Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

“Xóm đũa” bên sông Hậu

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017 19:55 // , ,


Thứ bảy, 12/08/2017 17:42


(AGO) - Về xã Phú Hiệp (Phú Tân), hỏi thăm “xóm đũa” ở ấp Hòa Phát ai cũng biết, bởi  sản phẩm đũa tre nơi đây là thương hiệu chất lượng ở miền Tây…
xd1.jpg
 
Hơn 40 năm qua, ở ấp Hòa Phát có khoảng 30 hộ “làm kinh tế” bằng nghề vót đũa. 
 
xd2.jpg
 
Duy nhất có một hộ  ở ấp đầu tư máy vót đũa và nhận bao tiêu sản phẩm cho cả xóm.
 
xd3.jpg
 
Các khâu sản xuất đũa còn lại đều làm bằng thủ công. Thao tác “lướt” nhẽ lưỡi mác trên thanh tre trông đơn giản, nhưng đòi hỏi người thợ sự tỉ mỉ và có nhiều kinh nghiệm, mới vót được hàng ngàn chiếc đũa có kích cỡ… đều như nhau.
 
xd4.jpg
 
Nguyên liệu làm đũa là tre, được mua từ Đà Lạt. Tùy theo loại tre già, độ cứng cáp, mà đũa thành phẩm được gọi là “đũa già” hay “đũa non”.
 
xd5.jpg
 
Trong quá trình làm, “đũa non” được nhuộm màu bằng hỗn hợp dầu ăn + dầu điều cho đẹp mắt và thân đũa bền cứng. Còn “đũa già” đã có màu vàng nhạt tự nhiên, nên không cần nhuộm và có giá thành cao hơn.
 
xd6.jpg
 
Cứ 3 ngày, một người làm đũa lành nghề có thể vót được 1 thiên (1.000 đôi), bán với giá từ 400.000 – 500.000 đồng. Thị trường tiêu thụ rộng, nên rất ít hộ chở đũa đi bán lẻ, mà tập trung giao sản phẩm cho các cơ sở lớn ngoài tỉnh theo số lượng đơn hàng.
 
MỸ HẠNH
 

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.