Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Covid-19: Thành phố Hồ Chí Minh, một tháng ba sự kiện

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021 13:54 // ,

 BBC

Phun thuốc diệt khuẩn lô vaccine đầu tiên về TPHCM

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Phun thuốc diệt khuẩn lô vaccine đầu tiên về TPHCM

Covid-19 đã bùng phát dữ dội tại thành phố Hồ Chí Minh, sau một tháng với ba sự kiện. Đó là dịp 30/4, ngày bầu cử và nay là giãn cách toàn thành phố.

Lịch sử thành phố này chưa từng có khi nào dịch bệnh lan tràn và song hành với nhiều “lễ hội” như vậy.

Việt Nam đã đến lúc cần hiện đại hóa cách chống Covid

Chính quyền có thể đã chủ quan, và chú trọng vào việc bầu cử nhiều hơn. Trong lúc đó, không ít người bày tỏ lo lắng về nguy cơ đại dịch bùng phát.

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5 bị buông lỏng?

Ban Tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều chương trình, trong đó có biểu diễn “nghệ thuật đặc biệt” mang chủ đề “Bản hùng ca của mùa xuân đại thắng” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, tối 29/4.

“Không khí chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc” còn được thể hiện đậm nét trên truyền thông.

Nhưng nhiều người băn khoăn với con virus corona vì lúc này người Ấn chết rất nhiều. Họ lo lắng khi có quá nhiều người Việt tụ tập nơi công cộng.

Danh khoản Đặng Như Quỳnh viết:

“Ngày 30/4, trong bối cảnh cả nước ghi nhận 13 ca nhiễm Covid-19 trong hai ngày qua, Bãi Sau Vũng Tàu vẫn thu hút hàng nghìn người đến tắm, nghỉ ngơi mở đầu cho kỳ nghỉ lễ kéo dài bốn ngày.”

“Bãi biển từ Hòn Bà đến Khu du lịch Gió Biển trở nên đông đúc càng về chiều. Các bãi giữ xe công cộng, khu du lịch kín các loại xe máy, ôtô.”

Bình luận về thông tin trên, bạn Mee Yooh Hoo phân tích:

“2800 công nhân tại khu Công nghiệp Thăng Long có hai người dương tính với covid đã về khắp các miền quê nghỉ lễ, giờ đang truy vết.”

“Chỉ cần một vài người trong 2800 đó có mang virus trong mình hòa vào các khu du lịch như Vũng Tàu, Đà Lạt thời điểm này thì không hiểu mọi việc sẽ đi tới đâu, sẽ truy vết thế nào nếu bùng dịch?”

Bạn này nhận định: “Chính phủ vẫn còn chưa kiên quyết đóng các khu du lịch vào thời điểm này là hơi chủ quan, trong khi những người dân kia lại không sợ chết, vết xe đổ bên Ấn Độ chưa làm họ thấy sợ.”

Quân Nguyễn bức xúc:

”Thế này có khác gì Ấn Độ đâu. Có vài ca thì lại mệt mỏi.”

Bầu cử quan trọng hơn?

Cảnh sát cơ động và công an

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Cảnh sát cơ động và công an

Trước ngày bầu cử, nhà nước không ngớt tuyên truyền “quyền lợi và nghĩa vụ cử tri”. Mặt khác họ nhấn mạnh đến công tác an ninh của dịp này.

Trung tướng công an Tô Ân Xô phát biểu:

“Vì dịch bệnh COVID-19 nên lực lượng chống đối, các thế lực thù địch đã thay đổi phương thức chống phá mới, triệt để lợi dụng không gian mạng, triệt để lợi dụng công nghệ thông tin để tiến công chống phá cuộc bầu cử.”

Kết quả là, “Lực lượng Công an bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.” theo tờ Nhân Dân.

Cảnh sát cơ động, công an giao thông, công an phường và dân phòng xuất hiện dày đặc trên đường phố.

Nhưng bận tâm của người dân vẫn là dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Danh khoản Trần Hồng Phúc viết:

"Nào là “ngày hội toàn dân”, “ngày hội non sông”, “cử tri nô nức đi bầu cử”…bla…bla… Nhưng xem ra những từ ấy không phù hợp trong bối cảnh SARS-CoV-2 đang hoành hành ở Việt Nam, công tác phòng-chống dịch và các biện pháp phòng-chống phải tuyệt đối đề cao.”

Bạn này còn nói: “Có bước ra đường, đi đến điểm bỏ phiếu thì cũng lo ngay ngáy, chỉ muốn mau mau chóng chóng bầu cho xong để đi về, ai chẳng nể anh covid, sợ chị SARS-CoV-2… chứ có gì mà nô nức, hăng hái?”

Khu cách ly ở Bệnh viện Chợ Rẫy

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Khu cách ly ở Bệnh viện Chợ Rẫy

'Chúng ta đã bị thủng lưới'?

Sự kiện cuối cùng trong ba sự kiện sẽ bắt đầu từ 0 giờ đêm nay, 31/5/2021. Truyền thông nhà nước cho biết nó sẽ kéo dài hai tuần, giãn cách toàn thành phố, phong tỏa quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12).

Như vậy, ở Sài Gòn người trên 60 tuổi phải sống trong nhà toàn thời gian; hạn chế đi khám chữa bệnh; không tụ tập trên năm người ở bên ngoài các công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng; giữ khoảng cách tối thiểu hai mét giữa người với người tại nơi công cộng.

Người dân ở quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết như mua thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc...

Họ phải giữ khoảng cách tối thiểu hai mét khi giao tiếp, không tập trung quá hai người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu rằng: "Chúng ta đã bị thủng lưới từ một trường hợp phạm luật đặc biệt nghiêm trọng.”

Chưa biết TP HCM sẽ “thủng lưới” mấy quả, người dân lại đối mặt với nỗi lo mắc dịch mà không nhập được viện vì “Sợ bị truy trách nhiệm nếu để lọt ca Covid-19, nhiều bệnh viện không nhận bệnh nhân.”

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã cho biết đây là thực tế rất đáng báo động tại nhiều cơ sở y tế hiện nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khám chữa bệnh của người dân.

Câu chuyện chưa dừng tại đây, những người nghèo còn đáng lo ngại hơn. Họ có thể đói ăn và túng quẫn.

Bạn Tai Nguyen viết:

“Những người dân lao động thô sơ, buôn gánh bán bưng lo miếng ăn hàng ngày trong đợt dịch covid này chắc chết thôi, họ chưa chết vì dịch mà chết vì đói.”

“Trong khi tại Mỹ, Âu Châu hay Nhật, Đài Loan, khi chính phủ đưa ra quyết định bắt người dân ở nhà thì việc đầu tiên họ làm là tính tới cung cấp thực phẩm lẫn tiền mặt, giảm giá điện…” đấy là quan điểm của người có danh khoản Phạm Minh vũ.

Người Sài Gòn đã được nhắc nhở sáng suốt từ mấy tuần trước, có lẽ họ biết số ca dương tính đột ngột tăng tốc sau kỳ bầu cử. Đã có hiện tượng các F2 trở thành F0.

Theo số liệu chính thức được báo chí Việt Nam công bố, tính đến sáng nay, TPHCM có 157 ca dương tính kể từ 27/5. Việt Nam có tổng số 4096 ca nhiễm.

Theo Bộ Y Tế Việt Nam tính đến 7/5/2021, có 747.800 người Việt Nam đã tiêm vaccine phòng Covid-19. 

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.