Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Bản tin ngày 31-5-2021

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021 13:42 // ,

  BTV Tiếng Dân

“Củi” ở thành Hồ

Cơ quan CSĐT Bộ Công an công bố kết luận điều tra bổ sung vụ án SAGRI: Đề nghị truy tố thêm 3 bị can, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Vụ án xảy ra tại Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), do ông Lê Tấn Hùng từng là Tổng giám đốc, hôm nay, cơ quan điều tra Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra bổ sung vụ án đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố thêm 3 bị can là Hồ Văn Ngon, cựu Phó Tổng GĐ SAGRI, Dư Huy Quang, cựu GĐ Văn phòng đăng ký đất đai TP HCM và Lê Thị Diệp Cẩm, cựu Phó Trưởng phòng nhân sự hành chính SAGRI về các tội: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Che giấu tội phạm”.

Các bị can bị truy tố trong diễn biến mới vụ án sai phạm ở SAGRI: Hồ Văn Ngon (phải), Dư Huy Quang (trái) và Lê Thị Diệp Cẩm (giữa). Ảnh: Bộ Công an/BVPL

Cơ quan điều tra tiếp tục đề nghị truy tố các ông Trần Vĩnh Tuyến, Lê Tấn Hùng, theo báo Người Lao Đông. Lúc ông Trần Vĩnh Tuyến còn làm Phó Chủ tịch UBND TP HCM, dự án khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, Quận 9 chỉ mới xây dựng được 80% công trình hạ tầng kỹ thuật, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, chưa có phương án, kế hoạch thoái vốn, nhưng ông Tuyến vẫn ký quyết định số 6077 chấp thuận chuyển nhượng dự án.

Quyết định này không theo quy trình, thiếu các mục tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ và gia hạn tiến độ thực hiện, không đúng trình tự, thủ tục. Vụ ký ẩu của ông Tuyến đã tạo kiện để ông Lê Tấn Hùng, em trai cựu Bí thư Lê Thanh Hải, cùng đồng phạm thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 672 tỉ đồng.

VTC có clip: Tiếp tục đề nghị truy tố các ông Trần Vĩnh Tuyến, Lê Tấn Hùng.

VnExpress có bài: Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai sai phạm do tin cấp dưới. Đó là ông Dư Huy Quang, bị cáo buộc “Thiếu trách nhiệm gây hậu nghiêm trọng” trong vụ án Sagri, nhưng ông ta khai, do tin tham mưu cấp dưới, nên đã không làm tròn trách nhiệm, không kiểm tra hồ sơ mà chuyển nhượng toàn bộ dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B cho Tổng Công ty Phong Phú. 

Ông Quang đã ký xác nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác, gắn liền với đất từ SAGRI, tạo điều kiện để ông Hùng và các đồng phạm hoàn thành việc chuyển nhượng dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước. Ông Quang không phản đối cáo buộc, nhưng cho rằng không được hưởng lợi ích vật chất gì.  

Mời đọc thêm: Kết luận điều tra bổ sung vụ án SAGRI: Tiếp tục đề nghị truy tố 19 bị can (TN). – Đề nghị truy tố 19 bị can trong vụ án tại Tổng công ty Sagri (GDTĐ). – Tiếp tục đề nghị truy tố ông Lê Tấn Hùng, Trần Vĩnh Tuyến (Zing). – Vụ Sagri: Đề nghị truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến (TP). – Ký bừa, cựu Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến bị truy tố (VNN). – Bộ Công an nhận định về trưởng phòng quản lý đất của TP.HCM (PLTP). 

Quan chức Chính phủ đi nước ngoài 27 lần không xin phép

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Một thanh tra viên chính thuộc Thanh tra Chính phủ đi nước ngoài 27 lần không xin phép. Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận vụ sai phạm của bà Lê Hồng Sâm, thanh tra viên của Vụ Thanh tra. Bà sâm bị tố cáo đã đi nước ngoài 27 lần, trong 5 năm, giai đoạn từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2018, nhưng không báo cáo lãnh đạo, cấp ủy, không có quyết định của cơ quan đồng ý cho đi nước ngoài.

TTCP xác nhận, tổng số thời gian bà Sâm đi nước ngoài không xin phép là 69 ngày, trong đó có 45 ngày làm việc và 24 ngày nghỉ. Câu hỏi lớn được đặt ra: Bà Sâm đi nước ngoài “làm việc” tới … 27 lần không xin phép, bà ra nước ngoài “làm việc” với ai trong 45 ngày đó, hay bà gián điệp nên phải giấu? Vậy mà bà không bị đuổi việc, không ai thắc mắc gì từ cuối năm 2018 tới nay, bây giờ bà mới chỉ bị khiển trách.

UBKT của Thanh tra Chính phủ kết luận: “Bà Sâm đã nhận thức được khuyết điểm của mình, đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm”. Còn tại sao bà Sâm ra nước ngoài “làm việc” lén lút như vậy, “làm việc” với ai, có thể lặp lại sai phạm trong suốt 5 năm, sau đó được an toàn trong 2 năm và 5 tháng, tới giờ mới bị khiển trách, thì không ai biết. 

Mời đọc thêm: Làm rõ một cán bộ thanh tra đi nước ngoài 27 lần… không phép (TN). – Cán bộ Thanh tra Chính phủ đi nước ngoài 27 lần không xin phép (VTC). – Cán bộ Thanh tra Chính phủ Việt Nam đi nước ngoài 27 lần không xin phép? (Sputnik). 

Tin Miến Điện

Báo Thế Giới và VN cập nhật tình hình Myanmar: Tiếp tục đình chỉ các hoạt động quân sự. Quân đội Miến Điện vừa ra tuyên bố, tất cả các hoạt quân sự sẽ bị đình chỉ trên toàn quốc trong thời gian từ nay đến hết tháng 6/2021, trừ khi các bộ máy an ninh và quản lý hành chính trọng yếu bị xâm phạm. Cũng theo tuyên bố, quyết định gia hạn nhằm tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với những tổ chức vũ trang dân tộc thiểu số tham gia Thỏa thuận Ngừng bắn Toàn quốc (NCA) để củng cố tiến trình hòa bình Miến Điện.

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về lý do thật sự đằng sau quyết định đình chỉ các hoạt động quân sự: Myanmar thiếu tiền mặt, quân đội chậm trả lương cho binh sĩ? Từ khi đảo chính, chính quyền quân phiệt hạn chế số tiền người dân có thể rút nhằm ngăn các ngân hàng phá sản. Những người đã rút được tiền thì đổi sang Mỹ kim trên thị trường chợ đen hoặc cất kỹ ở nhà, khiến lượng tiền mặt lưu thông ở Miến càng lúc càng khan hiếm. 

Hậu quả: Tình trạng thiếu tiền mặt cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Một công ty Nhật ở Miến cho biết, họ gặp khó khăn khi trả lương cho nhân viên vì thiếu tiền mặt. Tình trạng thiếu tiền mặt lan đến cả quân đội, các binh sĩ không được trả lương đúng ngày, khiến một số người đi cướp bóc của dân, theo Kyodo News dẫn lại nguồn tin từ báo chí Miến.

Báo Thanh Niên có bài: Myanmar khủng hoảng đủ bề. Chỉ 4 tháng sau khi quân đội Miến Điện tiến hành đảo chính và lập ra chế độ quân phiệt, người dân Miến chìm trong bế tắc của cuộc khủng hoảng diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống: Từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, giáo dục… Tình hình chống dịch Covid-19 ở nước này đang có nguy cơ bị đẩy tới bờ vực sụp đổ, khi cả bác sĩ và nhân viên y tế cũng bị bắt, bị tống giam, nếu họ tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối đảo chính.

Một người bán thực phẩm dạo chia sẻ về cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị đang bao trùm Miến Điện: “Tôi không thể bán khô cá nữa vì khách hàng không còn đủ tiền để mua… dù tôi chỉ bán với giá 500 kyat (hơn 7.000 đồng)/tô. Mọi người phải tiêu xài thật dè xẻn vì không có việc làm. Chúng tôi sống trong lo sợ vì không biết điều gì sẽ xảy ra”.

RFA có clip: Thợ cắt tóc trở thành dân quân trong cuộc chiến chống lại quân đội Miến Điện

Trước đó, Myanmar kết án 28 người đốt nhà máy Trung Quốc, theo báo Tuổi Trẻ. Nguồn tin của hãng AFP cho biết, có 28 người dân Miến bị kết án tới 20 năm tù, vì đã đốt phá Nhà máy giày Myanmar Rong Wei New và Nhà máy dệt may Yuan Hong Garment của TQ, vào tháng 3/2021. Tới nay, 19 trong 28 người này vẫn đang bỏ trốn. 

Truyền thông TQ thông báo, những người biểu tình ở TP Yangon đã đốt phá hàng chục nhà máy dệt may thuộc sở hữu của TQ trong làn sóng biểu tình vào tháng 3/2021, gây thiệt hại khoảng 37 triệu Mỹ kim. Khi đó, Bắc Kinh công bố, có 2 nhân viên nhà máy bị thương trong vụ việc, đồng thời yêu cầu chính quyền quân phiệt Miến Điện bảo vệ công dân và tài sản của TQ.

VOA có clip: Gia đình của nhà báo Mỹ bị bắt giam ở Miến Điện kêu gọi trả tự do cho con trai họ.

Mời đọc thêm: Quân đội Myanmar kéo dài giai đoạn dừng các chiến dịch (Tin Tức). – Myanmar đối mặt nguy cơ khủng hoảng ngân hàng (ĐTTC). – Đảo chính khiến hệ thống y tế gần như sụp đổ, Myanmar gặp khó với COVID-19 (TT). – Chống Covid-19 tại Myanmar: Hệ thống y tế kiệt quệ, bác sĩ đình công (KTĐT). – Dịch Covid-19 bùng phát tại Myanmar, hệ thống y tế gặp nhiều khó khăn (DV). – 28 người Myanmar ngồi tù vì đốt phá nhà máy Trung Quốc (Zing). – Myanmar: 28 người bị tù khổ sai 20 năm vì phóng hỏa nhà máy Trung Quốc (NLĐ). 

***

Thêm một số tin: Chủ tịch nước đề nghị Tổng thống Mỹ hỗ trợ vaccine Covid-19 (VNE). – EuroCham cảnh báo nguy cơ ‘tụt hậu’, đề nghị VN cho tư nhân tự tiêm chủng COVID-19 (VOA). – Covid-19: Thành phố Hồ Chí Minh, một tháng ba sự kiện (BBC). – Phong tỏa Hồ Chí Minh trong 15 ngày, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 toàn thành phố (RFA). – Một người nhiễm COVID-19 đi bầu cử, dân cả phường phải xét nghiệm (NV). – Làm rõ dấu hiệu gian lận xuất xứ gạo Việt Nam (VOV).

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.