Vai trò của truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại
Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017
17:11
//
Hải ngoại
,
Slider
,
Tin tức' KInh doanh
BBC
26/09/2017
Các nhà báo người Việt hoạt động tại châu Âu thảo luận với BBC Tiếng Việt về vai trò của truyền thông hải ngoại đối với sự phát triển của Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
“Những phần mà chúng tôi có thể làm chỉ như hạt cát, chỉ như giọt nước,” ông Nguyễn Hoàng Linh, chủ biên trang mạng Nhịp cầu Thế giới xuất bản tại Hungary nói. “Tuy nhiên, đó là những hạt cát, những giọt nước rất cần thiết.”
Cũng cho rằng truyền thông hải ngoại có vị trí đặc biệt trong bối cảnh chính trị xã hội Việt Nam ngày nay, bà Mạc Việt Hồng chủ biên tờ Đàn Chim Việt từ Warsaw, Ba Lan tự nhận mình thuộc báo ‘lề trái’, nhận xét: “Bởi báo chí trong nước bị kiểm duyệt rất chặt chẽ nên báo chí ‘lề trái’ trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.”
“Chúng tôi hy vọng sẽ bổ sung được các thông tin, kiến thức mà người Việt trong nước chưa có điều kiện tiếp cận,” bà nói thêm.
Đánh giá môi trường hoạt động cho báo chí tiếng Việt tại Đức trong thời gian hiện nay là ‘thuận lợi’, nhà báo Lê Trung Khoa chủ biên trang tin Thờibáo.de nói: “Các kênh truyền thông của thế hệ đi trước, của các anh chị rời Việt Nam từ thời 1975 có vẻ như ngày càng cằn cỗi hơn, ít tin tức hơn, ít được chăm sóc hơn, có thể do lý do tuổi tác hoặc do vấn đề đầu tư công nghệ, cho nên các trạng mạng tin tức mới [của người Việt] trở nên nở rộ, nhất là các trang có hơi hướng ủng hộ chính phủ trong nước hiện nay.”
“Tuy nhiên, có tín hiệu mới là đã có những trang báo, những bài viết đi thẳng vào vấn đề, có kiểm chứng, nêu kết quả cụ thể, bắt đầu đi vào nhu cầu thực tế, đáp ứng đòi hỏi của báo chí tự do, là những điều mà người Việt rất cần trong thời gian hiện nay.”
Việc giới chức áp dụng tường lửa cũng là điều được các nhà báo quan tâm. “Là báo ‘lề trái’ nên trong nhiều năm nay chúng tôi luôn bị tường lửa, nhiều lần bị đánh sập, thậm chí bị mất cả tên miền,” bà Mạc Việt Hồng nói.
“Tường lửa là một trong những biện pháp dở nhất đối với việc hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí,” ông Nguyễn Hoàng Linh nhận xét. “Nó có thể hữu hiệu vào một thời điểm nào đó, nhưng bây giờ thì đó là biện pháp quá lỗi thời.”
Chương trình do Quốc Phương và Nguyễn Giang thực hiện tại Budapest vào dịp cuối tháng 8/2017.
0 nhận xét