Tấn tuồng đại hội đảng, điệp khúc buồn của nước Việt Kỳ 2 Tổng Trọng sẽ tiếp tục là trường hợp đặc biệt?
Thứ Bảy, 12/26/2020 - 16:27 — Gió Bấc
Lãnh đạo các nước cộng sản có điểm chung là muốn trị vì cho đến trọn đời. Putin và Tập Cận Bình sửa hiến pháp, Kim Yong Un thừa kế truyền thống cha ông. Tổng Trọng ra quy định về tuổi của lãnh đạo và điều kiện đặc biệt về tuổi để loại trừ đối thủ và giữ ghế cho mình. Trường hợp đặc biệt chỉ dành cho một người cứ kéo dài từ khóa này sang khóa khác. Với đại hội đảng 13 của đảng cộng sản Việt Nam sắp tới, đã trải qua ba hội nghị trung ương 12, 12, 14 chuyện nhân sự vẫn cứ nhùng nhằn u u minh minh về trường hợp đặc biệt, phải chờ đến hội nghị 15 và có thể còn hơn thế nửa.
Tái đắc cử nhiệm kỳ 12, nhất là sau khi Trần Đại Quang đột tử, một đít ngồi hai ghế vừa lãnh đạo đảng vừa là nguyên thủ quốc gia, Tổng Trọng càng giương cao quyền lực qua chiến dịch đốt lò, triệt tiêu các thế lực củi rừng vừa ủ mưu chiếm ghế.
Tiêu chuẩn chỉ một người có được!
Từ giửa nhiệm kỳ, Tổng Trọng đã ra quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo khóa 13 cho từng chức danh từ UVBCH TƯ, UVBCT, CTN,TT, TBT…rất lằng nhằng, rất hình thức nhưng trong đó mấu chốt vẫn là cái bẩy độ tuổi và trường hợp đặc biệt.
Thí dụ trong chỉ thị 90 ngày 4-8-2017 có đoạn: “Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm; Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn” (7)
Ngoài ra Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, điều kiện về tuổi và sức khỏe “cán bộ thuộc diện BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải có các tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; trình độ; năng lực và uy tín; sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm. (8)
Đối với Tổng bí thư, phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực khác. Những tiêu chuẩn này hết sức trừu tượng chung chung mà chừng như chỉ Tổng Trọng, người nắm quyền lực cao nhất của Đảng và nhà nước mới thể hiện đươc thí dụ như: “có uy tín cao trong TƯ, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân... Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng”.
“Có năng lực lãnh đạo, điều hành BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt”
.Không phải là TBT, CTN đương nhiệm thì làm sao đạt tiêu chuẩn này?
Đặc biệt không thể thiếu trong tiêu chuẩn TBT là “phải có trình độ cao về lý luận chính trị; …”. Nguyễn Xuân Phúc đâu phải là Tiến sĩ Xây dựng đảng nên chắc chắn không thể đạt tiêu chuẩn này so với Tổng Trọng. Và điều không thể thiếu trong tiêu chuẩn TBT là “trường hợp đặc biệt do BCH TƯ quyết định”. (8)
Đó là những quy định cực kỳ mâu thuẩn khắc khe, khó khăn với tất cả mọi người và mở ra khe cửa duy nhất cho một người.Vào thời điểm này Tổng Trọng không chỉ già mà còn yếu, có lúc đọc diễn văn phải cắm đầu rặn từng chữ như trẻ mới ráp vần, đi phải có người dìu, gương mặt bí xị không còn thần sắc. Trọng đã ngồi ghế TBT hai nhiệm kỳ tức là đã đạt giới hạn theo quy định của điều lệ đảng. Thế nhưng, cái quy định về trường hợp đặc biệt đã xé toang tất cả.
Ba mươi chưa phải tết!
Hội nghị TƯ lần thứ 12 đã xác định nhân sự khoá 13 cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên). Nhưng khống chế UVBCT phải dưới 65 tuổi. Trường hợp đặc biệt cần phải cơ cấu vào Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban chấp hành TƯ xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.(9)
Theo đó ngoài các thành viên bị bệnh, bị kỷ luật, Nguyễn Thiện Nhân, Tòng Thị Phóng và Nguyễn Thị Kim Ngân không còn cơ may đi tiếo các ủy viên BCT quá tuổi đang tranh chấp trở thành trường hợp đặc biệt để lọt vào tứ trụ khóa mới là Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, 77 tuổi); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (sinh năm 1954, 67 tuổi); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (sinh năm 1954, 67 tuổi);Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (sinh năm 1953, 68 tuổi); Phó thủ tướng Trương Hòa Bình (sinh ngày 13.4.1955, trên 65 tuổi).
Ngay lúc này đã phát sinh cuộc tranh cải gay gắt, có bao nhiêu người là trường hợp đặc biệt, ai sẽ là trường hợp đặc biệt?
Lập tức, trong bài nói chuyện (thật ra là bài giảng) cho các cán bộ cao cấp về nội dung hội nghị 12, Phó Ban Tuyên Giáo TƯ Nguyễn Hồng Diên đã truyền đạt với các báo cáo viên của đảng và đươc tất cả các báo lề phải đồng loạt đăng tải thể hiện lộ liểu yêu cầu giữ ghế của Tổng Trọng
“Trong khóa 12 này, một số đồng chí được xem là trường hợp đặc biệt được Ban chấp hành TƯ khóa 11 giới thiệu tại Đại hội 12 đã quyết định thì thấy hầu hết các đồng chí thể hiện rất xuất sắc trong công việc.
Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc. Đồng chí là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành TƯ để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên chúng ta đã gặt hái được những thành quả như vậy” (10)
Liên tiếp hai hội nghị Trung ương 13, 14, bàn về nhân sự đại hội diễn ra trong không khí nóng bỏng đấu đá quyền lực, lò cháy ngùn ngụt thiêu cả cán bộ lẩn thường dân.
Nhiều quan chức như Tướng Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội, cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, cựu Thứ Trưởng Hồ Kim Thoa lãnh đạo một số tập đoàn bị khởi tố, bắt giam, truy nả. Nhiều người dân tố cáo tham nhủng tiêu cực như nhà báo tự do Trương Châu Hữu Danh, Tiến sĩ Phạm Đình Quý … bị khởi tố bắt giam.
Nhưng kết quả về nhân sự vẫn chỉ là tiệm tiến, người ta chỉ mới bàn và thống nhất danh sách dự kiến ứng viên BCH TƯ, BCT còn các trường hợp đặc biệt vẫn còn chờ đến hội nghị 15 chưa biết đã thông qua đươc hay không.
Trên mạng tràn ngập những thông tin rò rỉ thay đổi chiều xoành xoạch, nào là Trọng ở lại, Trọng về và giới thiệu Vượng bất thành nên giới thiệu Lich là TBT. Ngược lại có tin Phúc sẽ đảo ngược tình thế ở lại là TBT….
Các nhà bình luận quốc tế đa số dự đoán rằng Tổng Trọng sẽ không tái cử, nghi ngại về năng lực Trần Quốc Vượng và hy vọng vào sự năng nổ của Nguyễn Xuân Phúc. Có lẽ các học giả quốc tế vẫn quen lấy thước đo tín nhiệm, trách nhiệm của xã hội dân chủ để cân nhắc tính toán mà chưa thấm được công thức 30 chưa phải tết.
Mong muốn của “cử tri”
Điều đáng lưu ý là trên thông tin chính thống, không riêng một Nguyễn Hồng Diên mà lại có dòng chảy xuyên suốt nhiều ý kiến ca ngợi tài năng đức độ của người đốt lò và thể hiện mong muốn người ở lại thêm một nhiệm kỳ.
Ngày 24-6 các báo đồng loạt đưa tin cử tri Hà Nội “mong muốn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đất nước đi đến đích cuối cùng” (11)
ngày 22-12 các báo đồng loạt đăng ý kiến của Phan Diễn Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí Thư tuy không nêu đích danh nhưng rất sát với tình hình nay theo các thông tin rò rỉ là Trần Quốc Vượng non về chính trị, thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế, Nguyễn Xuân Phúc không trong sạch, liêm khiết có nhiều doanh nghiệp sân trước sân sau, Ngô Xuân Lịch lùm sùm vụ lại quả mua bán vủ khí ở Ixraen…Chỉ có Trọng tuy quá tuổi nhưng tài đức vẹn toàn.
Phan Diễn nói “Trường hợp đặc biệt dành cho những người đã quá độ tuổi theo quy định, nhưng chưa tìm được người đủ khả năng, kinh nghiệm để đảm bảo sự ổn định. Đây phải là những nhân vật ưu tú, xuất sắc và còn đủ điều kiện để tiếp tục làm việc, đảm nhiệm những vị trí rất cần thiết mà Trung ương thấy nên đặc cách giới thiêu tái cử. Việc này Trung ương sẽ cân nhắc, quyết định nhân sự giới thiệu ra Đại hội. Tất nhiên, những trường hợp này không nhiều.
Tôi tán thành cách đặt vấn đề của Đảng về cơ cấu độ tuổi. Tuy nhiên, tôi nghĩ những chức vụ chủ chốt nhất không nên quá câu nệ về tuổi tác. Thế giới có những lãnh đạo rất trẻ, nhưng đôi khi có lãnh đạo cao tuổi và nhiều trường hợp lại là những người lãnh đạo rất xuất sắc. (13)
Gần đây nhất, Lê Quang Thưởng, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trả lời trên báo Dân Trí về "trường hợp đặc biệt" có vai trò dẫn dắt thế hệ trẻ và chèo lái công cuộc kiến thiết nước nhà. Lê Quang Thưởng đã nêu đích danh Tổng Trọng “Trường hợp đặc biệt là Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ này được nhân dân và dư luận xã hội khen ngợi, đánh giá rất cao. Tổng Bí thư là người đức độ, gần gũi với nhân dân, người thân cũng chẳng hề điều tiếng gì. Tổng Bí thư có sự tín nhiệm cao trước Đảng và nhân dân. Với một số trường hợp khác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cũng không có điều tiếng gì trong nhiệm kỳ 5 năm qua” (13)
Ai thắng thì dân cũng sẽ thua
Với hệ thống báo chí đươc sự lãnh đạo của Đảng, những thông tin, ý kiến về nhân sự chóp bu của đại hội đảng không thể là ý kiến ngẩu nhiên tự phát mà nhất định phải có sự chỉ đạo từ lãnh đạo cấp cao. Võ Văn Thưởng, Tổng biên tập duy nhất của hơn 700 tờ báo chắc cũng không dám tự ý chỉ đạo việc này trong thời điểm bản thân y cũng đang là thành viên tham gia đấu trường đẩm máu giành ghế trụ hạng trong đại hội 13.
Mong muốn Tổng Trọng thêm một lần nửa trở thành trường hợp đặc biệt chắc hẳn phải là người cấp cao hơn Thưởng.
Điều đáng nói ở đây, dù Tổng Trọng hay là ai khác sẽ là trường hợp đặc biệt được ngồi vào ghế TBT thì đây cũng là điệp khúc buồn của dân tộc Việt.
Lẻ ra đươc trực tiếp bầu người lãnh đạo qua phổ thông đầu phiếu theo thể chế cộng hòa hoặc gián tiếp theo thể chế đại nghị thì trong chế độ cộng sản người Việt chỉ đươc quyền nghe lóm và bàn tán thầm thì. Hơn 90 triệu dân phải nai lưng đóng thuế để nuôi một dúm người đặc quyền đặc lợi tranh ghế mua bán ghế với nhau. Tiền bán mua, và quyền lực từ chiếc ghế lãnh đạo ấy đều ăn vào tài nguyên, lao động và cả chủ quyền của đất nước.
Ai thắng trong cuộc tranh giành quyền lực đen tối ấy thì người dân và đất nước đều thua!
7-https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/q...
8-https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tieu-chuan-de-tro-thanh-tong-...
- https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/truong-hop-dac-biet-ve-tuoi-nhu-tong-bi-thu-la-hanh-phuc-cua-dang-dan-toc-644243.html
- https://nld.com.vn/thoi-su/cu-tri-mong-muon-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-ng...
- https://nld.com.vn/trich-dan-nong/nhan-su-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-...
-----------------------------------
Tấn tuồng đại hội đảng, điệp khúc buồn của nước Việt Kỳ 1 Điều kiện đặc biệt về tuổi: Thủ đoạn giành quyền
Thứ Bảy, 12/26/2020 - 16:22 — Gió Bấc
Lấy tuổi là yếu tố quyết định để lựa chọn lãnh đạo quốc gia là khiên cưởng, vô lý. Vô lý hơn nửa là quy định tuổi nghiêm nhặt cho mọi người nhưng rộng cửa cho một người và đi đến nghịch lý là tiêu chuẩn chọn người trẻ nhưng kết quả chọn người già. Thủ đoạn của kẻ độc tài chỉ nhằm duy trì chế độ độc tài
Trên thế giới hiện nay, tiêu chuẩn chung của lãnh đạo là sự lựa chọn của cử tri, chừng như chỉ quy định về tuổi tối thiểu để bảo đảm sự trưởng thành của ứng viên.
Chí tài không đợi tuổi
0 nhận xét