Thư của Joshua Wong từ nhà tù Lục Chi Giác
Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019
17:25
//
Slider
,
Tin Trung Quốc
Mẹ Nấm (Danlambao) dịch
* Từ trung tâm giam giữ Lục Chi Giác, Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) – tổng thư ký của đảng dân chủ Demosistō và là một trong những người lãnh đạo Phong trào Dù Vàng của Hồng Kông (năm 2014) đã gửi thư cho chuyên mục Ý Kiến của tạp chí Time hôm 14/6/2019. Đây là một lá thư đầy cảm xúc! Xin được dịch lại để bạn bè trong thôn cùng đọc.
Tôi đang ở trong tù vì tôi đã tranh đấu cho tự do của thành phố tôi đang sống. Luật dẫn độ của Hồng Kông sẽ là một chiến thắng cho chủ nghĩa độc tài ở khắp nơi.
Vào tháng 12 năm 2014, trong những ngày cuối cùng của Phong trào Dù Vàng, những bảng rôn nổi bật tuyên bố “Chúng tôi sẽ quay trở lại” được treo dọc theo đường Harcourt, một trong ba lối đi chính bị những người biểu tình ôn hoà ủng hộ dân chủ chiếm giữ trong gần ba tháng. Cuộc biểu tình tuy không đạt được mục tiêu đòi quyền bỏ phiếu phổ quát thực sự để bầu người điều hành đặc khu của chúng tôi, nhưng nó đã đánh thức một thế hệ người Hồng Kông nhằm chống lại sự can thiệp của Bắc Kinh và cho thấy tiềm năng của sự bất tuân dân sự.
Lời hứa đó nay đã được thực hiện khi hơn 1 triệu người xuống đường chống lại dự luật Dẫn độ cho phép Bắc Kinh yêu cầu dẫn độ bất kỳ cá nhân nào từ Hồng Kông. Trưởng đặc khu sẽ là người có tiếng nói cuối cùng, nhưng vì ông ta hoặc bà ta được chính phủ Trung Quốc tuyển chọn kỹ lưỡng, nên chúng tôi có đủ lý do để gặp rắc rối.
Tuy nhiên, cuộc tuần hành ôn hòa vào ngày 9 tháng 6 đã thất bại trong việc thay đổi quyết tâm không lay chuyển của bà Lâm, buộc người biểu tình phải thực hiện bước tiếp theo. Tôi đã vô cùng xúc động khi thấy những người biểu tình trên truyền hình chống lại chính quyền để chiếm lại đường Harcourt. Năm năm trước, tôi đã bị tạm giam tại đồn cảnh sát khi điều tương tự như vậy xảy ra. Tôi đã bỏ lỡ hành động một lần nữa nhưng ở một nơi khác: Trung tâm giam giữ Lệ Chi Giác. Là một thủ lãnh sinh viên của Phong trào Dù Vàng, tôi đang thụ án lần thứ ba trong tù.
Ở đây, thông tin về thế giới bên ngoài có thể bị hạn chế, nhưng tôi tận dụng mọi cơ hội để theo dõi tin tức trên truyền hình hoặc trên báo. Điều kiện vệ sinh trong tù kém, và không có gì khác để làm sạch bàn ngoài kem đánh răng. Vào những ngày hè, cái nóng khắc nghiệt đến mức không thể chịu nổi, nóng đến nổi mà việc bật quạt dường như chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Tôi ở chung buồng giam với năm tù nhân khác gần như không có sự riêng tư và chỉ có một nhà vệ sinh ngồi xổm. Khoảnh khắc tôi mong chờ nhất mỗi ngày là khi hai người bạn hoặc thành viên gia đình đến thăm; Tôi nhìn thấy họ qua ô kính và nói chuyện qua điện thoại.
Sự thiếu tự do của tôi hôm nay là một cái giá mà tôi biết rằng tôi sẽ phải trả cho thành phố mà tôi yêu. Trong 5 năm kể từ Phong trào Dù Vàng, nhưng đặc biệt là từ năm 2017, khi bà Lam nhậm chức, quyền tự chủ của chúng tôi đã bị hạn chế nhiều: những ứng cử viên đối lập bị Bắc Kinh coi là không thể chấp nhận bị cấm tranh cử; Đảng Dân tộc Hồng Kông độc lập bị đặt hoàn toàn ngoài vòng pháp luật; một dự luật đề xuất sẽ hình sự hóa những cá nhân không tôn trọng “Tháng ba của những người tình nguyện”. Trung Quốc đã hạ quyết tâm khiến cho Hồng Kông trở nên như vậy. Không có tự chủ sẽ có nghĩa là tất cả sẽ bị hạn chế quyền tự do.
“Không thể có một cuộc cách mạng hoà bình”, Tổng thống John John Kennedy đã từng nói, “cuộc cách mạng sẽ biến thành bạo lực là điều không thể tránh khỏi”. Trong khi tôi vững tin rằng đấu tranh bất bạo động là cách tốt nhất để bảo vệ chúng tôi, Trung Quốc và chính phủ bù nhìn ở Hồng Kông phải chịu trách nhiệm cho sự leo thang của cuộc khủng hoảng hiện nay. Và nó không phải là một trường hợp riêng lẻ. Âm mưu bành trướng của Bắc Kinh kéo dài và rộng khắp, từ Đài Loan và Tân Cương đến Biển Đông và xa hơn nữa. Tuy nhiên, điều này kết thúc, thành phố của chúng ta sẽ không bao giờ trở lại như cũ.
Vì lợi ích kinh doanh và an ninh của Mỹ cũng bị đe dọa bởi các thỏa thuận dẫn độ có thể xảy ra với Trung Quốc, tôi tin rằng đã đến lúc Washington phải đánh giá lại Đạo luật Chính sách Hồng Kông của Hoa Kỳ năm 1992, điều chỉnh quan hệ giữa hai bên. Tôi cũng kêu gọi Quốc hội xem xét Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Phần còn lại của cộng đồng quốc tế nên có những nỗ lực tương tự. Một chiến thắng cho Bắc Kinh là một chiến thắng cho chủ nghĩa độc tài ở khắp mọi nơi.
Những ai quan tâm đến tình hình hiện nay sẽ gửi một thông điệp quan trọng tới chính quyền Trung Quốc rằng dân chủ là con đường của tương lai, chứ không phải độc tài, Nó cũng nuôi dưỡng cho hy vọng của chúng ta còn mãi khi biết rằng chúng ta không chiến đấu một mình.
Nguyên văn lá thư trên Tạp chí Time:
Người dịch:
0 nhận xét