Biển Đông: Philippines muốn có 'phong trào sự thật'
Philippines muốn các nước có tranh chấp chủ quyền cùng lên tiếng về đường "chín đoạn". Lời kêu gọi được một thẩm phán tòa tối cao Philippines đưa ra.
Ông Antonio Carpio kêu gọi cho một "phong trào sự thật" với lời mời các nước trong vùng cùng lên tiếng phản đối lại Trung Quốc về việc Bắc Kinh tuyên bố về chủ quyền mà ông gọi là "tin giả của thế kỷ".
"Lịch sử rất rõ ràng và đơn giản: Trung Quốc chưa bao giờ sở hữu Biển Đông trong quá khứ….và có các khu vực kinh tế đặc quyền tại Biển Nam Trung Hoa thuộc hoàn toàn về các nước có bờ biển tại đó.
"Chúng ta có thể gọi đây là chiến dịch thông tin thời nay để có Phong trào Sự thật Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), một trào lưu người dân có thể dùng quyền tự do biểu đạt để giải thích sự thật lịch sử về Biển Nam Trung Hoa.
"Chúng ta có thể mời Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Brunei, các nước có vùng kinh tế đặt quyền nằm trong đường "chín đoạn" của Trung Quốc cùng tham gia với chúng ta trong phong trào này,'' ông Carpio nói.
Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore đầu tháng Sáu thừa nhận Bắc Kinh có đưa lính và khi tài ra các đảo nhân tạo ở Biển Nam Trung Hoa.
"Chỗ nào bị đe dọa thì chỗ đó sẽ có tự vệ. Làm sao chúng tôi là ngồi im và không xây cất cơ sở quốc phòng khi phải đối diện với các tàu vũ trang hạng nặng cũng như máy bay quân sự?"
Ông nói thêm: "Việc thể hiện uy lực qui mô và các chiến dịch gây hấn tại khu vực là hết sức nghiêm trọng, nó gây bất an và tạo ra các yếu tố bất ổn tại Nam Hải."
Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa nói trong bài diễn văn 30 phút mặc dù không nêu tên Hoa Kỳ.
Trong khi đó nhà báo Mỹ Greg Rushford trong phỏng vấn với BBC mới đây nói về rủi ro có thể có giữa hai cường quốc tại Biển Đông.
"Tình hình tại Biển Đông có một số diễn biến đáng chu ý là Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa tàu chiến vào thực hiện chiến dịch tự do đi lại (FONOPS). Có rủi ra là có thể có sự va chạm vào tàu của nước khác và sẽ dẫn tới việc đối đầu ngoài khơi hoặc xung đột.
"Tôi tin là Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng những đảo nhân tạo đó sớm muộn rồi cũng sẽ bị ngập nước. Trong khi đó Trung Quốc tiếp tục có những hành động hù dọa các nước khác như Việt Nam hay Philippines cho nên Hà Nội và Manila cần phải tự hỏi là Hoa Kỳ có thực sự là đồng minh đáng tin cậy hay không.
''Tôi cho là câu trả lời là có. Thủ tướng Anh Winston Churchill lúc sinh thời nói người Mỹ luôn làm những việc đúng đắn sau khi họ đã cạn kiệt hết sự lựa chọn khác," ông Rushford nói thêm.
0 nhận xét