Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 21/06/2019

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019 19:31 // ,

Tin Việt Nam – 21/06/2019

Facebooker Tìm Tự Do bị cáo buộc khủng bố

Tin từ Đồng Nai, ngày 21/6/2019: Tiếp tục chiến dịch khủng bố những facebooker lớn chưa từng có, nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã chính thức cáo buộc Facebooker Tìm Tự Do, người có tên thật là Võ Thường Trung, với tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 113 của Bộ luật hình sự.
Theo thông báo của gửi về gia đình ở xã An Phước, huyện Long Khánh, cơ quan an ninh điều tra của sở công an tỉnh Đồng Nai cho biết đang giam giữ anh Trung tại trại tạm giam của công an tỉnh để điều tra về cáo buộc này.
Công an đã bắt anh Trung vào ngày 25/4, và anh sẽ bị biệt giam ít nhất trong 4 tháng. Trong thời gian này, anh không được gặp gia đình hay luật sư. Anh đối mặt với án phạt từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội.
Anh được cho là có liên quan đến hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Đình Khuê và Đoàn Viết Hoan. Cả hai đang bị giam giữ bởi công an Đồng Nai để điều tra về cáo buộc “gây rối an ninh” với mức án cao nhất là 15 năm tù giam.
Vài ngày trước đây, công an Đồng Nai và Vũng Tàu cũng câu lưu Trần Đình Châu để tra hỏi về quan hệ với ba nhà hoạt động trên.
Theo một số nhà hoạt động kể lại, anh Trung đã từng tham gia biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018. Trên trang Facebook cá nhân, anh có chia sẻ và live stream chỉ trích chế độ CSVN về vi phạm nhân quyền, tham nhũng hệ thống, sưu thuế nặng nề, mất biển đảo và đất đai của Tổ quốc…
Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang điên cuồng gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, nhắm vào những tổ chức hoặc cá nhân có khả năng kêu gọi biểu tình. Từ đầu năm đến nay, an ninh cộng sản đã bắt giữ ít nhất 20 nhà hoạt động.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/facebooker-tim-tu-do-bi-cao-buoc-khung-bo/

Nhiều tù nhân lương tâm Trại giam Số 6

 tuyệt thực phản đối áp bức

Tù nhân lương tâm, ký giả Trương Minh Đức từ trại giam số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho hay, ông và một số tù nhân lương tâm khác đang tuyệt thực tập thể để phản đối sự áp bức của công an quản giáo đồng thời kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về vụ việc.
Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Đức nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào chiều 21/6 khi vừa đáp chuyến bay từ Nghệ An về TPHCM. Bà kể lại cuộc thăm gặp một ngày trước đó như sau:
Khi anh bước vào trong phòng nói chuyện với tôi thì tôi thấy anh cứ chúi nhủi xuống, ảnh mệt mà còn nhắm mắt nữa. Tôi nhìn thấy hoảng hồn mới hỏi anh ấy anh bị làm sao kì cục vậy? Sao nhìn anh như sắp chết tới nơi vậy? Ảnh bảo ảnh mệt quá. Ảnh nói là trong thời gian này, nắng nóng ở ngoài trại giam Thanh Chương, Nghệ An, có lúc lên đến 45 độ C, nóng không thể tưởng tượng được.
Tôi hỏi anh chỗ anh ở có cây cối gì không thì ảnh nói là không có cây cối gì cả, nhà thì thấp, mái tôn như vậy mà bây giờ các ông ấy lấy hết quạt rồi, không có cái quạt điện nào trong phòng.
Tôi hỏi mấy ông trại giam nguyên nhân vì sao tự nhiên rút hết quạt điện. Các ông nói là hư. Tôi bảo nếu hư thì phải sửa, còn ví dụ bây giờ mấy ông không sửa thì để tôi mua quạt gởi vào cho chồng tôi”.
Theo bà Thanh, khi nói chuyện được khoảng 30 phút, ông Đức đột nhiên nói với bà Thanh việc ông và một số tù nhân chính trị bị xử các án liên quan đến an ninh quốc gia tuyệt thực đã 10 ngày để phản đối việc áp bức nêu trên.
Đài Á Châu Tự Do nhiều lần gọi điện thoại cho số điện thoại của Trại giam số 6 Thanh Chương để hỏi về vụ việc nhưng đều không thể kết nối.
Bà Đinh Thị Xa, vợ của Mục sư Đinh Diêm cũng đi thăm chồng hôm 20/6 và được cho biết là ông đã chuyển qua phân trại số 1 của Trại giam số 6. Tại đây ông Diêm cho biết bị nhiều chứng bệnh như viêm gan, viêm đại tràng, gai cột sống… nhưng không được điều trị đúng cách.
Ký giả Trương Minh Đức là thành viên của hội Anh em dân chủ. Ông bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại phiên xử ngày 5 tháng 4 năm 2018 ở Hà Nội cùng với 5 thành viên và cựu thành viên của hội này với cáo buộc theo điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Hồi năm 2008, ông Trương Minh Đức cũng bị tuyên án 5 năm tù giam vì cáo buộc tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự năm 1999.
Những năm vừa qua, chính quyền Việt Nam thường dùng các điều luật về an ninh quốc gia để kết tội những người bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prisoners-of-conscience-on-hunger-strike-06212019091509.html

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng-

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị kỷ luật đảng

Bộ Chính trị ra quyết định kỷ luật đảng đối với cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý kỷ luật tương ứng vì cho rằng ông Nguyễn Văn Hiến đã buông lỏng công tác lãnh đạo để những vi phạm nghiêm trọng xảy ra trong Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010.
Quyết định kỷ luật vừa nêu được Bộ Chính trị tuyên bố tại phiên họp Bộ Chính trị để phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026, diễn ra vào ngày 21 tháng 6 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông quốc nội, trong cùng ngày cho biết Bộ Chính trị ban hành quyết định kỷ luật cách chức đối với một số chức vụ trong đảng của cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bao gồm Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010 và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010. Đồng thời, Ban Chính trị yêu cầu cơ quan nhà nước thì hành xử lý kỷ luật về chính quyền đối với Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến.
Trước đó, tại cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương lần thứ 36, diễn ra từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 ở Hà Nội, cơ quan này đề nghị Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét biện pháp kỷ luật Đô đốc Nguyễn Văn Hiến về trách nhiệm đối với những sai phạm liên quan 10 khu đất quốc phòng, cụ thể là thực hiện không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất quốc phòng thuộc quyền quản lý của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định mức độ vi phạm của cá nhân 3 cá nhân lãnh đạo Ban thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 là nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước, dẫn đến một số cán bộ, đảng viên trong Quân chủng Hải quân bị xử lý hình sự. Ba cá nhân lãnh đạo trong vụ việc vi phạm này bao gồm Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình.
Hai ông Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo và Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình đã bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo lần lượt trong tháng 5 và tháng 6 năm 2019.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-vice-minister-adm-nguyen-van-hien-is-disciplined-06212019084641.html

Hai trung tá công an Đồng Nai bị

tạm đình chỉ công tác trong vụ côn đồ vây công an

Công an tỉnh Đồng Nai vào ngày 21/6/2019 ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong vòng một tháng đối với trung tá Đinh Tú Anh, Đội trưởng Cảnh sát trật tự và trung tá Nguyễn Quang Trường, Đội phó Cảnh sát 113 (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính trật tự xã hội, Công an Đồng Nai).
Báo trong nước đưa tin theo đó hai trung tá này liên quan vụ băng nhóm giang hồ bao vây ôtô gây náo loạn Đồng Nai hôm 12/6/2019. Cơ quan công an đang điều tra xác minh, làm rõ nội dung vi phạm, đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật và ngành công an. Hai trung tá này nằm trong số bốn người ngồi trong xe bị “vây nhốt”.
Về phía những tay giang hồ bao vây công an thì cho đến nay đã có 4 người bị bắt gồm: Ngô Đình Giang, thường gọi Giang “36” (33 tuổi); Nguyễn Duy Kỷ, thường gọi Tuấn “Nhóc” (30 tuổi); Mai Văn Căn (29 tuổi) và Nguyễn Tấn Lương (37 tuổi) để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 12/6/2019, tại nhà hàng Lam Viên có hai nhóm ngồi ăn uống rồi xảy ra mâu thuẫn. Nhóm thứ nhất có ông Nguyễn Tấn Lương cùng 9 người. Nhóm thứ hai gồm ông Phạm Văn Hiền, trung tá Nguyễn Quang Trường, trung tá Đinh Tú Anh và đại tá về hưu Huỳnh Bảo Hùng.
Khi ông Hiền đi ra ngoài vô tình nôn ói văng dính vào quần ông Lương tại khu vực quầy lễ tân dẫn đến xô xát giữa hai bên. Nhóm của ông Hiền lên ôtô rời quán thì ông Lương điện thoại cho Giang “36″ cùng một số người đuổi theo nhóm của ông Hiền.
Sau đó, nhóm xăm trổ đã chặn xe do trung tá Đinh Tú Anh cầm lái chở ông Hiền cùng trung tá Nguyễn Quang Trường và đại tá về hưu Huỳnh Bảo Hùng.
Vụ việc này cùng vài vụ việc côn đồ tấn công công an trước đó được báo chí trong nước loan tải khiến dư luận đặt câu hỏi, có phải đây là hậu quả nhãn tiền của biện pháp sử dụng côn đồ của công an trong hoạt động đàn áp người dân hay không?
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-lieutenants-were-temporarily-suspended-due-to-involvement-in-the-thug-police-confrontation-06212019084528.html

Hàng Việt Nam “chất lượng cao”

có nguồn gốc từ Trung Cộng

Tin Saigon.-  Báo Tuổi Trẻ ngày 21 tháng 6 năm 2019 loan tin, nhiều mặt hàng gia dụng điện tử mang nhãn hiệu Asazo đang khuấy động trên thị trường Việt Nam với chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”, đi kèm dòng chữ quảng bá “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, vừa được báo Tuổi Trẻ phanh phui là hàng Trung Cộng.
Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều năm nay, người tiêu dùng Việt Nam luôn tự tin rằng Asazo là sản phẩm trí tuệ của người Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các mặt hàng gia dụng Asazo đều được nhập từ Trung Cộng. Sau khi phát hiện sự việc trên, báo Tuổi Trẻ đã thông báo với hải quan tại Sài Gòn. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2018, cơ quan này phát hiện công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Sa Huỳnh đã nhập hàng ngàn sản phẩm lò nướng có xuất xứ Trung Cộng, nhãn hiệu Asazo. Đặc biệt, trên bao bì của cac mặt hàng đều đã được in sẵn các dòng chữ bằng tiếng Việt như “Asazo- đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, kèm số đường dây nóng 18001035.
Không chỉ lừa dối người tiêu dùng, mà công ty Sa Huỳnh còn lừa công nhân để lấy giấy chứng minh nhân dân đứng tên mở công ty, đăng ký giám đốc.
Ngoài công ty Sa Huỳnh, còn có ba công ty thuộc tập đoàn điện tử Asazo Việt Nam cũng trực tiếp nhập hàng in sẵn của Trung Cộng.
Nhiều công ty Việt Nam vì hám lợi trước mắt nên không chỉ lừa người tiêu dùng trong nước, mà còn lừa các nước Mỹ, Châu Âu,  đồng ý “rửa hàng” cho các công ty Trung Cộng, thay nhãn sản xuất tại Trung Cộng bằng Việt Nam.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hang-viet-nam-chat-luong-cao-co-nguon-goc-tu-trung-cong/

Việt Nam lên tiếng vụ hàng TQ

‘đội lốt’ hàng VN để né thuế quan Mỹ

Ngày 20/6, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về biện pháp của Việt Nam trước thông tin cho rằng thời gian qua xuất hiện tình trạng hàng Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm việc lấy danh nghĩa hàng Việt Nam.
Báo Người Lao động trích lời bà Hằng nói: “Chính phủ Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và sẽ xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác.”
“Như báo chí đã đưa tin, Tổng cục Hải quan Việt Nam đang có những bước đi cụ thể để ngăn chặn hành vi này, bảo vệ sản xuất trong nước,” bà Hằng nói thêm.
Vào đầu tháng này, các quan chức Việt Nam nói Trung Quốc cố tình dán mác “Made in Vietnam” lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ, và yêu cầu các cơ quan kiểm tra gắt gao hơn việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Hôm 21/6, báo Tuổi Trẻ loan tin rằng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết đã lập tức tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp ASANZO sau bài báo điều tra của Tuổi Trẻ về các mặt hàng điện tử gia dụng thuộc Tập đoàn Asanzo là hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt.
Trong một thông tin liên quan, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có tin công ty Apple của Mỹ đang dự định chuyển một số bộ phận dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay, hiện chưa có thông tin nào về việc Apple có thỏa thuận đối với phía Việt Nam,” theo Trang Công Thương.
Bà Hằng nhấn mạnh: “Phía Việt Nam hoan nghênh đầu tư cũng như kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở tôn trọng đầy đủ quy định của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.”
https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-len-tieng-vu-hang-tq-doi-lot-hang-vn-de-ne-thue-quan-cua-my/4968296.html

Ân Xá Quốc Tế: Thái Lan cần điều tra vai trò

của cảnh sát trong vụ bắt cóc blogger Trương Duy Nhất

Ân Xá Quốc Tế (AI) hôm 21/6 yêu cầu giới chức Thái Lan phải tiến hành điều tra vai trò của cảnh sát Thái trong vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc hôm 26/1 tại Bangkok, 1 ngày sau khi ông đến xin quy chế tị nạn tại văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.
Vụ mất tích đột ngột của blogger Trương Duy Nhất vào lúc đó đã đặt ra những nghi vấn về khả năng ông bị bắt cóc.
Ngày 25/3, Bộ Công an cho biết glogger này bị bắt hôm 28/1 và bị giam giữ ở Hà Nội.
Ân Xá Quốc Tế cho biết cơ quan này đã có được những tài liệu đặt ra những câu hỏi về sự liên quan của cảnh sát Thái Lan trong việc blogger bị bắt cóc.
Theo các thông tin mà Ân Xá Quốc Tế có được, 4 cảnh sát Thái đã chặn blogger Trương Duy Nhất tại một tiệm kem trên tầng 2 ở trung tâm mua bán Future Park, ngoại thành Bangkok, vào khoảng 5:30 chiều ngày 26/1. Sau đó những cảnh sát này đã đưa blogger đến một tiệm ăn và ở đó khoảng 2 giờ. Khoảng sau 8 giờ tối, họ lái xe đưa blogger ra một chỗ xa và trao ông cho một nhóm cảnh sát Việt nam. Những người Việt Nam này đã ép ông Nhất vào một chiếc xe và lái đi.
Theo Ân Xá Quốc Tế, những sự việc liên quan đến trường hợp mất tích của blogger Trương Duy Nhất cho thấy một khả năng trao đổi giữa Thái Lan và Việt Nam.
Vụ bắt cóc Nhất dường như là một phần trong xu hướng gây quan ngại sâu sắc trong khu vực liên quan đến việc cưỡng bức trao trả sai pháp luật những người tị nạn và những người đang xin quy chế tị nạn”, ông Nicholas Bequelin, Giám đốc khu vực Đông và Đông Nam Á của Ân Xá Quốc Tế cho biết.
Sau khi blogger Trương Duy Nhất được trao cho Việt Nam vào tháng 1, vài tháng sau, Việt nam bắt giữ 3 người bất đồng chính kiến của Thái Lan. 3 người này bị Việt Nam bắt giữ trên biên giới Việt Nam – Lào vào đầu năm 2019 và sau đó được trao trả cho Thái Lan vào tháng 5, 2019, theo Ân Xá Quốc Tế.
Blogger Trương Duy Nhất là người đã từng có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ. Ông bị bắt năm 2013, và vào năm 2014 bị kết án 2 năm tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Sau khi ra tù vào năm 2015, ông tham gia viết blog cho Đài Á Châu Tự Do.
Ngày 10/6/2019, Công an Việt Nam cho biết quyết định truy tố blogger Trương Duy Nhất về tội “Lạm dụng, chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điều 355 Bộ Luật hình sự.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thailand-authtorities-must-investigate-abduction-of-vn-journalist-06212019092148.html

Việt Nam bị đưa vào lại nhóm nước

phải theo dõi về Nạn Buôn Người

Thanh Truc
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 20 tháng Sáu công bố phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới; trong đó Việt Nam thuộc Tier 2 Watch List tức quốc gia có vấn đề buôn người ở bậc 2 và sẽ  bị theo dõi  do không đạt những điều kiện tiêu chuẩn nhằm bài trừ cũng như giảm thiểu tệ nạn buôn người; mặc dù đã có nhiều cố gắng.
Như vậy, sau 10 năm liên tục ở Bậc 2 không còn bị theo dõi (Tier 2 No More Watch List), năm 2019 này Việt Nam bị Bộ Ngoại Giao Mỹ xếp bậc 2 có vấn đề buôn người mà còn bị theo dõi (Tier 2 Watch List) vì không cải thiện đến nơi đến chốn.
Dù đã  nỗ lực đáng kể song Việt Nam không hoàn tất và không đáp ứng đúng mức yêu cầu về những điều kiện ,tiêu chuẩn tối thiểu trong công việc phòng chống buôn người, là mở đầu phần báo cáo nói về Việt Nam.
Vẫn theo phúc trình, Việt Nam đã áp dụng các điều khoản hướng dẫn 150 và 151 Bộ Luật Hình Sự, đã có sự tiến bộ trong việc truyền bá và nâng cao ý thức phòng chống buôn người trong các cộng đồng và địa phương dễ bị thương tổn, đã triển khai những cơ sở giáo dục phòng ngừa, đã cởi mở hơn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các tổ chức phòng chống và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trong cũng như ngoài nước.
Thế nhưng bất kể mọi cố gắng, vấn đề  buôn người vẫn tồn tại và có phần nặng nề hơn trong hai năm trở lại đây, đặc biệt không nghiêm túc trong vấn đề điều tra, xử phạt theo luật pháp những hành vị lạm dụng xuất khẩu lao động để đưa hàng loạt người ra nước ngoài mà không bảo đảm an toàn, đời sống cũng như công việc cho họ.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã không giải quyết được tệ trạng được nêu ra trước đây, là bạc đãi và cưỡng bách lao động không công đối với những  người sử dụng ma túy trong các trung tâm cai nghiện. Nhiều chỉ dấu cho thấy có sự thông đồng giữa viên chức địa phương với những kẻ hoạt động đưa người ra nước ngoài trái phép, vào lao động bị bóc lột và cả vào đường mại dâm ở bên ngoài; thế nhưng nhà cầm quyền đã không lưu ý và không giải quyết thỏa đáng theo luật hiện hành.
Được biết trong phúc trình thường niên của năm 2018, những vấn đề buôn người ở Việt Nam đã được nêu rõ như phúc trình năm nay, khi đó Việt Nam vẫn giữ bậc 2  là nước đang có vấn đề.
Tuy nhiên những lý do tương tự như vậy lại được nêu lại trong năm nay khiến Việt Nam bị đưa trở lại danh sách bậc 2 bị theo dõi trong phúc trình buôn người trên thế giới 2019, là kết luận của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Phát biểu lúc công bố Phúc trình thường niên 2019 về nạn buôn người, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Báo cáo năm nay chú trọng nhiều vào những cách thức hữu hiệu mà cộng đồng địa phương có thể giải quyết nạn buôn người một cách chủ động, cũng như cách thức mà nhà nước có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cộng đồng đó.
Vẫn theo lời ông, thế giới hiện đại không có chỗ cho nạn nô lệ mới, và thông qua các can dự ngoại giao cũng như hành động thúc đẩy, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này sẽ được tiếp tục duy trì bền vững trong thời gian tới.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tier-2-watch-list-on-2019-trfficking-in-persons-report-06202019120019.html

Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không theo

phái Nhà nước tiếp tục bị ngăn cản

Diễm Thi, RFA
Năm nay thêm một lần nữa những tín đồ Phật giáo Hòa hảo không theo phái do Nhà nước kiểm soát lại không được tự do tổ chức Đại lễ Ngày khai đạo 18/5 Âm lịch; trong khi đó thì phái do Nhà nước lập nên được tổ chức lễ và đại diện chính quyền đến chúc mừng.
Thực tế này lặp đi lặp lại suốt nhiều năm nay.
Ngăn cản tổ chức đại lễ
Ông Lê Quang Hiển, Chánh Thư Ký Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH Thuần Tuý, phái không chịu sự kiểm soát của Nhà nước, cho RFA biết năm nay an ninh, công an nhiều hơn năm ngoái và đóng chốt tại trụ sở tạm của Trung ương Giáo Hội tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Còn tại nhà các trị sự viên thì an ninh theo dõi từ trước đó hai ngày.
“Bản thân tui ở Sài Gòn. Những ngày lễ như thế này thì không đi đâu được tuy không bị ngăn chặn lộ liễu như ở dưới quê. Dưới quê nó bắc ghế, che bạt chận không cho đi. Đó là vi phạm quyền tự do đi lại của người dân. Còn việc ngăn cản tín đồ PGHHTT hành xử quyền tự do tôn giáo của mình là một vi phạm rất trầm trọng và tôi có ra một bản tin về việc này.”
Bản tin ông đăng tải trên facebook cá nhân của ông ngày 18/6/2019 có nội dung:
“Tại trụ sở tạm thời của Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý toạ lạc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, An Giang vào lúc 06h sáng ngày 18/6/2019 nhằm 16 tháng 5 Kỷ Hợi, là còn 02 ngày nữa đến ngày 18/5 , Đại Lễ kính mừng ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng tôn giáo PHẬT GIÁO HOÀ HẢO, nhà cầm quyền và công an tỉnh An Giang, huyện Chợ Mới và xã Long Giang đã triển khai đóng chốt mọi nẻo đường dẫn đến lễ đài tại trụ sở tạm thời của Ban trị Sự Trung ương.
Đây là một hình thức vi phạm trắng trợn quyền đi lại của công dân, vi phạm Tự Do Tôn Giáo , ngăn cấm tín đồ PGHH hành xử quyền tự do tín ngưỡng của mình, trong khi Giáo Hội PGHH quốc doanh được tổ chức rầm rộ, và Đại Lễ 18/5 là 1 ngày lễ được nhà cầm quyền công nhận, điều đó chứng tỏ nhà cầm quyền luôn phân biệt đối xử, những tổ chức tôn giáo nào theo nhà nước, chịu sự chi phối của Mặt Trận Tổ Quốc thì cho tổ chức còn bằng trái lại thì cấm đoán với đủ mọi thủ đoạn.”
Ông Nguyễn Ngọc Tân – Tổng Vụ Trưởng Vụ Truyền Thông của Giáo Hội thì cho biết năm nay theo dự định là sáng 18/5/2019 Âm lịch, tất cả trị sự viên các cấp của PGHHTT đều tề tựu về điểm lễ chính ở Chợ Mới, An Giang để dự đại lễ này, nhưng chính quyền đóng chốt hai đầu không cho ai đến dự lễ nên các trị sự viên đều cử hành với tư cách cá nhân hoặc từng nhóm nhỏ. Bản thân ông cũng phải làm lễ tại nhà. Còn tại tư gia của cụ Hội trưởng ban trị sự Trung ương Nguyễn Văn Điền thì hàng trăm công an bao vây từ mấy ngày trước không cho cụ ra khỏi nhà.
Từ sáng 16/5/2019 Âm lịch, an ninh theo dõi tất cả các trị sự viên của PGHHTT. Nếu có ai đi về hướng điểm lễ thì họ sẽ bám theo. Chính vì vậy năm nay các trị sự viên đều tổ chức lễ tại nhà. Còn phía Giáo Hội Hòa Hảo quốc doanh thì được tổ chức rất rầm rộ.”
Theo truyền thông trong nước, sáng 20/6/2019, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo TP Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 80 năm khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo. Dự lễ có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh; một số tôn giáo, đạo hữu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cùng hàng nghìn tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
Ông Nguyễn Ngọc Tân nhận định sở dĩ có việc ngăn chặn như vậy là do chính quyền coi GHPGHHTT là một tổ chức bất hợp pháp, và với quan điểm đó thì chính phủ Việt Nam đã vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân Việt Nam căn cứ theo công ước về chính trị và dân sự.
Bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) trong một lần trả lời phỏng vấn RFA nói rằng “Ở Việt Nam, bạn phải theo sự sắp xếp và chỉ đạo của Nhà nước mà không được phép làm bất cứ chuyện gì ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ.”
Ban Trị sự và Phật giáo Hòa hảo không theo Nhà nước
Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) do Đức thầy Huỳnh Phú Sổ sáng lập với Giáo Lý Tu Nhân theo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa”, với phương pháp hành đạo đơn giản chủ yếu hướng tâm, chủ trương nhập thế cứu giúp nhân sinh, tu nhân tích đức, ăn chay niệm Phật.
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Đức thầy Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Tính đến nay là tròn 80 năm.
Khi Ban trị sự Phật Giáo Hoà Hảo, tức phái tuân phục sự  chỉ đạo của Nhà nước được dựng lên ngày 26/5/1999, nhóm không chịu lệ thuộc chính phủ Hà Nội trở thành chân truyền tuân
thủ hoàn toàn giáo lý mà Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ để lại. Ban Trị sự là Phật giáo Hoà Hảo quốc doanh. Phía nhà nước thì cho rằng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý là ngoài luồng, là bất hợp pháp.
Ông Lê Quang Hiển, Chánh Thư Ký Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH Thuần Tuý cho biết thêm một chi tiết khác nhau giữa hai Giáo hội:
“PGHH Nhà nước có hai ngày lễ lớn là Ngày Khai đạo 18/5 Âm lịch; Ngày Đản sanh Đức Huỳnh Giáo chủ 25/11 Âm lịch. Còn PGHHTT tụi tui có thêm một ngày lễ nữa là ngày 25/2 Âm lịch, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh cộng sản ám hại.”
Tín đồ chân truyền của Phật Giáo Hoà Hảo còn quả quyết rằng Việt Minh đã ám hại Đức thầy Huỳnh Phú Sổ và mỗi năm vào ngày 16 tháng 4 họ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Đốc Vàng, Ban Trị Sự thì chỉ nói kể từ ngày 16 tháng 4 năm 1947 (Nhằm ngày 25/2 Âm lịch năm nhuần Đinh Hợi) thì không ai rõ tin về Đức Thầy, các ngày lễ của Ban Trị Sự đương thời không có lễ 16 tháng 4 kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Đốc Vàng mà chỉ kỷ niệm sinh nhật của Đức Thầy ngày 25/11.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/non-state-followers-of-hoa-hao-buddhists-continue-to-be-abused-06202019142134.html

Cao tốc Bắc-Nam và quan ngại

về nhà thầu Trung Quốc

Ben NgôBBC Tiếng Việt
Một nữ nhà báo lý giải với BBC vì sao theo bà, tất cả mọi tầng lớp nhân dân “đều phản đối, không muốn để Trung Quốc nhúng tay vào dự án cao tốc Bắc-Nam” nhưng một giảng viên đại học Fulbright Việt Nam nói “không thể đóng cửa trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc”.
Tin cho hay, 118 văn nghệ sĩ cùng ký vào bản kiến nghị “không để Trung Quốc đầu tư và thầu làm đường cao tốc Bắc-Nam”.
Trong số này có những nhà văn, diễn viên, nhạc sĩ, đạo diễn nổi tiếng như Vũ Tú Nam, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Duy, Bằng Việt, Trà Giang, Thế Anh, Minh Châu, Thanh Quý, Lê Khanh, Trần Tiến, Thanh Hoa, Kim Chi, Trần Lực, Lưu Trọng Ninh, Nguyễn Thanh Vân, Lê Hoàng, Trần Văn Thủy…
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Việt Nam: ‘Làm đường bộ dễ chia chác hơn đường sắt’
VN: Quanh vụ từ chối hai xe vào đường cao tốc
Việt Nam mất gì khi làm cao tốc xuyên rừng nguyên sinh?
Bản kiến nghị nhấn mạnh hai điểm:
Ưu tiên huy động nguồn lực trong nước và kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân để làm dự án chiến lược an ninh, kinh tế, xã hội này.
Không được để cho Trung Quốc – đất nước duy nhất hiện nay đang xâm chiếm biển đảo, lãnh thổ của Việt Nam tham gia hai đại dự án chiến lược quốc gia này!
‘Hậu quả đổ lên đầu nhân dân’
Hôm 19/6, nhà báo tự do Phan Thị Châu nói với BBC từ TP.Hồ Chí Minh:
“Vì sao tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều phản đối, không muốn để Trung Quốc nhúng tay vào dự án cao tốc Bắc-Nam? Thực tế cho thấy hầu hết các công trình do Trung Quốc thực hiện ở Việt Nam đều kém chất lượng, không đảm bảo tiến độ và luôn đội vốn lên quá cao so với giá thầu lúc ban đầu.”
“Hậu quả đó là đều đổ lên đầu nhân dân và ai cũng biết, không phải các quan chức Việt Nam ngu để bị lừa mà vì những món tiền “dưới gầm bàn” quá lớn. Tiếc thay, tiếng nói của nhân dân thông qua biết bao kiến nghị, tâm thư của các tầng lớp sĩ phu, chuyên gia tâm huyết đều bị gạt bỏ.”
“Rất tiếc là dường như người dân đã không còn tin vào sự trong sạch của các quan chức cũng như các nhà thầu Trung Quốc, vì thế tốt hơn là gạt bỏ những nhà thầu của những nước đã gây ra quá nhiều di hại. Cũng như các nước phương Tây luôn cảnh giác, xếp loại chót trong mọi lãnh vực cần phải lựa chọn đối với những đối tượng bị đánh giá là tín nhiệm xấu. Và việc này thì chẳng có gì là vi phạm luật lệ quốc tế.”
Việc xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị. Tuy nhiên, khi tiến hành sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế và được kiểm soát chặt chẽ theo quy định chung, do vậy bà con cử tri yên tâm.chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời cử tri hôm 17/6
‘Quả đắng’
Cũng trong hôm 19/6, blogger, phóng viên tự do Thanh Ngọc bình luận với BBC:
“Mới đây, có ý kiến trên mạng xã hội cho rằng Việt Nam sẽ là “ngư ông đắc lợi” khi làm cao tốc Bắc-Nam nếu để Trung Quốc làm với chi phí thấp và Nhật giám sát. Lý tưởng quả là đáng mơ mộng, nhưng với những quả đắng mà nhà thầu Trung Quốc gieo cho người dân Việt Nam, liệu còn ai tin vào lựa chọn từ cơ quan chức năng, khi tàu Cát Linh-Hà Đông được chính báo chí trong nước cái tên “bảo tàng” về kinh nghiệm thất bại.”
“Những người quan tâm chắc không quên bê bối khi nhà thầu Trung Quốc thi công đoạn cao tốc qua Quảng Ngãi, đường được vá víu bằng… bùn. Kể cả dưới thời Bộ trưởng Giao thông-Vận Tải Đinh La Thăng, người có những phát ngôn và việc làm cứng rắn, việc quản lý chất lượng công trình cũng không được đảm bảo.
“Với cao tốc Bắc-Nam, ngay cả tổ chức đấu thầu quốc tế thì khả năng nhà thầu Trung Quốc bỏ giá thầu rẻ nhất, “lại quả” mức cao và thắng thầu cũng không còn gì lạ.”
“Tôi từng gặp một cựu binh Chiến tranh biên giới 1979. Người này kể rằng khi Trung Quốc khởi chiến, đạn pháo của họ bắn chính xác các cứ điểm của ta, vì họ rất rành rẽ đường xá, công sự phía ta… Người cựu binh quan ngại rằng cao tốc Bắc-Nam trải dài cả nước, đưa gói thầu này vào tay họ vô cùng nguy hiểm.”
Dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, dài 654 km, tổng kinh phí 118.716 tỉ đồng (gồm 55.000 tỉ đồng vốn nhà nước và 63.716 tỉ đồng vốn huy động ngoài ngân sách), được chia thành 11 dự án thành phần, gồm 3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công – tư), loại hợp đồng BOT.
“Chính vì vậy, đừng hỏi vì sao việc nhà thầu Trung Quốc nhúng tay vào cao tốc Bắc-Nam sẽ gặp sự phản đối tới cùng của người dân, khi nó ảnh hưởng rất lớn đến an ninh quốc gia.”
“Được biết mới đây, 118 văn nghệ sĩ trong nước ký kiến nghị không để Trung Quốc làm cao tốc Bắc-Nam. Đây là một việc làm rất ý nghĩa, nhưng trong đó có đề cập: ưu tiên huy động nguồn lực trong nước và kêu gọi lòng yêu nước của người dân để làm đại dự án chiến lược an ninh, kinh tế, xã hội.”
“Các văn nghệ sĩ có lòng với quốc gia thì tốt, nhưng dường như họkhông hỏi ý kiến những người dân khác về giải pháp. Người dân gánh phí điện, xăng cao, lại bao nhiêu thuế đường bộ, thuế môi trường, BOT… Vì sao không kêu gọi sự chung tay của giới quan chức, quản lý tốt hơn nguồn quỹ đầu tư và thuế má của dân chúng, khi khó khăn lại trút lên đầu người dân?”
Hôm 19/6, Tiến sĩ Mạc Văn Trang nói với BBC từ Hà Nội:
“Về phát ngôn của một số người liên quan đến cao tốc Bắc-Nam, tôi thấy dường như họ đang bị nô lệ bởi luật trên giấy mà không thấu hiểu lòng dân. Cũng như một số người chỉ nhớ nghị quyết mà vô cảm trước sự sôi sục phẫn nộ của dân. Cuộc biểu tình ngày 10/6 năm ngoái là ví dụ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ biết “Bộ Chính trị đã kết luận…” mà không hiểu lòng dân thế nào.”
“Một nhà nước dân chủ thì phải lắng nghe, thấu hiểu ý nguyên của người dân và có quyết sách theo đa số dân chúng. Người dân không cần Nhà nước lý sự lằng nhằng. Người dân phản ứng bằng thái độ. Chính quyền không nghe theo lòng dân thì sụp đổ.”
Việt Nam không thể đóng cửa trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc được. Việt Nam không thể sử dụng các công cụ như Mỹ đang làm với Trung Quốc. Nếu không khéo, các hàng hóa của Việt Nam hay các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc bị chặn lại và hậu quả sẽ rất lớn.tiến sĩ Huỳnh Thế Du
“Không thể đóng cửa với Trung Quốc’
Hôm 20/6, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, nói với BBC:
“Đúng là có những quan ngại về mặt an ninh quốc phòng cũng như các vấn đề chính trị trong mối quan hệ rất nhạy cảm với Trung Quốc của Việt Nam. Tuy nhiên, việc cấm cửa hoặc nói không với các nhà thầu và vốn Trung Quốc là không thực tế. Hơn thế, điều này có khả năng vi phạm các cam kết quốc tế và thiết lập sân chơi bình đẳng.”
“Mục tiêu của Việt Nam là có được tuyến đường cao tốc được xây dựng với chất lượng cao và chi phí phải chăng. Việc càng có nhiều đối tác tham gia thì càng có thể đạt được điều này. Nói về trục trặc thì điều này có thể xảy ra với bất kỳ nguồn vốn hay nhà thầu nào. Chúng ta có thể thấy nhiều dự án của Nhật hay Ngân hàng Thế giới cũng bị bê trễ và đội vốn ở Việt Nam. Nhìn ra bên ngoài cũng vậy.”
“Việt Nam không thể đóng cửa trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc được. Việt Nam không thể sử dụng các công cụ như Mỹ đang làm với Trung Quốc. Nếu không khéo, các hàng hóa của Việt Nam hay các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc bị chặn lại và hậu quả sẽ rất lớn.”
“Trong tình huống này, tôi cho rằng, giải pháp là tổ chức đấu thầu quốc tế một cách công khai minh bạch. Các tiêu chí và điều kiện rõ ràng. Nhà thầu nào đạt điểm cao nhất thì chọn. Chất lượng và tiến trình triển khai như thế nào chủ yếu là do mình. Trung Quốc cũng như nhiều nước khác có thể triển khai các dự án nhanh và hiệu quả ở nhiều nơi, nhưng đến Việt Nam lại bê trễ và trục trặc. Việt Nam cần phải tổ chức giám sát thi công thật tốt với tất cả các nhà thầu.”
Cao tốc 34 ngàn tỷ VND bị hỏng do ‘bớt xén’?
Bàn về phản ứng của công luận trước nhà thầu Trung Quốc, ông Du bình luận: “Đúng là đường sắt Cát Linh-Hà Đông với vốn vay từ Trung Quốc và các nhà thầu Trung Quốc đang xảy ra rất nhiều các vấn đề như: đội vốn, chậm tiến độ … Tuy nhiên, đây là đặc điểm chung của các dự án đầu tư công cũng như các dự án vay vốn ưu đãi.”
“Dự án Cát Linh – Hà Đông đội vốn hơn 50% và kéo dài hơn ba năm; nhưng dự án tuyến Metro số 1 ở TP.Hồ Chí Minh thì vốn vay và nhà thầu Nhật đội vốn hơn 100% và kéo dài hơn tiến độ so với dự kiến gần chục năm. Nhiều dự án khác cũng gặp phải tình trạng tương tự.”
“Ở vấn đề này, ví dụ ưa thích của tôi là dự án đường hầm lớn ở Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ – nơi có thể xem là phát triển nhất thế giới với hai đại học hàng đầu thế giới về quản lý và công nghệ là Harvard và MIT. Dự án kéo dài hơn hai thập kỷ này có mức đầu tư ban đầu từ chưa đến 1 tỷ đô la đã tăng lên hơn 20 tỷ đô la mà nó được gọi là “kỳ quan” về chính trị cũng như kỹ thuật.”
“Vốn ODA hay vay nước ngoài với các điều kiện ưu đãi thường rất đắt chứ không phải riêng Trung Quốc. Với các nước khác cũng vậy thôi.”
“Tôi cho rằng, Việt Nam muốn lớn lên thì cần sự tự tin dựa trên trí tuệ và bản lĩnh của mình. Nếu cứ sợ sệt điều này điều kia thì thân phận nước chưa phát triển khó mà thoát được.”
“Có một điều rất đáng suy nghĩ là những nơi đi trước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc thuê bên ngoài làm một dự án là có thể nắm bắt công nghệ để làm dự án thứ hai tương tự ngay, nhưng tại sao Việt Nam lại không làm được điều này?”
Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được các báo dẫn lời:
“Về dự án cao tốc Bắc-Nam, Bộ Giao thông-Vận tải phải khắc phục những hạn chế, yếu kém, tránh sự trì trệ như dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Đối với các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài thì phải có năng lực, trách nhiệm, uy tín và được kiểm chứng. Các khâu không để xảy ra trường hợp đáng tiếc tương tự dự án Cát Linh-Hà Đông.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48660426

Ông Nhân bảo dân ‘đừng lo’ để Quốc hội lo

chuyện dự án cao tốc Bắc – Nam

Trung Khang, RFA
Ngày 19 tháng 6 năm 2019, trong buổi tiếp xúc cử tri quận Bình Thạnh, của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, những người dân tham dự đã bày tỏ lo lắng với các Đại biểu Quốc hội trong việc chọn nhà thầu Trung Quốc làm dự án cao tốc Bắc Nam. Theo họ thì chọn lựa đó có thể dẫn đến nguy cơ về mặt an ninh.
Khi đó, Đại biểu Quốc hội, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã trấn an người dân và cho rằng ‘không cần lo lắng’. Ông Nhân khẳng định: “Trách nhiệm của Quốc hội là giám sát chặt chẽ công trình này. Đây là lợi ích quốc gia, cử tri không cần lo lắng không đảm bảo cái này hay cái kia.”
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này hôm 20/6/2019, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận định:
Nếu để Trung Quốc làm thì khả năng sẽ đội vốn lên cao và khả năng lộ bí mật quốc phòng? Tất cả những vấn đề đó theo tôi không nên nói một cách dễ dàng và đơn giản là ‘người dân không phải lo’.
-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
“Theo tôi, tôi vẫn tiếp tục rất lo lắng, bởi vì như Trung Quốc làm đường sắt Cát Linh – Hà Đồng ở Hà Nội thì cho đến nay đã nâng giá đến 500%, đã hoãn 7, 8 lần và đến nay vẫn chưa sử dụng được. Hơn nữa, đường cao tốc Bắc Nam là con đường có tính chất chiến lược và có đi qua nhiều vị trí mẫn cảm với công cuộc phòng thủ của Việt Nam. Cho nên nếu để Trung Quốc làm thì khả năng sẽ đội vốn lên cao và khả năng lộ bí mật quốc phòng? Tất cả những vấn đề đó theo tôi không nên nói một cách dễ dàng và đơn giản là ‘người dân không phải lo’.”
Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam được cho là một dự án trọng điểm lớn nhất của Việt Nam trong thời gian tới. Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam chạy dọc theo phía Đông của Việt Nam sát với biển Đông kéo dài từ tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau, có chiều dài 2.109 km. Đây được xem là dự án chiến lược không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn liên quan đến an ninh quốc phòng.
Kỹ sư xây dựng cầu đường Trần Bang từ Sài Gòn, hôm 20/6 đưa ra nhận định:
“Ông Nhân nói như thế là khinh dân. Ông cho rằng những việc dự án, chọn chủ đầu tư, chất lượng… mọi thứ đã có quốc hội bàn bạc, người dân không phải lo lắng, nói như vậy là khinh dân, không khác gì Trung Quốc lập trại ở Tây Tạng để tẩy não tư tưởng, con người trở thành như robot sinh học. Biến người dân thành công cụ, còn đảng điều khiển hết.”
Theo nhà báo tự do Đàm Ngọc Tuyên ở Sài Gòn, chuyện này không chỉ người dân bình thường quan tâm mà hầu hết mọi tầng lớp nhân dân đều quan tâm khi giao thầu cao tốc Bắc Nnam cho Trung Quốc. Theo ông, người dân buộc phải lo lắng vì hầu như tất cả các dự án có liên quan đến Trung Quốc thì chẳng đâu là đâu:
“Từ bauxite, đường sắt trên cao, cái nào cũng bê bối… Ông Nhân là người trong Bộ chính trị, với cương vị Bí thư của thành phố mà nói như vậy khi tiếp xúc cử tri thì trên quan điểm của mình, mình nói thẳng, như ngày xưa người ta gọi là Việt gian. Về nguyên tắc, khi đứng trước cử tri phải trả lời thấu đáo, chứ không nói như vậy được.”
Theo thông tin Bộ Giao thông – Vận tải công bố ngày 3/6/2019, Cao tốc Bắc – Nam bao gồm 11 dự án, trong đó có 3 dự án là đầu tư công và 8 dự án còn lại sẽ được xây dựng theo mô hình hợp tác công tư (PPP). Đường bộ cao tốc dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Tổng mức đầu tư cho 11 dự án đường cao tốc Bắc – Nam là 118.000 tỷ đồng.  Trong đó phần vốn Nhà nước Việt Nam tham gia là 55.000 tỷ đồng cho ba dự án đầu tư công, nhà nước cũng sẽ hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng.
Cũng theo Bộ Giao thông – Vận tải, 8 dự án trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam sau khi áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế đã được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia bao gồm 24 nhà đầu tư Việt Nam, 6 nhà thầu Trung Quốc, 2 nhà đầu tư Nhật Bản, 1 của Pháp và 1 từ Hàn Quốc.
Khi trả lời Chuyên trang Đầu Tư Tài Chính Việt Nam – VietnamFinance hôm 17/6/2019, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du thuộc Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng Việt Nam có thể áp dụng giải pháp: để các nhà thầu Trung Quốc xây dựng và mời tư vấn Nhật Bản giám sát. Theo ông Du, khả năng Nhật và Trung Quốc bắt tay với nhau là rất thấp vì đang là đối thủ cạnh tranh một mất một còn.
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du cũng nhận định: ‘Khi đó, Trung Quốc có khả năng xây đường chi phí thấp và chất lượng cao và Nhật Bản giám sát thì con muỗi cũng không thể chui lọt. Việt Nam sẽ là ngư ông đắc lợi’.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh vẫn cho rằng như vậy là mạo hiểm:
“Để cho Nhật Bản giám sát cũng là một ý tưởng hay nhưng theo tôi cũng là mạo hiểm, bởi vì Trung Quốc có rất nhiều các thủ thuật mà tôi không muốn nêu lên để che mắt hay qua mặt các người giám sát đó. Những người giám sát thì chỉ giám sát xây dựng có đúng kỹ thuật
không. Còn những việc bên ngoài việc xây dựng như quan tâm vị trí chiến lược, thì có lẽ công ty giám sát Nhật Bản sẽ không có chức năng đó. Và có lẽ họ không thể dẹp bỏ các lo lắng mà người Việt Nam luôn lo lắng đối với các ý đồ chiến lược của Trung Quốc.”
Trở lại với lời trấn an của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân rằng người dân ‘không cần lo lắng’, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, công dân yêu nước có quyền lo lắng vận mệnh của đất nước, và có quyền phát biểu có ý kiến, còn ý kiến đó đúng sai như thế nào thì nên có cuộc trao đổi hội thảo và trao đổi thẳng thắng với người dân. Theo ông, đấy là cách tốt nhất để chúng ta có thể đi đến sự thống nhất và làm sáng tỏ các vấn đề người dân đang quan tâm.
Ông Trần Bang nhận định:
“Tổ chức gặp cử tri giống như ban phát tư tưởng, người dân cứ nghe rồi về làm theo. Ông Nhân nói nhiều câu tôi thấy quá tầm thường, không nghĩ đấy là một ông giáo sư, tiến sĩ. Như chuyện ông hứa với Bộ chính trị sẽ không cho biểu tình, rồi ông nói trong thành phố có 600 ngòi nổ biểu tình. Trong khi biểu tình là quyền công dân, quyền con người. Là người học ở nước ngoài mà ông Nhân không hiểu về quyền con người và xã hội văn minh.”
Tổ chức gặp cử tri giống như ban phát tư tưởng, người dân cứ nghe rồi về làm theo. Ông Nhân nói nhiều câu tôi thấy quá tầm thường, không nghĩ đấy là một ông giáo sư, tiến sĩ.
-Kỹ sư Trần Bang

Hôm 20/6/2019, phóng viên Đài Á Châu Tự Do thăm dò ý kiến một số người dân qua tin nhắn, và được cho biết như sau:“Cái này ai làm tốt thì làm, nhưng Tàu có bao giờ tốt đâu, họ làm là có mục đích cả. Nhà nước là của dân chứ phải của đảng đâu mà đảng lo và quyết định. Chủ yếu người dân mình phải hiểu rõ, Trung Quốc không bao giờ tốt.”- Bạn Ngọc Hiếu
Còn Facebooker Trần Đình Thu, một người dân đang sống tại Sài Gòn, thì cho rằng:
“Ông ấy thích thì ông ấy nói thôi còn chúng tôi không nghe lời bất kỳ quan chức nào. Quan điểm của tôi vẫn là không chấp nhận các nhà thầu Trung Quốc hiện tại. Bởi vì chúng tôi không tin họ làm ăn đàng hoàng. Có thể sau này khi Trung Quốc thay đổi bản chất nền kinh tế đi, họ như các nước tư bản thì mình tin, nhưng đó là chuyện tương lai, còn bây giờ với Trung Quốc tôi khẳng định là không thể có các nhà thầu đúng nghĩa đâu.”
Vào chiều ngày 20/6/2019, Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ trong chuyến thăm Hàn Quốc đã gặp gỡ Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Jin Hyng Chung tại Thủ đô Seoul. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao các dự án hạ tầng mà tập đoàn đang triển khai tại Việt Nam thời gian qua.
Ông Vương Đình Huệ cũng cho biết Chính phủ sẽ không chỉ định thầu đối với dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và sau này là cả dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đồng thời đề nghị Hyundai E&C tích cực chuẩn bị hồ sơ thầu để tham gia đấu thầu quốc tế, trước mắt là các gói thầu sắp tới của dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-call-the-people-do-not-need-to-worry-for-the-safety-of-the-country-06202019132627.html

Sắp tới hơn 19,000 nhà báo đảng phải lên Facebook

để “chiến đấu” chống lại người dân?

Tin Vietnam.-  Đài VOV loan tin, ngày 20 tháng 6 năm 2019, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề: Vai trò của báo chí, xuất bản trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá ở Việt Nam hiện nay.
Theo ông Phạm Văn Thành- quyền Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật- hiện tại báo chí CSVN có 844 cơ quan báo in, 59 nhà xuất bản, với hơn 19,000 nhà báo được cấp thẻ. Với lực lượng đông đảo này, chưa kể đến hàng ngàn phóng viên chưa được cấp thẻ, nhưng vẫn bị thua mạng xã hội. Ông Thành cho rằng, lực lượng nhà báo đảng đã thua khi để các luồng thông tin xấu ảnh hưởng đến công tác tư tưởng. Và các thế lực thù địch, phản động đang tận dụng triệt để mạng xã hội nhằm tấn công tư tưởng văn hoá của người cộng sản. Vì vậy, báo chí phải thay đổi cách định hướng thông tin mới. Nhà
cầm quyền phải cai quản, giải quyết những trang mạng xã hội, facebook cá nhân tung tin xấu độc.
Ông Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan đảng trung ương cho rằng, báo chí cộng sản phải làm chủ mặt trận thông tin, đẩy lùi thông tin xấu trên mạng xã hội bằng cách phải lên mạng, phải có những facebook của lực lượng báo lề đảng để thông tin nhanh. Và các cơ quan chức năng của đảng, của các tổ chức cần có người thường xuyên cung cấp thông tin nhanh cho báo chí của nhà cầm quyền.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/sap-toi-hon-19000-nha-bao-dang-phai-len-facebook-de-chien-dau-chong-lai-nguoi-dan/

Ông Nguyễn Phú Trọng ‘khỏe lại,

duyệt quy hoạch lãnh đạo tương lai’

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện, chủ trì một cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị ở Hà Nội ngày 21/6.
TBT Nguyễn Phú Trọng không tiếp xúc cử tri HN
Bí ẩn về sức khoẻ của ông Nguyễn Phú Trọng
Quân chủng hải quân Việt Nam 2005-2010 ‘nhiều bê bối’
Ông Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện khi thăm Kiên Giang hôm 14/4, và sau đó đã nghỉ để hồi phục sức khỏe.
Hôm 21/6, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, hình ảnh cho thấy người đứng đầu Đảng Cộng sản đứng tươi cười, xung quanh là các lãnh đạo cao cấp khác.
Cuộc họp nhằm phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026, xem xét công tác nhân sự và quyết định thi hành kỷ luật cán bộ.
Bản tin chính thức hé lộ hôm nay, Bộ Chính trị đã quyết định phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Những người được quy hoạch sẽ được nhận kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tiến tới Đại hội Đảng XIII năm 2021.
Trong bài viết do truyền thông công bố hôm 6/6, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc lại:
“Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.”
“Rà soát kỹ, bổ sung đầy đủ thông tin, nắm chắc cán bộ; những đảng viên có vấn đề về chính trị phải được cấp có thẩm quyền thẩm tra, kết luận trước khi giới thiệu bầu vào cấp ủy.”
“Phương án nhân sự cấp ủy phải gắn kết chặt chẽ với công tác chuẩn bị nhân sự các cơ quan nhà nước ở các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 và nhân sự lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh, thành phố.”
Cách chức đô đốc
Ngoài ra, tại cuộc họp, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản kỷ luật nặng với cựu thứ trưởng quốc phòng Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Hiến bị Cách chức các chức vụ: Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 (gồm Phó Bí thư Đảng uỷ, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010).
Bộ Chính trị nói ông Hiến cũng sẽ bị kỷ luật tương ứng về mặt chính quyền.
Thông cáo nói ông Nguyễn Văn Hiến “chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng Hải quân và trách nhiệm cá nhân”.
Các vi phạm tập trung lĩnh vực quản lý đất quốc phòng, cụ thể là đã có vi phạm liên quan 10 khu đất quốc phòng.
Ông Hiến cũng bị kết luận đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Đảng ủy Quân chủng Hải quân, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, sử dụng các khu đất quốc phòng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48636857

Nguyễn Phú Trọng bị chơi khăm?

Phạm Chí Dũng
Sau khi đã vắng mặt một cách đầy nghi ngờ và nghi ngại trong trọn vẹn kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019, bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ‘mất tích’ vào ngày 19/6/2019 – thời điểm mà chỉ một ngày trước một số tờ báo nhà nước đã đưa tin như đinh đóng cột: “Ngày mai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội”.
“Hai tay gìn giữ một sơn hà”
Nhưng ngày 19/6 lặng trôi qua mà vẫn không có bất cứ thông tin nào về việc ông Trọng ‘tái xuất’ theo cách mà ông ta đã thình lình hiện ra vào đầu tháng 5 năm 2019 tại sự kiện ‘họp lãnh đạo chủ chốt’ với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Văn Nên; sau đó là ‘chủ trì họp Bộ Chính trị’ và chủ trì Hội nghị trung ương 10.
Trám vào tình trạng biệt tích của Trọng là “Tổng bí thư, Chủ tịch nước xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri do bận công tác” và “Cử tri chúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sức khỏe, xử lý nghiêm các vi phạm” – một cách rút tít của báo nhà nước, nhưng không hề nhấn mạnh ‘chúc/mong Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mau chóng hồi phục sức khỏe’ như trước đây.
Hiện tượng trên là khá tương đồng với vụ ông Trọng ‘biến mất’ tại cuộc gặp cử tri Hà Nội vào đầu tháng 5 năm 2019 mà đã khiến cử tri Trần Viết Hoàn, được xem là một trong những “gà đảng” cứ mỗi khi diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng – tha thiết trông mong Tổng bí thư, Chủ tịch nước “hai tay gìn giữ một sơn hà”.
Nhưng vào lần này còn đáng quan ngại hơn bởi toàn bộ các bản tin trên báo nhà nước về “Ngày mai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội” hoặc tin tức na ná như thế đã bị bóc gỡ không còn vết tích nào.
Tin tức trên là do báo nhà nước đăng tự phát hay do ai chỉ đạo?
Có thế lực muốn chơi xấu Trọng?
Cho tới nay, khả năng đăng tin tự phát về sức khỏe lãnh đạo trên báo nhà nước là gần như không thể, bởi vấn đề này không chỉ là ‘bí mật quốc gia’, mà tình trạng bệnh tật bị dư luận đồn đoán đến mức ‘liệt giường liệt chiếu’ của cấp lãnh đạo cao nhất Nguyễn Phú Trọng là yếu tố nhạy cảm chính trị bậc nhất.
Vậy ai đã chỉ đạo cho báo nhà nước đăng tin “Ngày mai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội”? Và ai đã chỉ đạo gỡ bỏ tin tức này?
Việc hệ thống lại và mổ xẻ những động thái đưa tin bài của truyền thông quốc doanh xung quanh các vụ scandal nổi tiếng nhưng không thiếu tai tiếng trong những năm gần đây như cái chết của Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh vào đầu năm 2015, quan chức bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh bị xem là ‘suýt chết’ nhưng đã chết thật trong chính trường Việt Nam ngay sau đại hội 12, quan chức chưa chết nhưng đã biến mất từ cuối năm 2017 đến nay nhưng vẫn giữ trọn một ghế trong Bộ Chính trị là Đinh Thế Huynh, và đương nhiên phải tính cả cú lìa trần đột ngột và đáng nghi ngờ của viên cựu bộ trưởng công an trên ghế chủ tịch nước là Trần Đại Quang… đã cho thấy cấp chỉ đạo báo chí quốc doanh đăng hoặc gỡ bỏ tin bài về ‘sức khỏe lãnh đạo’ không hề thuộc diện ủy viên trung ương hoặc bộ trưởng ‘thường’, mà phải là cấp Ban bí thư, ủy viên bộ chính trị hoặc bộ trưởng có chân trong Bộ Chính trị.
Liệu quan chức chỉ đạo đăng tin “Ngày mai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội” và nhân vật chỉ đao gỡ tin này có phải là một người? Hay là hai người khác nhau? Các cơ quan Ban Tuyên giáo trung ương, Ban bí thư, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có vai trò gì trong vụ đăng – gỡ này?
Phải chăng tin tức trên được tung ra chỉ do não trạng số sắng của cấp dưới để lấy lòng cấp trên, do sơ suất nghề nghiệp và ‘lỗi thằng đánh máy’? Hay xuất phát từ một động cơ ẩn giấu nào khác?
Kể từ khi Nguyễn Phú Trọng suýt gục ngã tại xứ Kiên Giang ‘nhà Ba Dũng’ vào tháng 4 năm 2019 và thoắt ẩn thoắt hiện một cách bất thường trong những ngày sau đó, đã dần hiện ra một luồng dư luận đề cập về một thế lực chính trị nào đó trong nội bộ đảng, thế lực không muốn tình trạng bệnh tật của ông Trọng bị giấu nhẹm mà muốn vấn nạn này được công khai trên mặt báo chí cho bàn dân thiên hạ đều biết.
Nhưng thế lực chính trị đó không thuộc về trường phái phản biện xã hội muốn minh bạch hóa những chủ đề quốc gia đại sự, mà có thể là những quan chức không thích Trọng hoặc căm ghét và muốn lật đổ ông ta càng sớm càng tốt, nhất là khi Nguyễn Phú Trọng đang rơi vào tình cảnh ‘gần đất xa trời’ như lúc này.
Nếu dư luận trên không phải là thuyết âm mưu mà đúng sự thật, những cú ra đòn trên mặt truyền thông nhà nước vào tháng 5 và tháng 6 năm 2019 về việc Trọng ‘sẽ xuất hiện’ nhưng ngay sau đó là ‘bận công tác’ đã và đang khiến cho dân tình được cung cấp một loại thông tin mang tính định hướng về thực trạng căn bệnh của ‘Tổng tịch’ không hề nhẹ nhàng, thậm chí còn có thể hiểu là bệnh nguy kịch, đẩy nhanh tâm lý hoang mang trong dân chúng và trong nội bộ đảng, từ đó dần dẫn tới nhu cầu tìm người thay thế cho ông ta với lý do ‘nước không thể một ngày thiếu vua’.
Việc Nguyễn Phú Trọng vắng mặt trọn vẹn trong kỳ họp quốc hội rõ ràng không phải là kế sách ‘giả chết bắt quạ’ hay ý đồ nào na ná như thế, mà đang khiến dư luận trong xã hội và trong nội bộ đảng ngày càng bất lợi đối với ông ta.
Và cho dù ông Trọng đã ‘tái xuất’ vào ngày 21/6 để chủ trì họp Bộ Chính trị, cái lối thoắt ẩn thoắt hiện của ông ta không thể khiến người ta bớt hoài nghi về việc Trọng có thể thực hiện chuyến công du Mỹ, và có thể cả Canada, một cách hoàn hảo bằng chính đôi chân của ông ta vào tháng Tám tới.
https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-phu-trong-bi-choi-kham/4968391.html

Công an 113 gặp Giang ‘hồ’ 36: Sự thật ở đâu?

Nguyễn Hùng
Vụ giang hồ Đồng Nai dưới sự chỉ đạo của ‘Giang 36’ bao vây xe trên đó có hai trung tá đương chức bao gồm cả một sếp của lực lượng cảnh sát 113 địa phương đã khiến ba người bao vây xe bị bắt. Trong số ba người bị bắt vì ‘gây rối trật tự công cộng’ có Ngô Văn Giang, còn được gọi là Giang 36 vì người này quê Thanh Hoá và 36 là biển số xe của tỉnh này.
Thông tin từ công an Đồng Nai nói có người trong nhóm công an đi nhậu cùng doanh nghiệp ở nhà hàng ói vào chân của người thuộc nhóm nhậu khác dẫn tới ‘xô xát’ và hai người bị ‘trầy xước’. Sau đó nhóm công an lên xe rời đi nhưng bị chặn lại sau khi đi được vài trăm mét.
Các nhân chứng lại nói khác khá nhiều. Báo Thanh Niên đưa tin về một người bị nhóm công an ‘đánh’ rách trán và phải khâu 13 mũi. Người này, ông Lê Võ Trương Hải, quê Đắc Lắk, cũng nói công an Đồng Nai lúc đầu hứa sẽ đưa ông đi xác định mức độ thương tật nhưng sau đó họ không liên lạc gì lại.
Ông Hải nói sau khi ông và ông Nguyễn Tấn Lương, doanh nhân đã mời ông Hải tới nhà hàng Lam Viên, bị doanh nhân Phạm Văn Hiền của nhóm công an nôn trúng người mà không xin lỗi, ông Lương đuổi theo đôi co và đấm vào mắt ông Hiền. Ông Hải can ông Lương và kéo ông trở lại phòng VIP 8 và ông Hiền về lại phòng VIP 2 nơi có hai trung tá công an và một đại tá công an đã nghỉ hưu.
Khoảng 10 phút sau nhóm công an kéo sang phòng VIP 8 và ông Hải thuật lại: “Hiền hỏi anh Lương lý do đánh Hiền. Hai bên nói qua nói lại vài câu thì người cảnh sát đi đầu đấm một cái trúng mắt anh Lương.
“Tôi mới đứng dậy can, bảo có gì từ từ nói, vừa dứt lời thì bị người cảnh sát đi sau cùng đấm vào mặt, rồi người này cầm cái ghế phang xuống đầu khiến tôi bị rách ở trán, máu chảy đầm đìa. Tôi ngồi tại quán băng bó vết thương, sau đó được anh Lương chở xuống hiện trường, nơi có nhiều thanh niên đang bao vây chiếc xe. Lúc này công an cũng xuất hiện rất đông, tình hình rất căng thẳng.”
Một trang mạng xã hội dẫn lời người họ nói là ‘nhân chứng K’ nói rằng sau khi báo chí đưa tin “anh K mới biết những người xông vào phòng hành hung hôm đó gồm có Trung tá
Nguyễn Quang Trường (Đội phó Đội cảnh sát 113) và Trung tá Đinh Tú Anh (đội trưởng Đội cảnh sát trật tự, Công an Đồng Nai) và ông Phạm Văn Hiền cùng ngồi ở phòng VIP 2.” Nhân chứng K cũng nói thêm nhóm ở phòng VIP 8 chỉ có bảy người chứ không phải tám hay mười như báo chí đưa và thuật lại lời Trung tá Trường của lực lượng 113 nói với ông Lương ở phòng VIP 8: “[T]ao thích ói để đánh mày thì sao”.
Nhân chứng khác, tên H, được Thanh Niên dẫn lời nói: “Lúc đó, tôi ngồi ở cuối bàn và nói chuyện với người bên cạnh nên không để ý nhóm có cảnh sát vào phòng. Khi nghe ồn ào thì thấy anh Hải ôm đầu, máu chảy be bét. Còn nhóm bên phía cảnh sát kia thì say lắm rồi, đi còn không vững”.
Ông H nói thêm: “Khi xe cảnh sát 113 tới, họ không làm rõ vụ đánh nhau, gây thương tích chảy máu đầu mà để nhóm có cảnh sát lái ô tô rời khỏi quán. Hơn nữa, để những người đó đang say xỉn mà chạy như vậy rất nguy hiểm. Việc đấy chẳng đâu vào đâu”.
Báo Lao Động cũng dẫn lời ông Lương nói ông gọi giang hồ ứng cứu vì cho rằng nhóm công an đã gọi giang hồ tới trướcMột video được tăng tải trên Facebook cho thấy một người của nhóm công an đi tiểu bên vệ đường cũng bị quay phim và áp giải trở lại xe.
Nhà báo Hoàng Hải Vân trong khi đó nhận định: “Kích hoạt mâu thuẫn là do nhóm công an gây ra, khi ông Hiền ói “nhầm” vào người ông Lương, việc này khiến cho hai ông xô xát nhưng chưa gây thương tích. Sau đó, hai sĩ quan công an cùng ông Hiền vào phòng nhậu của nhóm ông Lương, không phải để dàn xếp phải trái, mà để lại kết quả là một người của nhóm ông Lương là ông Lê Võ Trường Hải bị đánh rách đầu phải may 13 mũi.”
“Từ sau vụ án Năm Cam, giang hồ khắp nơi trỗi dậy thi nhau “lấy số”. Do luật pháp thực thi thiếu công minh, nên ngày càng có nhiều doanh nhân dựa vào sự bảo kê của họ. Nếu như vụ này vẫn tiếp tục thiếu công minh, xử lý không bình đẳng, thì sẽ tạo thêm cơ hội “lấy số” cho các anh chị “xăm trổ”. Nghề “giang hồ xăm trổ” do đó không những không giảm đi mà còn có cơ hội phát triển,” ông Hoàng Hải Vân viết tiếp.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển trong khi đó cho rằng Giang 36 chặn công an để chứng tỏ bản thân trước một nhân vật giang hồ mới ra tù khác – Hưng Vườn Điều, nhân vật bị xử lý trong vụ mà nhà báo Đức Hiển gọi là “chuyên án lớn thứ nhì dẹp loạn giang hồ sau 1975”.
Nhân vụ này cây viết Trương Huy San cũng nhắc lại chuyện cố Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang từng có quan hệ với một “ông trùm nổi tiếng” và viết thêm:
“Ra Hải Phòng hay Quảng Ninh, nhiều lãnh đạo địa phương cũng kể chuyện về những bữa cơm của Đại tướng ở nhà những nhân vật mà ở địa phương ai cũng biết.
“Các nhà báo ở một tỉnh miền Trung kể, các anh rất xấu hổ khi chứng kiến vài sỹ quan công an khúm núm trước một ông trùm khi ông này đang ngồi với sếp họ.
“Chẳng có địa phương nào mà cảnh sát không biết ai đánh bạc, ai tín dụng đen… Chỉ là chúng ta không biết ai đã trói tay ai. Khi giang hồ không còn nể mặt công an rất có thể bọn chúng đã cho rằng công an còn đen hơn chúng.”
https://www.voatiengviet.com/a/giang-36-cong-an-113-lam-vien-bien-hoa/4966837.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.