chính gây xôn xao năm 2018 (XD). – Vi phạm về thuế, Tập đoàn Lộc Trời bị phạt và truy thu hơn 51 tỷ đồng (ANTT). – Petrolimex đừng dọa Nhà nước! (NLĐ).

Giáo dục VN: Quá nát

Công an huyện Đức Cơ vừa khởi tố thầy giáo giở trò đồi bại với học sinh lớp 8 ở Gia Lai, theo VTC. Ông Hồ Trọng Đăng, Tổng phụ trách đội Trường THCS Phan Bội Châu bị khởi tố, tạm giam 2 tháng về hành vi “Dâm ô với trẻ em”. Trước đó, “Đăng cũng từng bị một học sinh khác tố cáo về hành vi dâm ô. Theo lời kể của học sinh nêu trên, Đăng đã kéo em vào trong nhà vệ sinh để sờ soạng chỗ nhạy cảm”. Tuy nhiên, lúc đó công an cho rằng không đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của Đăng.

Mời đọc thêm: Gia Lai: Bắt tạm giam thầy giáo cưỡng bức nữ sinh lớp 8 (Infonet). – Gia Lai: Khởi tố, bắt tạm giam thầy giáo dâm ô học sinh lớp 8 (DS). – “Vết xe đổ” 5 năm trước của thầy giáo bị tố hiếp dâm học sinh lớp 8 (NĐT). – Nghịch lý lương giáo viên ở Hà Tĩnh là do ai?Tổng chủ biên chỉ rõ 6 nguyên nhân quá tải trong chương trình hiện hành (GDVN).

***

Thêm một số tin: Viết vào ngày cuối năm: nghèo đói và ổn định (VNTB). – Phú Lương (Thái Nguyên): Chi cục Thi hành án dân sự lấy “nhầm” đất đem đấu giá tài sản? (TN&MT). – Vụ 2.500m3 cát lậu ở Mang Yang: Cơ quan chức năng truy tìm máy xúc tang vật (NĐT). – Vây bắt 11 ghe khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai (TP). – Dân tố công trình FLC làm hỏng nhà, sau 2 tháng vẫn chưa xử lý (GDVN)
https://baotiengdan.com/2018/12/31/ban-tin-ngay-31-12-2018/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.