Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 11/05/2019

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019 18:55 // ,

Tin Việt Nam – 11/05/2019

Công an Hà Nội bắt giữ hơn chục người dân

phản đối BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài

Những hình ảnh và video trực tiếp trên mạng xã hội Facebook vào trưa ngày 11/5/2019 cho thấy hơn 10 tài xế cả nam lẫn nữ bị những người mặc thường phục khống chế, có một người đàn ông mồm đầy máu bị dẫn giải bởi 2 người khác, trong khi đó lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông bao vây xung quanh ngăn không cho người khác đến gần.
Đây là những tài xế từ nhiều nơi lái xe ô tô đến trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài nằm trên đường Võ Văn Kiệt, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội để phản đối việc trạm đặt ở đây nhưng thu phí cho tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc và việc sai trái này đã kéo dài 10 năm nay.
Chị Đặng Thị Huệ (Facebook Huệ Như) chiều cùng ngày nói với Đài Á Châu Tự Do như sau:
Thực tế là công an đang sử dụng vũ lực, các “BOT bẩn” đang sử dụng vũ lực của các lực lượng chính quy, để lôi tất cả những người phản đối cũng như những người không phản đối mà chỉ có mặt ở đó đứng xem và live stream về cuộc phản đối BOT của người dân. Những người đứng xem cũng bị bắt giam.”
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi cho Công an huyện Sóc Sơn, tuy nhiên viên công an trực ban từ chối trả lời câu hỏi về việc bắt giữ người và yêu cầu mang giấy giới thiệu lên trụ sở làm việc.
Theo nữ tài xế tham gia phản đối trạm, chị đã nhiều lần lên Bộ Giao thông vận tải cũng như đến nhà điều hành của trạm BOT Bắc Thăng Long để hỏi về vấn đề pháp lý nhưng không được giải thích thỏa đáng.
Chính bản thân tôi đã lên Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra chính phủ gửi các đơn từ và chính tôi đã lên Công an huyện Sóc Sơn để đề nghị được hỗ trợ pháp lý, đế khi chúng tôi qua các trạm BOT thì các anh công an không phải mang các lực lượng lôi kéo, đập xe, rồi bắt người… nhưng mà các anh cũng không trả lời.
Sau đó tôi cũng đã trực tiếp vào trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài, vào nhà điều hành của trạm thu phí để yêu cầu họ đưa ra các văn bản pháp quy để có cơ sở pháp lý để thu, mà họ không đưa ra, chỉ đưa ra những công điện của Bộ giao thông vận tải về cái việc thu phí và đàn áp những người dân.
Họ không có đủ cơ sở pháp lý để thu, ngày hôm nay tôi cũng vào đó để yêu cầu họ giải thích nhưng họ cũng không giải thích,” chị Huệ nói qua điện thoại.
Chị Huệ là một giáo viên ở tỉnh Thái Bình, mỗi lần lái xe qua đây đều phải mất tiền mua vé qua trạm này mặc dù không đi tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Cũng theo chị Huệ, nguyện vọng của người dân là ủng hộ chính sách của nhà nước về việc làm đường BOT cho người dân đi, tuy nhiên làm ở đâu thì phải thu phí ở đấy và chi phí thực hiện dự án, tiền thu phí đều phải công khai trên bảng điện tử để người dân được giám sát.
Từ khoảng giữa tháng 12/2018, một số tài xế đã treo băng rôn trên xe và từ chối trả phí để phản đối trạm BOT này khiến trạm phải xả liên tục để xe qua lại mà không thu tiền.
Ngày 5/3/2019, anh Hà Văn Nam, một tài xế tham gia mạnh mẽ phản đối trạm thu phí này và nhiều trạm BOT khác bị bắt giữ với cáo buộc tội danh “gây rối trật tự công cộng”.
Đúng 10 ngày sau, trạm thu phí bắt đầu đóng barie và thu phí trở lại trong sự bảo vệ của lực lượng công an.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-detained-dozen-bot-protesters-05112019104316.html

VN tuyên án 11 năm tù cho hai phụ nữ

vì ‘tuyên truyền’ trên mạng

Một tòa án Việt Nam đã bỏ tù hai nhà hoạt động về tội xuất bản tuyên truyền chống nhà nước gây thiệt hại cho đất nước cộng sản, những bản án mới nhất dưới sự lãnh đạo cứng rắn không khoan dung bất đồng chính kiến, nhật báo Anh Daily Mail dẫn nguồn hãng tin AFP hôm thứ Bảy, 11/5/2019 cho hay.
Những người phụ nữ, Vũ Thị Dũng và Nguyễn Thị Ngọc Sương, đã bị kết án hôm thứ Sáu, 10/5 với hình phạt tù giam lần lượt là 6 và 5 năm vì đăng video và bài viết trên Facebook chống lại các đặc khu kinh tế được đề nghị cho nước ngoài thuê dài hạn và chống lại một luật an ninh mạng được tăng cường, như truyền thông nhà nước của Việt Nam đưa tin.
Một tòa án ở tỉnh Đồng Nai, tại miền nam Việt Nam, thấy rằng cả hai người phụ nữ đều có tội “làm, tích trữ và truyền bá thông tin tuyên truyền, tài liệu và tài liệu chống lại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” tờ Daily Mail tiếp tục dẫn nguồn từ hãng tin Pháp.
Có ‘đạo diễn’ biểu tình chống luật đặc khu?
Dự luật Ba Đặc Khu và An ninh mạng ở VN
Ai ở VN rơi vào tầm ngắm của Luật An ninh mạng?
Anh Ba Sàm ra tù và tự do báo chí, ngôn luận ở VN
Dân xô xát với công an, phản đối điện mặt trời
Vì sao ba đặc khu là cách TQ ‘gây áp lực’ với VN?
Luật An ninh mạng Việt Nam: Hỏi nhanh đáp gọn
Cả hai người phụ nữ, những người làm nghề buôn bán nhỏ ở chợ, là những trường hợp mới nhất phải đối mặt với hành xử cứng rắn của chính quyền vì phản đối công khai một luật an ninh mạng mới đi vào hiệu lực từ ngày 01 tháng Giêng 2019. Luật này có điều khoản quy định sẽ yêu cầu các công ty Internet phải bàn giao dữ liệu người sử dụng và xóa nội dung nếu được chính phủ yêu cầu.
Các đặc khu kinh tế được đề xuất cũng rất nhạy cảm và gây ra các cuộc biểu tình hiếm hoi trên toàn quốc vào năm ngoái, trong đó các đồn cảnh sát và văn phòng chính phủ đã bị lục soát.
Truyền thông độc lập bị cấm ở Việt Nam, với các bài đăng, bình luận và phê bình trực tuyến được giám sát chặt chẽ và các blogger, nhà hoạt động và luật sư quyền thường xuyên bị bỏ tù.
‘Đường lối cứng rắn’
Ban lãnh đạo mới có đường lối cứng rắn nắm lãnh đạo chính quyền ở Việt Nam kể từ năm 2016 đã tỏ ra hết sức gay gắt đối với các nhà bất đồng chính kiến, với gần 60 người bị bỏ tủ năm 2018 theo một thống kê của AFP.
‘Chưa an tâm’ về ba đặc khu kinh tế VN
Nhà nước Việt Nam cần dũng khí ‘từ bỏ độc quyền báo chí’
Luật Đặc khu kinh tế nên ra ‘chậm mà chắc’
Anh Ba Sàm và những chuyện trong tù nay kể lại
RSF: VN gần chạm đáy bảng tự do báo chí
Ngày Liên Xô đồng ý tôn trọng nhân quyền
Một nhà hoạt động người Việt cũng chỉ trích cả đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng đã bị kết án hai năm tù vào tháng 3/2019 vì “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”.
Giới chỉ trích cho rằng đạo luật về mạng hà khắc sẽ được sử dụng để nhắm mục tiêu bất đồng chính kiến trực tuyến.
Dự thảo dự luật về các đặc khu kinh tế cũng đã gây ra một sự náo động rộng lớn trong nhân dân khắp Việt Nam khi nhiều người dân ở Việt Nam tin rằng chính quyền sẽ cấp các ưu đãi cho các công ty Trung Quốc thuê dài hạn các đặc khu và các địa điểm, các vùng đất đai nội địa hay duyên hải có tính nhạy cảm với an ninh quốc gia và an ninh kinh tế, an sinh xã hội.
Không đề cập đến Trung Quốc đã được đề xuất trong luật pháp, nhưng các quan chức của chính quyền và đảng cộng sản cầm quyền đã thông qua dự luật sau các cuộc biểu tình, phản đối diễn ra mạnh mẽ tại cả thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại của toàn quốc, Thành phố Hồ Chí Minh, hay Sài Gòn như tên gọi từ trước.
‘Bỏ tù nhiều người’
Hàng chục người biểu tình đã bị bỏ tù kể từ khi tham gia, báo Anh Daily Mail dẫn nguồn từ hãng tin Pháp cho biết thêm.
Hôm thứ Năm, 09/5/2019, từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu về cải cách tư pháp muốn giấu tên bình luận với BBC:
“Việc ra được luật tự do thông tin là vô cùng quan trọng. Theo tôi, lúc này cần thay đổi luật hình sự để không bắt bớ nhầm. Còn luật tự do thông tin và luật báo chí, thì có thể chưa cần sửa ngay lập tức so với ưu tiên kia, nhưng cần thực thi cho tốt. Trước mắt cần ra luật biểu tình để khỏi bàn chuyện bắt người vận động biểu tình, nói nôm na là như vậy.
“Và đặc biệt, tôi thấy Việt Nam cần bỏ điều trong luật hình sự “lợi dụng quyền dân chủ… để chống phá nhà nước”, đây là tội danh họ đã gán cho ông blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và ngoài ra, cũng cần bỏ một số tội như “lật đổ chính quyền nhân dân” nữa. Việt Nam không phải là một số nước khác, cho nên luật cũng vẫn cần tính đến văn hóa.
“Tóm lại theo tôi, nên chú ý đến luật tự do thông tin, luật báo chí, luật hình sự, luật nhân quyền và nên chú ý chất lượng thực thi luật, chú ý đến các bất cập trong luật nữa,” ý kiến chuyên gia này trao đổi thêm với BBC ngay sau Bàn tròn thứ Năm từ London nhân sự kiện Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh mãn án 5 năm và ra tù.
Mời quý vị bấm vào đường link này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi tại Bàn tròn thứ Năm từ London về Tự do báo chí và tự do ngôn luận của BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48237736

Bình Định: Dân xô xát với công an

phản đối điện mặt trời ở Đầm Trà Ổ

Hôm 8/5, nhiều video clip phát tán trên mạng xã hội cho thấy hàng chục lực lượng cảnh sát cơ động phun nước, ném pháo về phía người dân và những lán trại dựng quanh khu vực Đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Đây có thể nói là đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền về dự án điện mặt trời trên Đầm Trà Ổ, hay còn gọi là Đầm Châu Trúc.
Giữa năm 2018, UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương cho phép Công ty CP Năng lượng tái tạo Việt Nam đầu tư xây dựng dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ với tổng vốn đầu tư 1.440 tỷ đồng.
Theo hồ sơ đăng ký đầu tư, dự án được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 60ha mặt nước và 0,6ha mặt đất; công suất thiết kế là 50MWp; dự kiến đến hết quý II/2019 nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Tuy nhiên từ cuối 2018 đến nay, người dân liên tục phản đối dự án lắp đặt điện mặt trời, trong khi đó chính quyền mãi vẫn không thể thuyết phục người dân đồng ý tiến hành dự án.
Vì đâu mà nhiều người dân ở Đầm Trà Ổ, Bình Định lại quyết tâm phản đối dự án điện mặt trời, một dự án năng lượng sạch như vậy?
Vì sao Bình Định tạm dừng dự án điện mặt trời?
TQ: Những tấm pin mặt trời dập dềnh
California yêu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời
Chuyện gì đã xảy ra?
Hôm 8/5, nhiều video cho thấy xô xát giữa người dân huyện Phù Mỹ và hàng chục lực lượng công an, cảnh sát cơ động nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Vòi nước, và tiếng pháo có thể được nghe thấy rõ trong các video. Một số người dân được trông thấy bị “khiêng đi” và bị trấn áp, trong tiếng hò hét. Rất nhiều clip sau đó đã bị xóa khỏi Facebook.
Video clip cho thấy hàng chục cảnh sát cơ động kéo đến khu vực lán trại của người dân
Một người dân tại xã Mỹ Lợi cho BBC biết người dân đã lập lán trại canh gác Đầm Trà Ổ từ Tết đến nay để canh gác ngăn không cho chủ đầu tư vào.
Hôm 8/5, lực lượng hàng chục cảnh sát đến tìm cách gỡ lán trại và đã gặp sự phản kháng dữ dội của người dân.
“Cán bộ thì đứng ở phía xa. Cảnh sát thì xuống dỡ trại, phá trại, người dân không cho làm, thì cảnh sát đánh, và bảo là ‘sao không gửi đơn mà cứ chống phá?’ Nhiều người quyết tâm giữ trại bị cảnh sát đánh và rồi bị bắt.”
Người này cũng cho biết nhiều người dân cũng ném đá, gậy gộc, chai lọ vào phía cảnh sát.
Những người bị bắt và được thả ra cho biết họ bị cảnh sát truy hỏi người cầm đầu việc phản kháng nhưng người dân đều trả lời là do dân tự “đồng lòng bảo về đầm” và bị yêu cầu ký vào một biên bản, chấp nhận không chống phá.
Một số người quyết liệt chống trả hôm 8/5 vẫn còn bị giam giữ để điều tra.
Vì sao người dân phản đối như vậy?
Người dân nói rằng họ biết việc xây dựng điện năng lượng mặt trời là tốt nhưng vẫn phản đối.
“Đầm [Trà Ổ] xưa giờ là nguồn thu nhập của các xã lân cận đầm, họ sống nhờ đánh bắt thủy sản trên đầm. Họ bảo làm điện mặt trời trên 60ha nhưng ai chắc chắn là họ chỉ làm 60ha? Đó là một bề mặt rất rộng, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của nhiều người,” người phụ nữ xin giấu tên nói với BBC.
“Thứ hai là sợ ô nhiễm ảnh hưởng sau này, lắp những tấm pin đó trên mặt nước tất nhiên không ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản sống trong đầm, rồi chưa nói khi những tấm pin đó sau 20 năm hết hạn thì đó chính là nguồn chất thải nguy hiểm gây ung thư, nhất là hàng Trung Quốc. Nước ngoài người ta xử lý tốt, nhưng Việt Nam mình có xử lý được không hay là để dân gánh chịu?”
“Người dân cũng sợ họ làm giang dở rồi sang lại cho chủ đầu tư, bán cho Trung Quốc, vì dân từng thấy, bắt giữ người Trung Quốc trong lúc khảo sát triển khai dự án hồi trước.”
Hồi tháng 11/2018, như BBC đã tường thuật, người dân xã Mỹ Thắng nói rằng họ bắt giữ được “hai người đàn ông Trung Quốc lạ mặt” đi lại trong khu vực nên đã chặn xe hơn 20 ngày, phản đối, không muốn chính quyền cho người Trung Quốc đầu tư. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã tuyên bố tạm ngưng dự án điện mặt trời hôm 4/12/2018.
Người dân này còn cho rằng chính quyền đã tự ý triển khai dự án mà không hỏi ý kiến người dân.
“Cách truyền đạt của chính quyền làm dân hoang mang lo sợ, không tin tưởng được vì trước đó hình như họ đã kí hợp đồng, rồi đùng đùng triển khai dự án. Dân không hề biết, không hỏi ý kiến dân trước, rồi dân biết thì dân phản đối.
“Họ không tôn trọng ý kiến dân tí nào. Khi huyện tỉnh mời dân lên họp, khi dân nói thì họ tắt mic, chỉ cho 1-2 người nói. Họ còn nói khi nào làm, triển khai rồi sẽ thông báo. Trong khi đầm là của dân chứ đâu phải của riêng cán bộ?”
“Dân nói nếu dự án đem tới chỗ không có dân hoặc ít người sinh sống thì họ không hề phản đối.”
Có người bày tỏ lo ngại rằng dự án này chỉ là sự ngụy tạo để các công ty tiếp tục khai thác quặng titan gây ô nhiễm môi trường và tàn phá rừng cây dương, chắn cát ven biển.
Chuyên gia nói gì?
Trước những thắc mắc của người dân về nguy cơ gây ô nhiễm của điện mặt trời, ông Nguyễn Ngọc Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ xanh nói với BBC rằng:
“Điện mặt trời không thải ra chất gì. Nó lấy năng lượng mặt trời, thông qua bộ phận xử lý thành điện rồi, dẫn đi tiêu thụ, chứ không đun nóng,” ông Thành nói.
“Về pin thì người ta giờ dùng lại pin khô, chứ không phải pin ngày xưa nên không có nước gì chảy ra.
Theo ông Thành thiên tai bão lũ thì hiếm khi xảy ra và thường đã gây ra thiệt hại thì không ai có thể tránh được.
“Trường hợp thiên tai, thủy tinh bể rơi xuống, làm pin rơi xuống nước, chất axit hay kiềm rơi xuống hồ sẽ ảnh hưởng. Nhưng người ta khi lắp đặt, phải làm rất chặt chẽ, không tự nhiên rơi xuống được.”
Ông cũng đánh giá khu vực từ Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết tới Thành phố Hồ Chí Minh thì mưa ít hơn, thời gian nắng dài hơn, cường độ ánh sáng cũng gay gắt hơn nên hiệu quả hơn trong việc làm điện mặt trời.
“Tôi cho rằng những dự án năng lượng mặt trời và gió bảo vệ môi trường rất hữu hiệu.”
“Tuy nhiên người dân lo ngại vì thấy người ta đặt những công cụ này trên hồ. Thật ra người ta có thể đặt trên sườn đồi. Ở miền Trung có nhiều vùng đất bỏ không, có thể đặt trên đó. Còn trên mặt hồ nước thì phải có khung với giàn đảm bảo chắc chắn mới làm được.”
Về vụ việc người dân Bình Định phản đối dự án điện mặt trời, ông Thành nói “có thể có phần tử kích động nhưng chưa chắc đã phải, cũng có thể là do người dân chưa hiểu thấu đáo vấn đề.”
“Nhà nước nên làm công tác tuyên truyền tốt hơn và phải hỗ trợ kinh phí cho người dân. Vì việc lắp đặt hệ thống tiêu thụ nguồn điện mặt trời có thể tốn mỗi gia đình 30-60 triệu. “
Về việc cảnh sát cơ động xô xát với người dân, ông Thành nói “Cái đó rất không hay. Phải làm công tác cho người ta hiểu, người ta mới chấp nhận.
“Cứ áp đặt họ, thì họ phản đối rồi mình mang công an ra thì cái đó là một việc làm phản tác dụng, phản tuyên truyền.”
Chính quyền nói gì?
Tại buổi đối thoại hôm 2/4, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nói sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Lê Đức Thoa, Giám đốc Công ty Năng lượng tái tạo Việt Nam, chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ phải cũng khẳng định “chủ đầu tư là người Việt Nam, không phải người nước ngoài,” theo báo Thanh Niên.
Ông Hồ Quốc Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định hồi tháng 12/2018 cũng khẳng định không cho phép doanh nghiệp khai thác titan ở xã Mỹ Thắng.
Theo báo Tài nguyên Môi trường, Đầm Trà Ổ là đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh Bình Định có diện tích đầm khoảng 1.200 ha, tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn, phía Bắc giáp xã Mỹ Châu, phía Đông giáp xã Mỹ Thắng và Mỹ Đức, phía Nam giáp xã Mỹ Lợi và chảy ra cửa biển Hà Ra xã Mỹ Đức.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48229297

Đăng tin về sức khỏe lãnh đạo,

trưởng khoa trường chính trị bị cách hết chức vụ

Tin Hà Tĩnh.–  Báo Đất Việt Ngày 11 tháng 5 năm 2019 loan tin, ông Lê Hữu Thuận, phó bí thư chi bộ, trưởng khoa Lý luận Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vừa bị trường Chính trị Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh cách hết mọi chức vụ trong trường.
Nguyên nhân được đưa ra là vào lúc 8 giờ 45 phút tối ngày 4 tháng 5 năm 2019, ông Thuận đã dùng trang facebook cá nhân mang tên Út Hữu thông tin về sức khỏe lãnh đạo cấp cao nhà nước. Thông tin này được nhà trường cho rằng đã sai sự thật do ông Thuận bịa đặt, xúc phạm đến lãnh đạo đảng và nhà nước.
Sau khi ông Thuận đăng tải những dòng thông tin của mình, đã có nhiều người chú ý khi họ vào bình luận, chia sẻ nên khiến cho trường Chính trị Hà Tĩnh cho rằng hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân, uy tín của tổ chức đảng, nhà trường.
Việc đăng thông tin của ông Thuận dù được hiến pháp CSVN công nhận là quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên trường Chính trị Hà tĩnh lại cho rằng ông Thuận đã vi phạm nghiêm trọng quy định của đảng, và nhà nước, đặc biệt là vi phạm vào quy định những điều đảng viên không được làm.
Sau khi đình chỉ mọi chức vụ của ông Thuận, hiện nay trường Chính trị và Ủy ban Kiểm tra đảng ủy Khối các cơ quan và công ty tỉnh, cùng các đơn vị liên quan đang lên kế hoạch để đưa ra phương cách kỷ luật tiếp theo đối với ông Thuận.
https://www.sbtn.tv/dang-tin-ve-suc-khoe-lanh-dao-truong-khoa-truong-chinh-tri-bi-cach-het-cac-chuc-vu/

Từ Sungroup cho thấy tình trạng ‘nhóm lợi ích’

ngày càng tăng ở Việt Nam

Chính quyền Đà Nẵng mới đây đã ra lệnh tạm dừng một dự án về du lịch là dự án Marina Complex vì những quan ngại liên quan đến việc dự án này lấn sông Hàn được truyền thông trong nước đăng tải rầm rộ.
Tuy nhiên, dường như truyền thông trong nước lại không hề nhắc đến dự án khu nghỉ dưỡng Olalani của Tập đoàn Sungroup cũng trên sông Hàn khi tập đoàn này cũng có những sai phạm tương đồng như Công ty TNHH Bến Du Thuyền Đà Nẵng, theo nhận xét của một số nhà quan sát.
Sungroup san lấp bề mặt sông Hàn thì Sungroup lại không bị ra lệnh dừng lại. Thậm chí tôi có nguồn tin là có ý kiến chỉ đạo dừng lại của thành phố, nhưng họ vẫn làm. Như vậy ta hiểu rằng có một thế lực nào đó rất mạnh đã chi phối việc đó. - Võ Văn Tạo
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, lý do Sungroup vẫn êm xui trong chuyện này vì có thế lực yểm trợ:
“Những hãng tư nhân mà làm thiệt hại chung cho quyền lợi xã hội thì ở đâu cũng có, nhưng những năm gần đây do tiến bộ của nghiên cứu khoa học cũng như đấu tranh chống tiêu cực, nhiều dự án tương tự đã phải dừng lại. Riêng đặc thù vừa rồi 3 dự án, bao gồm cả Sungroup san lấp bề mặt sông Hàn thì Sungroup lại không bị ra lệnh dừng lại. Thậm chí tôi có nguồn tin là có ý kiến chỉ đạo dừng lại của thành phố, nhưng họ vẫn làm. Như vậy ta hiểu rằng có một thế lực nào đó rất mạnh đã chi phối việc đó. Cùng việc lấn sông Hàn, một anh bị buộc dừng lại, một anh tiếp tục xây dựng là Sungroup. Trong quy luật cạnh tranh thị trường hiện nay thì Sungroup là ‘cá mập’, mà cá mập thì khó bắt hơn cá lạc.”
Xác nhận Sungroup có một ‘thế lực hậu thuẫn’ rất mạnh này, anh H., cựu phóng viên từng làm cho Đài Truyền hình Việt Nam trong 13 năm cho biết:
“Khi bạn được điều động đi thực hiện phóng sự nào đấy mà báo chí trong nước vẫn gọi là ‘đánh’ một nhân vật cấp cao như thứ trưởng hoặc bộ trưởng, hay những nhân vật của tập đoàn lớn như Vingroup hay Sungroup, bạn cũng tự hiểu là lãnh đạo của mình đã có sự yểm trợ của một lực lượng đủ mạnh phía sau lưng mới dám đưa ra quyết định yêu cầu bạn làm phóng sự đánh những nhân vật và tập đoàn quan trọng như vậy.”
Đây không phải là lần đầu tiên Sungroup bị nghi ngờ có có thế lực chính trị ‘chống lưng’ để phá hoại tài nguyên quốc gia. Trước đó, khi Tập đoàn này xây dựng cáp treo từ Sapa lên thẳng Fansipan, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng đã nêu lên chuyện lợi ích nhóm giữa tập đoàn và các quan chức trong bộ máy nhà nước. Cụ thể, Sungroup đã phá đường đi từ Sapa lên Fansipan để xây cáp treo, phá hoại cảnh quan tự nhiên tại đây, sau đó cấm người dân không đi đường này nữa. Hiện cáp treo vẫn hoạt động đưa du khách từ thị xã Sapa lên ‘nóc nhà Đông Dương’ với lượng lớn khách du lịch đổ về đây mỗi ngày.
Vụ việc dự án Marina Complex và Olalani lần này cũng khiến nhiều người so sánh với vụ cưỡng chế những công trình vi phạm đất rừng phòng hộ Sóc Sơn gần đây. Mặc dù chính phủ Hà Nội nhiều lần lên tiếng phải phá hủy các căn nhà, biệt thự nghỉ dưỡng, du lịch xây dựng sai quy định trên đất rừng, nhưng truyền thông trong nước nhiều lần loan tin cho biết vẫn có những ngoại lệ khi dỡ bỏ các công trình sai phạm.
Điển hình như báo Đất Việt trong ngày 9/5 cũng đã loan tin ghi nhận ý kiến người dân cho rằng dù vi phạm tương đối giống nhau, nhưng nhiều công trình không bị phá hủy hoặc chỉ bị tháo dỡ một phần, thậm chí có những biệt thự nằm sâu trong phần đất cấm xây dựng vẫn còn sừng sững. Điển hình như hai công trình được nhiều người dân quan tâm là nhà của ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương.
Mới đây nhất, vào sáng ngày 9/5, công an Hà Nội đã tiến hành khám xét và thu giữ vật dụng tại Trung tâm bảo hành, sửa chữa Nhật Cường ở C4 Giảng Võ và ở số 33 Lý Quốc Sư.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường là một trong những doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động lớn tại Hà Nội với nhiều cửa hàng trên địa bàn thủ đô.
Theo truyền thông trong nước, tuy là công ty mới được thành lập chưa lâu, nhưng Nhật Cường đã nhận phần lớn các hợp đồng thầu liên quan đến các dự án công trực tuyến ở Hà Nội lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Điển hình như được chỉ định thầu với giá trị 10,7 tỷ đồng trong dự án của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội thực hiện quyết định 6699, hoặc trong dự án thí điểm lắp đặt hệ thống camera an ninh với số tiền đầu tư lên đến 1,1 tỷ đồng, hay cung cấp những phần mềm liên quan đến bảo mật, an ninh của lực lượng an ninh Hà Nội.
Nhiều chuyên gia quan sát và nhận xét đây có thể là một cuộc đấu đá giữa các nhóm lợi ích mà trong đó, người ‘chống đỡ’ cho công ty Nhật Cường đang thất thế.
Nhận xét về ý kiến này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội, cũng cho rằng đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, ông nói:
Có thể những thế lực chính trị đứng đằng sau, nhiều khi đánh nhau về mặt chính trị nhưng ‘trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết’. Tức là tay chân của phe này bị phe khác đánh, đó có thể là các doanh nghiệp. - TS. Nguyễn Quang A
“Tôi nghĩ có rất nhiều dấu hiệu các doanh nghiệp ‘ngoặc’ với chính quyền, có những vị nào đấy đứng đằng sau. Nếu những vị ấy kiểm soát được thì nó để yên, còn không thì bên này đánh bên kia, đánh doanh nghiệp, chỗ này chỗ nọ. Có thể những thế lực chính trị đứng đằng sau, nhiều khi đánh nhau về mặt chính trị nhưng ‘trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết. Tức là tay chân của phe này bị phe khác đánh, đó có thể là các doanh nghiệp.”
Tình trạng cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đích nhằm trục lợi được định nghĩa là ‘nhóm lợi ích’.
Trong nhiều năm qua, ‘nhóm lợi ích’ liên tiếp được nhắc đến trong các vụ án tham nhũng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, hoặc hủy hoại tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn tình trạng ‘nhóm lợi ích’ là dường như là câu hỏi khó để trả lời vì theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải thay đổi thể chế, cần công khai, minh bạch mới có thể hạn chế tình trạng ‘nhóm lợi ích’, mà việc này rất khó thực hiện dưới chế độ độc Đảng như ở Việt Nam hiện nay.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sungroup-olalani-project-05102019152111.html

Ông Võ Kim Cự bác tin đi Canada định cư

Ông Võ Kim Cự, cựu Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, hôm 11/5 lên tiếng với báo chí trong nước, phản bác thông tin trên mạng xã hội nhiều tháng qua cho rằng ông và gia dình đã sang Canada định cư.
Các trang mạng không thuộc sự quản lý của chính phủ Việt Nam và Facebook nhiều tháng qua lan truyền hình ảnh và thông tin cho rằng ông Cự và gia đình đã sang Montreal, Canada định cư trong khi ông là người chịu trách nhiệm chính về việc đưa công ty Formosa vào Việt Nam, gây thảm hoạ môi trường ở 4 tỉnh miền trung hồi năm 2016.
Báo Pháp luật hôm 11/5 trích lời ông Cự cho biết “Đó là thông tin không chính xác… Tôi không chấp cái thông tin xuyên tạc vớ va vớ vẩn. Hiện tôi đang ở Hà Nội”.
Khi được hỏi về hình ảnh thẻ xanh cư trú dài hạn tại Canada lan truyền trên mạng xã hội có hình của ông, ông Cự nói với báo Pháp Luật: “không bao giờ có mà cũng không cần thiết, kể cả có cho tôi cũng không lấy. Công nghệ cao nó cắt ghép ảnh lấy ảnh đầu tôi chắp sang người khác. Có cho thẻ rồi cho thêm tiền tôi cũng không, mà lấy làm gì? Bọn phản động vớ vẩn”.
Ông Cự cho rằng những người đưa thông tin về ông đi định cư ở Canada là phản động, kích dộng và ném đá giấu tay.
Hồi tháng 4 năm 2017, 1 năm sau thảm hoạ môi trường do công ty gang thép Formosa ở Hà Tĩnh gây ra, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và kết luận ông Võ Kim Cự phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh giai đoạn 2008 – 2016 và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2008 đến 2010.
Theo kết luận của Ban Bí thư, ông Cự đã ký nhiều văn bản không đúng quy định trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao và cho thuê mặt nước biển, đồng ý chủ trương cho công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải không đúng quy định…
Ban Bí thư đã thống nhất cách chức Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nhiệm kỳ 2010 – 2015 đối với ông Võ Kim Cự, bao gồm cách cả chức vụ Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ.
Sau đó ông Cự đã xin thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Vào tháng 5/2017, Quốc hội Viẹt Nam cũng thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi làm nhiệm vụ đại biểu quốc hội khoá 14.
Việc Formosa xả nước thải độc hại trực tiếp ra biển đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dạt lên bờ 4 tỉnh miền trung Việt Nam hồi tháng 4 năm 2016. Sau đó Formosa Hà Tĩnh đã phải thừa nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường 500 triệu đô la.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vokimcu-denied-living-in-canada-05112019092942.html

Ban quản lý đường sắt Cát Linh Hà Đông:

Tổng thầu Trung Quốc thiếu kinh nghiệm, liên tục sai hẹn

Trước tình trạng tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội liên tục trễ hẹn trong nhiều năm, Ban Quản lý Dự án này cho báo Dân trí biết, nguyên nhân là do Tổng thầu Trung Quốc liên tục lỗi hẹn và thiếu kinh nghiệm.
Báo Dân Trí hôm 11/5 trích lời của đại diện Ban quản lý dự án cho biết dự án hiện còn 1% khối lượng xây dựng và thủ tục nghiệm thu hoàn chỉnh để kết thúc dự án nhưng đều ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu tổng thể từng hạng mục và toàn dự án. Đại diện Ban quản lý cho biết đây là các vấn đề mà Tổng thầu Trung Quốc chưa lường trước được trước khi cam kết với Bộ Giao thông Vận tải là sẽ đảm bảo hoàn thành dự án tối đa trong 6 tháng.
Theo Dân Trí, Tổng thầu Trung Quốc cũng chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ tài liệu an toàn, chưa thực hiện được một số thử nghiệm quan trọng của đoàn tàu, chưa vận hành thử toàn bộ hệ thống, chưa có đủ hồ sơ hệ thống quản lý an toàn vận hành.
Trước đó, vào dịp lễ 30/4 và 1/5, truyền thông trong nước loan tin cho biết tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông đã không thể hoàn thành để phục vụ người dân vào dịp lễ. Trước đó, đoàn tàu cũng trễ hẹn hoàn tất vào dịp Tết nguyên đán hồi đầu năm nay.
Dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông được khởi công từ năm 2011 với vốn ban đầu là 419 triệu đô la với dự kiến hoàn tất vào năm 2013 nhưng đã không thể hoàn tất theo dự kiến và còn bị đội vốn lên 886 triệu đô la. Trong số này có đến hơn 600 triệu đô la là tiền vay của Trung Quốc.
Truyền thông trong nước những ngày gần đây đưa tin và hình ảnh cho thấy một số hạng mục công trình đã bị hư hại dù chưa đi vào hoạt động.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/metro-catlinh-hadong-chinese-contractor-lack-experience-05112019092622.html

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

sẽ ra trước Quốc hội vào ngày 29/5

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ trình bày tờ trình về việc gia nhập Công ước 98 của ILO tại kỳ họp 7 Quốc hội Việt Nam vào ngày 29/5 tới, theo chương trình dự kiến kỳ họp thứ 7 được Tổng thư Ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình tại phiên họp 34 của Uỷ ban Thương vụ Quốc hội hôm 9/5, theo truyền thông trong nước.
Đây là Công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể cho người lao động, một công ước quan trọng mà Việt Nam cần tham gia để có thể thuyết phục EU thông qua Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam (EVFTA).
Trong khi thông tin về việc Việt Nam chuẩn bị thông qua một Công ước quan trọng cho người lao động được nhiều người quan tâm, thông tin về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau nhiều tuần vắng mặt cũng là điểm đáng chú ý.
Từ ngày 14/4, ông Trọng đã vắng mặt hoàn toàn trước công chúng. Các thông tin không chính thức trên mạng xã hội sau đó cho biết ông bị tai biến mạch máu não và phải vào viện cấp cứu khi đang đi công tác tại tỉnh Kiên Giang.
Truyền thông trong nước không có một thông tin nào xác định hay phủ nhận tin này. Chỉ đến ngày 25/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng xác nhận ông Trọng không được khoẻ và sẽ sớm quay lại làm việc.
Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đảng, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc ra thông báo cho biết Tổng Bí thư sẽ là trưởng ban lễ tang đại tướng Lê Đức Anh vào ngày 3/5. Tuy nhiên, đến ngày lễ tang, ông Trọng cũng không xuất hiện. Điều này làm dấy lên nhiều đồn đoán trên mạng xã hội về tình trạng sức khoẻ của ông trong khi báo chí chính thống không được đưa bất cứ thông tin cụ thể nào về tình hình sức khoẻ của người đứng đầu đất nước ngoài những thông tin chung chung là ông đang được các bác sĩ chăm sóc và phục hồi tốt.
Việt Nam cũng đang tích cực thuyết phục EU thông qua EVFTA vì đây là hiệp định quan trọng giúp mở rộng cửa thị trường Châu Âu cho hàng hoá Việt Nam.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được báo chí trích lời cho biết việc phê chuẩn Công ước 98 phải được tiến hành tại kỳ họp thứ 7 lần này và không thể lùi sang kỳ thứ 8 vào tháng 10 như đề xuất trước đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-phu-trong-to-be-present-at-national-assembly-05112019092121.html

Đảng Bối Rối Sức Khỏe Nguyễn Phú Trọng

Phạm Trần
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang rất ồn ào kỷ niệm 50 năm thi hành Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019), nhưng Lãnh đạo đảng lại bối rối trước sự bất động quá lâu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước  Nguyễn Phú Trọng.
Kể từ trưa ngày 14/04/2019 là  khi có tin ông bị đột quỵ (stroke) trong chuyến thăm Tỉnh Kiên Giang, ông Trọng đã không có bất cứ hoạt động nào, dù trong cương vị Tổng Bí thư hay Chủ trịch nước.
Sự vắng mặt quan trọng nhất trong thời gian này là ông đã không xuất hiện tại đám tang nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh hôm 03/05 (2019) tại Hà Nội mặc dù ông là Trưởng ban Tang lễ.
Tuy nhiên, khi tường thuật lễ tang, báo chí của đảng không dám đề cập đến biến cố quan trọng này nhưng lại thông tin rộng rãi ông Trọng đã gửi vòng hoa phúng điếu khiền dư luận thắc mắc.
Vậy tình trạng sức khỏe của người Lãnh đạo 75 tuổi Nguyễn Phú Trọng thực, hư ra sao mà phải giấu kín, theo quy định của Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) , ban hành ngay 15/11/2018, trong đó có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.”
Ổn định hay không ?
Cho đến nay, báo chí nhà nước chỉ được phép đăng nội dung xuất xứ từ một nguồn của Ban Tuyên giáo đảng, theo đó, viết rằng :”Ngày 13 và 14/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có chuyến công tác tới Kiên Giang, trao đổi với lãnh đạo địa phương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng.
Xuống máy bay tại Cần Thơ, ông đi ngay về Kiên Giang, rồi di chuyển tiếp hơn 80 km về huyện Kiên Lương. Sau khi thăm cơ sở tôm đông lạnh, Tổng bí thư ra ngoài trời dưới nắng nóng 38 độ, do thời tiết thay đổi, sức khỏe của ông bị ảnh hưởng.”
Ngày 26/04 (2019), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri Cần Thơ:” Thời điểm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào Kiên Giang công tác thì thời tiết ngoài Bắc còn hơi lạnh, khi vào Nam thì thời tiết rất nóng và phải di chuyển rất nhiều, cường độ làm việc cao, có ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được các bác sĩ chăm sóc kịp thời nên sức khỏe đã ổn định và sẽ sớm trở lại công việc để cho nhân dân yên tâm.”
Trước đó vào ngày 25/04 (2019), trả lời câu hỏi của Thông tín viên AFP (Agence France-Press) người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Lê Thị Thu Hằng nói:” Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”.
Bệnh “thời tiết nóng, lạnh” gì ở Việt Nam mà độc địa thế ? Nếu chỉ vì ra nắng, vào lạnh và phải di chuyển bằng xe 80 cây số nên bị mệt mà cảm cúm, hay hắt xì sổ mũi thì có nhằm nhò gì so với sự chịu đựng của người dân lao động, hay nhà nông chân lấm tay bùn chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối ?
Hơn nữa, trước “biến cố Kiên Giang” ngày 14/04 (2019), ông Nguyễn Phú Trọng là người năng động. Ông đã tiếp khách nước ngoài và đi đó, đi đây chỉ đạo rất hăng, nhất là trong lịnh vực xây dựng đảng, chọn lựa nhân sự cho Đảng khóa XIII và chống tham nhũng “đốt lò”.
Vì vậy, sau gần một tháng mà chưa thấy ông Trọng xuất hiện, hay không có động tĩnh gì, nhất là chưa nhìn thấy ông nói năng bình thường tại các buổi làm việc hay tiếp khách như trước thì những lời trấn an dư luận của bà Ngân cho rằng “sức khỏe đã ổn định”, hay của Bộ Ngoại giao hứa  ông Trọng “sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”  phải “có vấn đề”.
Giấu mà hớ
Nhưng truyện dài đau ốm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ có nhiêu đó mà còn nhiêu khê lắm. Chẳng hạn như ông đã vắng mặt trong đoàn đại biểu quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 1 trong cuộc  tiếp xúc với cử tri ngày 04/05 (2019), trước kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội, dự trù khai mạc ngày 20/05 (2019).
Đơn vị I gồm hai quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ có 3 Đại biểu. Ông Trọng là người đứng đầu, nhưng chí có 2 Đại biểu Trần Thị Phương Hoa, Bí thư Quận ủy Cầu Giấy và Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô gặp cử tri cùng với  đại biểu Bùi Huyền Mai, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội đến dự cho nổi đình đám.
Sau đó, vào chiều ngày 07/05 (2019) báo chí trong nước lại đưa tin Bí thư thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng phải trấn an cử tri  (quân 3) Đơn vị I về tình trạng sức khỏa của ông Trọng.
Cử tri Lê Thanh Tùng nói với ông Nhân:”Bà con đề nghị nói rõ bệnh tình của đồng chí Nguyễn Phú Trọng như thế nào. Đó là lòng mong mỏi của người dân. Chứ để trên mạng nói lung tung thì không hay đâu, mà họ nói thì không cấm được.”
Ông Nhân cho biết “Tổng bí thư, Chủ tịch nước bị mệt nhưng sức khỏe đang tiến triển ngày càng tốt lên.”
Rồi ông nói như phân bua: “Chúng ta cũng biết là, liên quan đến sức khỏe mỗi người có một tốc độ, mức độ hoàn thiện khác nhau nên chúng ta chưa thể tự đưa ra thời hạn được. Tôi tin là các đồng chí sẽ sớm thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện và làm việc.”(theo VTCNews –Đài truyền hình KTS-VTC)
Lạ chưa ? Có ai, kể cả cử tri Tùng, muốn biết ngày nào ông Trọng có thể trở lại làm việc bình thường đâu ? Nhưng khi ông Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thiện Nhân lại hớ hênh nói “chưa thể tự đưa ra thời hạn”  bình phục sức khỏe của ông Trọng , vì “mỗi người có một tốc độ, mức độ hoàn thiện khác nhau.”
Ai mà chả biết vậy. Nhưng với đội ngũ Bác sỹ thượng thặng nhất của Việt Nam gồm cả Bác sỹ Đông y của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ lãnh đạo thì hiển nhiên ông Trọng phải được chăm sóc  trăm ngàn lần hơn bà con lao động.
Như thế mà ông Nhân lại bảo “chưa thể tự đưa ra thời hạn”  thì có phải ông không biết nên nói mò , hay ông biết mà đã  lỡ mồm lỡ miệng “tiết lộ bí mật quốc gia” ?
Thách đố của ông Trọng
Với những “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” như thế thì hẳn ông Nguyễn Phú Trọng phải bực mình khôn tả, hay ông đã phải gượng cười bỏ qua ?
Nhưng trước mắt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ phải tự mình trả lời 3 câu hỏi , 2 gần và 1 xa, đó là:
1.-Liệu ông có thể xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 10/Khóa đảng XII, dự trù diễn ra trong tháng 5/2019.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói tại  Hội nghị trực tuyến Báo cáo viên các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương ngày 8/5 (2019) thì :”Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn, quyết định nhiều vấn đề quan trọng.”  (Tài liệu Ban Tuyên giáo).
2.- Ông Trọng cũng phải chuẩn bị thể diện, áo mũ để tham dự hay khiếm diện tại buổi khai mạc Kỳ họp Quốc hội lần thứ 7, khai mạc vào ngày 20/05 (2019).
3) Sau cùng, ông cũng cần phải trả lời cho Tòa Bạch Ốc biết là liệu ông có đủ sức khỏe thăm Hoa Kỳ trong năm 2019 như đã hứa với Tổng thống Donald Trump hay không ?
Trước đây vì lý do sức khỏe mà ông Trọng đã phải hủy 2 việc đã có trong chương trình làm việc của ông gồm:
Thứ nhất, hủy bỏ cuộc tiếp Phái đoàn 9 Thượng nghị sỹ lưỡng đảng Hoa Kỳ, ấn định vào ngày 18/4 (2019) tại Hà Nội. Đoàn do Nghị sỹ Dân chủ Patrick Leahy (Tiểu bang Vermont), Phó Chủ tịch Ủy ban chuẩn chi Thượng viện cầm đầu thăm  Việt Nam để thẩm định công tác tẩy xóa chất độc Da Cam và công tác giúp người khuyết tật.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng, người đứng hàng thứ hai sau ông Trọng đã thay ông Trọng tiếp phái đoàn Leahy.
Thứ hai, ông Trọng không cầm đầu phái đoàn đi Trung Cộng họp Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai-Con đường” lần 2 ở Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/04/2019, theo lời mời của Lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo chính thức ngày 22/4 (2019) cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Cũng giống như nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thay mặt Việt Nam đọc diễn văn tại Hội nghị này hồi tháng 5/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày quan điểm của Việt Nam vào ngày 26/04 (2019). Sau đó, ông Phúc sẽ có các cuộc họp với Lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng.
Đó là những diễn tiến quanh chuyện ông Nguyễn Phú Trọng có bị bệnh nặng phải chữa bằng nhiều phương pháp y học Đông-Tây dài hạn hay  chỉ là bệnh gìa khi trái gió trở chiều như nhà nước nói ?
Hy vọng ông đã “ổn định” như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri, nhưng nếu người dân mà chưa sớm thấy ông trở lại làm việc như lời tiên đoán của  “thầy bói” Bí thư thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân thì ông có bỏ họ vào lò không ? -/-
Phạm Trần
(05/019)
https://vietbao.com/p112a293904/dang-boi-roi-suc-khoe-nguyen-phu-trong

Không tin cậy Huawei, CSVN lắp đặt mạng 5G

 bằng 80% kỹ thuật nội địa

Tin Hà Nội, Việt Nam.- Theo foreignpolicy.com,  cộng sản Việt Nam đã gia nhập câu lạc bộ 5G ngay khi một trạm phát sóng 5G đầu tiên được đặt trên tầng cao nhất của một trong các văn phòng truyền thông lớn nhất của Việt Nam. Tốc độ của trạm phát sóng đạt được từ 600 đến 700 megabits một giây.
Buổi thí nhiệm  kỹ thuật 5G đặt Việt Nam ngang hàng với Hoa Kỳ và Nam Hàn. Viettel, công ty khai thác mạng di động thuộc sở hữu của quân đội CSVN từng thực hiện các kế hoạch liên doanh từ Myanmar đến Haiti đã cố gắng phát triển kỹ thuật riêng, ít nhất cũng phải đạt đến tỉ lệ 80%. Mặc dù thừa nhận sẽ cần đến sự trợ giúp của các công ty nhu liệu đa quốc gia, Viettel từng tuyên bố không liên kết với Huawei, công ty kỹ thuật khổng lồ của Trung Cộng.
Quyết định này được coi là sự chọn lựa kể cả khi các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ bất chấp cảnh cáo rằng Huawei hoạt động tình báo thông qua việc lắp đặt 5G. Nhiều người Hà Nội tán đồng nhận định cho rằng Bắc Kinh là mối đe doạ an ninh đầu tiên từ bên ngoài của Việt Nam. Không giống việc lắp đặt 4G dựa vào cơ sở 3G có sẵn, tần số 5G đòi hỏi phải có nhiều trạm phát sóng lớn để có thể truy cập hữu hiệu hơn, điều mà ngay cả các nền kinh tế phát triển trên thế giới vẫn chưa có được những cơ sở hoàn hảo.
Tháng 2 năm 2018, tốc độ kỹ thuật 4G của Việt Nam được Opensignal đặt văn phòng tại Luân Đôn xác nhận đến 21.49 megabits một giây, hơn hẳn 16.31 megabits một giây của Hoa Kỳ, cũng như tất cả các quốc gia Đông Nam Á khác ngoại trừ Singapore.
Tháng 10 qua, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông CSVN Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố rằng 5G sẽ mang lại cơ hội để Việt Nam nối kết trên thế giới. Không chỉ cải thiện điều kiện truy cập tốt hơn mà cộng sản Việt Nam coi 5G là một phần của cuộc cách mạng kỹ nghệ được gọi là 4.0. Có vẻ như Viettel có thể đạt được mục tiêu thiết lập 5G bằng cách sử dụng 80% kỹ thuật thiết kế nội địa, và dựa vào các quốc gia hợp tác không có Trung Cộng dính vào.
Song Châu
https://www.sbtn.tv/khong-tin-cay-huawei-csvn-lap-dat-mang-5g-bang-80-ky-thuat-noi-dia-2/

Đón xem: Quốc hội bàn chuyện chặt… đuôi

Trân Văn
Mười ngày nữa, các đại biểu Khóa 14 của Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ tề tựu về Hà Nội dự Kỳ họp thứ 7. Điểm đáng chú ý nhất trong kỳ họp kéo dài gần một tháng (theo dự kiến sẽ khai mạc vào 20 tháng 5 và bế mạc vào 14 tháng 6) này, có lẽ sẽ là tiết mục nghe chính phủ trình bày Báo cáo thuyết minh về Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để chuẩn bị xem xét – phê chuẩn và thảo luận về Dự luật Sửa Luật Lao động hiện hành.
***
ILO có tám công ước được xem là căn bản: Côn­g ước số 87 và 98 về Tự do hiệp hội và Thương lượng tập thể. Công ước 29 và 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức và Bắt buộc. Công ước số 100 và 111 về Xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và Nghề nghiệp. Công ước số 138 và 182 về Xóa bỏ lao động trẻ em.
Cách nay 21 năm (1998), các quốc gia thành viên của ILO đã thông qua Tuyên bố về Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, cũng như cách thức giám sát – thực hiện tuyên bố này (Tuyên bố ILO 1998), với lõi là tám công ước căn bản.
Tuy là thành viên của ILO nhưng Việt Nam chỉ hành xử như một… quan sát viên. Việt Nam không xem xét – phê chuẩn tám công ước cơ bản xác lập các quyền căn bản của người lao động, đặt định các nguyên tắc để bảo vệ những quyền này. Thời thế đổi thay, sau khi nội lực quốc gia bị các doanh nghiệp nhà nước làm cho thất tán, kinh tế càng ngày càng phụ thuộc vào vốn đầu tư từ ngoại quốc và xuất khẩu, gia nhập các hiệp định thương mại tự do đa phương trở thành chuyện sống còn của Việt Nam.
Để bảo đảm văn minh và công bằng, những quốc gia tham dự vào các hiệp định thương mại tự do đa phương luôn đòi đối tác phải thực thi Tuyên bố ILO 1998.
Văn minh là kiểm soát để nỗ lực thúc đẩy thương mại tự do không thể gạt bỏ nhân vị, nhân phẩm ở bất kỳ đâu.
Thực hiện các giải pháp bảo vệ nhân vị, nhân phẩm thì tốn kém (nhà xưởng phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, nơi làm việc phải thoáng và đủ sáng, ngay cả nhà ăn, nhà vệ sinh cũng phải đúng tiêu chuẩn,…), cho nên không có quốc gia nào tham dự những hiệp định thương mại tự do đa phương được miễn trừ. Có như vậy mới ngăn ngừa được tình trạng hạ giá thành bằng cưỡng bức lao động, tiết kiệm chi phí đầu tư vào nhà xưởng, ngăn ngừa – xử lý ô nhiễm… để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh.
Thiên hạ tự nguyện chấp nhận những ràng buộc đó vì chúng vừa nhân đạo, vừa giúp duy trì sự công bằng. Riêng Việt Nam, sau một thời gian dài ngần ngừ đành gật đầu. Trong quá trình tìm đủ mọi cách để trở thành thành viên của TPP (Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương, CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Liên Âu – Việt Nam), Việt Nam đã phê chuẩn 5/8 công ước căn bàn của Tuyên bố ILO 1988.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn lần lữa trong việc phê chuẩn ba công ước còn lại: Công ước 98 (Quyền Tổ chức và thương lượng tập thể), Công ước 87 (Quyền Tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức hiệp hội) và Công ước 105 (Xóa bỏ Lao động cưỡng bức).
Tại sao một nhà nước, thông qua hiến pháp, hiến định rạch ròi “do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Khoản 2, Điều 2 Hiến pháp) nhưng Quốc hội ngần ngừ hơn hai thập niên vẫn chưa gật đầu với những: Quyền Tổ chức và thương lượng tập thể, Quyền Tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức hiệp hội, Xóa bỏ Lao động cưỡng bức?
Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục khẳng định là “Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” (Khoản 1, Điều 4 Hiến pháp) mà lại không “chớp thời cơ”, nắm lấy tám công ước trong Tuyên bố ILO 1998 ngay lập tức như một thứ “vũ khí” để bảo vệ giai cấp công nhân, nhân dân lao động cả trên bình diện quốc gia lẫn bình diện quốc tế?
***
Giống như các quốc gia khác, tại Việt Nam cũng có tổ chức đại diện cho người lao động. Việt Nam chỉ khác phần lớn các quốc gia khác ở chỗ chỉ có một tổ chức giữ vai trò đại diện: Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Theo qui định của luật pháp Việt Nam, toàn bộ người lao động tại Việt Nam bị gom về một mối, tổ chức đại diện cho họ được phân thành nhiều cấp, trải dài từ trung ương (Tổng LĐLĐ VN) đến địa phương (LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đòan cơ sở tại tất cả các nơi có người lao động).
Khác với các tổ chức đại diện cho người lao động của thiên hạ, Tổng LĐLĐ Việt Nam hoạt động bằng ngân sách do chính phủ cấp (tất nhiên lấy từ thuế do toàn dân đóng góp) và bằng phí công đoàn. Theo qui định của luật pháp Việt Nam, doanh giới và người lao động cùng phải nộp phí để nuôi Tổng LĐLĐ Việt Nam: Giới chủ doanh nghiệp phải trích 2% quỹ lương, còn người lao động phải nộp 1% lương để cùng nuôi hệ thống công đoàn do Tổng LĐLĐ Việt Nam dẫn dắt.
Dẫu nhận tiền do người lao động đóng góp nhưng Tổng LĐLĐ Việt Nam chưa bao giờ vì họ. Người lao động tại Việt Nam nói chung và công nhân nói riêng, hoặc phải cắn răng, cam chịu thiệt thòi vì bị giới chủ chèn ép, hoặc phải tự vận động theo kiểu của họ. Tháng 8 năm 2015, Tổng LĐLĐ Việt Nam hồn nhiên khoe: 20 năm qua, tại Việt Nam chỉ có “ngừng việc tập thể” để đòi quyền lợi, chưa có cuộc đình công nào đúng nghĩa (theo luật, chỉ có thể xem là đình công nếu được LĐLĐ lãnh đạo) (1). Khoảng một năm sau, tháng 9 năm 2016, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục khoe thêm, trong ba năm kể từ khi Luật Lao động 2012 có hiệu lực, hàng ngàn cuộc đình công đã xảy ra tại Việt Nam đều sai với qui định của pháp luật (2). Đến nay vẫn thế, công nhân vẫn vừa đóng phí công đoàn, vừa tự tổ chức các cuộc “ngừng việc tập thể” để tranh đấu cho quyền lợi của mình.
Có một điểm hết sức khôi hài là dù Tổng LĐLĐ Việt Nam kiên quyết đứng bên lề, không để hệ thống công đoàn can dự vào việc đệ đạt yêu sách, tranh đấu cho quyền lợi của người lao động nhằm giữ gìn sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư nhưng ngay cả giới chủ doanh nghiệp cũng không ưa Tổng LĐLĐ Việt Nam vì ăn… dày quá!
Cuối năm 2015, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức cho doanh giới bình chọn “Mười qui định tốt nhất và mười qui định tồi nhất”. Qui định buộc doanh giới phải góp 2% quỹ lương (2% tổng số tiền lương trả cho công nhân) để nuôi Tổng LĐLĐ Việt Nam trong Luật Công đoàn được chọn là một trong “mười qui định tồi nhất”.
Tổng LĐLĐ Việt Nam phải vội vàng soạn văn bản, gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư của đảng CSVN xin “chỉ đạo Đảng – Đoàn ở VCCI ngưng việc bình chọn đối với Luật Công đoàn 2012” (3). Trong văn bản ấy, Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa phê phán VCCI bình chọn chuyện buộc doanh giới phải nộp 2% quỹ lương cho Tổng LĐLĐ Việt Nam là một trong “mười qui định tồi nhất”, hoàn toàn không chính xác, không hợp lý, không hợp tình, thiếu hiểu biết về tổ chức công đoàn, vừa nhấn mạnh, suốt 55 năm vừa qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tận tâm thực hiện và hoàn thành “các nhiệm vụ mà đảng và nhà nước giao”, cho nên đảng và nhà nước cần can thiệp để “uy tín” của Tổng LĐLĐ Việt Nam không bị vấy bẩn, cũng như để Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục nhận được khoản thu tương đương 2% quỹ lương mà doanh giới phải nộp, có như vậy Tổng LĐLĐ Việt Nam mới đủ sức, tiếp tục dẫn dắt hệ thống công đoàn.
***
Trong bối cảnh như hiện nay, CPTPP và EVFTA là những chiếc phao cứu sinh cho cả kinh tế lẫn chính trị Việt Nam. Đó là lý do Việt Nam phải cố gặm 3/8 khúc xương còn lại trong Tuyên bố ILO 1998, nếu muốn CPTPP và EVFTA phát huy tác dụng hỗ trợ chuyện sống còn.
Tháng 11 năm ngoái, khi các đại biểu của Quốc hội khóa 14 thảo luận về việc phê chuẩn CPTPP, ông Ngọ Duy Hiểu, nhân vật vừa là đại biểu Quốc hội, vừa là Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, than rằng, phê chuẩn Công ước 98, chấp nhận sự tồn tại của những tổ chức đại diện người lao động độc lập với Tổng LĐLĐ Việt Nam là tạo ra “tiền lệ chưa từng có”. Trong tương lai, chuyện Tổng LĐLĐ Việt Nam phải cạnh tranh với tổ chức đại diện người lao động độc lập, từ tập hợp thành viên, thành lập tổ chức ở cơ sở đến chia sẻ nguồn lực về tài chính được ông Hiểu xác định là… “thách thức lớn”. Ông Hiểu so bì: Hệ thống công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam còn phải thực hiện chức năng của đoàn thể chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam, các tổ chức khác chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm lo quyền và lợi ích của người lao động (4)…
Cộng ưu tư của ông Hiểu với thực tế – cả người lao động lẫn doanh giới đều đã ngấy Tổng LĐLĐ Việt Nam – tương lai của Tổng LĐLĐ Việt Nam rõ ràng rất đáng ngại. Tuy vậy vẫn không đáng ngại bằng viễn cảnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam tan rã, làm sao đảng CSVN duy trì được vai trò “đội tiên phong của giai cấp công nhân”, từ đó đảm nhận thêm vai trò “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”?
Đó là lý do tại sao cách nay nửa năm, khi thảo luận về CPTPP, các đại biểu Quốc hội lưu ý, không để lọt những tổ chức có động cơ chính trị, nhân danh bảo vệ quyền lợi người lao động, can dự vào chính trị, chống phá nhà nước. Làm sao có thể định tính, định lượng để tách bạch rạch ròi giữa bảo vệ quyền lợi người lao động với chính trị?..
***
Cuối cùng, tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Việt Nam cũng đã phê chuẩn CPTPP. Những người như ông Hiểu tặc lưỡi “thôi thì chấp nhận thách thức vì lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Phê chuẩn CPTPP mới là bước khởi đầu, sau đó theo cam kết khi tham gia CPTPP còn phải phê chuẩn các công ước trong Tuyên bố ILO 1998. Trước mắt là Công ước 98. Bởi Luật Lao động, Luật Công đoàn có nhiều điểm mâu thuẫn với tinh thần Công ước 98 nên phải sửa cả những bộ luật này.
Những người như ông Hiểu đang an ủi nhau, CPTPP cho Việt Nam thời gian ân hạn là ba năm để chuẩn bị cho việc thực hiện các qui định liên quan đến lao động, thêm hai năm cho việc chuẩn bị thực hiện các qui định liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, sau đó, nếu chưa tới nơi, tới chốn, có thể xin các quốc gia thành viên tham gia CPTPP cứu xét, không trừng phạt về thương mại!..
Lần này, mong là ông Hiểu và các đồng chí của ông gặp may!
Đầu thập niên 2000, khi đàm phán với Mỹ để ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam từng nằng nặc đòi Mỹ miễn trừ việc thực thi một số điều khoản vì là một quốc gia đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mỹ ưng thuận nhưng không may cho Việt Nam là yêu cầu đó của Việt Nam trở thành bằng chứng để Mỹ và nhiều quốc gia khác liên tục áp thuế chống phá giá lên đủ loại sản phẩm xuất cảng của Việt Nam bởi: Xây dựng chủ nghĩa xã hội thì không có “kinh tế thị trường” đúng nghĩa, giá thành sản phẩm có thể không “thực” vì những yếu tố phi thị trường và cần phải điều chỉnh bằng thuế chống phá giá để ngăn chặn cạnh tranh bất chính, bảo đảm công bằng.
Năm tới, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ tròn 20 tuổi. Việt Nam đã lạy lục bốn phương, tám hướng gần hai thập niên nhưng vẫn chưa được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Cũng vì vậy, các lợi thế tất nhiên và tự nhiên, lẽ ra có thể hỗ trợ sản phẩm Việt Nam cạnh tranh trên thị trường thế giới, không những chẳng tạo ra được ưu thế nào mà còn có thể là nguyên nhân dẫn tới việc phải lãnh thuế chống phá giá!
Xét về bản chất, việc Quốc hội như Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bàn về những qui định cho phép thành lập các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động, độc lập với Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng giống như bàn chuyện chặt… đuôi. Ngày 30 tháng 4, giới thiệu Dự luật Sửa Luật Lao động, tờ Pháp Luật TP.HCM hào hứng giật tít:“Đề xuất người lao động có quyền thành lập công đoàn độc lập” (5). Vài tiếng sau, tờ báo này vội vàng sửa tít vừa kể thành “Lấy ý kiến về Bộ luật Lao động sửa đổi đến ngày 28-6-2019” (6). Đó là một bằng chứng thú vị về mức độ thành tâm, thiện ý của hệ thống chính trị.
Chặt đứt hẳn đuôi hay chỉ một mẩu để đuôi tiếp tục ve vẩy thì còn tùy. Chỉ có điều Dự luật Sửa Luật Lao động “khéo” đến thế nào thì Công ước 98 vẫn thẳng tuột như đã biết. Chẳng riêng công nhân mà tất cả các giới, kể cả lực lượng vũ trang đều có thể thành lập những tổ chức bảo vệ quyền lợi của họ. Muốn ngăn chặn, hạn chế cứ… thử. CPTPP đã phê chuẩn và EVFTA đang để ngỏ chờ ký chắc chắn không như Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – vi hiến cũng chẳng sao!
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/20-nam-qua-chua-co-cuoc-dinh-cong-nao-dung-luat-948135.htm
(2) http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2016-09-08/chua-co-cuoc-dinh-cong-nao-theo-dung-quy-dinh-phap-luat-35381.aspx
(3) https://vov.vn/tin-24h/dung-ngay-viec-binh-chon-tot-nhattoi-nhat-voi-luat-cong-doan-512054.vov
(4) https://plo.vn/thoi-su/them-to-chuc-canh-tranh-voi-cong-doan-tien-le-chua-tung-co-801221.html
(5) https://www.facebook.com/hoang.t.giang.58/posts/10158395054938098
(6) https://plo.vn/xa-hoi/lay-y-kien-ve-bo-luat-lao-dong-sua-doi-den-ngay-2862019-830972.html
https://www.voatiengviet.com/a/luat-lao-dong-cong-doan-quoc-hoi/4912612.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.