Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 04/02/2019

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019 16:07 // ,

Tin khắp nơi – 04/02/2019

Chính quyền Trump

thúc đẩy đồng minh cấm Huawei của TQ

Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh ngoại giao như Anh, Ba Lan và Đức cấm các công ty có trụ sở tại Trung Quốc xây dựng 5G, New York Times (NYT) đưa tin.Huawei đang chịu áp lực quốc tế về bảo mật công nghệ và là một phần trong câu chuyện lớn hơn về cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Trước đây, Hoa Kỳ đã viện dẫn an ninh quốc gia là lý do khiến họ không không sử dụng thiết bị của Trung Quốc, cho rằng thiết bị này có thể cung cấp quyền truy cập “cửa sau” cho chính phủ Trung Quốc vào mạng của Hoa Kỳ. Kể từ năm 2012, Huawei đã bị cấm bán thiết bị tại Hoa Kỳ vì những lo ngại về bảo mật.
Mặc dù Huawei đã bác bỏ những tuyên bố này, Reuters đã báo cáo vào tháng trước rằng Tổng thống Trump đang xem xét lệnh hành pháp để tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm cấm các công ty Hoa Kỳ sử dụng thiết bị viễn thông do Huawei và ZTE, hai công ty thiết bị mạng lớn nhất của Trung Quốc sản xuất.
Theo báo cáo của NYT, chính phủ Hoa Kỳ coi thế hệ viễn thông thứ năm, hay mạng 5G, là một phần của cuộc chạy đua vũ trang mới, nơi người chiến thắng sẽ giành được lợi thế kinh tế, tình báo và quân sự trong phần lớn thế kỷ này. Tiêu chuẩn 5G cho phép nhiều thiết bị hơn trên một kết nối internet, với việc truyền dữ liệu nhanh hơn. Cạnh tranh trong không gian viễn thông để chuyển sang 5G rất khốc liệt.
Trong một động thái liên quan, đặc phái viên của Trung Quốc tại Liên minh châu Âu đã cảnh báo vào Chủ nhật (27/1) rằng việc loại trừ Huawei có thể cản trở sự phát triển của 5G, theo một báo cáo trên tờ Financial Times.
Chiến dịch của Trump chống lại Huawei, nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới và các công ty Trung Quốc khác xảy ra cùng lúc khi Trung Quốc và Hoa Kỳ cố gắng giải quyết tranh chấp thương mại để chạy đua với lệnh “ngừng bắn” thuế quan dự kiến ​​sẽ kết thúc vào tháng 3.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước đã đồng ý tạm dừng bất kỳ khoản thuế mới nào để đàm phán ngoại giao. Tuy nhiên, khi được hỏi về đàm phán thương mại với Trung Quốc vào tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết, Mỹ vẫn “cách xa hàng dặm” với một thỏa thuận.
http://biendong.net/bien-dong/26100-chinh-quyen-trump-thuc-day-dong-minh-cam-huawei-cua-tq.html

Ngũ Giác Đài điều động 3,750 binh sĩ

đến biên giới Mexico

Washington, D.C. – Hôm Chủ Nhật (3 tháng 2), hãng tin Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, họ sẽ điều động thêm 3,750 binh sĩ đến biên giới phía tây nam với Mexico. Theo Bộ Quốc phòng, quyết định này sẽ nâng tổng số lực lượng làm nhiệm vụ hỗ trợ các nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng tại biên giới lên khoảng 4,350 người.
Ngũ Giác Đài cho biết quân đội Hoa Kỳ sẽ vận hành các camera giám sát di động ở các tiểu bang Arizona, California, New Mexico và Texas. Hành động này dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 30 tháng 9. Một phần binh sĩ tăng cường cũng sẽ thiết lâp hàng rào dây thép gai trong phạm vi khoảng 150 dặm.
Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng tạm thời Patrick Shanahan là người phê chuẩn việc khai triển binh sĩ nói trên vào ngày 11 tháng 1. Tuy nhiên, số lượng binh sĩ được điều động không được công bố cho tới ngày 31 tháng 1 vừa qua, khi chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Adam Smith tiết lộ, có 3,500 binh sĩ tăng cường đã được điều động đến biên giới.
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ nói về vấn đề di dân và đề nghị xây một bức tường dọc biên giới Hoa Kỳ – Mexico khi tổng thống đọc thông điệp liên bang vào thứ Ba tới đây.
Yêu cầu của Tổng Thống Trump về ngân sách cho bức tường, cùng sự phản đối của đảng Dân Chủ đã dẫn đến việc chính phủ liên bang đóng cửa 35 ngày, và chỉ vừa được mở lại vào ngày 25 tháng 1 vừa qua. Nếu các nhà lập pháp không thể đạt được thỏa thuận về tình hình an ninh biên giới vào ngày 15 tháng 2, Tổng thống Trump đe dọa sẽ đóng cửa chính phủ một lần nữa hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để “qua mặt” Quốc hội và lấy ngân sách xây tường. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ngu-giac-dai-dieu-dong-3750-binh-si-den-bien-gioi-mexico/

Venezuela:

Mỹ gửi viện trợ ‘theo yêu cầu của Guaidó’

Mỹ cho biết đang gửi viện trợ cho Venezuela theo yêu cầu của tổng thống lâm thời Juan Guaidó.
Động thái tự xưng tổng thống lâm thời của ông Guaidó hồi tháng trước giành được sự ủng hộ nhanh chóng từ Mỹ và các nước khác nhưng đã gây ra một cuộc đấu đá quyền lực.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro cáo buộc ông Guaidó mưu toan đảo chính và tìm sự ủng hộ từ các đồng minh quốc tế lớn.
Venezuela: Maduro kêu gọi bầu cử Quốc hội sớm
Có kế hoạch biểu tình lớn ở Venezuela
Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?
Venezuela: ‘Lương mua được hai quả trứng’
Ông bác bỏ đề nghị viện trợ của Hoa Kỳ như một cái cớ để can thiệp quân sự.
Hôm 2/2, ​​hàng ngàn người xuống đường ở thủ đô Caracas để biểu tình ủng hộ cả Tổng thống Maduro và ông Guaidó.
Ông Maduro hiện vẫn giữ được sự trợ giới của quân đội, nhưng trước cuộc biểu tình, ông Guaidó có thêm sức mạnh sau khi tướng không quân Francisco Yanez trở thành quan chức quân sự cấp cao nhất của Venezuela tuyên bố ủng hộ cho nhà lãnh đạo phe đối lập.
Ông Guaidó nói rằng ông đã tổ chức các cuộc họp bí mật với giới chức quân đội nhằm giành được sự ủng hộ để lật đổ ông Maduro và cũng liên hệ Trung Quốc, một trong những nước ủng hộ quan trọng nhất của ông Maduro.
Ông Guaidó không kiểm soát bất kỳ lãnh thổ nào ở Venezuela, vì vậy thay vào đó ông lên kế hoạch thành lập các trung tâm ở các nước láng giềng để tập hợp những người Venezuela bỏ nước ra đi.
Ông nói rằng ông muốn thành lập một liên minh quốc tế để thu thập viện trợ tại ba điểm, và gây sức ép buộc quân đội Venezuela cho liên minh tiến vào nước này.
Viết trên Twitter, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cho biết các kế hoạch đang được tiến hành vào cuối tuần này.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết can thiệp quân sự vào Venezuela là một lựa chọn trong bối cảnh phương Tây tăng áp lực buộc ông Nicolas Maduro phải từ chức.
Tuy nhiên, Nga lên tiếng cảnh báo “sự can thiệp mang tính phá hoại”.
Theo Reuters, Hoa Kỳ, Canada và một số nước Mỹ Latinh không thừa nhận chiến thắng của ông Maduro trong cuộc bầu cử gây tranh cãi hồi năm ngoái mà công nhận Tổng thống tự xưng Juan Guaido.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh CBS được phát sóng hôm 3/2, ông Trump cho biết đang cân nhắc sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.
“Chắc chắn đó là một lựa chọn,” ông Trump nói và cho biết thêm rằng ông Maduro đã yêu cầu hội đàm từ nhiều tháng trước.
“Tôi đã khước từ vì chuyện đi quá xa rồi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng quá trình này đang diễn ra.”
Chính quyền Trump tuần trước đã ban hành lệnh trừng phạt làm tê liệt đối với công ty dầu mỏ quốc doanh Venezuela PDVSA [PDVSA.UL], nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước vốn đang thiếu thuốc men và thực phẩm.
Ông Maduro, người đứng sau nền kinh tế sụp đổ và khiến hàng triệu người Venezuela bỏ nước ra đi, vẫn nhận được sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự trợ giúp quan trọng của quân đội.
Nga, chủ nợ lớn của Venezuela trong những năm gần đây, kêu gọi kiềm chế.
“Mục tiêu của cộng đồng quốc tế nên là giúp đỡ Venezuela chứ không phải can thiệp mang tính phá hoại từ bên ngoài,” Alexander Shchetinin, trưởng bộ phận Mỹ Latin của Bộ Ngoại giao Nga nói với Interfax.
Pháp và Áo cho biết họ sẽ công nhận Guaido nếu ông Maduro không phản hồi lời kêu gọi của Liên minh châu Âu vào đêm 3/2 về cuộc bầu cử tổng thống tự do và công bằng.
“Chúng tôi không chấp nhận tối hậu thư từ bất kỳ ai,” ông Maduro nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình tiếng Tây Ban Nha Antena 3 được phát sóng hôm 3/2.
“Tôi từ chối kêu gọi bầu cử ngay bây giờ – sẽ có cuộc bầu cử vào năm 2024. Chúng tôi không quan tâm đến những gì châu Âu nói.”
Trước đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề xuất bầu cử Quốc hội sớm, tìm cách củng cố sự cai trị của ông sau khi một vị tướng đi theo phe đối lập và hàng vạn người xuống đường phản đối chính phủ.
Theo Reuters, khi áp lực trong nước và quốc tế buộc ông Maduro phải từ chức, một vị tướng không quân tuyên bố từ bỏ ông Maduro trong một video, bày tỏ lòng trung thành với người đứng đầu Quốc hội và là tổng thống lâm thời Juan Guaidó.
Sự trợ giúp của quân đội rất quan trọng đối với ông Maduro, người vốn không được lòng dân, phần lớn là do một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có khiến hàng triệu người dân phải rời bỏ đất nước. Maduro tuyên bố ông là nạn nhân của cuộc đảo chính do Hoa Kỳ chỉ đạo.
Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ, ông Maduro cho biết, Quốc hội Lập hiến do chính phủ kiểm soát sẽ tranh luận về việc kêu gọi bầu cử Quốc hội trong năm nay.
Ông Guaidó kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mới, công bằng sau cuộc bầu cử gây tranh cãi mà ông Maduro thắng cử.
“Quý vị muốn bầu cử sớm? Chúng tôi sắp có cuộc bầu cử Quốc hội,” ông Maduro nói trong cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ ở Caracas. Sự kiện được tổ chức để kỷ niệm 20 năm cố lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Hugo Chavez nhậm chức tổng thống.
Thông cáo của nghị sĩ đối lập Armando Armas viết rằng đề xuất đưa ra cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến ​​vào năm 2020 chỉ là thêm một hành động khiêu khích.
Tổng thống tạm thời Juan Guaidó của Venezuela kêu gọi hàng chục ngàn người ủng hộ tụ tập biểu tình trên toàn quốc.
Các cuộc biểu tình ngày thứ Bảy 2/2 được tổ chức nhằm tăng sức ép lên Tổng thống Nicolás Maduro buộc ông từ chức và tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm.
Ông Guaido tự tuyên bố mình là tổng thống tháng trước và ngay lập tức được Mỹ và vài nước Mỹ-Latinh công nhận.
Nga và Trung Quốc ủng hộ Tổng thống Maduro.
Nhiều nước châu Âu ra thời hạn cho Tổng thống Maduro phải tuyên bố cuộc bầu cử mới trước Chủ nhật này. Nếu ông không đáp ứng, họ sẽ cùng các quốc gia khác công nhận ông Guaidó là tổng thống tạm thời của Venezuela.
Sự ủng hộ của quân đội được coi là chủ chốt cho khả năng tiếp tục nắm quyền của ông Maduro.
Hôm thứ Bảy, một vị tướng Không quân cao cấp tuyên bố ủng hộ ông Guaidó trong một video đăng trên Twitter.
Tướng Francisco Yanez, người phụ trách kế hoạch chiến lược không quân, kêu gọi các thành viên khác trong quân đội cùng bỏ quân đội với ông. Hiện chưa rõ video này được quay ở đâu và khi nào.
Đáp lại, chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân cáo buộc ông đã phản quốc.
Trong khi đó, ông Guaidó cho biết ông đã có các cuộc gặp bí mật với phía quân đội để dành sự ủng hộ của họ nhằm lật đổ ông Maduro.
Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro?
TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro
Ông nói ông đã gặp Trung Quốc để hy vọng cải thiện quan hệ với nước này.
Trong phát biểu được tờ South China Morning Post đăng hôm thứ Bảy, ông Guaidó nói ông muốn có một mối quan hệ “có hiệu quả và hai bên cùng có lợi” với Trung Quốc. Ông nói thêm rằng ông đã sẵn sàng tham gia đàm phán “sớm nhất có thể”.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Tổng thống Maduro dự kiến sẽ tham dự một cuộc mít tinh để tưởng niệm người tiền nhiệm của ông, cố tổng thống và đại tướng quân đội Hugo Chavez.
Ông Guaidó đã nói gì?
Trong bài phát biểu tại Đại học Trung ương của Venezuela hồi đầu tuần, ông Guaidó kêu gọi mọi người xuống đường phản đối việc Tổng thống Maduro từ chối chuyển giao quyền lực.
“Hãy tiếp tục biểu tình,” ông nói trước đám đông sinh viên, bác sỹ và y tá, “Hãy tiếp tục xuống đường.”
Ông Guaidó cũng kêu gọi người dân Venezuela tập trung để tham gia các cuộc biểu tình mới yêu cầu “viện trợ nhân đạo”, trong đó có thực phẩm và thuốc men, phải được trao tới những người dân đang sống cơ cực trong khủng hoảng.
Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống?
Phe đối lập Venezuela ‘gặp gỡ quân đội’
Hôm thứ Tư, hàng ngàn người ủng hộ ông Guaidó xuống đường ở thủ đô Caracas và vài thành phố khác trên khắp Venezuela. Họ kêu gọi quân đội ngừng ủng hộ Tổng thống Maduro và cho phép đưa viện trợ nhân đạo vào nước này.
Ông Guaidó, người đứng đầu Quốc hội Venezuela, nói hiến pháp cho phép ông được nắm quyền tạm thời khi tổng thống được coi là bất hợp pháp.
Vậy ông Maduro có quan điểm gì?
Tổng thống Maduro nói với hãng tin Nga RIA ông sẵn sàng đàm phán với bên đối lập “vì lợi ích của Venezuela” nhưng sẽ không chấp nhận một tối hậu thư hay đe dọa.
Ông khăng khăng rằng ông có sự ủng hộ của quân đội, và cáo buộc những người bỏ quân đội là có âm mưu đảo chính.
Nhiều sỹ quan quân đội giữ chức bộ trưởng hay các vị trí có ảnh hưởng khác trong chính phủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47107090

Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc

việc can thiệp quân sự vào Venezuela

Caracas, Venezuela – Theo tin từ Reuters, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra tuyên bố rằng việc can thiệp quân sự vào Venezuela là “một phương án” trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang gia tăng áp lực để buộc nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro phải từ chức, trong khi đồng minh Nga của quốc gia OPEC này lại đưa ra lời cảnh báo chống lại “hành động can thiệp phá hoại.”
Cho đến nay, Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia châu Mỹ Latinh đã bác bỏ ông Maduro vì cuộc tái bầu cử gây tranh chấp vào năm ngoái, những quốc này công nhận tổng thống tự xưng Juan Guaido là nhà lãnh đạo chính đáng của đất nước.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin CBS được phát sóng vào hôm Chủ Nhật (3 tháng 2), Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ vẫn đang xem xét việc can thiệp quân sự vào nước này.
Hồi tuần trước, chính quyền tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh trừng phạt gây tê liệt đối với công ty dầu mỏ PDVSA thuộc quyền sở hữu của nhà nước Venezuela, một nguồn thu nhập chính của đất nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc và suy dinh dưỡng. Ông Maduro, người chịu trách nhiệm cho một cuộc sụp đổ kinh tế và cuộc di dân của hàng triệu người Venezuela, hiện vẫn đang được Nga, Trung Cộng và Turkey hậu thuẫn và vẫn nhận được sự hỗ trợ thiết yếu của quân đội.
Nga, một chủ nợ lớn của Venezuela trong những năm gần đây, đã kêu gọi các bên kiềm chế. Ngược lại, Pháp và Austria cho biết họ sẽ công nhận ông Guaido nếu ông Maduro không đáp lại lời kêu gọi của Liên minh châu Âu về việc tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống công bằng và tự do trước tối Chủ nhật. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-donald-trump-dang-can-nhac-viec-can-thiep-quan-su-vao-venezuela/

Tổng thống Donald Trump muốn

quân đội Hoa Kỳ ở Iraq ‘quan sát’ Iran

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS được phát vào Chủ Nhật (3 tháng 2), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố, rằng việc duy trì sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Iraq để Washington có thể theo dõi Iran là vô cùng quan trọng, “vì Iran đang là một vấn đề thực sự.”
Vị tổng thống Đảng Cộng hòa này đã than phiền về “những cuộc chiến bất tận” ở Syria và Afghanistan trong một cuộc phỏng vấn với chương trình truyền hình “Face the Nation” của CBS, và khẳng định rõ rằng ông muốn giảm sự hiện diện tốn kém của quân đội Hoa Kỳ ở những quốc gia đó, bất chấp những lời phản đối từ các cố vấn quân sự và chỉ huy tình báo của ông. Tổng thống cho biết Hoa Kỳ có thể phụ thuộc rất nhiều vào công việc tình báo ở Afghanistan, đồng thời phản ứng với những diễn biến mới ở Syria từ các căn cứ của Hoa Kỳ ở nước láng giềng Iraq.
Theo hãng tin Reuters, Lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran đã gửi vũ khí và hàng ngàn binh sĩ tới Syria để giúp củng cố quyền cai trị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến kéo dài 7 năm tại đây. Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ đã bỏ “rất nhiều tiền” cho căn cứ không quân Al Asad ở miền tây Iraq, nơi tổng thống từng đến thăm vào tháng 12, và cho rằng Hoa Kỳ nên giữ lấy căn cứ này.
Tổng thống Donald Trump đã giữ vững quyết định trong tháng 12 về việc rút quân khỏi Syria, nhưng lại từ chối đưa ra thời gian biểu cho việc rút quân. Điều này thu hút sự chỉ trích từ các thành viên của đảng Cộng Hòa và khiến một số đồng minh lo sợ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-donald-trump-muon-quan-doi-hoa-ky-o-iraq-quan-sat-iran/

Mưa rào tại miền nam California kéo dài đến thứ Ba

California – Theo tin từ đài CBS, mưa rào dự kiến sẽ kéo dài suốt đêm Chủ Nhật (3 tháng 2) tại miền nam California. Ngoài ra, một đợt bão khác cũng được dự đoán sẽ xảy ra tại khu vực này vào hôm thứ Hai.
Các chuyên viên dự báo thời tiết cho biết, lời khuyến cáo về đợt bão mùa đông có thể vẫn còn hiệu lực cho đến 4 giờ sáng, ngày thứ Tư sắp tới. Đợt bão này mang theo tuyết đến các vùng núi và gây ra gió giật mạnh.
Các cơn bão vào hôm thứ Bảy vừa qua gây ra ảnh hưởng lớn đối với các khu vực phía nam California. Tại Malibu vào Chủ Nhật, xa lộ Pacific Coast Highway đã được mở cửa trở lại sau khi tạm thời dừng việc lưu thông vì bị ngập lụt do cơn mưa lớn. Trong đoạn video thu được, các mảnh đổ vỡ và nước tràn ngập cả đường Pacific Coast Highway. Đoạn đường gần quận Ventura của xa lộ này vẫn phải đóng cửa.
Ông Markina Brown, chuyên viên dự báo thời tiết cho đài CBS Los Angeles, khẳng định rằng mưa có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến thứ Ba tuần này. Bờ biển và thung lũng được dự báo sẽ có khoảng một inch mưa, còn ở khu vực vùng núi và chân đồi thì khoảng 2 inch. Tuy nhiên, thời tiết được dự báo sẽ khô ráo vào hôm thứ Tư. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mua-rao-tai-mien-nam-california-keo-dai-den-thu-ba/

TT Trump không ‘hướng’ con trai út

chơi bóng bầu dục vì ‘nguy hiểm’

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết rằng ông không khuyến khích con trai út chơi bóng bầu dục, một môn thể thao được nhiều người ưa thích tại Hoa Kỳ, vì sự nguy hiểm của nó.
Xuất hiện trên chương trình “Face the Nation” của kênh CBS, ông Trump được đặt nhiều câu hỏi về các vấn đề khác nhau ở Mỹ và trên thế giới, như cuộc khủng hoảng ở Venezuela, cũng như câu hỏi về cậu con trai Barron và bóng bầu dục, theo Reuters.
“Một câu hỏi rất hay”, ông Trump trả lời khi được hỏi liệu ông có cho cậu Barron chơi bóng bầu dục hay không.
XEM THÊM:
Cầu thủ NFL không chào cờ để phản đối Tổng thống Trump
“Nếu cháu muốn? Có. Liệu tôi có hướng cháu chơi không? Không, tôi sẽ không”.
Câu trả lời của ông Trump được phát sóng đúng ngày diễn ra giải Super Bowl, Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ, giữa hai đội New England Patriots và Los Angeles Rams.
Nguyên thủ Mỹ cho biết rằng cậu con trai út 13 tuổi hiện có đá bóng.
“Cháu thích bóng đá. Và rất nhiều người, trong đó có tôi, nghĩ rằng bóng đá có lẽ sẽ không bao giờ tồn tại được ở nước này, nhưng nó đang phát triển nhanh chóng”, ông Trump nói.
XEM THÊM:
Vận động viên Mỹ không chào cờ để phản đối bất cập xã hội
“Bóng bầu dục là một môn thể thao nguy hiểm và tôi nghĩ rằng nó cũng rất khó. Tôi nghĩ rằng các trang thiết bị cũng đã tốt hơn. Mũ bảo hiểm cũng tốt hơn rất nhiều nhưng nó vẫn chưa xử lý được vấn đề”.
Hồi năm 2017, báo chí từng chớp được hình ảnh Barron mặc trang phục của câu lạc bộ Arsenal của Anh để đá bóng trong khuôn viên của Nhà Trắng.
Theo Reuters, cựu Tổng thống Barack Obama, vốn có hai cô con gái, từng nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 rằng nếu có con trai, ông sẽ không cho con chơi giải bóng bầu dục chuyên nghiệp.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-kh%C3%B4ng-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-con-trai-%C3%BAt-ch%C6%A1i-b%C3%B3ng-b%E1%BA%A7u-d%E1%BB%A5c/4770780.html

Venezuela: Anh, Pháp, Đức công nhận Juan Guaido

Một số nước châu Âu vừa công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela.
Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Ba Lan nói họ công nhận ông Guaido.
Diễn biến xảy ra sau khi Tổng thống Nicolas Maduro bác bỏ yêu sách của một số nước trong EU đòi ông tổ chức bầu cử, hạn chót là Chủ nhật.
Nga đã lên án can thiệp của châu Âu.
Hy Lạp, mặc dù trong EU, đã công khai ủng hộ ông Maduro.
Mỹ gửi viện trợ ‘theo yêu cầu của Guaidó’
Venezuela: Maduro kêu gọi bầu cử Quốc hội sớm
Có kế hoạch biểu tình lớn ở Venezuela
Venezuela: Juan Guaidó nói gia đình ông bị đe dọa
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro nói ông không thể loại trừ khả năng xảy ra nội chiến khi áp lực buộc ông phải từ chức lên cao.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông cảnh báo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ để cho Nhà Trắng “nhuốm máu” nếu ông can thiệp vào cuộc khủng hoảng.
Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào tháng 01/2019 và được sự ủng hộ của Mỹ.
Ông Guaidó nói hôm Chủ nhật rằng ông sẽ xây dựng một liên minh quốc tế để cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Venezuela nhưng ông Maduro đã cáo buộc ông Guidó đang tổ chức một cuộc đảo chính.
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình truyền hình Salvados của Tây Ban Nha, phát sóng vào Chủ nhật 03/2, ông Maduro được hỏi liệu cuộc khủng hoảng ở Venezuela có thể dẫn đến nội chiến.
“Hôm nay không ai có thể trả lời câu hỏi đó một cách chắc chắn,” ông nói.
“Mọi thứ phụ thuộc vào mức độ điên rồ và hung hăng của đế chế phía bắc [Hoa Kỳ] và các đồng minh phương Tây.
“Chúng tôi yêu cầu không ai can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi … và chúng tôi chuẩn bị để bảo vệ đất nước của chúng tôi.”
Tổng thống Donald Trump nói với đài truyền hình CBS của Mỹ rằng việc sử dụng lực lượng quân sự vẫn là “một lựa chọn”.
Cảnh báo Mỹ ’không can thiệp’
Nhưng ông Maduro cảnh báo nhà lãnh đạo Hoa Kỳ rằng có nguy cơ lặp lại Chiến tranh Việt Nam – trong đó Hoa Kỳ can dự từ năm 1965 đến năm 1973 – nếu ông Trump can thiệp.
Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?
Venezuela: ‘Lương mua được hai quả trứng’
Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro?
Hàng trăm ngàn lính Mỹ đã được gửi đến để giúp chống lại các lực lượng cộng sản trong một cuộc chiến tốn kém và không thành công, gây bất ổn dân sự trong nước và bối rối quốc tế.
Ông Guaidó có “tính hợp pháp để tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống. Mọi người đang xuống đường, mọi người muốn thay đổiNgoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian
“Hãy Dừng lại. Dừng lại. Donald Trump! Ông đang phạm phải những sai lầm là sẽ làm vấy bẩn bàn tay của ông bằng máu và ông sẽ làm cho nhiệm kỳ tổng thống của ông nhuốm máu”, ông Maduro nói.
“Chúng ta hãy tôn trọng nhau, hoặc là ông sẽ lặp lại một Việt Nam ở Mỹ Latinh?”
Hôm Chủ nhật 03/2 đã hết hạn của thời hạn cuối cùng mà một số nước châu Âu – trong đó có Pháp, Anh, Áo, Đức và Tây Ban Nha – dành cho ông Maduro để ông kêu gọi mở bầu cử tổng thống sớm. Các nước EU trên nói rằng họ sẽ công nhận ông Guaidó là tổng thống lâm thời nếu không có cam kết nào về kêu gọi bầu cử sớm được [ông Maduro] đưa ra.
Hôm thứ Hai 04/2, Anh và Tây Ban Nha chính thức công nhận ông Guaidó làm tổng thống lâm thời.
Thủ tướng Pedro Sanchez của Tây Ban Nha hối thúc ông Guaidó kêu gọi bầu cử “càng nhanh càng tốt”.
“Venezuela nên là tác giả số phận của chính mình. Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ giúp đỡ và đảm bảo rằng điều này xảy ra với những đảm bảo cần thiết”, ông nói với các phóng viên.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói ông Guaidó có “tính hợp pháp để tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống”.
“Mọi người đang xuống đường, mọi người muốn thay đổi,” ông nói với đài truyền hình France Inter.
Nhưng ông Maduro đáp lại: “Chúng tôi không chấp nhận tối hậu thư từ bất kỳ ai. Nó giống như tôi nói với Liên minh Châu Âu: ‘Tôi cho bạn bảy ngày để công nhận Cộng hòa Catalonia, và nếu bạn không đáp ứng, chúng tôi sẽ có biện pháp ‘.
“Không, chính trị quốc tế không thể dựa trên tối hậu thư. Đó là thời đại của các đế chế và thuộc địa.”
Hàng ngàn người đã xuống đường ở thủ đô Caracas vào thứ Bảy 02/2 để biểu tình ủng hộ cả Tổng thống Maduro và ông Guaidó.
Nhận viện trợ cho Venezuela
Ông Maduro vẫn duy trì sự hậu thuẫn của quân đội, nhưng ngay trước các cuộc biểu tình, ông Guaidó đã nhận được sự thúc đẩy khi một tướng không quân – ông Francisco Yanez – trở thành quan chức quân sự cấp cao nhất tới nay cam kết ủng hộ cho ông Guaidó.
TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro
Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống?
Chúng ta chưa bao giờ và cũng không phải là đất nước của những kẻ ăn xinTổng thống Nicolas Maduro
Phe đối lập Venezuela ‘gặp gỡ quân đội’Tổng thống lầm thời tự tuyên bố nói rằng ông đã tổ chức các cuộc họp riêng với quân đội để giành sự ủng hộ trong việc lật đổ ông Maduro. Ông nói rằng ông cũng đã vươn tới Trung Quốc, một trong những quốc gia ủng hộ quan trọng nhất của ông Maduro.
Về kế hoạch viện trợ, ông Guaidó không kiểm soát bất cứ lãnh thổ nào ở Venezuela, do vậy thay vào đó, ông có kế hoạch thành lập các trung tâm thu nhận viện trợ ở các nước láng giềng nơi nhiều người Venezuela đã bỏ trốn tới.
Ông Guaidó nói rằng ông muốn thành lập một liên minh quốc tế để thu thập viện trợ tại ba điểm, và ép quân đội Venezuela để cho viện trợ vào nước này.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton nói trên Twitter rằng các kế hoạch đã được tiến hành vào cuối tuần qua.
Ông Maduro từ chối cho phép viện trợ vào nước này, nói với những người ủng hộ vào thứ Bảy “chúng ta chưa bao giờ và cũng không phải là đất nước của những kẻ ăn xin”.
Venezuela đang chịu những bất ổn kinh tế suốt trong nhiều năm, với tình trạng siêu lạm phát và thiếu hụt các nhu yếu phẩm như thực phẩm và thuốc men. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi.
Vào tháng 01/2019, ông Maduro đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai sau các cuộc bầu cử gây tranh cãi mà nhiều nhà lãnh đạo phe đối lập không tham gia vì họ đang ở trong tù hoặc tẩy chay.
Hôm 23/01, ông Guaidó, người đứng đầu Quốc hội Venezuela, tuyên bố mình là tổng thống lâm thời.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47117519

Ông Maduro cảnh cáo TT Trump:

sẽ ‘nhuốm máu’ nếu Mỹ xâm lược Venezuela

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vừa lên tiếng thách thức Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng người đứng đầu Tòa Bạch Ốc sẽ có một nhiệm kỳ tổng thống “nhuốm máu” nếu Mỹ xâm lược Venezuela, theo kênh truyền hình CBS.
“Dừng lại đi ông Donald Trump. Dừng lại ở ngay đây thôi. Ông đang phạm sai lầm có thể khiến bàn tay ông vấy máu và ông sẽ có một nhiệm kỳ tổng thống nhuốm máu,” Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cảnh báo ông Trump trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Tây Ban Nha Sexta hôm 3/2.
XEM THÊM:
Tổng thống Venezuela kêu gọi bầu cử quốc hội sớm
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông Maduro cảnh báo rằng ông Trump sẽ phải giả từ Tòa Bạch Ốc “nhơ nhuốc máu” nếu như ông Trump cứ khăng khăng theo đuổi điều mà ông Maduro gọi là “âm mưu đế quốc bẩn thỉu,” nhằm lật đổ ông.
Ông Maduro nói rằng ông không “chấp nhận bất kỳ tối hậu thư của ai” trong khi nhiều quốc gia châu Âu cùng Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là Tổng thống Lâm thời của Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-maduro-canh-cao-tt-trump-se-nhuom-mau-neu-my-xam-luoc/4771596.html

Venezuela : Quân đội không cho

tiếp nhận viện trợ nhân đạo của Mỹ

Thanh HàSự kiện được chú ý nhất trong tuần là viện trợ nhân đạo 20 triệu đô la của Mỹ chuyển qua ngả biên giới Brazil và Colombia có đến được tay người dân Venezuela hay không. Điều này còn tùy thuộc vào quân đội.
Đặc phái viên đài RFI từ Caracas gửi về bài tường trình:
” Đưa viện trợ nhân đạo vào Venezuela, đây thực sự là mối xung khắc chính giữa phe đối lập và chính quyền Nicolas Maduro. Tổng thống Venezuela quan niệm đất nước ông không ngửa tay xin viện trợ của nước ngoài. Tuy nhiên, về mặt chính trị mà nói, Caracas khó có thể từ chối biện pháp khẩn cấp này để giúp đỡ người dân Venezuela đang phải đối mặt với khủng hoảng. Số này ngày càng đông đảo tham gia các cuộc xuống đường, hưởng ứng kêu gọi của phe đối lập.
Phó chủ tịch Quốc Hội Venezuela, Stalin Gonzalez, một người thân cận của tổng thống tự phong Juan Guaido cho biết : Chúng tôi đang dàn xếp để viện trợ nhân đạo được đưa vào lãnh thổ Venezuela, và sau đợt này thì sẽ còn có những đợt viện trợ khác nữa, vì nếu chỉ có ngần này thì chưa đủ. Chúng tôi đang thảo luận với Liên Hiệp Châu Âu và một số quốc gia muốn tham gia giúp đỡ Venezuela. Nhưng chúng tôi cũng không muốn để tình cảnh này kéo dài. Đây chỉ là giải pháp cấp bách. Nếu như chính phủ không cho phép để lương thực qua được cửa khẩu, thì người dân sẽ vượt biên, để được phân phát lương thực. Trong trường hợp này, thì đây sẽ là một thắng lợi của Quốc Hội. Nhưng chúng tôi đang nỗ lực để tổ chức chu đáo mọi việc, bởi tình hình không đơn giản”
Đối với Roberto Patino, điều phối viên nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực viện trợ lương thực và phòng chống các băng đảng tội phạm tại các khu phố nghèo ở thủ đô Caracas, ông cho rằng, bằng mọi giá, quân đội phải cho phép hàng viện trợ vào Venezuela. Roberto Patin nói ông hy vọng đây là cơ hội để quân đội chứng minh một sự thống nhất và đoàn kết với xã hội.
Trước mắt có rất ít người trong số các tướng lĩnh quay lưng lại với chế độ. Thậm chí quân đội Venezuela còn tung chiến dịch tuyển thêm binh sĩ để bảo vệ tổ quốc”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190204-venezuela-quan-doi-khong-cho-tiep-nhan-vien-tro-nhan-dao-cua-my

Tại sao nhu cầu sử dụng than đá trên thế giới tăng?

Thùy DươngTheo báo cáo hồi tháng 12/2018 của Cơ quan năng lượng quốc tế, lượng than đá được sử dụng trên thế giới đã tăng 1% so với năm 2017. Xu hướng này khiến các chuyên gia môi trường đặc biệt lo ngại, bởi vì than đá là nguồn nhiên liệu thải tới 45% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.
Tại sao nhu cầu than đá trên thế giới lại có xu hướng tăng?Lý do chính : Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất 38% lượng điện trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng điện tăng đương nhiên kéo theo tiêu thụ than đá tăng. Trong bài viết« Giải thích thế nào về xu hướng than đá được sử dụng nhiều hơn trên thế giới ? » đăng trên trang mạng The Conversationnhà kinh tế Carine Sebi thuộc Đại học quản trị Grenoble, Pháp (GEM) cho biết 2/3 lượng than đá được dùng để sản xuất điện, phần còn lại phục vụ cho công nghiệp, chủ yếu là ngành luyện kim.
Chuyên gia Carine Sebi dẫn nguồn dữ liệu của cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực năng lượng Enerdata cho biết trong giai đoạn 2010-2017, mức tiêu thụ than đá để sản xuất điện tăng tỉ lệ thuận với mức tiêu thụ điện nói chung, lần lượt là 2,8%/ năm và 3%/năm.
Nước nào sử dụng nhiều than đá nhất ?Nếu như tại Pháp, chỉ có 1,8% lượng điện được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện dùng than đá, và ở Trung Đông chỉ khoảng gần 3%, thì tại nhiều nước, tỉ trọng này vẫn rất lớn, chẳng hạn Ba Lan (78%), Ấn Độ (75%), Trung Quốc (68%), Indonesia (58%), Philippines (50%). Con số này ở Việt Nam là 34%.
Trung Quốc là nước có nhu cầu cao nhất về than đá. Hiện giờ, Trung Quốc tiêu thụ tới ¼ tổng lượng than đá khai thác được trên toàn thế giới. Các nguồn năng lượng sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên Trung Quốc chủ yếu vẫn phải dựa vào nhiệt điện. Nhu cầu điện của Trung Quốc tăng trung bình 7%/năm kể từ năm 2005. Xét về số lượng, Trung Quốc sử dụng nhiều than đá nhất thế giới để phục vụ ngành sản xuất điện.
Sản lượng than đá tiêu thụ tăng mạnh nhất ở khu vực nào trên thế giới ?Hiện nay,trên thế giới có hai xu hướng trái ngược nhau. Trong khi một số nước đã giảm tỉ trọng nhiệt điện, thì có một số nước khác lại đẩy mạnh sản xuất điện từ than đá. Nhóm nước thứ hai cũng thường là các quốc gia khai thác nhiều than đá nhất. Ấn Độ, tỉ trọng nhiệt điện đã tăng thêm 7% từ năm 2010 đến năm 2017. Mức tăng ở Indonesia là 18%, Philippines 15%. Việt Nam cũng là nước có tỉ trọng nhiệt điện tăng mạnh (+14%). Tại Nhật Bản, sau thảm họa Fukushima, nhiều nhà máy điện nguyên tử đã phải đóng cửa. Trong bối cảnh đó, nước Nhật phải dựa nhiều vào than đá để sản xuất điện. Tỉ trọng nhiệt điện than tại nước này vì thế tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2015. Philippines và Việt Nam là hai trong số các nước có trữ lượng than đá lớn và đã tận dụng nguồn nhiên liệu này để sản xuất điện, tránh phụ thuộc về năng lượng.
Ngược lại, tỉ trọng nhiệt điện than giảm mạnh ở Mỹ (-15%), châu Âu (-10%). Trung Quốc, cho dù vẫn là nước tiêu thụ nhiều than nhất thế giới để sản xuất điện, nhưng chính quyền cũng đã triển khai các chính sách môi trường và năng lượng để hạn chế sử dụng than đá để giảm nạn ô nhiễm môi trường, nhờ vậy tỉ trọng nhiệt điện than cũng được giảm 10%.
Có nhiều nước mới phát triển về nhiệt điện than hay không ?Điều đáng ngạc nhiên, theo nhà kinh tế Carine Sebi, là trong bối cảnh thế giới đấu tranh chống biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia đề ra mục tiêu đóng cửa triệt để các nhà máy nhiệt điện than (Pháp – năm 2022, Anh và Ý – năm 2025, Hà Lan – năm 2030 và Đức – năm 2035), thì hiện giờ lại có thêm khoảng 20 nước, trong đó có 9 nước châu Phi, 3 nước Trung Mỹ, hai nước Trung Đông và 2 nước châu Á đang hướng về than đá. Từ nay đến năm 2025, hơn 70 nhà máy nhiệt điện than tại những nước này sẽ được đưa vào hoạt động.
Một điểm khác đáng nói là đa phần những quốc gia này thậm chí còn không có nguồn than đá, trừ Bangladesh và Tanzania. Dự án nhiệt điện than tại những nước này phần lớn đều có nguồn vốn của Trung Quốc và Ấn Độ, bởi vì thời gian gần đây ngày càng có nhiều định chế tài chính quốc tế lớn không ủng hộ những dự án liên quan đến nhiệt điện than nữa.
Nhu cầu than đá sẽ tăng hay giảm trong những năm tới ?Theo dự báo mà cơ quan dự báo Enerfuture của tổ chức nghiên cứu năng lượng Enerdata công bố vào tháng 01/2019 và được chuyên gia Carine Sebi trích dẫn, từ nay đến năm 2040, tỉ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện trên thế giới sẽ chỉ giảm 10 điểm, xuống còn 27,6%. Trung Đông, châu Mỹ la-tinh và châu Âu sẽ là 3 khu vực có tỉ trọng nhiệt điện than thấp nhất thế giới, lần lượt là 1,9%, 4% và 7,4%. Ấn Độ (54,2%), Indonesia (44,3%) và Trung Quốc (38,7%) vẫn sẽ là 3 nước có tỉ trọng nhiệt điện than cao nhất do có trữ lượng than đá dồi dào và mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế. Nhưng nếu xét về mức độ giảm, thì Trung Quốc sẽ dẫn đầu (-24,6%).
Xét về ngắn hạn và trung hạn, nhu cầu điện trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, nhất là do nhu cầu ở các nước có nền kinh tế mới nổi tăng mạnh, đồng thời sẽ có thêm nhiều lĩnh vực sử dụng điện, nhất là xe hơi chạy bằng điện. Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế công bố ngày 30/05/2018, từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2017, số xe hơi chạy điện trên thế giới đã tăng gấp 5 lần. Tính đến cuối năm 2017, trên thế giới có khoảng 3,1 triệu xe hơi điện lưu thông, gần 2/3 số đó là xe chạy điện 100%. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, từ nay đến năm 2030, số xe hơi chạy điện sẽ tăng lên đến 125-220 triệu chiếc.
Trong năm 2017, hơn 50% số xe hơi điện bán được là tại Trung Quốc. Nhưng nếu so sánh với các nước khác, trong khi số xe hơi điện chỉ chiếm 2,2% tổng số xe bán được tại Trung Quốc, thì tại Bắc Âu, tỉ lệ này là cao hơn rất nhiều (Na Uy 39,2%, Island 11,7% và Thụy Điển 6,3%). Tại Pháp, so với năm 2016, số xe hơi bán được tăng 18%, còn tại Đức và Nhật, con số này tăng gấp đôi.
Hiện giờ, chính phủ nhiều nước đã đề ra kế hoạch cấm xe chạy bằng xăng và diesel, chuyển hoàn toàn sang xe hơi chạy điện : Na Uy – năm 2025, Hà Lan – năm 2030, Scotland – năm 2032, Pháp và Anh – năm 2040. Xe hơi chạy điện sẽ khiến nhu cầu sử dụng điện tăng, nhu cầu than đá vì thế khó có thể giảm nhanh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190204-tai-sao-nhu-cau-su-dung-than-da-tren-the-gioi-tang

Đức Giáo hoàng Francis lên án cuộc chiến tranh Yemen

trong chuyến thăm vùng Vịnh lịch sử

Abu Dhabi, United Arab Emirates – Theo tin từ Reuters, vào hôm Chủ nhật (3 tháng 2), Đức Giáo hoàng Francis đã trở thành giáo hoàng đầu tiên đặt chân đến bán đảo Arab, chỉ vài giờ sau khi đưa ra lời lên án mạnh mẽ nhất của ông về cuộc chiến ở Yemen, nơi Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang đóng vai trò hàng đầu về mặt quân sự.
Ngay trước khi khởi hành đến Abu Dhabi, Đức Giáo hoàng Francis cho biết ông đang chú tâm theo dõi cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen, đồng thời sử dụng bài phát biểu thường xuyên vào hôm Chủ Nhật ở Vatican City để kêu gọi tất cả các bên thực hiện một thỏa thuận hòa bình mong manh và giúp đỡ viện trợ cho hàng triệu người đang đối mặt với nạn đói.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anwar Gargash đăng trên Twitter, UAE đã hoan nghênh thông điệp của Đức Giáo hoàng về Yemen và tin rằng thỏa thuận hòa bình mà ông đề cập sẽ là một bước ngoặc lịch sử.
Các bên tham chiến ở Yemen đã đồng ý ngừng bắn vào tháng 12/2018, tại cuộc đàm phán hòa bình lớn đầu tiên của cuộc chiến kéo dài gần bốn năm. Một cuộc chiến đã khiến các quốc gia Arab ủng hộ một tổng thống lưu vong trong việc chống lại phong trào Houthi liên kết với Iran đang kiểm soát thủ đô. Hàng chục ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này, và Liên Hiệp Quốc cho biết rằng hàng triệu người đang đối diện với nạn đói. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/duc-giao-hoang-francis-len-an-cuoc-chien-tranh-yemen-trong-chuyen-tham-vung-vinh-lich-su/

Khủng hoảng Venezuela

 gây chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu

Thanh PhươngTrước việc ông Maduro dứt khoát không tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới, một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, hôm nay, 04/02/2019, đã công nhận chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido là tổng thống lâm thời Venezuela.
Trong khi đó, các quốc gia khác trong Liên Hiệp Châu Âu lại không có thái độ dứt khoát như vậy. Liên Hiệp Châu Âu đang bị chia rẽ vì khủng hoảng Venezuela.
Theo nhận định của nhật báo Libération ngày 03/02/2019, quyết định nói trên của 7 nước, tức chỉ là một thiểu số trong Liên Hiệp Châu Âu, đánh dấu một sự đoạn tuyệt. Cho tới nay, lập trường của Liên Hiệp Châu Âu về khủng hoảng Venezuela đều thể hiện sự đồng thuận trong nội bộ.
Chủ trương của Liên Hiệp Châu Âu vẫn là trừng phạt kinh tế một chế độ bị xem là đã không tuân thủ luật chơi của dân chủ. Liên Hiệp Châu Âu đã không thừa nhận kết quả bầu cử tổng thống Venezuela ngày 20/05/2018, vì trong cuộc bầu cử tổng thống, các ứng viên đối lập bị cấm tham gia, cho nên ông Maduro đã đắc cử ngay vòng đầu. Đây là một lập trường mang tính nguyên tắc của Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng công nhận đối thủ của Maduro, Juan Guaido làm tổng thống lâm thời lại là chuyện khác.
Ngoại trừ trường hợp duy nhất là Hy Lạp, vẫn ủng hộ tổng thống Maduro chỉ vì ông này cùng phe tả với chính phủ Alexis Tsipras, Liên Hiệp Châu Âu nay coi như bị phân hóa thành hai phe. Một bên là nhóm 7 quốc gia nói trên và bên kia là nhóm những quốc gia chủ trương «không can thiệp vào chuyện nội bộ » của nước khác. Còn theo nước Ý, qua lời thủ tướng Giuseppe Conte, thì không nên « vội vã » công nhận ông Guaido, vì ông này đã không được bầu vào chức vụ tổng thống Venezuela.
Sự chia rẽ trong Liên Hiệp Châu Âu đã được thể hiện rõ qua cuộc họp hôm thứ Năm tuần trước tại Bucarest, giữa ngoại trưởng của 28 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Theo lời nhiều người tham dự nói với hãng tin AFP, các cuộc thảo luận đã diễn ra rất khó khăn và căng thẳng. Đến mức mà một bộ trưởng đã thốt lên: « Chúng tôi không còn một chính sách ngoại giao chung nữa ».
Cuộc họp tại Bucarest đã quyết định lập một nhóm tiếp xúc hỗn hợp Liên Hiệp Châu Âu – Châu Mỹ Latinh. Cuộc họp đầu tiên của nhóm này sẽ diễn ra vào ngày 07/02 ở Montevideo, Uruguay, nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức bầu cử tổng thống mới ở Venezuela. Nhưng trong bối cảnh các nước châu Âu nay đang bị chia rẽ vì khủng hoảng Venezuela, không biết là nhóm tiếp xúc có thể hoạt động hiệu quả hay không.
Khủng hoảng Venezuela còn gây chia rẽ trong nội bộ chính phủ của một số nước châu Âu, đặc biệt là Ý. Trong liên minh cầm quyền, đảng cực hữu Liên đoàn thì ngả theo lập trường của Brazil và Hoa Kỳ, muốn công nhận Juan Guaido làm tổng thống Venezuela. Trong khi đó, Phong trào 5 sao (cực tả) thì lại có lập trường giống như chính phủ Hy Lạp, tức là vẫn ủng hộ tổng thống Maduro.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190204-khung-hoang-venezuela-gay-chia-re-lien-hiep-chau-au

Phái đoàn EU tới Tân Cương

 thu thập bằng chứng đàn áp nhân quyền

Một phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU) vừa mới có chuyến thăm tới Tân Cương, Trung Quốc. Các quan chức EU hôm thứ Hai (28/1) đánh giá đây là một cơ hội hiếm có để thu thập bằng chứng về các trại cải tạo thu hút sự chỉ trích gay gắt từ các nhóm nhân quyền và các nước phương Tây thời gian qua, theo SCMP.
Các thành viên trong phái đoàn của EU đã thực hiện chuyến đi 3 ngày tới Tân Cương trong sự giám sát của các quan chức Trung Quốc, tuy nhiên phái đoàn vẫn thu thập được thông tin dựa trên những báo cáo “thống nhất” với các cáo buộc nhân quyền ở khu vực này.
Theo một nhóm chuyên gia của Liên Hợp Quốc, có tới hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số Hồi giáo khác đang bị giam giữ bất hợp pháp tại các trại cải tạo ở khu vực Tân Cương.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một phái đoàn đa quốc gia đến Tân Cương kể từ khi giới chức Bắc Kinh thừa nhận sự tồn tại của các trại cải tạo mà họ gọi là ‘trung tâm giáo dục và dạy nghề’.
Trưởng bộ phận phụ trách nhân quyền của Liên Hợp Quốc (LHQ), Michelle Bachelet, nói rằng văn phòng của bà cũng đang tìm cách tiếp cận Tân Cương để xác minh các báo cáo về các trại cải tạo, trong khi đó Bắc Kinh chỉ đồng ý cho các quan chức LHQ đến đó nếu họ đồng ý không tìm hiểu các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Bắc Kinh khẳng định các ‘trung tâm giáo dục và dạy nghề’ ở Tân Cương được xây dựng lên để giúp những người bị lôi kéo bởi chủ nghĩa cực đoan tránh xa khủng bố, và giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.
Nhưng những trại cải tạo này đã phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội từ cộng đồng quốc tế, gay gắt nhất là từ Washington và các nhóm nhân quyền. EU đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Tân Cương, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề của các trại cải tạo nói riêng và cảnh báo rằng tự do tôn giáo ở Trung Quốc đang bị hạn chế.
Các cựu tù nhân ở các trại cải tạo đã phản ánh việc họ bị chính quyền giam giữ vì thực hiện theo phong tục của người Hồi giáo như để râu hoặc che mặt.
Một quan chức EU đã xác nhận một nhóm công tác gồm 3 người đã đến thăm các thành phố Urumqi và Kashgar của Tân Cương từ ngày 11-13/1, sau khi có sự đồng ý của chính quyền trung ương và địa phương ở Trung Quốc.
Trong chuyến đi, các quan chức EU đã được cho phép tới thăm một số địa điểm, bao gồm các nhà thờ Hồi giáo, một học viện Hồi giáo và một trong những trại cải tạo gây tranh cãi.
“Mặc dù các địa điểm đã được các quan chức Trung Quốc lựa chọn cẩn thận, chuyến thăm đã cung cấp cái nhìn sâu sắc, hữu ích và bổ sung cho các nguồn thông tin khác (bao gồm các báo cáo của các cơ quan LHQ, truyền thông quốc tế, các nhà nghiên cứu hàn lâm và các tổ chức phi chính phủ)”, vị quan chức EU nói.
“Nhiều cơ sở trong số này cho thấy sự ép buộc và thông đồng với nhau, [cùng với những] bằng chứng về các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống ở Tân Cương”, vị quan chức EU nói thêm.
SCMP cho hay, các đại diện tới từ phương Tây có ấn tượng rằng chính quyền Trung Quốc đã kín đáo giám sát chuyến đi để cố gắng tạo ấn tượng tốt. Họ cũng cố gắng bày sắp một quang cảnh ‘tươi đẹp’ khi một trại cải tạo mà quan chức EU tới thăm đã được sơn mới và có vẻ như các camera giám sát ở đó đã bị gỡ bỏ.
Rõ ràng giới chức Trung Quốc muốn thế giới bên ngoài hiểu rằng những lời đồn đại về các ‘trung tâm giáo dục và dạy nghề’ của họ là bịa đặt. Tuy vậy, hãng tin AFP vào năm ngoái đã thực hiện một cuộc điều tra dựa trên việc phân tích 1500 tài liệu được chính quyền Trung Quốc công khai, cuối cùng đi đến kết luận rằng các ‘trung tâm giáo dục và dạy nghề’ ở Tân Cương, theo cách gọi của nhà cầm quyền Bắc Kinh, chính là các nhà tù.
http://biendong.net/bien-dong/26101-phai-doan-eu-toi-tan-cuong-thu-thap-bang-chung-dan-ap-nhan-quyen.html

Ai Cập : Tổng thống Sissi

dọn đường lãnh đạo trọn đời

Tú AnhTại Ai Cập, các dân biểu thân chính quyền vừa đệ trình Quốc Hội một dự thảo tu chính Hiến Pháp. Mục tiêu là dọn đường cho tổng thống Sissi, sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2 vào năm 2022, tiếp tục tranh cử thêm 2 nhiệm kỳ nữa, mỗi nhiệm kỳ là 6 năm.
Từ Cairo, thông tín viênAlexandre Buccianti tường thuật :
« Các điểm sửa đổi sẽ cho phép tổng thống Sissi tiếp tục cầm quyền cho đến năm 2034, tức là đến năm ông 79 tuổi », theo bình luận của những người đối lập đăng trên mạng xã hội.
Dự thảo tu chính án có hai điều khoản. Điều thứ nhất kéo dài nhiệm kỳ tổng thống từ bốn năm thành sáu năm và với hai nhiệm kỳ liên tiếp. Tu chính án thứ hai ghi rõ là tổng thống đương nhiệm có thể tái tranh cử sau khi kết thúc nhiệm kỳ hiện tại.
Trên Twitter, nhà văn Alaa al Aswani phản đối : Đây là một chuyện không thể chấp nhận được. Trên mạng Twitter, từ khóa và biểu tượng hashtag – Nói không với tu chính Hiến Pháp – bắt đầu trở thành một xu thế thu hút công luận.
Đối với nhiều nhà đối lập, các sửa đổi bổ sung trên đây vi phạm Hiến Pháp Ai Cập.
Sau khi tranh luận, dự thảo bổ sung Hiến Pháp sẽ được Nghị Viện biểu quyết và cần hội đủ ít nhất hai phần ba dân biểu. Phe tổng thống có thừa đa số tại Quốc Hội.
Ẩn số duy nhất là sau biểu quyết của Quốc Hội, liệu tu chính án có được đưa ra hỏi ý kiến toàn dân qua trưng cầu dân ý hay không ? »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190204-ai-cap-tong-thong-sissi-don-duong-lanh-dao-tron-doi

Tết năm Hợi: Có là vấn đề

với người Hồi giáo ở châu Á?

Các cộng đồng khắp nơi trên thế giới đang chuẩn bị chào mừng Tết âm lịch, lần này là năm Hợi.
Lễ mừng năm mới âm lịch thường có nghĩa là hình ảnh con vật đại diện cho năm đó được trưng bày ở khắp mọi nơi – như món trang trí, đồ chơi, quà tặng và quảng cáo.
Nhưng con lợn, con vật cuối cùng trong lịch hoàng đạo Trung Quốc, là gia súc bị người Hồi giáo coi là ô uế và việc ăn thịt lợn là một tội lỗi.
Vậy thì, điều này có gây ra vấn đề cho những người ăn Tết năm Hợi ở các quốc gia có nhiều người Hồi giáo ở Đông Nam Á không?
Giống như hầu hết các gia đình người Malaysia gốc Hoa, chuẩn bị đón Tết âm lịch là công việc hệ trọng đối với gia đình Chow, người sống ở thị trấn buồn hiu của Batu Pahat ở Johor, Malaysia.
Năm nay đặc biệt quan trọng bởi vì Chow Yoon Kee, vợ Stella và con gái của họ đều sinh ra trong những năm cầm tinh con lợn.
“Chúng tôi sẽ trưng bày rất nhiều đồ trang trí lợn ở nhà và tất nhiên, người thân, bạn bè, công nhân và hàng xóm của chúng tôi sẽ đến thăm, bất kể chủng tộc hay tôn giáo nào. Ăn Tết dành cho tất cả, “ông Chow, một quản lý sàn tại một nhà máy sản xuất bánh quy địa phương cho biết.
Ông Chow không lo lắng về việc ăn Tết của mình xúc phạm những người xung quanh vì ông tin rằng không thấy có dấu hiệu tranh cãi về năm mới.
“Năm ngoái có rất nhiều sự ồn ào,” ông nhớ lại, khi đó là năm con chó, cũng được xem là một động vật không trong sạch của một số người Hồi giáo.
Malaysia là một quốc gia đa văn hóa nhưng tôn giáo chính thức là Hồi giáo, và ngày càng có nhiều tin tức về sự không khoan dung đối với các sinh hoạt và hành động được coi là xúc phạm người Hồi giáo.
Vì vậy, nhiều cửa hàng và thương nhân tránh sử dụng hình ảnh của những con chó vì sợ làm mất lòng cộng đồng Hồi giáo.
Nhưng ông Chow cảm thấy làm như thế là chính quyền địa phương đã bỏ qua cảm xúc của cộng đồng Trung Quốc, những người thực sự ăn mừng ngày lễ.
Malaysia là một quốc gia đa văn hóa nhưng tôn giáo chính thức là Hồi giáo, và ngày càng có nhiều tin tức về sự không khoan dung với các sinh hoạt và hành động được coi là xúc phạm người Hồi giáo.
“Malaysia là một đất nước được tạo thành từ nhiều chủng tộc, không chỉ là người Hồi giáo Malay. Malaysia cũng có cộng đồng người Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như các tôn giáo khác như Kitô giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo và Phật giáo vì vậy chúng ta nên tôn trọng tín ngưỡng và lễ kỷ niệm của nhau. “
Nhưng ông nói thêm rằng “tinh thần kiểm duyệt” dường như không tiếp tục vào năm con lợn.
Mỗi động vật thuộc cung hoàng đạo Trung Quốc được cho là có những đặc điểm và phẩm chất riêng. Những người sinh năm con lợn được cho là thông minh, nhân ái và trung thành.
“Hoàn toàn không có lý do gì để lo lắng”, Joey Yap, một cố vấn phong thủy có trụ sở tại Kuala Lumpur nói.
Ông Yap nói với BBC rằng dường như không có bất kỳ sự nhạy cảm nào xung quanh các lễ kỷ niệm ở Malaysia trong năm nay, so với năm trước.
“Lợn sẽ không sao cả”, ông nói và thêm rằng việc bạn có chưng bầy hình ảnh con vật đại diện cho năm sinh của mình hay không “không ảnh hưởng đến vận may cá nhân”.
“Màu sắc, biểu tượng; tất cả những thứ này đều không quan trọng. Trong thực tế, vận may của một người tùy thuộc vào hành động của mình, vì vậy hãy nắm lấy sự tích cực, “ông nói.
‘Những con lợn đầu tiên người Hồi giáo có thể ăn’Mặc dù đó là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, Tết âm lịch là một ngày lễ quốc gia ở Indonesia. Việc mừng Tết công cộng được chấp nhận rộng rãi – đèn lồng, những cuộc diễu hành đầy màu sắc và biểu diễn thường thấy ở nhiều thành phố.
Merry Olivia ở Jakarta cho biết những người bạn Hồi giáo của bà hoan nghênh hình ảnh những con lợn.
“Tôi lớn lên với nhiều người Hồi giáo Indonesia nên tôi biết lợn sẽ không khiến họ cảm thấy khó chịu”, bà nói và cho biết con lợn trông “lễ hội” hơn các động vật khác trong hoàng đạo.
“Nếu bạn so sánh lợn với rắn, chẳng hạn, lợn đáng yêu hơn nên,mọi người thích mua đồ trang trí được tô điểm với lợn hơn. Ở Jakarta không nhiều người thích rắn.”
Lò bánh ngọt Valeria Rita tung ra những món ăn đặc biệt kịp thời cho dịp Tết: bánh quy hình con lợn với nhân mứt dứa ngọt.
Bà Rita nói rằng những món này được mọi người đón nhận. “Cam hay quýt là biểu tượng phổ biến cho Tết âm lịch. Năm nay, chúng tôi quyết định tạo ra các món bánh hình con lợn và số lượng dự trù cho các đơn đặt hàng trước đã đầy trong vòng hai tuần. “
Nhiều khách hàng của bà cũng là người Hồi giáo.
“Họ mua bánh quy của tôi cho đồng nghiệp và bạn bè người Trung Quốc mừng Tết. Một số người cũng mua bánh cho gia đình vì họ thích những con lợn,” bà nói, chia sẻ một câu nói đùa của người bạn thân nhất, cũng là một người Hồi giáo. “Bánh qui của tôi là những con lợn đầu tiên người Hồi giáo được phép ăn.”
‘Tôi không muốn làm mích lòng’Nhưng với Rangga Sastrajaya, 24 tuổi, từ thành phố Bogor, thì đó là một tình huống khác.
Sastrajaya mua đồ chơi và những món trang trí lợn nhưng vẫn thận trọng khi trưng bày chúng một cách công khai vì ông cảm thấy nhiều người Indonesia vẫn không chấp nhận sự đa dạng của văn hóa.
“Tôi có thể mặc áo sơ mi in hình lợn hoặc trưng bày đồ trang trí theo chủ đề lợn ở nhà nhưng tôi sẽ rất cẩn thận khi khoe chúng ở nơi công cộng vì tôi không muốn làm mất lòng ai”, Sastrajaya thừa nhận.
Nhưng có nhiều người lên án các lễ hội Tết.
Diễn đàn Muslim Bogor (FMB), một tổ chức Hồi giáo bảo thủ ở Tây Java, đã công bố một lá thư yêu cầu hủy bỏ các lễ hội dịp Tết. Họ nói rằng những sinh hoạt này “không phù hợp” với người Hồi giáo vì có thể “phá hoại đức tin Hồi giáo”.
Thành viên của diễn đàn này làm theo các nhóm khác như Pemuda Pancasila (PP) và Diễn đàn người Malaysia Malat Komunikasi Pemuda Melayu (PFKPM), người trước đây đã lên án các sinh hoạt Tết của các cộng đồng Trung Quốc.
Nhà phân tích Thung Ju-Lan từ Viện Khoa học Indonesia coi phản ứng đó là “tác động của thái độ không khoan dung và chính trị”, giống như những hành động đã làm rung chuyển Jakarta hai năm trước.
Các cuộc biểu tình chống cựu thống đốc Basuki “Ahok” Tjahaja Purnama, một Kitô hữu gốc Trung Quốc, đã rầm rộ diễn ra. Ông Purnama bị kết tội phạm thượng tại một phiên tòa được coi là một thử nghiệm về sự khoan dung tôn giáo của Indonesia.
“Đó là tác động của cuộc bầu cử thống đốc ở Jakarta, trong trường hợp của Ahok. Những cảm nhận tương tự đã lan rộng,” Bà Ju-Lan nói với BBC.
“Vấn đề không dung nạp vẫn đang tiếp tục bởi vì chúng ta có những hiểu biết hạn hẹp về những gì đang thực sự xảy ra. “Càng thiếu hiểu biết, con người càng không khoan dung. “
Việc Tết âm lịch bị nhiều người Hồi giáo Indonesia cho là một sinh hoạt “tôn giáo hơn là văn hóa”.
Nhưng một chính trị gia đã lên tiếng bảo vệ cộng đồng Trung Quốc. Bộ trưởng Tôn giáo Lukman Hakim Saifuddin khuyến khích việc tôn trọng niềm tin của mọi người từ các nền văn hóa, tín ngưỡng và truyền thống khác nhau.
“Bất kể mọi người hiểu gì về việc ăn Tết, tôi mời gọi tất cả tôn trọng truyền thống,” ông nói.
Bài viết của Heather Chen, BBC News tại Singapore và Christine Franciska cùng Ayomi Amindoni, BBC Indonesia tại Jakarta.https://www.bbc.com/vietnamese/world-47113199

Đài Loan vạch trần tình trạng thiếu dân chủ

 của Trung Cộng trong thông điệp năm mới

Đài Bắc, Đài Loan – Theo tin từ Reuters, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn dự kiến sẽ vạch trần tình trạng thiếu tự do của Trung Cộng trong một thông điệp đánh dấu ngày bắt đầu Tết Nguyên đán vào hôm thứ Ba (5 tháng 2), đồng thời cho biết bà hy vọng người Hoa Lục trên toàn thế giới có thể hiểu được cái hay của chế độ dân chủ.
Khu vực tự trị Đài Loan hiện đang là vấn đề nhạy cảm nhất của Trung Cộng và đã bị Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia. Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình bắt đầu gia tăng áp lực lên hòn đảo dân chủ Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Tiến bộ Dân chủ ủng hộ độc lập, trở thành tổng thống Đài Loan vào năm 2016.
Mở đầu năm 2019, ông Tập Cận Bình đã khởi động năm mới bằng lời khuyến cáo rằng, Trung Cộng có quyền sử dụng vũ lực để kiểm soát Đài Loan, mặc dù Trung Cộng sẽ cố gắng để hai bên có thể “đoàn tụ” một cách hòa bình.
Theo thông điệp được đăng vào cuối ngày Chủ nhật trên các tài khoản truyền thông xã hội chính thức của bà Thái Anh Văn, Đài Loan có thể duy trì truyền thống văn hóa, đồng thời cam kết sẽ duy trì các giá trị tự do và dân chủ. Hiện phía Bắc Kinh vẫn chưa có phản ứng tức thời.
Bài phát biểu năm mới của ông Tập Cận Bình cũng vào hôm Chủ nhật không hề đề cập đến Đài Loan, ngoài những lời chúc năm mới đến người dân trên đảo.
Đài Loan hiện đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào đầu năm tới. Đảng của bà Thái Anh Văn đã phải chịu những thất bại nặng nề trước Quốc dân đảng theo phe Trung Cộng trong cuộc bầu cử thị trưởng và bầu cử địa phương vào tháng 11 vừa qua. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dai-loan-vach-tran-tinh-trang-thieu-dan-chu-cua-trung-cong-trong-thong-diep-nam-moi/

Nissan hủy một dự án tại Anh vì Brexit

Thanh HàHãng xe Nhật Nissan ngày 03/02/2019 thông báo từ bỏ kế hoạch lắp ráp xe X-Trail trên lãnh thổ Anh Quốc. Brexit là nguyên nhân chính gây lo ngại.
Một ngày trước cuộc họp hội đồng quản trị để chỉ định lãnh đạo thay thế Carlos Ghosn, người bị bắt giữ tại Tokyo từ giữa tháng 11/2018, hãng xe Nissan cho biết ngưng dự án sản xuất xe Crossover X-Trail tại nhà máy Sunderland ở miền đông bắc Anh Quốc. Đây là nhà máy lớn nhất của Nissan tại châu Âu.
Trong thông cáo, đại diện Nissan tại châu Âu ghi nhận : Vì những lý do kinh tế và mối lo ngại về quan hệ giữa Luân Đôn với phần còn lại trong Liên Hiệp Châu Âu sau Brexit, hãng xe Nhật quyết định sản xuất xe X-Trail tại nhà máy Kyushu Nhật Bản. Tuy nhiên, nhà máy Sunderland vẫn sản xuất xe Juke và Qashqai nhằm cung cấp cho thị trường châu Âu như dự kiến.
Theo giới phân tích, đây là một vố đau đối với nước Anh. Đầu tư vào ngành công nghiệp xe hơi tại Anh Quốc trong năm 2018 đã giảm gần một nửa vì Brexit. Nhà máy Sunderland bắt đầu hoạt động từ năm 1986, bảo đảm việc làm cho 7.000 nhân viên, xuất xưởng hàng năm nửa triệu chiếc xe, 55 % số xe này được bán sang thị trường Liên Hiệp Châu Âu.
Trong trường hợp Luân Đôn không đạt được đồng thuận với Liên Âu về thủ tục ly dị trước thời hạn 29/03/2019, lập tức xe hơi sản xuất tại Anh bán sang thị trường châu Âu bị đánh thuế nhập khẩu.
Hãng xe Ford của Mỹ dự trù nếu Anh Quốc bị gạt ra ngoài thị trường châu Âu, thiệt hại đối với tập đoàn này ước tính lên tới 800 triệu đô la trong năm 2019.
Nhiều tập đoàn công nghiệp quốc tế dự trù di dời cơ sở khỏi Anh Quốc. Một số khác báo động dây chuyền sản xuất sẽ tạm thời bị gián đoạn trong trường hợp Brexit “no-deal”.http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190204-nissan-huy-mot-du-an-tai-anh-vi-brexit

Kinh tế TQ đang đi xuống,

số liệu thật còn tệ hơn mức công bố

Điều gì thực sự xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc? Những con số do Bắc Kinh chính thức công bố về tăng trưởng kinh tế năm 2018 sụt giảm sau 28 năm, đã đặt ra một câu hỏi lớn đối với những nhà đầu tư phương Tây.
Bắc Kinh đã công bố mức tăng trưởng kinh tế năm 2018, từ dữ liệu thống kê qua các năm thì thấy rằng mức tăng trưởng năm 2018 của Trung Quốc là thấp nhất kể từ năm 1990. (Chi tiết)
Con số GDP mới nhất trong quý IV và cả năm 2018, cho thấy chính xác mức tăng trưởng kinh tế “khiêm tốn” mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mang lại là 6,6%. Vấn đề là hầu như không ai tin tưởng vào dữ liệu kinh tế chính thức của Trung Quốc, đặc biệt bao gồm các số liệu GDP của nước này, theo ký giả Keith Johnson của tờ Foreign Policy.
Các công ty tư vấn nghiên cứu kinh tế trên thế giới như Pantheon Macro (Mỹ) cho rằng, thực tế, GDP của Trung Quốc chỉ ở mức 5,8%. Tổ chức Capital Economics của Anh thì cho biết nó còn thấp hơn nữa, chỉ là 5,3%.
Trước đó, ký giả John Stepek đã chỉ ra trong một bài viết đăng trên tờ Money Weel rằng, những con số thống kê tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã được Bắc Kinh “hư cấu”, tức là nó không cao đến thế.
Cũng theo Keith Johnson, các số liệu tăng trưởng kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị ở Trung Quốc hơn là phản ánh tình trạng thực sự của nền kinh tế nước này. Và trong nhiều năm qua, các quan chức Trung Quốc ở tất cả các cấp chính phủ đã thống kê dữ liệu nhằm đáp ứng các mục tiêu đó.
Học giả Derek Scissors tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết, “dữ liệu [kinh tế] của Trung Quốc là vô nghĩa”, và ông cũng nói, đã có một sự suy thoái thấy rõ tại Trung Quốc trong 9 tháng qua, và những con số mà Trung Quốc công bố là không thể tin cậy.
Ngoài ra, không giống như thống kê GDP ở các nền kinh tế khác, các con số mà Trung Quốc chính thức công bố gây lên mối ngờ vực bởi chúng cho thấy hầu như không có bất kỳ sự thay đổi nào từ quý này sang quý khác.
Các con số thống kê có sự quan trọng nhất định, bởi nắm bắt được những gì thực sự xảy ra với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rất quan trọng đối với các công ty đa quốc gia, gồm các công ty ô tô hay Apple, bởi họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư dựa trên những đánh giá về nhu cầu thị trường nội địa của Trung Quốc.
Việc hiểu đúng về nền kinh tế Trung Quốc làm thế nào có sự tăng trưởng vượt trội như vậy qua những con số – là vấn đề lớn đối với các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Chính vì vậy, sự suy giảm kinh tế đột ngột có thể gia tăng áp lực chính trị đối với chính quyền Trung Quốc, khi họ dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế để “giữ trật tự” người dân, theo Foreign Policy.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc “tuột dốc” cũng đã hiển thị trong những số liệu thống kê chính thức. Doanh số từ thị trường ô tô nội địa Trung Quốc lần đầu tiên sụt giảm vào năm ngoái, sau gần 20 năm, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang lo lắng khi phải mua các món hàng có giá trị lớn.
“Sự giảm tốc đang diễn ra về mặt tiêu dùng, có một sự sụp đổ lớn đối với hàng hóa tiêu dùng lâu bền, đặc biệt là ô tô”, theo Alicia García-Herrero, người đứng đầu của bộ phận kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tại ngân hàng Natixis của Pháp.
Các nhà kinh tế đã đồng nhất quan điểm khi cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại trong năm ngoái sau 28 năm và đặc biệt vào thời điểm cuối năm ngoái, khi Trung Quốc leo thang thương mại với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do cho hiện tượng này, không chỉ bởi những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, hay do những bất ổn chính trị mà còn do cả những vấn đề nội tại của Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26098-kinh-te-tq-dang-di-xuong-so-lieu-that-con-te-hon-muc-cong-bo.html

Úc cảnh báo Bắc Kinh dùng WeChat

can thiệp vào bầu cử nước này

Chuyên gia an ninh Úc cảnh báo, Bắc Kinh có thể can thiệp vào cuộc bầu cử liên bang ở nước này, thông qua ứng dụng nhắn tin WeChat, tờ SHM hôm thứ Hai (28/1) cho hay.Viện chính sách mạng quốc tế (International Cyber Policy Institute), cơ quan trực thuộc Viện chính sách chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute – ASPI), đưa ra cảnh báo hiện đã có khoảng 1,5 triệu người Úc là khách hàng của mạng xã hội WeChat. Thông tin của những người dùng này có thể bị đánh cắp, và họ bị theo dõi cũng như sẽ nhận được thông tin tuyên truyền từ ứng dụng nhắn tin này.
Theo tờ Sydney Morning Herald (SMH), các nhà phân tích an ninh Úc có những quan điểm khác nhau trong việc nhận định về mối đe dọa mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể gây ra đối với cuộc bầu cử liên bang vào tháng 5 tới. Mặc dù vậy,  họ đều có chung quan điểm với nhau rằng, do chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh, Wechat chắc chắn là một công cụ giúp chính quyền Trung Quốc thực hiện các kế hoạch chính trị của họ.
Nhiều chính phủ ở châu Âu và Bắc Mỹ khuyến cáo rằng các nền tảng truyền thông xã hội sẽ được dùng để lan truyền tin giả, nhằm thao túng các chiến dịch bầu cử của các nước theo các âm mưu chính trị, ví dụ như Nga đã thực hiện điều này để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
“Điều đặc biệt liên quan đến WeChat là nó chịu sự kiểm duyệt và kiểm soát của [chính quyền] Trung Quốc”, nhà phân tích an ninh mạng cấp cao của ASPI, Tom Uren, nói. “Nó không chỉ là kiểm duyệt – đôi khi họ thúc đẩy các vấn đề cụ thể, vì đó là cách kiểm soát các cuộc tranh luận công khai”.
Vào tháng 6 năm ngoái, Úc đã thành lập một Lực lượng đặc biệt, phụ trách an toàn cho cuộc bầu cử, nó sẽ phối hợp với Ủy ban bầu cử Úc, Bộ Nội vụ, Trung tâm an ninh mạng và Tổ chức tình báo an ninh Úc.
“Đây là lúc thích hợp để mở một cuộc thảo luận về WeChat, phân tích cách họ điều hành nền tảng này ở Úc và [tìm hiểu] thực chất phương tiện nhắn tin này là gì. Với những ý kiến được đưa ra, chính phủ sẽ thực sự minh bạch về cách mà WeChat hoạt động ở Úc”, theo ông Tom Uren.
Chính phủ liên bang đang tham khảo ý kiến của Facebook, Google và Twitter trước cuộc bầu cử sắp tới, tiến hành phát triển các chiến lược chống lại tin giả. Tuy nhiên, Ủy ban này cũng đã xác nhận họ chưa thảo luận với Tencent, công ty sở hữu WeChat về những nghi vấn này.
Bằng việc sử dụng các thuật toán phức tạp, WeChat là một trong số ít các ứng dụng truyền thông xã hội tại Trung Quốc được phép vượt “Vạn lý Hỏa thành” – một công cụ mà giới an ninh mạng nước này dày công xây nên – nhằm chặn các từ khóa và hình ảnh được cho là nhạy cảm hoặc liên quan tới chính trị.
Ứng dụng WeChat đang được sử dụng bởi 1,5 tỷ người trên thế giới mỗi tháng. Trong năm ngoái, Bộ Quốc phòng Úc đã cấm sử dụng ứng dụng trên điện thoại này, giữa bối cảnh các cơ quan chính phủ Úc ngày càng nghi ngại công nghệ Trung Quốc.
Hôm thứ Hai tuần trước (21/1), tỷ phú Nhậm Chính Phi, người sáng lập tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei,  trong một chương trình phát sóng trên truyền hình nhà nước Trung Quốc đã nói rằng, phương Tây “dại dột” khi tiếp tục tẩy chay sản phẩm của Huawei.
Trong khi đó, nhiều nước cho rằng Huawei nguy hiểm vì nó có thể được sử dụng để gắn những thiết bị thu thập thông tin tình báo theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc.
Cuối năm ngoái, chính phủ Úc đã cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G nội địa vì lý do an ninh quốc gia. Anh, Đức, Nhật cũng đã làm điều tương tự. Theo New York Times, Mỹ đang kêu gọi các đồng minh không dùng thiết bị của Huawei để xây dựng mạng 5G.
Tháng trước, Canada đã bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu, với cáo buộc bà Mạnh tham gia chỉ đạo việc vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Hoa Kỳ. Hôm thứ Ba (22/1), Hoa Kỳ thông báo với chính phủ Canada rằng họ muốn dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng TửCác chuyên gia an ninh mạng Úc bày tỏ lo ngại WeChat có thể được sử dụng nhằm khuyến khích cộng đồng người Hoa di cư, ủng hộ một lực lượng nào đó trong cuộc bầu cử, vì cách tương tự như vậy đã được sử dụng trong cuộc bầu cử ở Bennelong (Úc) hồi năm 2017, theo SMH.
Những người Úc có liên quan với Ủy ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ – cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài của Bắc Kinh – đã chỉ trích nặng nề Đảng Tự do và cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull trên ứng dụng WeChat, vì ông Turnbull có quan điểm mạnh mẽ chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhứng chuyên gia hàng đầu về an ninh của Úc cũng đang tranh luận về việc Trung Quốc sẽ dùng thủ đoạn nào để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới, và mức độ mà Bắc Kinh có thể tác động.
Một vấn đề được đặt ra dựa trên lý thuyết rằng Bắc Kinh có thể can thiệp vào cuộc bầu cử bằng cách cố gắng tìm ra người mà họ muốn [người đó] giành chiến thắng”, Richard McGregor, thành viên cấp cao của Viện Lowy lưu ý.
Còn ông Rory Medcalf, lãnh đạo của trường An ninh Quốc gia, Đại học Quốc gia Úc, thì cho rằng Trung Quốc muốn thay đổi chính sách của Úc, nhưng điều này sẽ không dễ để thực hiện.
“Trung Quốc có lý do để muốn gây ảnh hưởng đến chính sách của Úc”, ông Medcalf nói. “Bắc Kinh mong muốn Úc giảm bớt sự ủng hộ đối với đồng minh Hoa Kỳ và vô hiệu hóa việc Úc ủng hộ một trật tự dựa trên pháp luật ở châu Á, liên quan tới các vấn đề như Biển Đông hoặc nhân quyền”.
“Những thay đổi trong hệ thống pháp luật gần đây sẽ tối đa việc giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc bầu cử của chúng tôi”, Giáo sư Medcalf nói thêm. Tuy nhiên, nhận diện một rủi ro khác nguy hiểm hơn, ông nói: “Nguy cơ lớn hơn là việc [họ] sử dụng tuyên truyền, bao gồm cả trực tuyến, để cố gắng gây ảnh hưởng đến tâm lý của cử tri”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26099-uc-canh-bao-bac-kinh-dung-wechat-can-thiep-vao-bau-cu-nuoc-nay.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.