Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Cần làm gì khi nhiều thành phố Đông Nam Á đang dần chìm xuống nước?

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017 20:48 // , ,


06:02 29/05/2017

BizLIVE - Hàng triệu người dân Đông Nam Á sẽ mất nhà cửa, mất đất canh tác nông nghiệp nếu tình trạng sụt lún tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.

Cần làm gì khi nhiều thành phố Đông Nam Á đang dần chìm xuống nước?
Ảnh: Telegraph
Phần lớn các thành phố tại Đông Nam Á sẽ có thể bị ngập xuống dưới mực nước biển trong những thập kỷ tới bởi người dân các nước sử dụng nước ngầm quá nhanh so với mức độ thay thế. Chính phủ nhiều nước đang phải nhanh chóng ngăn lũ lụt trên quy mô lớn, theo báo Nikkei đưa tin.
Thủ đô Jakarta của Indonesia là một trong những thành phố đối diện với tình trạng sụt lún tồi tệ nhất thế giới. Theo tính toán của tổ chức nghiên cứu Deltares tại Hà Lan, từ năm 1900 đến năm 2013, đất nền của Jakarta hạ trung bình 200cm. Ở vùng phía Bắc tiếp giáp với biển, tình trạng này còn tồi tệ hơn. Khoảng 40% diện tích đất của khu vực hiện đã nằm dưới mực nước biển.
Tốc độ sụt lún của Jakarta thậm chí còn tồi tệ hơn trong những năm gần đây. Đến năm 2025, đất nền Jakarta dự kiến sẽ còn sụt thêm trung bình 180cm. Khu vực phía Bắc Jakarta thậm chí có thể sẽ bị lũ lụt nghiêm trọng.
Nếu chính phủ Indonesia không đưa ra biện pháp nào quyết liệt để ngăn tình trạng sụt lún, đến năm 2020, khoảng 4,5 triệu người tương đương khoảng nửa số dân thành phố này sẽ phải rời khỏi nhà. Tồi tệ hơn, rủi ro lây lan các bệnh truyền nhiễm sẽ lên rất cao. Thiệt hại từ việc diện tích đất sống bị thu hẹp ước có thể lên đến 103 tỷ USD.
Để ứng phó, chính phủ và chính quyền của nhiều thành phố tại Đông Nam Á đã có ý định xây dựng những bức tường chắn biển. Ví như chính phủ Indonesia muốn xây bức tường cao đến 16 mét và dài 35km ở khu vực vịnh Jakarta. 
Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Giáo dục Indonesia và chuẩn bị lên giữ chức Thị trưởng thành phố Jakarta, ông Anies Baswedan, khẳng định rằng ông sẽ điều chỉnh lại kế hoạch xây dựng bức tường bởi lo ngại tác động tiêu cực của nó lên ngành đánh bắt thủy sản của Indonesia. 
Ngoài ra, chính quyền Jakarta và chính phủ Indonesia cũng chưa thể thống nhất với nhau về mức chi phí 40 tỷ USD xây dựng bức tường này. Bởi việc xây dựng bức tường có thể mất đến 7 năm, chính vì vậy sẽ cực kỳ khó để bất kỳ chính trị gia nào hoàn thành được việc xây dựng nó trong nhiệm kỳ của mình. 
Chính phủ nhiều nước trên khắp thế giới rất đau đầu khi nguồn nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng khiến đất nền sụt lún. Ngay chính phủ Nhật cũng từng phải rất cố gắng để ngăn ngừa tình trạng này. Thập niên 1950 và 1960, đất nền Tokyo sụt mỗi năm khoảng 20 cm. 
Chính quyền thành phố Tokyo sau đó đã phải áp dụng biện pháp hạn chế sử dụng nước cũng như tìm nguồn nước mới cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Dù các biện pháp sẽ ngăn được tác hại trong tương lai nhưng không ai có thể đảo ngược lại quá trình sụt lún đã từng diễn ra trước đây.
Khi người dân Đông Nam Á đổ ra thành phố sống ngày một nhiều và quá trình công nghiệp hóa diễn ra ráo riết hơn, người ta không còn cách nào khác ngoài việc 

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.