Giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông, kênh, rạch
Thứ sáu, 03/11/2017 01:03
(AGO) - Ô nhiễm tuyến sông, kênh, rạch (SKR) ở TP. Long Xuyên là chuyện kéo dài nhiều năm nay, gây bức xúc trong người dân, làm “đau đầu” chính quyền địa phương. TP. Long Xuyên cần những giải pháp căn cơ, hữu hiệu để thực hiện quyết liệt, nhanh chóng, trả lại môi trường sống trong lành cho người dân, tạo vẻ mỹ quan đô thị.
Từ thực tế trên, địa phương đã ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 14-6-2016 về xử lý ô nhiễm SKR trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020. Sau đó, UBND các phường, xã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Cụ thể, công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) được đẩy mạnh, nhân các sự kiện lớn (ngày Nước thế giới, ngày MT thế giới, chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn...) nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân. Đồng thời, mở rộng và hoàn thiện hệ thống thu gom rác thải trên từng tuyến SKR trên địa bàn phường, xã với 6 tuyến thu gom, 720 hộ dân đăng ký tham gia (phường Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Hòa và xã Mỹ Khánh); trang bị 640 thùng rác, 77 xe rác tự quản; kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thu gom và xử lý nước thải trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận; ra quân tổng vệ sinh MT, phát quang, khơi thông dòng chảy ở SKR, thu gom trên 75 tấn rác...
Rạch Cái Sơn bị ô nhiễm nặng
Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Long Xuyên cho biết: “Để duy trì công tác BVMT rạch Cái Sơn, Bà Bầu, Ông Mạnh - những con rạch bị ô nhiễm nặng, sau khi ra quân dọn vệ sinh, thành phố tiếp tục hỗ trợ UBND phường Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Xuyên về kinh phí, dụng cụ vệ sinh, thành lập và hỗ trợ chi phí cho Tổ thu gom rác dưới lòng rạch. UBND 3 phường chủ động xây dựng kế hoạch liên tịch, luân phiên phối hợp phun, xịt thuốc diệt cỏ trên bờ rạch, vớt rác và lục bình trong lòng rạch, đầu vàm rạch Cái Sơn; tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia thu gom rác tự quản. Hiện nay, thành phố đang thực hiện các thủ tục để triển khai Dự án nâng cấp đô thị TP. Long Xuyên, trong đó có hạng mục xử lý ô nhiễm MT tại 3 tuyến rạch này (nạo vét, kè bờ, đầu tư đường quản lý vận hành rộng 3-4m mỗi bên)”.
Theo UBND TP. Long Xuyên, dù đã nỗ lực nhiều, nhưng tình trạng ô nhiễm SKR vẫn còn tồn tại bởi nhiều nguyên nhân lớn. Thứ nhất, Điều 80 Luật BVMT năm 2014, khu dân cư phải có kết cấu hạ tầng về BVMT đồng bộ (hệ thống thu gom rác thải, xử lý nước thải...). Tuy nhiên, hiện nay một số khu vực chưa có hệ thống thu gom và thoát nước thải hoàn chỉnh, hoặc đã có cống thu gom nhưng chưa xây dựng hoàn thành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. Vì vậy, hệ thống cống thu gom nước thải từ các hoạt động trên toàn thành phố vẫn tiếp tục xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý vào SKR. Đây là tác nhân chính gây ô nhiễm MT SKR trên địa bàn. Thứ 2, Điều 56 quy định: “Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư”. Thực tế, việc lấn chiếm SKR để xây dựng nhà ở, công trình trái phép vẫn diễn ra. Người dân tranh thủ ngày nghỉ làm việc để nhanh chóng xây dựng công trình này, chính quyền địa phương không ngăn chặn kịp thời. Đến khi xảy ra ô nhiễm MT nghiêm trọng cần xử lý thì mất thời gian, kinh phí vận động hoặc cưỡng chế tháo dỡ. Đây được xem là một trong những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý tại địa phương. Thứ 3, một bộ phận người dân còn ỷ lại, trông chờ vào chính quyền địa phương. Họ xem trách nhiệm bảo vệ, xử lý ô nhiễm là của chính quyền. Thứ 4, nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT SKR còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Các dự án, kế hoạch xử lý ô nhiễm MT phần lớn phụ thuộc vào ngân sách, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách.
Giai đoạn tới, địa phương tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp lớn, như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về BVMT; ngăn ngừa ô nhiễm; đầu tư những công trình, dự án liên quan. Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Phạm Thành Thái nhấn mạnh: Đối với các công trình thủy lợi thực hiện từ năm 2016 đến 2017 kết hợp xử lý ô nhiễm MT trên địa bàn, các ngành của thành phố và phường, xã cần tham mưu UBND thành phố đề ra phương án, lộ trình cụ thể. Trong đó, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân kết hợp với ra quân tổng vệ sinh MT, vớt rác dưới lòng SKR để khơi thông dòng chảy, phấn đấu đến năm 2020, TP. Long Xuyên trở nên xanh, sạch, đẹp.
Giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn thành phố có 22 tuyến SKR thuộc diện cải thiện, bảo vệ bền vững; 161 tuyến SKR thuộc diện cải tạo phục hồi; 17 tuyến SKR thuộc diện có thể san lấp. Đến nay, đã có 6 tuyến thuộc diện cải tạo bền vững được nạo vét, cải tạo với kinh phí trên 2,2 tỷ đồng; nạo vét, cải tạo 30 tuyến thuộc diện cải tạo, phục hồi MT với kinh phí trên 8,4 tỷ đồng. Đối với các tuyến có thể san lấp, đã san lấp tuyến mương ấp Chiến Lược (phường Mỹ Phước); đang triển khai san lấp tuyến mương tổ 25 (phường Bình Khánh); đang khảo sát, đo đạc, xây dựng phương án 7 tuyến KR ở phường Mỹ Thạnh, Mỹ Quý, Mỹ Phước và Bình Khánh.
Bài, ảnh: KHÁNH HƯNG
(AGO) - Ô nhiễm tuyến sông, kênh, rạch (SKR) ở TP. Long Xuyên là chuyện kéo dài nhiều năm nay, gây bức xúc trong người dân, làm “đau đầu” chính quyền địa phương. TP. Long Xuyên cần những giải pháp căn cơ, hữu hiệu để thực hiện quyết liệt, nhanh chóng, trả lại môi trường sống trong lành cho người dân, tạo vẻ mỹ quan đô thị.
Từ thực tế trên, địa phương đã ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 14-6-2016 về xử lý ô nhiễm SKR trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020. Sau đó, UBND các phường, xã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Cụ thể, công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) được đẩy mạnh, nhân các sự kiện lớn (ngày Nước thế giới, ngày MT thế giới, chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn...) nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân. Đồng thời, mở rộng và hoàn thiện hệ thống thu gom rác thải trên từng tuyến SKR trên địa bàn phường, xã với 6 tuyến thu gom, 720 hộ dân đăng ký tham gia (phường Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Hòa và xã Mỹ Khánh); trang bị 640 thùng rác, 77 xe rác tự quản; kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thu gom và xử lý nước thải trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận; ra quân tổng vệ sinh MT, phát quang, khơi thông dòng chảy ở SKR, thu gom trên 75 tấn rác...
Rạch Cái Sơn bị ô nhiễm nặng
Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Long Xuyên cho biết: “Để duy trì công tác BVMT rạch Cái Sơn, Bà Bầu, Ông Mạnh - những con rạch bị ô nhiễm nặng, sau khi ra quân dọn vệ sinh, thành phố tiếp tục hỗ trợ UBND phường Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Xuyên về kinh phí, dụng cụ vệ sinh, thành lập và hỗ trợ chi phí cho Tổ thu gom rác dưới lòng rạch. UBND 3 phường chủ động xây dựng kế hoạch liên tịch, luân phiên phối hợp phun, xịt thuốc diệt cỏ trên bờ rạch, vớt rác và lục bình trong lòng rạch, đầu vàm rạch Cái Sơn; tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia thu gom rác tự quản. Hiện nay, thành phố đang thực hiện các thủ tục để triển khai Dự án nâng cấp đô thị TP. Long Xuyên, trong đó có hạng mục xử lý ô nhiễm MT tại 3 tuyến rạch này (nạo vét, kè bờ, đầu tư đường quản lý vận hành rộng 3-4m mỗi bên)”.
Theo UBND TP. Long Xuyên, dù đã nỗ lực nhiều, nhưng tình trạng ô nhiễm SKR vẫn còn tồn tại bởi nhiều nguyên nhân lớn. Thứ nhất, Điều 80 Luật BVMT năm 2014, khu dân cư phải có kết cấu hạ tầng về BVMT đồng bộ (hệ thống thu gom rác thải, xử lý nước thải...). Tuy nhiên, hiện nay một số khu vực chưa có hệ thống thu gom và thoát nước thải hoàn chỉnh, hoặc đã có cống thu gom nhưng chưa xây dựng hoàn thành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. Vì vậy, hệ thống cống thu gom nước thải từ các hoạt động trên toàn thành phố vẫn tiếp tục xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý vào SKR. Đây là tác nhân chính gây ô nhiễm MT SKR trên địa bàn. Thứ 2, Điều 56 quy định: “Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư”. Thực tế, việc lấn chiếm SKR để xây dựng nhà ở, công trình trái phép vẫn diễn ra. Người dân tranh thủ ngày nghỉ làm việc để nhanh chóng xây dựng công trình này, chính quyền địa phương không ngăn chặn kịp thời. Đến khi xảy ra ô nhiễm MT nghiêm trọng cần xử lý thì mất thời gian, kinh phí vận động hoặc cưỡng chế tháo dỡ. Đây được xem là một trong những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý tại địa phương. Thứ 3, một bộ phận người dân còn ỷ lại, trông chờ vào chính quyền địa phương. Họ xem trách nhiệm bảo vệ, xử lý ô nhiễm là của chính quyền. Thứ 4, nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT SKR còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Các dự án, kế hoạch xử lý ô nhiễm MT phần lớn phụ thuộc vào ngân sách, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách.
Giai đoạn tới, địa phương tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp lớn, như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về BVMT; ngăn ngừa ô nhiễm; đầu tư những công trình, dự án liên quan. Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Phạm Thành Thái nhấn mạnh: Đối với các công trình thủy lợi thực hiện từ năm 2016 đến 2017 kết hợp xử lý ô nhiễm MT trên địa bàn, các ngành của thành phố và phường, xã cần tham mưu UBND thành phố đề ra phương án, lộ trình cụ thể. Trong đó, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân kết hợp với ra quân tổng vệ sinh MT, vớt rác dưới lòng SKR để khơi thông dòng chảy, phấn đấu đến năm 2020, TP. Long Xuyên trở nên xanh, sạch, đẹp.
Giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn thành phố có 22 tuyến SKR thuộc diện cải thiện, bảo vệ bền vững; 161 tuyến SKR thuộc diện cải tạo phục hồi; 17 tuyến SKR thuộc diện có thể san lấp. Đến nay, đã có 6 tuyến thuộc diện cải tạo bền vững được nạo vét, cải tạo với kinh phí trên 2,2 tỷ đồng; nạo vét, cải tạo 30 tuyến thuộc diện cải tạo, phục hồi MT với kinh phí trên 8,4 tỷ đồng. Đối với các tuyến có thể san lấp, đã san lấp tuyến mương ấp Chiến Lược (phường Mỹ Phước); đang triển khai san lấp tuyến mương tổ 25 (phường Bình Khánh); đang khảo sát, đo đạc, xây dựng phương án 7 tuyến KR ở phường Mỹ Thạnh, Mỹ Quý, Mỹ Phước và Bình Khánh. |
Bài, ảnh: KHÁNH HƯNG
0 nhận xét