Nguồn gốc Việt của tên 12 con giáp – Hợi gỏi cúi/h...
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp – Hợi gỏi cúi/heo (phần 5B) – Nguyễn Cung Thông[1]
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề – các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài 5B này để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của đài SBS radio sắp đến, người viết có tra cứu mạng TQ về sinh tiêu 生肖 để kiểm lại các thông tin[2] mới nhất cho bài viết. Trang mạng TQ viết rất cẩn thận và chi tiết, bàn về nguồn gốc của 12 con giáp có đưa ra các khả năng (1) hiện diện từ thời cổ đại ở TQ (2) nhập vào từ Phật giáo đời Đường (3) từ dân du mục ở phương Bắc TQ (học giả Triệu Dực đời Thanh) (4) nhập vào từ 12 cung hoàng đạo của phương Tây (Babylon) theo học giả Quách Mạt Nhược (1892-1978) – không thấy tài liệu nào khẳng định 12 con giáp là đặc sản của TQ và cũng không nhắc đến nguồn gốc phương Nam trong trang mạng TQ này. Một sự kiện đáng nhắc ở đây là ở Sydney (Úc), các chánh phủ địa phương đã bắt đầu đổi tên gọi Tết Trung Quốc (Chinese New Year) thành Tết Âm Lịch (Lunar New Year) sau một thời gian tìm hiểu các kiến nghị để thay đổi: một lí do đơn giản là về vấn đề nguồn gốc của Tết Âm Lịch hay 12 con giáp không ai dám khẳng định là của thuộc bản quyền của người hay văn hoá TQ[3]. Để cho liên tục và rõ ý[4], người đọc nên tham khảo thêm loạt bài viết về “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp” như “Mão Mẹo mèo” có 3 bài viết đánh số 4, 4A, 4B trên các trang mạng (Internet) công cộng như https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=20674 hay http://chimvie3.free.fr/47/index47.htm …v.v… Các chữ viết tắt trong bài là NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị), HV (Hán Việt), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh). Không nên nhầm lẫn các số đứng sau một âm tiết (chỉ thanh điệu) so với phụ chú.
1. Các cách đọc chữ Hợi
1.1 Chữ hợi 亥 (thanh mẫu hạp 匣, vận mẫu hai 咍 thượng thanh/khứ thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
胡改切 hồ cải thiết (TVGT, ĐV, QV, CV, TVi, LTCN)
向改切 hướng cải thiết (NT)
下改切,音頦 hạ cải thiết, âm hài (TV, LT, VH)
TNAV ghi vận mẫu 皆來 giai lai (khứ thanh)
CV ghi cùng vần/thượng thanh 亥 劾 侅 (hợi *hặc))
CV cũng ghi cùng vần/khứ thanh 害 妎 劾 亥 (hại hợi *hặc)
許已切,音喜 hứa dĩ thiết, âm hỉ (VB, TVi)
下蓋切 hạ cái thiết (CV, TVi) …v.v…
Giọng BK bây giờ là hài so với giọng Quảng Đông hoi6 và các giọng Mân Nam 客家话: [海陆丰腔] hoi6 [陆丰腔] hoi6 [梅县腔] hoi5 [东莞腔] hoi3 [客英字典] hoi5 [客语拼音字汇] hoi4 [台湾四县腔] hoi5 [宝安腔] hoi3 潮州话:hai6 (hãi), giọng Mân Nam/Đài Loan hai7, tiếng Nhật gai kai và tiếng Hàn hay.
Để ý khả năng có ba thanh điệu của Hợi: thượng thanh (đọc như hãi), khứ thanh và bình thanh (đọc như hài) phù hợp với các dạng cúi (heo cúi, cá cúi), cội hay cỗi (nguồn cội, cội rễ) và cùi (cùi bắp, cùi tay).
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu Triện Khải Thư
Giáp cốt văn Kim Văn Tiểu Triện Khải Thư
Câu nói từ xưa “Chữ tác (作) đánh chữ tộ (祚), chữ ngộ (遇) thành chữ quá (過)” nói lên khả năng viết nhầm vì hình dạng chữ giống nhau, cũng như thành ngữ HV lỗ ngư hợi thỉ 鲁鱼亥豕. Thật ra vấn đề khá oái ăm vì thỉ và hợi từng là một chữ tượng hình con lợn (chứ chẳng phải nhầm lẫn gì – xem các hình chụp bên trên từ trang http://www.zdic.net/z/24/zy/8C55.htm hay trang http://hanziyuan.net/#%E8%B1%95 chẳng hạn), như các tài liệu sau đây minh chứng:
豕與亥相似 <呂氏春秋·慎行論>
Thỉ dữ hợi tương tự < Lã Thị Xuân Thu· Thận hành luận> – Lã Thị Xuân Thu do Lã Bất Vi soạn vào đời Tần (vào khoảng 239 TCN)
亥, 豕也 <論衡·物勢>
Hợi, thỉ dã – Luận Hành soạn bởi Vương Sung thời Đông Hán (vào khoảng 80 SCN)
亥即豕, 故曰首曰身也 <左傳襄公三十年》
Hợi tức thỉ, cố viết thủ viết thân dã – Tả Truyện soạn thời Chiến Quốc (vào khoảng trước năm 389 TCN)
說文解字: <春秋傳>曰:“亥有二首六身。”凡亥之屬皆從亥。古文亥爲豕,與豕衕
Thuyết Văn Giải Tự: < Xuân Thu Truyện> viết:“hợi hữu nhị thủ lục thân。” phàm hợi chi chúc giai tòng hợi. cổ văn hợi vi thỉ, dữ thỉ đồng – Thuyết Văn Giải Tự do Hứa Thận soạn (khoảng 121 SCN)
1.2 Dựa vào âm HV/Nhật/Hàn và các phương ngữ TQ, một dạng âm cổ phục nguyên của Hợi là *ɣəj hay *kəj mà tiếng Việt còn bảo lưu dạng này qua các cách dùng heo cúi, cá cúi – cúi là lợn/heo (tiếng Mường Bi) so với tiếng Ruc *ku:l4, Maleng Brô kù:r, Giarai kuai, Sedang kuur. Như vậy là ta có thể liên hệ trực tiếp âm Hợi và cúi (đều chỉ loài lợn), ngoài ra còn các dữ kiện về Giáp Cốt Văn bên trên cho thấy chữ Hợi tượng hình (hình loài lợn). Ngoài ra, âm cổ *ɣəj còn để lại vài vết tích như ít người biết chữ Hợi 亥 còn có nghĩa là rễ cỏ[5] (TVGT và NT ghi nghĩa của Hợi là 荄也 cai dã – xem hình chụp bên dưới) hay là cai 荄, tiếng Việt còn bảo lưu các dạng cổ là cùi[6], cội (cd. cây có cội, nước/sông có nguồn). Chữ cai 荄 (rễ cỏ) là chữ hiếm với tần số dùng 41 trên 430747376 (thanh mẫu kiến 見 vận mẫu giai 皆 bình thanh, khai khẩu nhị đẳng/nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
古哀切 cổ ai thiết (TVGT, ĐV, LT, TTTH)
古諧切 cổ hài thiết (TVGT)
古諧切 cổ hài thiết (LT)
古來反 cổ lai phản (NKVT 五經文字)
皆該二音 giai khai nhị âm (LKTG, TNTTĐTA 精嚴新集大藏音)
居諧切 cư hài thiết (TV, CV)
柯開乀 kha khai phật (TNTTĐTA 精嚴新集大藏音)
柯開切,音該 kha khai thiết, âm cai (TV, VH)
TNAV ghi vận bộ 皆來 giai lai (dương bình)
CV ghi cùng vần/bình thanh 皆 偕 階 堦 荄 核 䕸 湝 痎 喈 楷 街 (giai cai *hạch)
CV cũng ghi cùng vần/bình thanh 該 晐 賅 剴 祴 侅 垓 畡 胲 頦 陔 峐 荄 絯 (cai)
歌開切,音該 ca khai thiết, âm cai (TVi, CTT)
居諧切, 音皆 cư hài thiết, âm giai (TVi)
居支切, 音箕 cư chi thiết, âm ki (TViB) …v.v…
Giọng BK bây giờ là gāi jiē so với giọng Quảng Đông goi1 và các giọng Mân Nam 客家话: [台湾四县腔] goi1 [客英字典] goi1 [海陆丰腔] goi1 [梅县腔] goi1 潮州话:gai1, tiếng Nhật kai.
1.3 Chữ 䝅 rất hiếm (bình thanh, Unicode 4745) có các cách đọc theo phiên thiết
呼恢切 hô khôi thiết (NT) – NT ghi nghĩa của hôi 䝅 là thỉ dã 豕也 (cũng như TV, TVi).
呼回切,音灰 hô hồi thiết, âm hôi (TV, LT, TVi) …v.v…
Một dạng âm cổ phục nguyên của hôi 䝅 là *ɣəj rất gần với dạng cúi tiếng Việt và cùng một nghĩa (chỉ con lợn). Một điểm đáng nhắc lại ở đây là nét nghĩa phát sinh từ hôi là lợn đào xới đất lên như lời chú thêm vào ở TV.
TVGT NT NT TV
1.4 Chữ hiếm hài/cai/hợi 豥 (Unicode 8C65) với tần số dùng là 10 trên 237243358, có các cách đọc theo phiên thiết
工開反 công khai phản (NKVT 五經文字)
古來戸來二反 cổ lai hộ lai nhị phản (LKTG)
胡來古來二切 hồ lai cổ lai nhị thiết (NT, TTTH)
古哀切 cổ ai thiết (QV)
戸來切 hộ lai thiết (QV)
何開切,音孩 hà khai thiết, âm hài (TV, LT)
柯開切,音該 kha khai thiết, âm cai (TV, LT)
魚開切,音皚 ngư khai thiết, âm ngai (TV, LT)
下楷切,音駭 hạ giai thiết, âm hãi (TV, LT, VH, CV, TVi)
於開切 ư giai thiết (TV)
CV ghi cùng vần/thượng thanh 駭 駴 絯 豥 (hãi)
呼買切, 音駭 hô mãi thiết, âm hãi (CTT) …v.v…
Giọng BK bây giờ là gāi so với giọng Mân Nam 潮州话:hai5. Một dạng âm cổ phục nguyên của hài/cai là *ɣəj rất gần với dạng cúi tiếng Việt. Một điểm đáng nhắc ở đây là nét nghĩa của hài/cai 豥 là loài lợn có bốn móng chân trắng có thể phát sinh từ loài lợn rất hiếm gặp (ở TQ thời cổ đại), hay một loại “hàng nhập” vậy.
NT LKTG
2. Cá cúi, heo cúi
Một dạng chữ Nôm cúi là dùng cối (hội) HV 會 hay 檜 (so với âm cổ phục nguyên *ɣəj):”Hà đồn cúi nước gặp người lội theo” (Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa, 58b), “Bằng chưng giết cúi dê, máu chảy suốt hết đất” (Phật Thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, 17b). Tới thời Béhaine (1772/1773) và Taberd (1838) thì cúi chữ Nôm được viết là
0 nhận xét