Diệt Sợ Hãi để Đứng lên vì Nghĩa Cả
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019
17:42
//
Phân tích
,
Slider
Tác giả: Nguyễn văn Nhơn
12/02/2019
Tại sao người lại sợ người?
- Vì thiếu tự chủ.
Tại sao người sợ khả năng?
- Vì thiếu tự tin.
Sợ là đối lực của tự tin. Sợ là kẻ thù của thành công. Sợ là chướng ngại của việc giúp dân cứu nước. Sợ làm ta bỏ lỡ cơ hội.
- Vì thiếu tự chủ.
Tại sao người sợ khả năng?
- Vì thiếu tự tin.
Sợ là đối lực của tự tin. Sợ là kẻ thù của thành công. Sợ là chướng ngại của việc giúp dân cứu nước. Sợ làm ta bỏ lỡ cơ hội.
Sợ khiến ta mệt mỏi chán chường. Sợ nhắc ta im lặng khi muốn nói. Sợ ru ta an phận nô lệ nhóm bạo quyền. Sợ làm ta liệt kháng trước bất công. Tất cả các nỗi sợ hãi đều bắt nguồn từ khi chúng ta lo lắng, hốt hoảng mà tưởng tượng ra. Sợ khởi đầu bắt nguồn từ trí óc, sợ lan dần ra chân tay, sợ giết chết niềm tự tin và tự hào dân tộc. Vậy, muốn thành công chúng ta phải diệt sợ hãi để xây dựng niềm tin của chính mình. Và muốn diệt sợ hãi, chúng ta cũng phải truy tầm ra căn nguyên lo sợ và tìm phương pháp trị liệu. Để diệt trừ sợ hãi, xây đắp niềm tin chúng ta cần thực hành hai bước như sau:
- Phân loại sợ, tìm hiểu đích xác xem chúng ta đang sợ cái gì.
- Tìm hành động chữa trị, và hoạt động thích ứng với loại sợ đó.
Khi chạm trán với thử thách, khi đối diện với khó khăn, khi đứng trước những công việc lớn nhỏ mỗi người thường có một phản ứng riêng. Có người nhìn sự việc đó với vẻ ung dung nhàn hạ, họ bước tới trả lời “Tôi làm được!” Có người nhìn công việc với một thoáng do dự suy tư rồi đứng yên bất động. Có người vừa chưa thấy rõ sự kiện thì họ đã hoảng hốt và lo lắng sợ hãi. Như thế, những người ung dung nhàn hạ, niềm tin tỏa rạng ở bất cứ nơi đâu hay bất cứ lúc nào kia, phải chăng họ sinh ra là có sẵn niềm tin?
Không. Chắc chắn là không ai sinh ra mà đã có sẵn niềm tin. Những người ấy, họ đã chinh phục lo âu, xóa tan sợ hãi, thu đạt tự tin mỗi lần một ít, và từ từ mà có nhiều để tới lúc họ tràn đầy tự tin.
Mọi người trong chúng ta cũng có cùng tiến trình phát triển, có khác chăng là ở môi trường thuận lợi hoặc bất lợi. Ví dụ, hai em bé cùng vóc dáng và cùng lứa tuổi được mẹ chở tới trường học. Một em vừa tới lớp là nhập bọn và vui vẻ nô đùa… nhưng em kia thì ôm chặt chân mẹ và sợ hãi khóc thét… mặc cho mẹ vỗ về: “Không sao đâu con, có gì mà sợ?” Và người mẹ cố tách em đứng ra xa chừng nào, thì em lại càng níu áo mẹ ghì chặt vì sợ hãi. Mặc cho mẹ em nhắc nhở rằng đừng sợ, thì em lại càng sợ hãi hơn. Nỗi sợ hãi càng tăng, càng tồn tại và hiện hữu nơi em, trong em.
Vậy có phải vì bẩm sinh mà một em dạn dĩ, và một em nhút nhát không? Chắc chắn là không. Em dạn dĩ thì cũng đã phải trải qua những nỗi sợ hãi như em kia. Giờ này, sở dĩ em có được sự can đảm và tự tin để làm bạn với các bạn cùng trường bởi em đã đi chơi nhiều lần. Những trò chơi gặp mặt, tiếp xúc với chúng bạn đã làm cho em quen thuộc, em không còn sợ nữa. Phạm văn Bản
******
Nhân tác giả Phạm Văn Bản viết bài phân tích thấu đáo để giúp diệt trừ Sợ Hãi là căn bịnh trầm kha cản trở rất nhiều cho công cuộc vận động toàn dân đứng lên tiểu trừ chế độ hán ngụy sói lang việt cọng, tôi kể lại vài ba câu chuyện thực tế, ước mong các bạn trẻ hiện đang toan tính dấn thân vào công cuộc vì dân trừ bạo đọc thấy và suy gẫm:
Điều duy nhất Đáng sợ chính là sự Sợ hãi
Trích: "Trong bài viết của BS Nguyễn Đan Quế và KS Đỗ Nam Hải, có nhắc đến một chi tiết mà cá nhân tôi nhận thấy rất là quan trọng.
Đó chính là hãy vượt qua nỗi sợ hãi.
Hai vị NĐQ và ĐNH có dành lời kêu gọi lực lượng quân đội và công an hãy tỉnh ngộ, đứng lên cùng với nhân dân trong cuộc đấu tranh cứu nước hiện nay trước khi tình trạng không còn cách gì cứu vãn nổi. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng và cần thiết cho một cuộc đổi thay tại Việt Nam. Nhưng dù là dân thường, hay công an, quân đội, muốn cho họ thực sự đứng lên theo tiếng gọi của chính nghĩa dân tộc, phải làm sao cho họ vượt qua được nỗi sợ hãi.
… Chính chúng ta phải cất lên tiếng nói và đấu tranh cho tương lai của đất nước, cho con cháu mai sau, thoát khỏi tai họa mất nước vào tay Trung Quốc. Ông Donald Trump đã bày tỏ rõ ràng mục tiêu hướng nội của ông, và dẫu có phải biểu dương lực lượng quân sự siêu hạng tại Thái Bình Dương vì quyền lợi của Hoa Kỳ thì khi Việt Nam cứ đần độn chọn thái độ ” Không liên minh với một nước khác để chống lại một nước thứ ba ” thì Việt Nam sẽ chỉ là miếng mồi ngon cho con sói Trung Quốc mà thôi.
Hãy nhìn cho thật kỹ hiện trạng của Việt Nam để chọn cho mình một cách hành xử đúng đắn. Hãy vượt qua sợ hãi và làm những gì thực tế, gần tầm tay nhất để góp phần đổi thay vận mệnh của đất nước trước khi quá muộn. ( Trần Thảodanlambaovn.blogspot.com– Phải làm gì? )
Tổng thống Franklin D. Roosevelt nói:
” Điều duy nhất Đáng sợ chính là sự Sợ hãi “
Nhưng đời sống thực tế chứng minh rằng:
Sự sợ hãi chỉ là một trạng thái tâm lý không thực chất.
Sự Sợ Hãi rốt lại chỉ là một trạng thái tâm lý tiêu cực, chỉ gây ra tê liệt, làm cản trở các nỗ lực, phấn đấu đương đầu với cơ nguy trước mắt.
Vậy thì, Hãy vứt xuống Niềm Sợ Hãi, dũng mãnh đứng thẳng người lên và chiến đấu !
Hãy vứt xuống Niềm Sợ Hãi, dũng mãnh đứng lên và chiến đấu!
Điều duy nhất Đáng sợ chính là sự Sợ hãi
” Tôi chắc rằng đồng bào Mỹ của tôi trông đợi khi tựu nhiệm chức vụ Tổng thống, tôi sẽ thưa chuyện với đồng vào về hiện tình bức bách của nước nhà với sự bộc trực và chính xác. Đây là lúc ưu thắng để nói Sư thật, hoàn toàn sự thật một cách trung thực và dũng cảm. Cũng không cần co rút lại những điều kiện mà Đất nước đang đối diện một cách trung thực.Quốc gia vĩ đại nầy sẽ kiên trì chịu đựng như đã từng chịu đựng, sẽ hồi sinh và thịnh vượng. Vì vậy, trước hết, xin cho tôi khẳng định niềm tin vững chắc rằng: Điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là sự Sợ hãi. Sự khủng bố vô danh, vô cớ, bất biện minh làm tê liệt mọi nỗ lực nhằm biến đổi từ thoái hóa thành tiến bộ.Trong mỗi giờ phút đen tối của đời sống quốc gia, một sự lãnh đạo chân thật và dũng cảm họp mặt với sự cảm thông và ủng hộ của đại chúng là điều kiện chủ yếu của thắng lợi. Tôi tự thuyết phục rằng, một lần nữa, đồng bào sẽ mang lại sự ủng hộ ấy cho ban lãnh đạo trong những ngày nguy kịch hiện nay. “ ( Trích Diễn văn tựu chức của Tổng thống Franklin D. Roosevelt )
” Chúng ta là nạn nhân của tội ác đó. Là kết quả của nhiều năm tháng, nhiều thế hệ nối tiếp bị cai trị bởi chế độ độc tài toàn trị.
Đúng! Chúng ta là những con người sợ hãi. Nhưng cũng chính chúng ta, không ai khác, phải vác nỗi sợ hãi của chính mình và của cả dân tộc lên vai mà đi làm cuộc Cách Mạng của Sợ Hãi này.
* Nhìn lại mấy mươi năm, lột da, rướm máu chính mình để thấy bóng ma sợ hãi chế ngự cả một dân tộc như thế nào. Để không trách nhau là hèn. Để đừng mắng nhau là nhát. Để biết sẽ khó mà có một cuộc cách mạng dân chủ nếu sự sợ hãi vẫn tiếp tục là bóng ma lởn vởn trên đầu. Để biết tại sao mọi lời kêu gọi chỉ có được vài trăm người hưởng ứng, không đủ để tạo thành cơn sóng đổi đời. Để biết mọi kế hoạch đều bất khả thi nếu bước chân con người vẫn rụt rè và chôn cứng trong bốn bức tường hãi sợ.
Gần nửa thế kỷ với căn bệnh trầm kha này, liều thuốc nào có thể chữa trị được cho chúng ta? Đã đến lúc chúng ta phải tập trung ngậm ngãi tìm trầm, đi tìm, đi kiếm để sớm chấm dứt tình trạng đứng bên này bờ ảo vọng bằng đôi chân run mà cứ ước mơ đội đá vá trời, để những lời kêu gọi tha thiết nhất không chỉ dội lại như những tiếng vọng từ vực sâu…” ( Cuộc cách mạng của Sợ Hãi – Vũ Đông Hà DLB )
Niệm Quán Thế Âm Bồ tát Ngàn tay, Ngàn mắt Cứu khổ – Cứu nạn
Phó thác mọi sự vào tay Đức Mẹ Lòng lành Nhân từ – Hằng Cứu giúp
Cuối năm 1990, vừa đặt chân lên đất Mỹ, trò nhỏ năm xưa của nội nhân lại chào mừng. Vui chuyện em kể lể vể nỗi sợ hải của ngày vượt biển tám năm trước.
Ra đi được 5 – 7 hôm, ghe hết xăng liệt máy. Đêm đến, mưa gió, sóng vỗ mịt mùng.
Đàn ông con trai, quơ bất cứ vật gì làm mái chèo cố chèo chống, cử động bất giác như trong mơ.
Đàn bà ôm trẻ con. Kẻ niệm Quán thế Âm Bồ tát – Cứu khổ, cứu nạn. Người cầu nguyện Đức Mẹ Lòng lành – Nhân từ – Cứu giúp!
Buổi sáng kia, hừng đông ló dạng, ven bờ đảo xanh rì xuất hiện xa xa. Vậy là cả trăm nhân mạng trôi giạt đền bến bờ toàn mạng, kể cả trẻ thơ vẫn còn thoi thóp thở!
Tất cả vượt thoát là nhờ nơi đâu?
Nhờ những nỗ lực chèo chống?
Nhờ những lời chí thiết nguyện cầu?
Nhờ vận may sóng êm, bể lặng?
Hay là nhờ cả các yếu tố ấy gộp lại?
Không ai biết!
Hai lần đối diện với sự Sợ hãi Tối hậu: Nỗi chết
– Mùa đông 1980, nơi thung lũng Tân Lập, dưới chân rặng Trường Sơn, gã tù Miền Nam đau bụng bất tỉnh. Bạn tù cỏng lên bệnh xá bỏ nằm đó. Mấy bửa sau, tỉnh hồn lai. Y tá trại chích cho mủi thuốc. Kim tiêm vừa rút ra, nghe như ai đập vào ngực phát búa tạ. Xây xẩm mặt mày, tức thở gần bất tỉnh. Anh y tá bảo nằm xuống. Gã tù chống hai tay ra sau lưng, cố gắng hít thở. Cơn vật vả nầy vừa dịu xuống, cơn khác lại lừng lên. Gã tù uất ức thầm than. Cả đời không làm điều gì bạc ác, bất nhân. Tại sao đành vong thân nơi rừng núi nầy, không thấy mặt cha mẹ, vợ con ?! Và cố gắng hít thở… ồi tỉnh lại, về lại giường. Nằm xuống, đi vào giấc ngủ cô miên, êm đềm như chưa từng thấy.
– Mười mấy hôm trước đây, vừa gởi đi lời tiển biệt huynh trưởng TQLC Lê Công Truyền có câu: ” Cỏi Vĩnh hằng là nơi đâu?” Là cỏi Như Lai Tạng ” Như như Bất Khứ Lai. Rồi anh em mình sẽ gặp nhau nơi cỏi ấy!
Buổi tối, đang nằm vô ý ngồi bật dậy, đứng lên thật mạnh. Bỗng cảm thấy chaáng váng, xây xẩm và mất thở. Hoảng ốt kêu: Chắc bị stroke! Nội nhân chạy lại đở dìu. Vẫn thấy hoa mắt, ngộp thở. Nội nhân vội đặt cho ngồi xuống, nhưng sức yếu không kham nổi để xuống dội mạnh. Choáng người hầu như bất tỉnh. Xương sống đau buốt như kim chăm. Nghĩ tới nỗi bị stroke, miệng méo, thân liệt, sống đời thực vật thật là sợ lắm! Nên khuyên nội nhân yên lòng để tự mình chịu đau, xoay trở lấy, mong vượt thoát. Mười mấy ngày chịu đau đớn mỗi khi xoay trở, đứng lên, ngồi xuống.
Một bửa sáng thức dậy, chậm rải lấy thế ngồi dậy, nhưng chỉ thấy lưng hơi đau. Chỏi tay vào mặt bàn, đứng lên, không thấy đau nhói như mọi khi. Bước đi cũng vững vàng. Sáng hôm sau nữa, ngồi dậy, đi đứng thơ thới, phiêu phiêu. Thật là kỳ diệu!
Tôi viết những lời nầy trong niềm phấn khởi hồi sinh.
Trước hết là mong mỏi góp phần vào việc giải tỏa một nan đề gây cản trở cho công cuộc tiến hành cách mạng cứu nguy cho Đất nước trước hiểm họa xâm lăng của tàu cọng hiện nay.
Sau nữa là nhắn gởi các bạn trong nước hiện đang toan tính dấn thân hành động mà còn chút dụ dự vì nỗi sợ hãi mơ hồ gây cản trở.
Các bạn thấy đó, Sự Sợ Hãi rốt lại chỉ là một trạng thái tâm lý tiêu cực, chỉ gây ra tê liệt, làm cản trở các nỗ lực, phấn đấu đương đầu với cơ nguy trước mắt.
Vậy thì, ” Hãy vứt xuống Niềm Sợ Hãi, dũng mãnh đứng lên và chiến đấu! “
Nguyễn Nhơn
Viết lại ngày Xuân Kỷ Hợi
10/2/2019
-----------------
Ý kiến độc giả :
Sợ là phản ứng cần thiết của con người để tránh những hiễm nguy hại đến bản thân. Tự trấn an là một phương pháp hiệu nghiệm nhưng vẫn thiếu khôn ngoan nếu dũng cảm trước hiểm nguy chết chóc mà không đắn đo chuẩn bị trước, đó là điều dại dột không nên có.
Hãy lường trước mức thành công và thiệt hại để xem sự xông pha của mình có đạt được kết quả hay không, liều lĩnh xông pha để sống chứ không phải để chết, ngoại trừ hoàn cảnh tìm đường sống trong cỏi chết.
Khi đánh già tình hình, phải tìm phương cách tránh hiểm nguy, chẳng hạn lối thoát thân dự phòng, phương pháp tấn công không bị phát giác, sự cẩn mật không để bị lộ tung tích khi bị truy lùng, cần giới hạn những tiếp xúc với những người không đáng tin cậy hoặc quá yếu đuối.
Sau khi đã đắn đo và lập kế hoạch hành động chu dáo thì chính lúc này mới cần đến sự can đảm và ý chí để trấn áp sợ hãi bẩm sinh. Chỉ can đảm và diệt sợ hãi sau khi đã đắn đo với kế hoạch chứ không phải là trước đó.
JB Trường Sơn
0 nhận xét