Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 11/04/2017

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017 21:29 // , ,

Tin khắp nơi – 11/04/2017

Neil Gorsuch tuyên thệ vào Tối Cao Pháp Viện

Mười bốn tháng sau khi thẩm phán Antonin Scalia qua đời, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ một lần nữa lại có đầy đủ 9 thẩm phán sau khi ông Neil Gorsuch tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Hai 10/4.
Theo quy định, vị thẩm phán mới sẽ tuyên thệ nhậm chức trong hai lễ tuyên thệ riêng biệt.
Lễ đầu tiên vừa được thực hiện dưới sự chủ trì của Chánh án Toà Tối cao John Roberts vào sáng 10/4 tại Toà án Tối cao. Sau đó, thẩm phán Anthony Kennedy đã cử hành lễ tuyên thệ cho ông Gorsuch trong một buổi lễ ở Vườn Hồng, Tòa Bạch Ốc, với sự chứng kiến của Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence.
Vào cuối tháng 1/2017, Tổng thống Trump đề cử thẩm phán Gorsuch để điền vào chiếc ghế bỏ trống ở Toà án tối cao, và vào tuần trước Thượng viện Hoa Kỳ do đảng Cộng hòa chiếm đa số đã phê chuẩn đề cử này, sau một tiến trình chuẩn thuận gay gắt, kết thúc với cuộc bỏ phiếu 54 phiếu thuận và 45 phiếu chống.
Không có thành viên đảng Cộng hòa nào biểu quyết chống thẩm phán Gorsuch, trong khi bên Đảng Dân chủ, 3 thành viên đảng này bỏ phiếu ủng hộ ông.
Sau khi thẩm phán Gorsuch, 49 tuổi, tuyên thệ vào tòa tối cao, một lần nữa Toà này sẽ có thêm một thẩm phán với đa số nghiêng về lập trường bảo thủ theo tỷ lệ 5-4.
Các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã tìm cách dùng biện pháp câu giờ filibuster để ngăn cản việc bỏ phiếu chuẩn thuận ông Gorsuch, nhưng đảng Cộng hòa thay đổi các quy định tại Thượng viện, chỉ đòi hỏi đa số đơn giản để phê chuẩn các ứng viên vào Toà án Tối cao.
Nhiều đảng viên đảng Dân chủ chỉ trích tiến trình điền chiếc ghế trống tại toà tối cao, sau khi thẩm phán Scalia qua đời.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã đề cử Thẩm phán Merrick Garland vào vi trí này hồi năm ngoái, nhưng đảng Cộng hòa khước từ, không chịu tổ chức điều trần để chuẩn thuận ông Garland, viện lý do việc đề cử ông rơi vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama, và đòi trao cái quyền đó lại cho chính phủ giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 năm ngoái.

Tillerson đi Moscow, không mang theo biện pháp trừng phạt nào

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã tới Moscow hôm thứ Ba nhưng không có nhiều công cụ trong tay như Washington và London đã hy vọng để nỗ lực thuyết phục Nga từ bỏ Tổng thống Syria Bashar al Assad.
Hội nghị ngoại trưởng G7 hôm thứ Ba tại thành phố Lucca, Italy, đã không thống nhất được các lệnh trừng phạt chọn lọc nhằm vào giới quân sự Nga và Syria, với lập luận rằng trước hết cần phải có cuộc điều tra xác nhận phe nào ở Syria đã sử dụng vũ khí hóa học đánh vào thường dân hồi tuần trước.
Phát biểu với các phóng viên khi ông chuẩn bị đi Moscow, nơi ông sẽ đưa ra một tối hậu thư, ông Tillerson nói: “Chúng tôi không thể để điều này xảy ra lần nữa. Chúng tôi muốn làm dịu nỗi thống khổ của người Syria. Nga có thể góp phần vào tương lai đó và đóng một vai trò quan trọng. Hoặc Nga có thể duy trì liên minh với nhóm này, song chúng tôi tin rằng việc đó sẽ không phục vụ lợi ích dài hạn của Nga”.
Vụ tấn công hóa học đã khiến cho thế giới lên án cũng như dẫn đến một cuộc tấn công tên lửa của Mỹ đánh dấu một bước ngoặt trong cách tiếp cận của chính quyền ông Trump đối với cuộc xung đột dài bảy năm.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May đã nhất trí sẽ gây sức ép để Nga tách ra khỏi ông Assad sau vụ tấn công bằng hóa chất với dự định áp dụng các biện pháp trừng phạt chọn lọc, nhưng hai quốc gia hàng đầu G7 là Đức và Ý đều không đồng ý.
Về phần mình, ông Putin hôm thứ Ba đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra về vụ tấn công hồi tuần trước. Không đưa ra chi tiết, ông cũng nói rằng Nga đã nhận được thông tin tình báo về những mưu đồ “khiêu khích” bằng cách sử dụng vũ khí hóa học để đổ lỗi cho chính phủ Syria.
Quyết định của các ngoại trưởng G7 ở Ý giờ đây đồng nghĩa là viễn cảnh trừng phạt thật mờ nhạt. Tiến trình thực hiện một cuộc điều tra sẽ kéo dài và phức tạp, đòi hỏi phải có một nghị quyết của LHQ và sự đồng ý của chính phủ Assad để các thanh sát viên vũ khí được tiếp cận các địa điểm bên trong phần lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của ông Assad trước khi xác định được ai chịu trách nhiệm và có phải là người Nga hay không.
Vào lúc tình hình biến chuyển nhanh chóng liên quan đến cách tiếp cận của Mỹ về vấn đề Syria, ông Tillerson đã nói rõ rằng Washington hy vọng ông Assad sẽ không phải là một thành phần trong tương lai của Syria. Ông nói với các bộ trưởng ở Lucca rằng cuộc tấn công tên lửa của Mỹ hồi tuần trước là cần thiết, đó là vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, và nó cho thấy chính quyền ông Trump chưa dừng lại đối với ông Assad.

TT Trump: Bắc Hàn ‘muốn sinh sự’ khi phát triển vũ khí hạt nhân

Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, tuyên bố hôm thứ Ba rằng “Bắc Triều Tiên đang muốn sinh sự” với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng và ông đề nghị Trung Quốc giúp kiềm tỏa Bắc Hàn.
Ông Trump viết trên Twitter rằng “nếu Trung Quốc quyết định giúp đỡ, điều đó sẽ rất tuyệt vời. Nếu không, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề mà không cần họ!”
Ông Trump không nói chi tiết về những hành động mà Hoa Kỳ có thể thực hiện.
Ông Trump cho hay đã nói với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, trong cuộc họp thượng đỉnh hồi tuần trước rằng một thỏa thuận thương mại giữa Bắc Kinh với Washington “sẽ tốt hơn” dành cho Trung Quốc “nếu họ giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên!”
Trung Quốc là nhà tài trợ chính cho Bắc Triều Tiên, với Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Mỹ mô tả Bắc Kinh là “đồng minh quan trọng nhất, đối tác thương mại lớn nhất, và nguồn lương thực, vũ khí và năng lượng chính của Bắc Triều Tiên”.
Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng mệt mỏi vì các cuộc thử tên lửa liên tiếp của Bắc Triều Tiên vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc cũng như 5 cuộc thử hạt nhân. Một số nhà phân tích tin rằng Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ sáu.
Ông Trump cuối tuần trước cho điều một nhóm tàu tấn công của Hải quân Hoa Kỳ tới vùng biển bắc Thái Bình Dương gần Bắc Triều Tiên, gửi thông điệp tới nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Bắc Triều Tiên thì nói cuộc tấn công tên lửa của Mỹ hồi tuần trước vào Syria là minh chứng cho việc Bình Nhưỡng thực hiện chương trình phát triển hạt nhân vì lo ngại về một cuộc tấn công của Hoa Kỳ.

TT Trump đang quay về với chính sách ‘can thiệp’ thế giới?

Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, tuần trước ra lệnh oanh kích trừng phạt Tổng thống Syria, Bashar al-Assad, vì bị nghi đã tấn công bằng vũ khí hóa học vào một khu vực do quân nổi dậy kiểm soát ở Syria.
Tuần này, ông Trump tái bố trí một nhóm hàng không mẫu hạm tấn công để gửi thông điệp tới lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un.
Những động thái này khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu có phải ông Trump đang xa rời chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết,” để trở lại lập trường chính thống hơn?
Chỉ một tuần trước, ông Trump còn lặp lại lời hứa đã nói hàng trăm lần khi vận động tranh cử.
Tổng thống Trump nói: “Tôi không phải là, và tôi không muốn làm tổng thống của thế giới. Tôi là tổng thống của Hoa Kỳ, và từ bây giờ trở đi sẽ là nước Mỹ trên hết”.
Nhưng trong một tuần kể từ thời điểm đó, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump gặp thách thức bởi các vấn đề từ những nơi khác trên thế giới.
Tại Syria, một vụ tấn công nghi là bằng vũ khí hóa học đã khiến ông Trump tiến hành oanh kích vào chính phủ của ông Bashar al-Assad, kéo Hoa Kỳ vào sâu thêm trong cuộc nội chiến kéo đẫm máu dài đã 6 năm qua.
Tại châu Á, nhóm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đi về phía Bắc Triều Tiên.
Đó là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến nhà lãnh đạo độc tài Kim Jong Un.
Và ở Tòa Bạch Ốc là việc sắp xếp lại nhân sự.
Ông Trump đã đưa Steve Bannon, vị cố vấn trưởng có đầu óc dân tộc chủ nghĩa, ra khỏi vị trí hàng đầu trong Hội đồng An ninh Quốc gia.
Tôi không nghĩ đó là chính sách đối ngoại can thiệp. Điều tổng thống thể hiện là sự sẵn sàng can thiệp khi lợi ích của Hoa Kỳ bị thúc ép
Ông James Carafano, thuộc Quỹ Heritage
Những động thái này được nhiều người trong giới làm về chính sách đối ngoại ca ngợi. Trong số họ, một vài người phân vân: liệu có phải ông Trump đang hướng đến một chính sách đối ngoại mang tính can thiệp nhiều hơn không?
Nhưng ông Jim Carafano, người từng làm việc trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump, cho rằng sẽ sai lầm khi nhìn sự việc theo cách đó.
Ông James Carafano, thuộc Quỹ Heritage, một tổ chức khuynh hướng Cộng Hòa, nói: “Tôi không nghĩ đó là chính sách đối ngoại can thiệp. Điều tổng thống thể hiện là sự sẵn sàng can thiệp khi lợi ích của Hoa Kỳ bị thúc ép”.
Nói qua Skype, ông Carafano nhận xét rằng đó là sự tương phản với Tổng thống Barack Obama, người đôi khi không muốn sử dụng vũ lực trên thế giới.
Và cũng khác ông George W. Bush, người bị cáo buộc can thiệp quá nhiều.
Về phần mình, các quan chức chính quyền ông Trump nói cuộc oanh kích vào Syria không thể hiện cho việc áp dụng trở lại chính sách đòi thay đổi chế độ.
Tòa Bạch Ốc rõ ràng phát đi tín hiệu rằng mặc dù tổng thống sẵn lòng có hành động quân sự, song ông sẽ vẫn rất hoài nghi về việc làm cho Hoa Kỳ dính líu sâu vào một cuộc nội chiến mà không có giải pháp quân sự nào cho nó cả
Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Philip J. Crowley
Cũng nói chuyện qua Skype, ông P.J. Crowley, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thời ông Obama, nói đó là điều khôn ngoan.
Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Philip J. Crowley nói: “Tổng thống Trump được bầu lên để giải quyết các vấn đề ở Mỹ. Người ta không bầu ông lên để giải quyết các vấn đề ở Syria. Và đó là lý do vì sao Tòa Bạch Ốc rõ ràng phát đi tín hiệu rằng mặc dù tổng thống sẵn lòng có hành động quân sự, song ông sẽ vẫn rất hoài nghi về việc làm cho Hoa Kỳ dính líu sâu vào một cuộc nội chiến mà không có giải pháp quân sự nào cho nó cả”.
Thư ký Báo chí Sean Spicer cho biết những động thái của tuần vừa qua đã bị giới truyền thông “thổi phồng”, và các tin tức về việc cải tổ nhân sự ở Tòa Bạch Ốc là không chính xác: “Nơi duy nhất đang có cải tổ ngay bây giờ chính là Washington”.

Tillerson giục Nga ngưng trợ giúp Assad

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson nói ông hy vọng Nga sẽ thôi trợ giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau vụ tấn công bằng hóa học hồi tuần trước.
Phát biểu ở Ý, nơi dự hội nghị các Ngoại trưởng G-7, ông Tillerson nói: “Có một điều rõ ràng với tất cả chúng ta là triều đại nhà Assad đang sắp chấm dứt”.
Syria là tâm điểm của hội nghị diễn ra trước khi ông Tillerson đi Moscow, nơi ông sẽ gặp các quan chức Nga.
Bên lề hội nghị ở Ý, Ngoại trưởng Hoa Kỳ họp với các đối tác từ Jordan, Qatar, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất về việc Mỹ đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của Syria hồi tuần trước.
Sau cuộc gặp riêng với Tillerson hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Anh, Boris Johnson, nói sau khi Mỹ phóng tên lửa hành trình vào một căn cứ không quân Syria, “cục diện đã thay đổi”.
Ông Johnson nói đồng minh sẽ thảo luận về việc bổ sung lệnh trừng phạt mới đối với các nhân vật trong giới quân đội Syria và cả các thành viên của quân đội Nga, những người đã điều phối các nỗ lực của Syria và, theo lời ông Johnson, họ “dính chàm từ hành vi ghê tởm của chế độ Assad”.
Trong ngày Thứ hai, Thủ tướng Anh Theresa May đã điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ. Văn phòng của bà cho biết hai lãnh đạo nhất trí rằng giờ đây đã “mở ra cơ hội” để thuyết phục Nga rằng liên minh với Syria không còn phục vụ cho lợi ích của Nga nữa.
Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc về cuộc điện đàm này, và một cuộc khác giữa ông Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay cả ba nhà lãnh đạo đều đồng ý về tầm quan trọng của việc buộc Tổng thống Syria phải chịu trách nhiệm giải trình.
Ngoài đề tài về cuộc nội chiến 6 năm tại Syria, các ngoại trưởng G-7 cũng đối mặt với các vấn đề khó khăn khác, bao gồm mối đe dọa từ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng như việc Moscow trợ giúp các chiến binh thân Nga ở phía đông Ukraina tiến hành cuộc chiến chống chính quyền Kyev.
Lãnh đạo các quốc gia G-7 – gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Mỹ – sẽ họp thượng đỉnh ở Ý vào tháng 5. Còn hội nghị bộ trưởng ngoại giao hôm thứ Hai và thứ Ba là để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, với ưu tiên tập trung vào nỗ lực tập thể của họ nhằm tiễu trừ các phần tử Nhà nước Hồi giáo khỏi Syria và Iraq.
Ông Tillerson phát biểu hôm Chủ nhật rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết với lộ trình quốc tế được vạch ra tại Geneva vào năm 2012 nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria, giờ đây đã sang năm thứ bảy. Khi kế hoạch đó được soạn ra, cuộc nội chiến chỉ mới kéo dài hơn một năm và kể từ đó đã trở thành một thảm họa nhân đạo lớn.
Thông cáo Geneva kêu gọi thay thế hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử mới ở Syria, nhưng không xác định cụ thể số phận của ông Assad. Các quan chức Hoa Kỳ trong những ngày gần đây đưa ra các tuyên bố mâu thuẫn về chính sách lâu nay của Hoa Kỳ là cần phải lật đổ ông Assad. Ông Tillerson đã kêu gọi loại bỏ ông Assad, song cũng nói rằng trọng tâm lúc này là Nhà nước Hồi giáo.

Putin từ chối gặp Ngoại trưởng Mỹ

Điện Kremlin ngày 10 tháng 4 cho biết Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ không gặp Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm Moscow ngày 12 tháng này, một động thái có thể do căng thẳng sau cuộc tấn công bằng phi đạn của Mỹ vào một căn cứ không quân Syria trong tuần qua.
Ông John Kerry, người tiền nhiệm của ông Tillerson, thường gặp ông Putin và Ngoại trưởng Nga khi thăm Moscow, và Tổng thống Nga cũng từng vài lần gặp Ngoại trưởng Tillerson khi ông Tillerson còn điều hành công ty dầu khổng lồ Exxon Mobil trước khi đảm nhận chức vụ hiện nay.
Ông Putin cũng đích thân trao tặng ông Tillerson huy chương cao quý của Nga—Huân chương Hữu nghị-vào năm 2013, và nhiều người kỳ vọng là cựu Tổng giám đốc công ty Exxon sẽ gặp ông Putin trong chuyến thăm Nga đầu tiên với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của ông Putin, ông Dmitry Peskov, ngày 10 tháng 4 loan báo với truyền thông rằng không có kế hoạch cho một cuộc gặp như vậy. Dù không tiết lộ nguyên do, nhưng ông Peskov khẳng định ông Tillerson chỉ gặp người tương nhiệm trực tiếp là Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và sẽ phải theo các thủ tục ngoại giao một cách chặt chẽ.
Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tấn công bằng phi đạn vào một căn cứ quân sự Syria trong tuần qua để trả đũa điều mà Washington và các đồng minh nói là một cuộc tấn công bằng khí độc làm cho nhiều thường dân thiệt mạng.
Moscow nói không có bằng chứng là quân đội Syria thực hiện cuộc tấn công, và gọi vụ tấn công bằng phi đạn của Mỹ là một hành vi xâm lấn vi phạm luật pháp quốc tế.
Chuyến viếng thăm của ông Tillerson được coi là một thử nghiệm đầu tiên xem liệu chính quyền mới của ông Trump có thể sử dụng xung lực từ việc tấn công vào căn cứ của Syria để vạch kế hoạch và thi hành chiến lược chấm dứt chiến tranh Syria hay không.
Ngay cả trước khi ông Trump ra lệnh cuộc tấn công tại Syria, chuyến viếng thăm của ông Tillerson đã bị bao trùm bằng những vấn đề gai góc.
Những vấn đề đó bao gồm cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, cáo buộc Nga vi phạm một hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng, cùng với và nỗ lực thu hẹp khác biệt về cách thức chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi Giáo.
Các nhà phân tích cho rằng Syria là một trong số ít lãnh vực mà Moscow và Washington có thể tìm được những điểm chung.
Ông Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ngày 10 tháng 4 nói những cuộc không kích của Mỹ chứng tỏ Washington hoàn toàn không muốn hợp tác về vấn đề Syria.
Phản ứng về tin tức của truyền thông cho rằng ông Tillerson sẽ sử dụng chuyến viếng thăm này nhằm áp lực để Moscow thôi ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh lớn nhất của Nga tại Trung Đông, ông Peskov nói chuyện này không có hy vọng thành công.

Thấy gì sau thượng đỉnh Trump – Tập?

WASHINGTON DC —
Trong 21 giờ gặp gỡ, rõ ràng ông Trump và ông Tập khó có thể kỳ vọng giải quyết được bất kỳ bất đồng nào giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Và vẫn còn rất nhiều kỳ vọng về mối quan hệ giữa 2 siêu cường trong thời gian tới mà cụ thể là trong chuyến thăm Trung Quốc có thể diễn ra trong năm nay của ông Donald Trump theo lời mời của ông Tập Cận Bình.
Theo nhận định chung của các chuyên gia, cuộc gặp này mang ý nghĩa ‘làm quen’ và xoa dịu những căng thẳng xuất phát từ những lời lẽ của ông Trump trong chiến dịch tranh cử và những ngày đầu nhậm chức, hơn là đưa ra những giải quyết cụ thể cho những mâu thuẫn tồn tại lâu nay giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Thâm hụt thương mại, vấn đề Bắc Triều Tiên, và vấn đề Biển Đông đã được đề cập, nhưng không có một kết luận chính thức và mạnh mẽ nào.
Bầu không khí thân thiện, hữu nghị và xã giao bao trùm cuộc gặp, khiến những quốc gia liên quan trực tiếp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam hay Singapore có thể yên tâm rằng một cuộc chiến tranh thương mại sẽ không xảy ra, những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và Biển Đông cũng sẽ dịu lại. Nhưng cũng vì thế mà cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ vẫn đang kỳ vọng một sự rõ ràng hơn trong chính sách của tân Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề về biển Đông.
Ông Đỗ Văn Toàn từ Arizona nói với VOA Việt ngữ: “Ngay trong buổi tối gặp mặt, Tổng thống Trump đã thông báo cho Chủ tịch Tập Cận Bình về vụ phóng tên lửa đánh phá một căn cứ không quân tại Syria. Tôi cho đây là một thông điệp cứng rắn của Hoa Kỳ gửi tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Nếu Bắc Triều Tiên cương quyết không từ bỏ tham vọng về hạt nhân và Hoa Kỳ không nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, thì một giải pháp quân sự đơn phương có thể được thực hiện. Tôi kỳ vọng rằng trong những tháng tới, những thông điệp cứng rắn hơn sẽ được gửi tới Bắc Kinh trong vấn đề thương mại và vấn đề biển Đông, nơi Trung Quốc đang thể hiện tham vọng làm bá chủ tuyến hàng hải quan trọng của thế giới này.”
Còn anh Đỗ Văn Thịnh, một lập trình viên từ California, lại mong muốn sẽ có nhiều hơn những thay đổi trong chính sách bảo vệ bản quyền tại Trung Quốc. “Tình trạng ăn cắp bản quyền tràn lan tại Trung Quốc đang gây thiệt hại nặng nề đối với nhiều lĩnh vực sáng tạo tại Hoa Kỳ, trong đó có công nghiệp phần mềm. Tôi hy vọng tổng thống Trump sẽ gây áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với Trung Quốc trong vấn đề này để bảo vệ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và phần mềm của Hoa Kỳ. Đây là vấn đề đã được nói đến từ nhiều năm nay, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có những thay đổi đáng kể,” ông Thịnh chia sẻ.
Chị Genie Giao Nguyễn từ Virginia thì mong muốn sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông phải được xem xét một cách nghiêm túc và có những chính sách cụ thể hơn trong thời gian tới để những quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam và người dân Việt Nam, được hưởng những quyền lợi chính đáng, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Chị Giao nói: “Trong thời gian vừa qua thì biển miền Trung khu vực gần bờ đã bị ô nhiễm rồi. Người ngư dân không thể đánh bắt gần bờ nữa. Nhưng nếu đi ra ngoài khu vực ô nhiễm thì lại bị các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc bắt giữ vì họ cho rằng ngư dân của ta xâm phạm vùng biển chủ quyền của họ. Thế thì người dân làm gì còn phương kế nào để sống nữa. Những chính sách cụ thể, hợp lý để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông từ phía Hoa Kỳ nếu được đưa ra và thực hiện sẽ có thể là một giải pháp lâu dài cho Việt Nam và các nước liên quan trong khu vực.”
Thượng đỉnh vừa qua chỉ là một nốt dạo đầu trong bản giao hưởng khó đoán tiết tấu. Sẽ còn những cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung trong tương lai. Ở nhiệm kỳ thứ nhì tại Tòa Bạch Ốc, cựu Tổng thống Obama từng có tới 9 cuộc gặp khác nhau với người đứng đầu Trung Quốc. Người ta kỳ vọng những bất đồng sẽ từng bước được giải tỏa thông qua các cuộc gặp như vậy, nhưng tất nhiên, người ta cũng có quyền đòi hỏi về những kết quả, kết luận cụ thể, hơn là những lời lẽ, cử chỉ ngoại giao.

Máy bay quân sự Mỹ bay quá sát Air Force One

Không quân Hoa Kỳ tìm cách làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của tin cho rằng một máy bay quân sự Mỹ đã tới quá gần chiếc chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Donald Trump khi máy bay này đáp xuống căn cứ không quân Andrews hôm Chủ nhật 9/4.
Máy bay vận tải C-17 Globemaster được phát hiện bay sát chiếc Air Force One lúc 6 giờ 23 phút giờ địa phương, trong khi máy bay của Tổng thống Trump đang đáp xuống căn cứ quân sự ở bang Maryland, ngay bên ngoài thủ đô Washington.
Chiếc Air Force One không có biện pháp nào để né tránh và cũng không có dấu hiệu cho thấy chuyên cơ của tổng thống gặp bất cứ nguy cơ nào. Chỉ 6 phút sau, chuyên cơ của tổng thống đáp xuống căn cứ Andrews mà không gặp sự cố gì.
Hôm thứ Hai, các quan chức Air Force One xác nhận các phi công đã liên lạc trực tiếp qua quan sát và qua radar với máy bay vận tải khi chuyên cơ tổng thống tiến gần căn cứ Andrews.
Một số phóng viên, kể cả phóng viên VOA có mặt trên chuyên cơ đã chứng kiến sự cố sau khi được nhiếp ảnh gia Alex Brandon của AP cảnh báo. Chính ký giả nhiếp ảnh này đã chụp tấm ảnh khi máy bay vận tải bay tới gần chiếc Air Force One từ hướng bắc ở cao độ thấp hơn đôi chút, và sau đó vươn lên bên mạn phải của Air Force One.
Vụ việc xảy ra giữa lúc ông Trump trở về thủ đô Washington sau bốn ngày ở khu nghĩ dưỡng Mar-a-Lago, Florida, nơi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và ra lệnh phóng hỏa tiễn từ tàu sân bay Mỹ để tấn công một căn cứ không quân Syria, sau khi có tin cho rằng các máy bay cất cánh từ căn cứ này đã được chính phủ Syria điều lên để thực hiện cuộc tấn công dùng chất độc sarin giết hại thường dân trong vùng lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng nổi dậy.

Nhật ca ngợi cam kết an ninh của ông Trump

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 9 tháng 4 ca ngợi “cam kết mạnh mẽ” của Tổng thống Donald Trump về an ninh của toàn cầu và của các nước đồng minh sau cuộc điện đàm lần thứ hai với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong vòng 4 ngày.
Hai nhà lãnh đạo đồng ý là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn quốc sẽ vẫn giữ liên lạc chặt chẽ về vấn đề Bắc Triều Tiên, và nhất trí theo dõi chặt chẽ phản ứng của Trung Quốc đối với việc phát triển phi đạn và hạt nhân của Bình Nhưỡng, Thủ tướng Abe nói với các phóng viên tại tư dinh của ông.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Trump vào ngày thứ Năm tuần trước, một ngày sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm phi đạn, ông Abe nói ông và ông Trump đã đồng ý việc phóng phi đạn đạn đạo là “một khiêu khích nguy hiểm và một đe dọa ngiêm trọng.”
Ngày thứ Sáu 7 tháng 4, ông Abe đã lên tiếng ủng hộ những cuộc không kích ông Trump ra lệnh chống lại Syria sau khi Damacus sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào một khu vực do phe nổi dậy kiểm soát làm nhiều người thiệt mạng.

Trung-Hàn bàn chuyện chế tài thêm Bắc Triều Tiên

Trung Quốc và Hàn Quốc ngày 10/4 nhất trí áp đặt chế tài mạnh mẽ hơn đối với Bắc Triều Tiên nếu nước này thử nghiệm hạt nhân hay phi đạn tầm xa, một giới chức cao cấp tại Seoul cho biết vào lúc một lực lượng tấn công của hải quân Mỹ tiến vào khu vực để biểu dương lực lượng.
Bắc Triều Tiên kỷ niệm một vài sự kiện lớn trong tháng này và thường đánh dấu những dịp như vậy bằng việc thử nghiệm các loại vũ khí.
Khả năng một hành động quân sự của Hoa Kỳ chống lại Bắc Triều Tiên để đáp trả các cuộc thử nghiệm như vậy đã gây chú ý, tiếp sau những cuộc tấn công của Mỹ trong tuần qua chống lại Syria. Trước đây, Washington nghiêng về chế tài và làm áp lực để làm nản lòng Bắc Triều Tiên, nhưng những bình luận của các phụ tá cao cấp cho Tổng thống Donald Trump vào cuối tuần cho thấy có thể Mỹ sẽ ‘nâng quan điểm’ cứng rắn hơn.
Tuy nhiên, trưởng đoàn Hàn Quốc về hạt nhân, ông Kim Hong-kyun cho biết chưa đề cập đến bất cứ giải pháp quân sự nào trong những cuộc thảo luận của ông với đặc sứ Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên Ngô Đại Vĩ. Hai bên cũng chưa thảo luận về khả năng chính quyền Trump tấn công Bắc Triều Tiên.
Ông Kim nói thêm là hai bên nhất trí phải thông qua “một nghị quyết mạnh mẽ hơn của Liên hiệp quốc” trong trường hợp có những cuộc thử nghiệm vũ khí thêm nữa của Bắc Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố cuộc tấn công của Mỹ vào Syria vì nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học là một cảnh báo đối với những nước khác trong đó có Bắc Triều Tiên rằng “sẽ có một đáp ứng” nếu Bình Nhưỡng đề ra nguy cơ.
Lực lượng tấn công của Hải quân Mỹ do tàu sân bay Carl Vinson dẫn đầu đã hủy bỏ một chuyến đi được dự trù đến Australia và đang tiến về phía tây Thái Bình Dương gần bán đảo Triều Tiên để biểu dương lực lượng, một giới chức Mỹ nói với Reuters hồi cuối tuần. Giới chức này nói “Chúng tôi cảm thấy tăng cường sự hiện diện tại vùng này là cần thiết.”
Ông Trump đã họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, tại Florida tuần qua. Dịp này, ông đã thúc giục đối tác Trung Quốc nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc là đồng minh chính của Bắc Triều Tiên về ngoại giao và kinh tế.
Chuyến đi của ông Ngô là chuyến viếng thăm Hàn quốc đầu tiên của một giới chức cao cấp Trung Quốc kể từ khi việc triển khai được dự trù hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD đưa đến căng thẳng ngoại giao giữa Bắc Kinh và Seoul.
Ông Kim cho hay ông Ngô nhắc lại lập trường của Trung Quốc về việc triển khai THAAD nhưng không cho biết chi tiết. Trước đó, Trung Quốc tuyên bố hệ thống này sẽ làm mất ổn định cán cân an ninh trong vùng và tầm xa ra-đa của hệ thống này sẽ xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc.
Bắc Triều Tiên đã lên tiếng bất chấp Hoa Kỳ, gọi những cuộc tấn công vào Syria hôm thứ Sáu tuần qua là “một hành vi gây hấn không chấp nhận được” cho thấy quyết định của Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân là “lựa chọn đúng đắn.”
Tại Tokyo, tính khả thi về hành động quân sự của Hoa Kỳ được giảm nhẹ, trong khi Hàn Quốc nói trọng tâm vẫn là nhằm nghênh cản và sẵn sàng.
Một nguồn tin quân sự cấp cao của Nhật Bản cho biết thêm “Nếu quân đội Hoa Kỳ tấn công, có thể yêu cầu Nhật Bản yểm trợ hậu cần, nhưng hiện chưa có thảo luận về việc này.”
Các lực lượng Hàn Quốc và Hoa Kỳ tham gia một cuộc tập trận chung kéo dài cho đến cuối tháng 4. Bắc Triều Tiên gọi những cuộc tập trận là chuẩn bị chiến tranh chống nước này.
Một vài lễ kỷ niệm trong tháng 4 có thể là một dịp để Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân hay phi đạn. Phát ngôn viên bộ quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-kyun cho biết.
Bắc Triều Tiên đã mời một số đại diện đông đảo truyền thông nước ngoài đến Bình Nhưỡng trong tuần này để tường thuật về “Ngày Mặt trời” , sinh nhật của người sáng lập nhà nước Bắc Triều Tiên Kim Il Sung vào ngày 15 tháng 4.

Doanh nghiệp Trung Quốc được lệnh trả hàng Bắc Triều Tiên

Cục hải quan Trung Quốc đã chính thức ra lệnh cho những công ty thương mại trả lại than đá của Bắc Triều Tiên, một nguồn tin tại công ty thương mại Dandong Chengtai, công ty mua than lớn nhất của Bình Nhưỡng, cho biết.
Tiếp sau những lần thử nghiệm phi đạn liên tiếp của Bắc Triều Tiên bị quốc tế chỉ trích, ngày 26 tháng 2 năm nay, Trung Quốc cấm nhập khẩu than của Bắc Triều Tiên, cắt đứt sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của nước này.
Nguồn tin của công ty Dandong Chengtai nói công ty có 600.000 tấn than Bắc Triều Tiên tại các cảng khác nhau, và tổng cộng có 2 triệu tấn bị kẹt tại các cảng khác nhau của Trung Quốc chờ trả về Bắc Triều Tiên.
Dữ liệu vận chuyển hàng hải trên mạng Thomson Reuters Eikon, diễn đàn thông tin và phân tích thị trường tài chính, cho thấy có ít nhất khoảng nửa chục chiếc tàu chở hàng gần đây đã chở than ra khỏi Trung Quốc, hầu hết tại cảng Weihai và Peng Lai, và chở toàn bộ số than đó về Bắc Triều Tiên.
Tháng trước, Reuters loan tin Malaysia đã ngăn cản một tàu Bắc Triều Tiên chở than từ Trung Quốc cập bến Penang vì nghi ngờ vi phạm các chế tài. Cuối cùng tàu đó được phép bốc dỡ 6.300 tấn than anthracite.

Nhà Nước Hồi Giáo chỉ còn nắm 7% lãnh thổ Iraq

Phát ngôn nhân quân đội Iraq cho biết nhóm Nhà nước Hồi giáo mất dần đất ở Iraq và hiện đang kiểm soát chưa đến 7% diện tích đất nước.
Chuẩn tướng Yahya Rasool cho hay IS giờ đây kiểm soát một diện tích chưa bằng 1/4 những vùng đất mà chúng nắm giữ ở thời kỳ đỉnh cao là mùa Hè 2014. Vào thời điểm đó, nhóm Thánh Chiến kiểm soát hơn 40% Iraq.
Ông Rasool phát biểu: “Tính đến ngày 31/3, IS chỉ nắm giữ 6,8% lãnh thổ Iraq”.
Nhóm IS chiếm Mosul vào tháng 6/2014, trước khi mở rộng phạm vi kiểm soát ở khu vực, chiếm một diện tích lớn ở Iraq và Syria. Kể từ đó, các lực lượng liên minh tiễu trừ các phần tử chiến đấu IS khỏi nhiều thành phố và thị trấn.

G7 không đồng thuận về việc trừng phạt Nga

Khối các nước công nghiệp phát triển, G7, không đạt được sự nhất trí đối với đề xuất của Anh theo đó muốn áp các lệnh trừng phạt lên Nga sau vụ tấn công bằng chất hóa học chết người mà phương Tây nói do đồng minh của Nga là Syria thực hiện.
Ngoại trưởng Italy nói khối này không muốn dồn Nga vào chân tường và muốn chọn giải pháp đối thoại.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã rời kỳ họp G7 tại Italy để sang Nga thảo luận tình hình.
Ông nói tổng thống Syria không thể đóng bất kỳ vai trò nào trong tương lai nước này.
Kỳ họp của khối G7 diễn ra tại thành phố Lucca của Ý, sau vụ tấn công bằng hóa chất hồi tuần trước vào thị trấn Khan Sheikhoun do các phiến quân Syria nắm giữ đã khiến cho 89 người thiệt mạng.
Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Ba xác nhận rằng chất độc thần kinh sarin đã được sử dụng trong vụ đó.
Syria bác bỏ việc họ tiến hành vụ tấn công, nhưng Hoa Kỳ sau đó đã thực hiện một cuộc oach tạc trả đũa bằng cách phóng 59 hỏa tiễn tuần du vào một căn cứ không quân của Syria.
Kỳ họp kéo dài hai ngày của các bộ trưởng khối có mục đích tìm ra cách tiếp cận trong vấn đề Syria trước khi ông Tillerson đi Moscow.
Nhưng đã có những phân rẽ khi Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đề xuất áp lệnh trừng phạt đối với các nhân vật quân sự của Syria và của Nga liên quan tới vụ tấn công hóa học.
Phóng viên chuyên về ngoại giao của BBC James Robbins nói ông Johnson đã hy vọng là có thể giành được ít nhiều ủng hộ, nhưng thông cáo mà khối G7 đưa ra không nhắc gì tới việc trừng phạt.
Ngoại trưởng Ý Angelino Alfano nói các bộ trưởng muốn thảo luận với Nga.
Ông Johnson bác bỏ những bình luận nói ông đã thất bại, và nói sự ủng hộ đối với việc áp lệnh trừng phạt sẽ được đưa ra nếu như có thêm bằng chứng về vụ tấn công hóa học.
Một điểm có vẻ như được cả khối nhất trí là tương lai của ông Assad.
Ông Tillerson tóm tắt rằng: “Điều rõ ràng với tất cả chúng ta là sự trị vì của gia đình Assad đang đi đến hồi kết.”
Ông cũng giành được sự ủng hộ đối với việc Mỹ tiến hành vụ tấn công trả đũa, điều mà ông gọi là “cần thiết, vì lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ”.

Cuộc chiến Syria: ‘Các sỹ quan Nga có thể bị trừng phạt’

Các bộ trưởng ngoại giao nhóm G7 đang tìm kiếm đồng thuận và đưa ra quan điểm chung về cuộc xung đột Syria, trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ bay tới Nga để thuyết phục nước này bỏ rơi đồng minh Syria.
Ông Rex Tillerson cũng sẽ gặp quan chức các nước đồng minh Trung Đông trước khi tới Moscow.
Anh đề xuất các lệnh trừng phạt nhắm vào các sĩ quan quân đội Nga và Syria.
Những động thái này tiếp theo sau vụ sử dụng vũ khí hóa học mới nhất ở Syria.
Syria bác cáo buộc rằng họ tiến hành một vụ tấn công hóa học vào thị trấn Khan Sheikhoun do phiến quân nắm giữ hồi tuần trước khiến 89 người thiệt mạng.
Cuộc oanh kích của Hoa Kỳ đáp trả vụ tấn công nghi dùng vũ khí hóa học đã gây thiệt hại hoặc phá hủy 20% chiến đấu cơ của Syria, Mỹ cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói rằng Syria thật “dại dột khi sử dụng vũ khí hóa học”.
Các quốc gia G7 đang nhóm họp ở Ý để thảo luận về chính sách và cách thức thuyết phục Nga từ bỏ đồng minh Syria.
Mỹ đã bắn 59 tên lửa hành trình nhắm vào căn cứ không quân Shayrat của Syria hôm 6/4, nhằm đáp trả vụ tấn công nghi dùng vũ khí hóa học một ngày trước.
Ông Mattis nói rằng “phản ứng được cân nhắc” của Hoa Kỳ đã “gây thiệt hại hoặc phá hủy nhiên liệu và kho đạn dược, khả năng phòng không và 20% chiến đấu cơ của Syria”.
Ông nói thêm: “Chính phủ Syria đã mất đi khả năng tiếp nhiên liệu hay tái vũ trang cho chiến đấu cơ tại căn cứ Shayrat, và lúc này cũng không thể sử dụng đường băng cho mục đích quân sự.”
Quân đội Syria thừa nhận thiệt hại nặng nề nhưng phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nói chỉ có sáu chiếc MiG-23s, vài một vài tòa nhà bị phá hủy, và chỉ có 23 tên lửa bay đến được mục tiêu Shayrat.
Ông Mattis nói vụ không kích cho thấy Mỹ “sẽ không thụ động trong khi [chính phủ Bashar al-Assad] giết người vô tội bằng vũ khí hóa học.”
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói kế hoạch cho cuộc không kích khác đã được “đặt lên bàn”.
Trong khi đó, AP trích dẫn một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng Nga biết trước về cuộc tấn công hóa học, bởi vì một chiếc máy bay tự lái bay ngay phía trên một bệnh viện ở Khan Sheikhoun khi các nạn nhân đang cầu cứu. Một vài giờ sau, một chiếc phi cơ thả bom ngay tại bệnh viện mà phía Hoa Kỳ cho rằng đây là một âm mưu nhằm che giấu vụ tấn công, AP nói.
Điều gì đang được thảo luận tại hội nghị ngoại trưởng G7?
Hội nghị hai ngày của các ngoại trưởng G7 tại Lucca, Ý nhằm tìm ra phương án đồng nhất về xung đột ở Syria.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói thông điệp của hội nghị phải chỉ rõ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin phải thôi hậu thuẫn cho ông Assad.
“Ông ta đang làm xấu thanh danh của Nga khi tiếp tục dính líu tới một gã thản nhiên đầu độc chính người dân của mình,” ông Johnson nói.
Ông nói cuộc họp nên “thảo luận khả năng về các lệnh trừng phạt nhắm vào các quan chức quân đội Syria và một số quan chức quân đội Nga liên quan.”

Án tử hình : Ân Xá Quốc Tế tố cáo Trung Quốc bưng bít thông tin

Trong báo cáo hàng năm về án tử hình, công bố ngày 11/04/2017, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã tố cáo Trung Quốc là nước hành quyết nhiều tử tù nhất, cao hơn tất cả những nước khác trên thế giới gộp lại. Bắc Kinh còn bịt kín thông tin xem đấy là « bí mật quốc gia ».
Trong bản báo cáo, Ân Xá Quốc Tế nêu con số người bị xử tử trên thế giới vào năm ngoái 2016 là 1.032, giảm 37% so với 2015. Đà sụt giảm chung bắt nguồn từ việc số án thi hành giảm 42% ở Iran, 73% ở Pakistan, và ở Mỹ cũng xuống thấp (20 người).
Nhưng các con số trên đã không kể đến trường hợp Trung Quốc, mà thống kê không được Nhà nước tiết lộ, xem đấy là « bí mật quốc gia », trong khi mà, theo Ân Xá Quốc Tế, đã có hàng ngàn người bị xử tử mỗi năm tại Trung Quốc, nhiều hơn tất cả các nước khác trên thế giới gộp lại.
Ân Xá Quốc Tế cho biết đã xác định được « hàng trăm trường hợp » bị tuyên án tử hình không nằm trong dữ liệu mà Bắc Kinh đã đưa lên mạng để chứng tỏ sự « minh bạch ».
Trong số 931 trường hợp được thông báo chính thức từ 2014 đến 2016 – một phần nhỏ của tổng số thật – chỉ có 85 vụ hành quyết là được lưu trong các dữ liệu. Những vụ xử tử về tội danh khủng bố hay buôn bán ma túy không được nhắc đến.
Trong cuộc họp báo tại Hồng Kông, giám đốc Ân Xá Quốc Tế phụ trách vùng Đông Á, Nicolas Bequelin, cho rằng « Trung Quốc là quốc gia duy nhất có chế độ bưng bít thông tin về án tử hình như vậy, có lẽ là vì số người bị xử tử quá cao, nên không muốn nêu lên, không muốn cho thấy rằng Bắc Kinh là một trường hợp ngoại lệ ».
Như để chứng minh là họ có tiến bộ trong lãnh vực này, Trung Quốc, đã nhấn mạnh trên việc đã giảm danh sách những tội danh bị án tử hình, giờ chỉ còn khoảng 40 tội danh.
Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền công nhận là con số người bị xử đã có giảm những năm gần đây : Human Rights Watch nêu con số dưới 4000 vào năm 2014, so với 10 000 một thập niên trước.
Nguyên nhân là bộ luật được cải tổ năm 2007 đã buộc là phải có sự chấp thuận của Tòa Án Tối Cao đối với mọi án tử hình. Mối lo ngại của dư luận trước những trường hợp xử tử oan cũng phần nào gây sức ép lên chính quyền.
Ví dụ được nhắc đến là trường hợp một thanh niên bị xử tử cách đây 21 năm về tội hãm hiếp giết người, nhưng đã được Tòa Án Tối Cao xử trắng án vào tháng 12 vừa qua, sau khi thủ phạm thật sự nhận tội,một thập niên sau.

Trump-Putin : Tuần trăng mật đã chấm dứt

Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần lên tiếng bênh vực tổng thống Nga Vladimir Putin trên báo chí Mỹ. Khi ông đắc cử tổng thống, báo chí chính thức ở Nga đã hết lời khen ngợi nhà tỷ phú New York.
Thế nhưng, sau vụ oanh kích của Hoa Kỳ vào Syria tuần trước, giọng điệu báo chí thân Putin đã thay đổi hẳn. Họ chỉ trích ông Trump « không có chút kinh nghiệm nào về chính trị quốc tế », « chỉ biết hành động theo cảm tính chứ chẳng biết suy xét gì ».
Đọc những lời chỉ trích nói trên, người ta có cảm tưởng là quan hệ Mỹ-Nga đang trở lại giống như thời tổng thống Obama. Sự thay đổi giọng điệu đó diễn ra vào lúc ngoại trưởng Rex Tillerson sẽ đến Matxcơva ngày 11/04, chủ yếu để bàn về hồ sơ Syria với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov.
Điện Kremlin đã hy vọng rằng với tổng thống Trump, Hoa Kỳ sẽ hành động chung với Nga để chống các lực lượng khủng bố ở Syria và đây sẽ là một điểm khởi đầu tích cực cho hợp tác giữa hai nước trong tương lai trên hồ sơ Syria, cũng như trên những vấn đề khác.
Nhưng hy vọng này nay đã tan thành mây khói sau vụ oanh kích của Mỹ vào Syria để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, mà chế độ Damas bị cáo buộc là thủ phạm, khiến 87 người chết. Bản thân ngoại trưởng Tillerson cuối tuần qua đã chỉ trích Nga, do « đồng lõa » hoặc do « bất tài », đã không ngăn chận vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vào thường dân.
Hôm qua, Hoa Kỳ cũng đã khẳng định rằng Nga đã biết trước là sẽ có một vụ tấn công hóa học ở Syria, tuy hiện chưa có bằng chứng là Matxcơva có can dự vào vụ này.
Cho tới nay Nga vẫn khẳng định là chế độ Damas không hề sử dụng vũ khí hóa học, mà khí độc đã lan ra sau khi một kho chứa vũ khí hóa học của lực lượng nổi dậy bị trúng bom. Trong bối cảnh như vậy, cuộc họp ngày 12/04/2017 giữa hai ngoại trưởng Mỹ Nga ở Matxcơva sẽ khó đạt được thỏa thuận.
Căng thẳng Mỹ-Nga trên hồ sơ Syria chắc sẽ còn kéo dài, bởi vì hôm qua, Hoa Kỳ đã cảnh cáo sẽ oanh kích lần nữa nếu chế độ Damas mở các cuộc tấn công mới bằng vũ khí hóa học vào thường dân Syria. Trong khi đó, Nga cùng với Iran, một đồng minh khác của Damas đã đe dọa sẽ có « phản ứng quyết liệt » với mọi cuộc tấn công mới vào Syria. Nói cách khác, họ sẵn sàng đáp trả Hoa Kỳ bằng quân sự.
Sau vụ oanh kích của Mỹ vào Syria, Nga cũng loan báo đã đình chỉ thi hành thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc ngăn ngừa các sự cố giữa phi cơ hai nước trên không phận Syria. Matxcơva và Washington đã ký thỏa thuận này vào tháng 10/2015, vài tuần sau khi Nga khởi động chiến dịch can thiệp vào Syria để hỗ trợ cho chế độ Bachar al-Assad.
Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đang gia tăng áp lực để buộc Putin ngưng yểm trợ cho chế độ Bachar al-Assad. Nhưng vụ oanh kích của Mỹ vào Syria dường như đã khiến cho Matxcơva càng nghiêng hẳn về phía Damas. Hơn nữa, sau vụ oanh kích nói trên, Nga lại càng khó mà thay đổi thái độ với chế độ Bachar al-Assad, vì sợ sẽ bị xem là hành động dưới áp lực của Mỹ. Tóm lại, vì hồ sơ Syria mà « tuần trăng mật » giữa tổng thống Trump và tổng thống Putin có lẽ đã chấm dứt.

Nga đưa ra dự luật quản lý giới trẻ

Ngày 26/03/2017 theo lời kêu gọi của nhà đối lập Alexei Navalny, hàng ngàn người đã tham gia cuộc tuần hành chống tham nhũng tại Matxcơva. Đáng chú ý là sự tham gia của giới trẻ, sinh viên, học sinh, những người sinh ra đầu những năm 2000. Ngay sau đó, chính quyền Nga đã tỏ thái độ cứng rắn và tìm cách nắm lại quyền kiểm soát công luận, đặc biệt là giới trẻ.
Từ Matxcơva, thông tín viên Muriel Pomponne cho biết thêm thông tin :
« Một dự luật mới được đệ trình lên Hạ Viện – Douma, ngày 10/04, nhằm cấm các thiếu niên dưới 14 tuổi truy cập các mạng xã hội. Bởi vì chính trên các mạng xã hội này, chứ không phải là qua vô tuyến truyền hình, mà giới trẻ Nga biết đến những thông tin của nhà đối lập Alexei Navalny liên quan đến những cáo buộc tham nhũng nhắm vào thủ tướng Dmitri Medvedev.
Cũng thông qua mạng xã hội mà giới trẻ đã kêu gọi và tổ chức biểu tình và phát tán các thông tin, chỉ trích và châm biếm đường lối chính sách của chính quyền.
Dự luật còn có một quy định nhằm hạn chế khả năng các nhà đối lập bày tỏ chính kiến : từ nay trở đi, cấm quay phim chụp ảnh các phiên tòa xét xử nếu không có sự đồng ý của các thẩm phán, trong khi đó, nhà đối lập Navalny thường xuyên biến các phiên xét xử ông thành diễn đàn tranh đấu. Ngoài ra, dự luật cũng cấm các cuộc gặp giữa công dân và dân biểu trên đường phố.
Thế nhưng, theo nhà phân tích chính trị Andreai Kolesnikov, thì hiện nay đã có rất nhiều các biện pháp trấn áp và được áp dụng trên diện rộng, do vậy, khó có thể triển khai thêm các biện pháp mới. Trong những ngày gần đây, chính quyền đã khai thác sự xúc động của người dân do vụ khủng bố ở Saint Petersburg, để thu hút công luận vào chủ đề chống khủng bố. Thế nhưng, ông Kolesnikov cho rằng chủ đề này, về lâu dài, không thể thu hút, tập hợp được công luận khi mà nước Nga bước vào thời kỳ vận động tranh cử, bởi vì mối lo lắng hàng đầu hiện nay của người dân Nga là sức mua của họ đang bị tụt giảm ».

Chiến tranh Mỹ-Trung sẽ nổ ra tại châu Á ?

Thông tín viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh nhận định, hai đại cường hàng đầu thế giới phải thỏa thuận với nhau để đối phó với việc Bắc Triều Tiên leo thang nguyên tử. Tuy nhiên các điểm căng thẳng lại rất nhiều trong khu vực châu Á.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump, tại dinh cơ sang trọng ở Florida của nhà tỉ phú, chưa đủ để tháo gỡ các nguy cơ đối đầu ở châu Á. Hai lãnh đạo Mỹ-Trung không thỏa thuận được về phương thức chặn đứng cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử của Bình Nhưỡng. Bằng chứng là hôm thứ Bảy 08/04/2017, ông Trump quyết định điều một hàng không mẫu hạm cùng với hạm đội đến bán đảo Triều Tiên.
Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông, Biển Hoa Đông cũng là nguyên nhân gây căng thẳng cao độ giữa hai đại cường. Nếu Bắc Kinh và Washington phải cố gắng tránh mọi xung đột, khả năng xảy ra các sự cố nghiêm trọng trong khu vực là hiện thực.
Mỹ sẽ tấn công Bắc Triều Tiên ?
Ông Donald Trump đã hàm ý có thể đơn phương tấn công Bình Nhưỡng, nếu Bắc Kinh không gây thêm áp lực lên người láng giềng hay quậy phá đã liên tục cho thử nguyên tử và bắn hỏa tiễn. Mối đe dọa trở nên cụ thể trong những ngày gần đây : sau khi phá hủy các mục tiêu ở Syria hôm thứ Sáu 7/4, Hoa Kỳ đã điều một hàng không mẫu hạm cùng với hạm đội tiến về phía bán đảo Triều Tiên. Tuy vậy can thiệp chỉ là giải pháp cuối cùng, vì sẽ rất tai hại cho khu vực.
Chuyên gia về Trung Quốc Jean-Pierre Cabestan của trường đại học Báp-tít Hồng Kông nhấn mạnh : « Hậu quả sẽ rất khó kiểm soát. Một cuộc tấn công của Mỹ dù với mục tiêu rất cụ thể, có thể dẫn đến phản công hàng loạt của pháo binh Bắc Triều Tiên ở gần biên giới vào Seoul ». Nhà chính trị học Lâm Hòa Lập (Willy Lam) cũng ở Hồng Kông nói thêm : « Cho dù ông Trump sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn ông Obama, nhưng đó sẽ là một quyết định rất khó khăn, cần có kế hoạch tỉ mỉ, do khả năng xảy ra thảm họa cao ».
Trung Quốc vốn lo ngại chiến tranh nguyên tử ở gần biên giới, muốn tránh kịch bản này bằng mọi giá. Nhưng Bắc Kinh cũng không muốn bóp nghẹt kinh tế của đồng minh Bình Nhưỡng, sợ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Người khổng lồ châu Á lo ngại luồng người tị nạn sẽ tràn vào miền đông bắc, và một nước Triều Tiên thống nhất khiến Hàn Quốc và đồng minh Mỹ bỗng ở sát nách.
Mỹ-Trung sẽ đối đầu ở Biển Đông ?
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trước khi ông Donald Trump nhậm chức đã đe dọa phong tỏa, không cho Bắc Kinh đi vào các hòn đảo tranh chấp mà nước này đang kiểm soát tại Biển Đông. Nay ông đã nhẹ giọng hơn, nhưng căng thẳng vẫn còn đó. Trung Quốc yêu sách gần như toàn bộ vùng biển này, nhưng nhiều nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền. Chính quyền Bắc Kinh đã cho đào đắp mở rộng một số đảo, và xây dựng cảng biển, phi đạo, cơ sở hạ tầng quân sự.
Báo chí nhà nước đã hăm dọa là nếu ngăn cản Bắc Kinh kiểm soát các đảo, coi như đã gây chiến giữa hai cường quốc nguyên tử. Cho dù quân đội Mỹ hùng mạnh hơn, « không chắc rằng ông Donald Trump sẵn sàng nhảy vào cuộc chiến tranh chấp chủ quyền, vả lại các nước Đông Nam Á liên quan cũng không đồng thuận về hành động khiến họ trở nên bất ổn trước người láng giềng khổng lồ Trung Quốc » – theo nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher, trung tâm châu Á của viện IFRI. Hoa Kỳ có thể tự bằng lòng với việc « bảo vệ tự do hàng hải, theo các tiêu chuẩn và quy định của Luật Biển ».Ngược lại, khả năng xảy ra sự cố, nhất là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nghĩa là « các phi cơ tiêm kích hay chiến hạm bất ngờ đụng độ nhau tại Biển Đông, là một quan ngại lớn » - ông Lâm Hòa Lập nhấn mạnh. Tất cả tùy thuộc vào khả năng của các lãnh đạo không để xảy ra leo thang, mà theo các chuyên gia, thì khó thành hiện thực.
Bắc Kinh sẽ gây hấn với Tokyo để giành quần đảo Senkaku ?
Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp tám đảo nhỏ và đá không người ở tại Biển Hoa Đông. Hiện do Nhật kiểm soát với tên Senkaku, Bắc Kinh gọi theo tiếng Hoa là Điếu Ngư. Chủ đề này vô cùng nhạy cảm từ nhiều thập niên, nhưng Donald Trump đã khuấy động lên hồi tháng Hai, khi khẳng định – như Barack Obama trước đó – vấn đề biển đảo nằm trong cam kết liên minh quân sự giữa Tokyo và Washington.
Khi thủ tướng Nhật sang thăm tổng thống Mỹ, cả hai nhà lãnh đạo cùng phản đối « tất cả các hành động chống lại » việc Nhật Bản quản lý Senkaku. Trung Quốc phản ứng bằng cách cáo buộc Washington « muốn gây bất ổn trong khu vực », vào đầu tháng Ba đã điều ba tàu tuần duyên diễu quanh quần đảo đang thèm muốn. Trước đó vào mùa hè 2016, Bắc Kinh cũng đã biểu dương sức mạnh tương tự. Rất có khả năng xảy ra các sự cố trên biển hoặc trên không tại vùng này.
Trung Quốc rốt cuộc sẽ tấn công Đài Loan ?
Người khổng lồ châu Á, vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, cho dù hòn đảo này độc lập trên thực tế, chưa bao giờ từ bỏ khả năng vận dụng đến vũ lực để thôn tính. Quan hệ giữa đôi bờ eo biển Formosa càng căng thẳng hơn từ đầu năm 2016, khi bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan. Bà là người vẫn đòi có thái độ cứng rắn hơn trước Bắc Kinh, và Trung Quốc nghi ngờ bà có ý định tuyên bố độc lập.
Mối quan hệ này lại càng sa sút từ sau cú điện thoại giữa bà Thái Anh Văn và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tháng 12 năm ngoái. Chế độ cộng sản Trung Quốc vốn luôn cấm đoán các nước có quan hệ ngoại giao với mình cũng đặt quan hệ song song với Đài Loan.
Bắc Kinh bèn liên tục gây áp lực, đặc biệt về quân sự : cho hàng không mẫu hạm duy nhất của mình với năm chiến hạm hộ tống, chạy xuyên qua eo biển Đài Loan. Đài Bắc, mà Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu, chuẩn bị cho khả năng tệ hại nhất và tìm cách tăng cường quốc phòng. Nhưng quân đội Đài Loan không thể kháng cự mà không có sự giúp sức của đồng minh Mỹ.
Trước mắt khó thể xảy ra việc Trung Quốc tấn công, và bà Thái Anh Văn gần đây cũng tránh những hành động khiêu khích Bắc Kinh. Tuy nhiên trước sự trỗi dậy của bản sắc Đài Loan, trong tương lai Trung Quốc có thể mưu toan kiểm soát hòn đảo này bằng vũ lực. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan nhận định : « Tất cả các giải pháp tỏ ra ngày càng khó khăn. Thoạt đầu, Bắc Kinh có thể tiếp tục siết chặt gọng kềm qua việc o ép chính phủ đương nhiệm về kinh tế và ngoại giao, nhưng về lâu về dài, khoảng sau năm 2020, khả năng một cuộc tấn công vũ trang là không thể loại trừ ». Vấn đề còn lại là Hoa Kỳ có can thiệp hay không…
Một cuộc xung đột giữa hai cường quốc hàng đầu là khó tránh khỏi ?
Sự cất cánh của Trung Quốc, vốn ngày càng ganh đua với Hoa Kỳ để giành quyền lãnh đạo thế giới, có thể tự động dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự – theo dự báo của các chuyên gia bi quan nhất. Graham Allison, giáo sư trường đại học Havard viết rằng hai đại cường sẽ « hướng đến một cuộc chiến tranh, trừ phi họ có được quyết định khó khăn và đau đớn để ngăn trở ». Giáo sư Allison chuyên phân tích các cuộc xung đột trong lịch sử giữa Athens và Sparta, giữa Anh và Đức trước Đệ nhất Thế chiến. Cứ mỗi lần cường quốc thống trị bị tranh giành vai trò đều xảy ra chiến tranh.
Không ai biết được liệu Trung Quốc có đi theo con đường này hay không, nhưng việc dồn sức để lấp đầy khoảng cách về quân sự với Hoa Kỳ đã gây ra nhiều lo ngại. Bắc Kinh muốn tăng ngân sách quốc phòng « khoảng 7% » cho năm 2017 để có thể « đẩy lùi ngoại xâm », trong khi tổng thống Donald Trump hứa hẹn « tăng cường sức mạnh » chưa từng thấy cho lực lượng Mỹ, qua việc tăng gần 10% ngân sách quốc phòng, tuy còn phải được Quốc Hội thông qua.
Mục tiêu của Trung Quốc là « đưa Đông Nam Á trở lại thành vùng ảnh hưởng truyền thống của Bắc Kinh, và như vậy về lâu về dài sẽ đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi khu vực » - nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé của Viện IRSEM nhận xét. Tương quan lực lượng đang trong quá trình đảo ngược.
Ông nói thêm : « Trong mười năm tới, hải quân của Trung Quốc sẽ có đông đảo chiến hạm trong vùng, mà Hoa Kỳ chưa bao giờ triển khai số lượng như thế ». Trong trường hợp Mỹ rút dần lực lượng – một kịch bản chưa được khẳng định – chiến lược tăng cường quân sự này có thể giúp Bắc Kinh thực hiện được tham vọng của mình mà khỏi cần chiến đấu.

Tân lãnh đo Hong Kong loi tr kh năng đc lp
Đặc khu Hồng Kong, thuộc địa cũ của Anh, không có chỗ để tiến đến độc lập. Hiện nay khu vực này cần có hỗ trợ của chính quyền trung ương Bắc Kinh để thúc đẩy phát triển kinh tế trong năm năm tới.
Đó là phát biểu của tân đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm thứ ba,11 tháng tư.
Tin Reuters cho biết các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh ngày càng quan tâm đến phong trào đòi độc lập đang phát triển ở khu đặc chính Hồng Kong với quy chế tự trị từ năm 1997 sau khi được Anh trao trả lại cho Trung Quốc.
Trả lời phóng viên ở Bắc Kinh, Bà Lâm nhắc lại ý kiến của Thủ tướng Lý Khắc Cường sau khi ông này trao cho bà thư bổ nhiệm chức vụ đặc khu trưởng của Hồng Kong, và bà này sẽ đảm nhậm chức vụ vào ngày 1 tháng 7 tới đây..
Trong lần gặp gỡ chủ tịch Tập Cận Bình, bà Lâm có đề cập đến vấn đề kinh tế trong 5 năm tới. Theo bà, có rất nhiều lĩnh vực cần sự hỗ trợ từ chính quyền trung ương.
Tin cho biết dự kiến sẽ có cuộc viếng thăm của chủ tịch Tập Cận Bình đến Hong Kong vào ngày 1 tháng 7 để mừng 20 năm Anh quốc trao trả Hồng Kong lại cho Trung Quốc. Nhiều cuộc biểu tình cũng được tiên liệu sẽ nổ ra vào ngày đó.

Bc Hàđe da tn công M bng vũ khí nguyên t
Lời tuyên bố trên được hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn đưa ra trong ngày thứ ba 11 tháng tư. Trong khi đó thì đoàn chiến hạm tấn công Mỹ USS Carl Vinson đang trên đường hướng tới khu vực bán đảo Triều Tiên.
Tại Seoul, Tổng thống tạm quyền của Hàn Quốc, ông Hwang Kyo-ahn nói rằng có khả năng miền Bắc sẽ leo thang những vụ khiêu khích bằng cách thử tên lửa hay vũ khí hạt nhân trong những này tới đây, trùng với những kỷ niệm lớn của nhà nước Bắc Hàn, ví dụ như sinh nhật lần thứ 105 của ông Kim Nhật Thành, người thành lập nhà nước Bắc Hàn và là ông nội của lãnh tụ đương nhiệm Kim Jong Un.
Bình luận về việc Mỹ phái đoàn chiến hạm tấn công đến khu vực bán đảo Triều Tiên, hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn nói đó là một hành động xâm lăng liều lĩnh. Còn một người phát ngôn Bộ quốc phòng của Bình Nhưỡng thì nói rằng Bắn Hàn luôn mong muốn hòa bình, nhưng sẽ chống trả rất mãnh liệt bất cứ hành động khiêu khích nào bằng toàn bộ sức mạnh quân sự của mình để có thể tiếp bước trên con đường mà dân tộc đã chọn.
Ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Trung diễn ra cuối tuần rồi ở Florida, Hoa Kỳ; Bắc Hàn đã cho thử nghiệp một tên lửa tầm trung bắn vào biển Nhật Bản.
Tin cho biết là trong cuộc hội đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã bàn đến vấn đề Bắc Hàn, sau đó một đặc phái viên của Trung Quốc là ông Vũ Đại Vĩ đã đến Seoul hội đàm với Hàn Quốc, và sau cuộc hội đàm này tin từ phía Hàn Quốc cho hay là hai bên đồng ý phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết vấn đề Bắc Hàn.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.