Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 25/06/2017

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017 20:58 // , ,


Tin Việt Nam – 25/06/2017

Tổng Lãnh sự Pháp ‘gặp’ ông Phạm Minh Hoàng

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân chính trị, người bị chính quyền Việt Nam bắt đi tại nhà riêng hôm thứ Sáu để trục xuất đã được Tổng lãnh sự Pháp thăm gặp hôm thứ Bảy, theo vợ của ông.
Trao đổi với BBC hôm 24/6/2017, bà Lê Thị Kiều Oanh cho hay quan chức ngoại giao cao nhất của Pháp tại TP. Hồ Chí Minh cùng ngày đã được phía Việt Nam cho phép gặp để tiếp xúc lãnh sự với ông Hoàng tại một địa điểm không tiết lộ trước, dành cho người nước ngoài bị tạm giam giữ trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Sau đó ông lại cho tôi biết một cái tin phải nói là rất đau buồn, ông nói việc trục xuất chồng tôi thì không thể nào tránh khỏiBà Lê Thị Kiều Oanh
Vợ của nhà hoạt động, cựu giảng viên toán ở đại học tại Sài Gòn, cũng cho biết bà đã gặp trực tiếp ông Tổng Lãnh sự và nhờ ông gửi vài bộ quần áo cho chồng, do khi bị bắt đi từ tư gia, trước sự hiện diện của vợ con, ông Hoàng chỉ mặc trên người một bộ đồ quần soóc và áo thun, mặc dù ông đã đề nghị được thay đồ.
“Tôi tự ý đến tòa Tổng Lãnh sự, đây là một việc làm hơi đường đột là vì hôm nay thứ nhất là ngày thứ Bảy, là ngày cuối tuần và tôi không hề có hẹn trước. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng ông (Tổng Lãnh sự) cũng phải thông cảm cho hoàn cảnh của tôi,” bà Kiều Oanh nói với BBC từ Sài Gòn.
“Và khi tôi tới, ông rất là bận việc, hình như ông đang làm công văn nào đó, cho nên ông đề nghị tôi chờ… Tới gần hơn 12h30 thì ông tiếp tôi, điều đầu tiên ông báo cho tôi một tin vui là đầu giờ chiều ông sẽ được vào thăm ông xã tôi.
“Ông nói rằng họ đang giữ chồng tôi ở một nơi gọi là tạm giam những người mà sắp bị trục xuất, tuy nhiên họ cũng không nói rõ cho ông Tổng Lãnh sự địa chỉ, chỉ nói là đầu giờ chiều, khi ông Tổng Lãnh sự đi thì họ sẽ thông báo.
‘Điều buồn nhất’
Bà Kiều Oanh nói với BBC điều làm bà buồn nhất là khi được nghe ông Tổng Lãnh sự Pháp tại Sài Gòn nói việc chồng bà bị trục xuất là ‘không thể tránh khỏi’.
“Sau đó ông lại cho tôi biết một cái tin phải nói là rất đau buồn, ông nói việc trục xuất chồng tôi thì không thể nào tránh khỏi,” vợ ông Phạm Minh Hoàng nói tiếp.
Tôi cũng đem hết mọi lý do, mọi hoàn cảnh của gia đình tôi như thế nào để thuyết phục ông nghĩ lại, trao đổi lại với Bộ Ngoại giao Pháp về trường hợp của chồng tôi để xin là đừng trục xuất, tuy nhiên ông nói là ông không thể làm gì hơn vì đây là quyết định từ phía nhà nước Pháp gửi về cho ôngBà Lê Thị Kiều Oanh
“Là vì theo lời ông, chồng tôi đã bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch. Bây giờ chồng tôi chỉ còn là một công dân Pháp. Và khi nhà nước Việt Nam đề nghị trục xuất đề nghị trục xuất công dân của nước mình (Pháp), thì chúng tôi có bổn phận là phải nhận, về phương diện ngại giao thì không thể là không chấp nhận.
“Công dân của mình mà người ta trục xuất về mà không nhận thì về phương diện ngoại giao, nó không đúng nguyên tắc.”
Và bà Kiều Oanh thuật tiếp cuộc gặp của bà với Tổng Lãnh sự Pháp ở TP. Hồ Chí Minh:
“Sau khi tôi cũng đem hết mọi lý do, mọi hoàn cảnh của gia đình tôi như thế nào để thuyết phục ông nghĩ lại, trao đổi lại với Bộ Ngoại giao Pháp về trường hợp của chồng tôi để xin là đừng trục xuất, tuy nhiên ông nói là ông không thể làm gì hơn vì đây là quyết định từ phía nhà nước Pháp gửi về cho ông.
“Cuối cùng…, ông nói là chiều nay ông đi thăm chồng tôi, nếu được, tôi gửi cho chồng tôi vài bộ đồ để chồng tôi không còn trong cảnh là mặc đồ ngắn như vậy, và lúc nãy tôi có nhận được một thông tin là sau khi ông đi thăm chồng tôi về, ông nói rằng là dù rằng biết là trục xuất, tuy nhiên không biết là lúc nào, mấy giờ, và ông nói là thấy rằng chồng tôi khỏe, tinh thần tốt.”
Ông Phạm Minh Hoàng nói Bộ Ngoại giao Việt Nam không có thẩm quyền nói ông có tội.
‘Đúng pháp luật’?
Thứ Năm tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời AFP, nói rằng việc tước quốc tịch Việt Nam đối với nhà giáo Phạm Minh Hoàng, người có song tịch Việt – Pháp, là ‘đúng pháp luật’
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 15/6/2017, người phát ngôn Bộ này cũng nói với hãng tin Pháp rằng ông Hoàng đã ‘phạm pháp’ và xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam.
Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt NamNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao VN
“Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam,” bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn nói.
Ông Phạm Minh Hoàng đã đưa ra bình luận với BBC hôm 16/6:
“Phản ứng đầu tiên của tôi là tôi rất ngạc nhiên bởi vì bà ta nói là tôi đã vi phạm pháp luật của Việt Nam, vi phạm an ninh quốc gia, thì theo tôi được biết, bà Hằng là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, nghĩa là một cơ quan hành pháp.
“Bà ta không có thẩm quyền để kết tội tôi, kết tội tôi chỉ có tòa án và chỉ có tòa án có thể nói tôi có tội, hay không có tội mà thôi. Thứ hai nữa mà bảo là các trình tự tước quốc tịch của tôi là đúng pháp luật, tôi không hiểu bà căn cứ vào cái gì để nói đúng pháp luật.”
Năm 2010, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt tại TP. Hồ Chí Minh và bị đưa ra xử tháng 8/2011 về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự. Ông bị tuyên án 3 năm tù giam, sau đó được giảm còn 17 tháng tù. Ông ra tù ngày 13/1/2012.
Trong một clip video được truyền thông Việt Nam công bố trước khi bị kết án, ông Phạm Minh Hoàng đã ‘nhận tội’ và nói rằng ông đã vi phạm pháp luật của Việt Nam và ‘tự nhận’ rằng ông là thành viên của Đảng Việt Tân, được tổ chức này mời dự một số khóa huấn luyện ở hải ngoại về đấu tranh ‘bất bạo động’…
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) muốn trục xuất anh Phạm Minh Hoàng về lại Pháp. Do đó, chính quyền Pháp không thể thỏa hiệp với chế độ Hà Nội để đẩy một nhà hoạt động nhân quyền đi lưu vongBản lên tiếng của Việt Tân
Phản ứng trước sự kiện ông Hoàng bị chính quyền Việt Nam bắt đi để trục xuất, hôm 23/6/2017, một ‘Bản lên tiếng’ của Đảng Việt Tân gửi cho các cơ quan truyền thông viết:
“Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) muốn trục xuất anh Phạm Minh Hoàng về lại Pháp. Do đó, chính quyền Pháp không thể thỏa hiệp với chế độ Hà Nội để đẩy một nhà hoạt động nhân quyền đi lưu vong.
“Đây là trường hợp đầu tiên mà nhà cầm quyền CSVN tước quốc tịch của một người có quan điểm chính trị khác với chế độ. Điều 15 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền khẳng định rằng không ai có thể bị tước quốc tịch của họ một cách tùy tiện.
“Đảng Việt Tân lên án hành động tước quốc tịch của anh Phạm Minh Hoàng và toan tính trục xuất anh Hoàng về Pháp là hành vi bất hợp pháp của chế độ Cộng sản Việt Nam đối với một người công dân Việt Nam. Là người Việt Nam, anh Phạm Minh Hoàng có quyền cư ngụ, sống và chết trên quê hương mình để phục vụ đất nước và dân tộc,” đảng Việt Tân tuyên bố.

Việt Nam ‘gửi điện thăm hỏi’ Trung Quốc

Nguyên thủ Việt Nam hôm 24/6 đã gửi lời thăm hỏi người đồng nhiệm ở quốc gia láng giềng sau khi xảy ra vụ lở núi chết chóc.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Đại Quang đã gửi điện hỏi thăm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi biết tin về vụ lở núi ở tỉnh Tứ Xuyên.
Tin cho hay, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng chuyển lời tới Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Hơn 100 dân làng Tân Ma có thể đã thiệt mạng, sau khi một trận lở đất tại vùng núi hẻo lánh của Trung Quốc chôn vùi hơn 60 ngôi nhà.
Reuters dẫn lại Tân Hoa Xã đưa tin thêm rằng tới ngày 24/6 các nhân viên cứu hộ mới chỉ tìm thấy 6 thi thể.
​Đây là lần đầu tiên báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam đưa tin liên quan tới quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh, sáu ngày sau khi một quan chức quốc phòng đầy quyền lực của Trung Quốc “đột ngột cắt ngắn chuyến thăm” tới “nước cộng sản anh em”.
Việt Nam tới nay vẫn chưa nêu lý do về việc ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hủy một sự kiện giao lưu quân sự và bỏ về nước hôm 18/6. Còn Bắc Kinh nói rằng việc đó liên quan tới chuyện sắp xếp lịch làm việc.
Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc hôm 22/6 viết: “Các cơ quan truyền thông nước ngoài cho rằng việc hủy này có thể xuất phát từ chuyện bất đồng song phương về việc Việt Nam khoan dầu và khí ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông”.
Tờ báo có tư tưởng dân tộc cực đoan này viết thêm: “Phía Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào. Dường như quan hệ Việt – Trung sẽ tiếp tục sóng gió vì tranh chấp Biển Đông trong tương lai”.
Hoàn cầu Thời báo, tờ từng chỉ trích Việt Nam xích lại gần hơn với Nhật Bản và Mỹ, cho rằng “Trung Quốc và Việt Nam phải tránh để tranh chấp vượt khỏi tầm kiểm soát”.
“Lịch sử cho thấy rằng một sự đối đầu giữa hai nước theo chủ nghĩa xã hội sẽ thực sự thảm khốc vì cả hai đều có khả năng lớn trong việc huy động dân chúng”, tờ báo cảnh báo.
Các nhà quan sát cho rằng vụ ông Phạm Trường Long cho thấy “sóng gió đang nổi lên trong quan hệ Việt – Trung”.

Người biểu tình ở Sài Gòn

phản đối HD981 hoạt động tại vùng biển Việt Nam


Vào sáng ngày 25 tháng 6 năm 2017, một số bạn trẻ đã tổ chức biểu tình ôn hoà ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn để phản đối Trung Cộng đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển thềm lục địa Việt Nam.
Những người tham gia đoàn biểu tình đã cầm các banner có biểu ngữ: “chúng tôi phản đối Trung Cộng hạ đặt giàn khoan HD981 vào thềm lục địa của Việt Nam”, “chúng tôi yêu cầu Trung Cộng rút giàn khoan ra khỏi hải phận Việt Nam”, “HD981 get out Việt Nam”,… và tham gia tuần hành ôn hoà trên các ngã đường khu vực Văn Thánh, đường Điện Biên Phủ và đường Nguyễn Hữu Cảnh, thuộc quận Bình Thạnh, Tp Sài Gòn.
Chính quyền TPHCM đã huy động lực lượng công an, an ninh, công an giả dạng côn đồ, xe chuyên dụng đến đàn áp, bắt những người biểu tình lên xe buýt.
Một nguồn tin có mặt tại hiện trường cho biết: “Sau khi biểu tình sáng nay tại Plaza Bình Thạnh. Công an tới giải tán, anh Ngọc đã bị công an bắt. Hiện tại anh đang bị giam tại công an phường 26 quận Binh Thạnh… Anh Huỳnh Anh Tuấn bị công an đánh đập rất dã man gây nhiều thương tích trên thân thể.”
Trước đó, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Công đang hoạt động phi pháp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ thuộc vùng biển Việt Nam từ ngày 16/6/2017-15/9/2017 tại giếng khoan Lăng Thuỷ. Trong lúc đó, Cục hải sự Trung Cộng đăng tải trên website yêu cầu các tàu thuyền qua lại khu vực giữ khoảng cách an toàn 2km với giàn khoan này.
Nguyên Nguyễn/SBTN

Huế

cho bảo vệ lăng mộ vợ vua triều Nguyễn bị ủi làm bãi đậu xe

Ban trị sự Nguyễn Phước tộc hôm Thứ Bảy 24/06 căng bạt dựng lều, và nhờ người trông coi một vị trí nghi là lăng mộ vợ vua triều Nguyễn, vừa bị san phẳng làm bãi đậu xe.
Sự việc xảy ra sau khi một tấm bia đá còn nguyên vẹn được tìm thấy tại hiện trường. Tấm bia có khắc dòng chữ Hán: Tiền triều tài nhân cửu giai Lê Thị thụy Thục Thuận chi mộ, nghĩa là: Mộ của bà tài nhân đời vua trước họ Lê, thụy là Thục Thuận.
Báo mạng VTC News dẫn lời ông Trương Hậu, 63 tuổi, cư dân phường Thủy Xuân, thành phố Huế, xác định đây là tấm bia của ngôi mộ cổ mà ông vẫn thường nhang khói trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo ông Hậu, tấm bia này vốn được dựng trước một ngôi mộ hình chữ nhật với la thành bao quanh gồm một tấm bình phong hậu, phía trước có khoảng sân với hai bậc thang bước lên một cổng vòm.
Giám đốc Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế, ông Phan Thanh Hải cho biết, theo những chữ trên tấm bia, có thể tạm thời xác định tòa lăng bị san ủi từng là mộ của một bà vợ vua dưới triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, ông Hải cho rằng đó có phải vợ vua Tự Đức hay không thì cần phải xác minh thêm.
Vào hôm 19 tháng 6, nhiều cư dân địa phương đã tụ tập để phản đối một công ty kinh doanh bãi đậu xe san ủi khu đất mà họ cho là lăng của bà Mỹ Phi. Ban trị sự Nguyễn Phước tộc khi đó cho biết đã tra cứu tộc phả, nhưng không tìm thấy tên bà Mỹ Phi trong số các bà vợ của vua Tự Đức.
Huy Lam / SBTN

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.