Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Thời Sự Hàng Tuần Ngày 22 tháng 12, 2018

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018 18:08 // ,

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

 Vụ xử cựu Cố vấn An Ninh Quốc Gia Michael Flynn – Việc impeach Tổng Thống Trump đã hết cơ hội – Cái chết của một em bé di dân bất hợp pháp – Obamacare bị coi là vi hiến  – Luật cải tổ hình sự – Trump Foundation bị giải thể – Bà McSally cũng sẽ là Thượng Nghị Sĩ của Arizona – Những con bài sáng giá của đảng Dân Chủ – Pháp vẫn chưa yên.


Vụ xử cựu Cố vấn An Ninh Quốc Gia Michael Flynn
Image result for Michael Flynn
Nhiều dân biểu đã lên tiếng mong muốn Hạ Viện nhiệm kỳ 1919-1921 nên tập trung vào việc lập pháp là nhiệm vụ chính của họ, thay vì cứ quanh quẩn những cuộc điều tra vừa phí thì giờ, vừa hao tốn công quỹ và nhất là càng gây thêm sự chia rẽ.
Cuộc điều tra của ông Robert Mueller do phe Dân Chủ thúc đẩy nhắm tìm xem có sự gian dối, câu kết nào của Nga với ban Vận Động tranh cử của Tổng Thống Trump để giúp ông đắc cử trong năm 2016. Nhưng sau gần hai năm, nhóm điều tra đã không có kết quả nào ngoại trừ việc kết án một vài nhân viên từng làm việc trong ban tranh cử của Tổng Thống với những tội danh tiểu hình như khai láo, gian lận tiền bạc, giấu diếm tài khoản trong các ngân hàng… Thế nhưng chưa tới ba năm, nhóm điều tra Mueller đã ngốn hết hơn 25 triệu đô la của tiền dân đóng thuế. Nếu cần điều tra các tội tiểu hình, chỉ cần cảnh sát cũng làm được, ít hao tốn hơn nhiều.
Trong trường hợp ông Michael Flynn bị ủy ban điều tra của FBI cáo buộc tội khai dối với ủy ban, nhiều người đã phản ứng cho rằng ủy ban điều tra đã gài bẫy ông. Khi mời ông Flynn đến khai báo, Ủy ban đã nói với ông Flynn không cần sự có mặt của luật sư; và họ đã dùng những thủ thuật nhà nghề để ông Flynn mắc bẫy. Đây là mánh khóe của mấy anh luật sư kinh nghiệm. Họ đặt ra vài câu hỏi vô thưởng vô phạt hay những câu rất phi lý. Người bị hỏi vì thấy bực nên có thể trả lời cho qua chuyện. Chính những câu trả lời không có quan trọng gì sẽ bị dùng để chứng minh người này đã tỏ ra thiếu thành thật. Nó sẽ gây ấn tượng xấu và ảnh hưởng đến những câu trả lời quan trọng hơn. Ông Mueller đã xin toà không áp dụng hình phạt giam đối với ông Flynn, nêu lý do là ông Flynn đã hợp tác với ủy ban điều tra..
Sáng thứ Ba, Thẩm phán Emmet Sullivan của toà Liên Bang đã đi xa hơn khi ông nêu thắc mắc về lòng ái quốc  của vị tướng ba sao Michael Flynn. Theo ông Sullivan, ông Flynn đã bán đứng nước Mỹ cho ngoại bang khi ông là viên chức an ninh Hoa Kỳ mà lobby cho quyền lợi nước Turkey. Thẩm phán đã cho đình phiên toà xử án đến tháng 3 để cho ông Flynn có thể tiếp tục hợp tác khai báo với Ủy ban Mueller. Thẩm phán ngoài việc đe dọa ông Flynn rằng đây là một vi phạm nghiêm trọng khi khai láo với cơ quan FBI trong phạm vi của toà Bạch Cung, còn nói rất năng lời :”Tôi không thể che dậy sự ghê tởm trước sự vi phạm của ông.”
Hôm thứ hai, do việc xử ông Michael Flynn, Thẩm phán Sullivan cũng đã ra lệnh Ủy ban Điều tra của ông Mueller phải trình ra những mẫu 302 hay bất cứ văn kiện nào quan trọng về vụ điều tra ông Flynn do FBI tiến hành trong tháng 1 năm 2017.
Nhưng điều người ta thắc mắc là mẫu 302 này được viết bởi Peter Strzok, là một cựu nhân viên FBI bị đuổi việc vì những messages trao đổi giữa anh ta với cô nhân tình Lisa Page trong đó mang nặng sự thù ghét và âm mưu chống phá Trump, trong khi đó lại biểu lộ sự hỗ trợ cho Hillary Clinton khi anh ta thực hiện cuộc điều tra cả hai nhân vật Trump và Clinton.
Ngoài ông Michael Flynn, dính líu trong vụ còn có hai người hoạt động doanh nghiệp bị cáo giác làm đại diện cho Turkey để lobby với chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ.
Có nhiều phản ứng trái nghịch bên ngoài khuôn viên toà án. Nhiều người mang tấm bảng carton cổ vũ cho ông Flynn, yêu cầu toà án hủy bỏ vụ xử; nhưng cũng có người mang bảng đòi toà phải phat tù ông!
Việc impeach Tổng Thống Trump đã hết cơ hội
Image result for “fake news”
Thua đau trong mùa bầu cử 2016, đảng Dân Chủ từ hai năm nay chỉ có một mục tiêu là tìm cách hạ bệ vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Họ liên kết chặt chẽ với nhóm truyền thông thiên tả mà đứng đầu là đài truyền hình CNN có trụ sở chính tại Atlanta, Georgia.
CNN mà Tổng Thống Trump hàng ngày mỉa mai là loại “fake news”, như là cái gai nhọn đâm bên hông, phá rối ông, không để cho ông thực hiện được những điều hứa hẹn làm cho Hoa Kỳ hùng mạnh hơn, an toàn hơn, phú cường hơn… CNN đóng góp với phe Dân Chủ cổ vũ việc đàn hặc Tổng Thống Trump gần như mỗi ngày trong suốt hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng Thống.
Nhưng càng ngày, công luận chung càng mất hứng thú về việc này. Đó chính là lời thú nhận của CNN sau khi có kết quả cuộc thăm dò trong tuần này. CNN bị buộc phải thú nhận rằng “sự ủng hộ việc đàn hặc Tổng Thống Trump đã chìm lắng” (support for impeachment has dipped.)
Theo thăm dò của CNN (dĩ nhiên là trong phạm vị những thính giả của CNN, thiên tả, thiên Dân Chủ), 50% trả lời không đồng ý việc impeach Tổng Thống Trump. Tỷ lệ ủng hộ việc đàn hặc là 43%, giảm 4% so với kết quả thăm dò hồi tháng 9 (47%).
Một cuộc thăm dò do một tổ chức khác cho thấy kết quả 55% chống đàn hặc so với 36% ủng hộ. Có sự thay đổi lớn so với kết quả vào tháng 9 (47% chống impeach so với 48% ủng hộ.)
Theo CNN, những kêu gọi đàn hặc Tổng Thống Trump lắng dần đi trong giới trẻ và các nhóm dân thiểu số. Những công dân tuổi dưới 45 từ tỷ lệ đàn hặc Tổng Thống là 53% trước đây, nay chỉ còn 45%. Từ tỷ lệ ủng hộ impeach 66% những người liberals từng tố cáo Tổng Thống là phân biệt chủng tộc nay tụt xuống còn 50%.
Hai năm sắp tới đây, phe Dân Chủ chiếm đa số trong Hạ Viện có thể khởi xướng việc impeach. Nhưng với các kết quả thăm dò của chính phe thiên tả như trên, chắc họ không còn cơ sở để nêu ra. Và dù có nêu ra, thì còn Thưọng Viện mà phe Cộng Hoà là đa số chẳng bao giờ chấp nhận việc đàn hặc.
Cái chết của một em bé di dân bất hợp pháp.
Image result for Jakelin Caal Maquin
Trong vài tuần trước, một em bé gái 7 tuổi tên là Jakelin Caal Maquin đi cùng người cha từ xứ Guatemala bị cảnh sát tuần phòng biên giới bắt giữ cùng khoảng 163 người xâm nhập bất hợp pháp tại một vùng sa mạc hoang vu thuộc Tiểu bang New Mexico. Em bé đã chết vài ngày sau đó vì bệnh tại một bệnh viện. Phe Dân Chủ ào ào đả kích các cơ quan chính phủ và đổ lỗi cho cảnh sát và cơ quan di trú đã gây ra cái chết. Nhưng theo lời khai của cảnh sát thì ngay sau khi bị bắt, cảnh sát đã hỏi han và đưa cho họ các mẫu đơn để khai báo, trong đó có những câu hỏi có câu về tình trạng sức khoẻ. Nhưng người cha cô bé đã không  khai gì cả về bệnh tình cô bé. Sau khi đưa về trung tâm tạm trú, em bé lên cơn sốt gần 120 độ. Em bé đã bị bệnh đường tiêu hoá, gọi là septic shock. Đó là một căn bệnh chết người do cơ phận bên trong ruột bị hư hại vì nhiễm trùng. Nó làm hạ áp suất huyết dẫn đến những biến chứng bất thường gây tác hại cho cơ phận bên trong (abnormalities in cellular metabolism). Khi phát hiện thì em bé đã có một thứ bệnh hiểm nghèo từ trước mà không cho cảnh sát biết để cách ly điều trị. Các cơ quan liên hệ của chính phủ đã đưa em đi bệnh viện nhưng em không qua khỏi vì cơn bệnh đã trầm trọng. Cha em cũng xác nhận rằng Cảnh sát đã làm đủ cách và hết lòng để mong cứu em. Cũng vài tháng trước đây, có một trường hợp tương tợ, và đám luật sư phe Dân Chủ đã xúi gia đình di dân bất hợp pháp nộp đơn kiện đò chính phủ Mỹ bồi thường đến hàng chục triệu! Mỗi năm, cảnh sát tuần biên cứu sống khoảng 4000 người xâm nhập bất hợp pháp, lạc trong các vùng sa mạc, đói khát kiệt sức. Những người bất hợp pháp này thường do bọn buôn người (gọi là coyote) lén lút đưa vào rồi bỏ mặc cho họ tự mình xoay sở. Hàng trăm người đã chết khô phơi xương trắng tại các sa mạc đó.
Việc trục xuất những di dân bất hợp pháp cũng vô cùng hao tốn. Để làm xong thủ tục trục xuất một người xâm nhập bất hợp pháp, chính phủ phải chi hết 15 ngàn đô la. Năm 2017, những người di dân bất hợp pháp làm hao tổn ngân sách quốc gia đến 200 tỷ đô la. Tiểu bang bị tốn kém nhất là California, tốn 23 tỷ, chia ra trung bình mỗi người dân gánh gần 1800 đô la. Kế đó là Texas, phí tổn hết 11 tỷ đô la, và Florida hết 6.5 tỷ đô la. Vì thế việc bỏ ra 5 tỷ để xây tường là biện pháp vừa bảo vệ an ninh cho nước Mỹ, vừa tiết kiệm ngân sách.
Chính phủ Hoa Kỳ đang tìm một ngân khoản 10 tỷ đô la để viện trợ cho các nước Trung Mỹ nâng cao đời sống dân của họ nhắm ngăn chặn làn sóng người bỏ nước ra đi!

Vài tin ngắn

Bộ Quốc Phòng loan tin bắt đầu kế hoạch rút 2000 quân tham chiến ở Syria. Hoa Kỳ tuyên bố chiến thắng quân ISIS tại Syria và khuyến khích Iraq hãy tiến hành những cuộc tấn công vào sào huyệt còn lại của bọn ISIS.
Ba nước Nga, Turkey và Syria đã họp bàn một giải pháp cho Syria trong đó có việc thành lập một ủy ban hỗn hợp gồm các thành phần chính phủ và chống chính phủ.
Các nghệ sĩ từ chối không trình diễn vào lúc giữa trận tại các cuộc đấu bóng football như một sự phản đối những cầu thủ NFL coi thường không chào quốc kỳ.
Obamacare bị coi là vi hiến
Image result for Obamacare
Thẩm phán Reed O’Connor của toà án liên bang ở Fort Worth, Texas ra phán quyết coi Luật Bảo Hiểm Sức Khoẻ (The Affordable Care Act, thường gọi là Obamacare vì do cựu Tổng Thống Obama đưa ra) là vi hiến. Năm ngoái, Tổng Thống Trump đã đã ban hành luật Tax Cuts and Jobs Act, sau đó Quốc Hội quyết định xoá bỏ việc phạt thuế những người không chịu mua bảo hiểm do Obamacare ấn định. Có 20 tiểu bang đã nộp đơn kiện đòi xoá bỏ đạo luật Obamacare này. Phe Dân Chủ dĩ nhiên ào ào phản đối phán lệnh của Thẩm Phán O’Connor. Họ tuyên bố sẽ kháng cáo cho đến cùng để duy trì luật bảo hiểm sức khoẻ này. Kết quả thế nào sẽ còn chờ phán quyết sau cùng của Tối Cao Pháp Viện mà hiện nay phe bảo thủ chiếm đa số.


Luật cải tổ hình sự
 Dự Luật về cải tổ công lý hình sự Criminal Justice Reform Bill đã được Thượng Viện thông qua với tỷ lệ 87 thuận, 12 chống vào hôm thứ Ba vừa qua. Đây là một dự luật do TT Trump đề xướng và được cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hoà đồng thuận sau nhiều năm bàn cãi. Đạo luật này cho phép các thẩm phán nhiều quyền hạn khi xử các vụ liên quan đến tội nhân sử dụng ma túy. Luật cũng hủy bỏ mức án chung thân đối với những người vi phạm luật trên ba lần. Mức án theo luật mới tối thiểu là 25 năm tù. Dĩ nhiên không áp dụng cho các tội về bạo lực. Luật cũng giảm mức phạt đối với các tội không bạo lực, giúp cho những kẻ vi phạm về ma túy có cơ hội sửa mình qua chương trình điều trị (rehabilitation) và huấn nghệ. Cuối tuần, luật sẽ được Hạ Viện thông qua. Sau đó chuyển qua để Tổng Thống ký ban hành. Theo thống kê 2016, có 1.3 triệu tù nhân trong các nhà tù tiểu bang, 741 ngàn trong các nhà tù county, city, và 181 ngàn trong các nhà tù liên bang.
Trump Foundation bị giải thể
Image result for Trump Foundation closed
Tổ chức Trump Foundation vừa rồi đã bị bà Barbara Underwood, Giám Đốc Tư Pháp Tiểu Bang New York kiện ra toà vì cho rằng có những việc sử dụng tiền bất minh mà mục đích là làm lợi cho cá nhân và doanh nghiệp của ông Donald Trump. Sau nhiều tháng điều tra, toà án New York đã có án lệnh thiên về bà Giám đốc Tư Pháp. Tổ chức Trump Foundation đồng ý ký văn bản tự giải thể. Tất cả những khoản tiền từ thiện của Trump Foundation sẽ được chuyển giao cho những tổ chức do bà Giám Đốc Tư Pháp quyết định và chấp thuận.
Theo lời luật sư Alan Futerfas của Trump Foundation thì tổ chức này đã định giải thể ngay sau khi ông Trump đắc cử Tổng Thống cuối năm 2016.

Bà McSally cũng sẽ là Thượng Nghị Sĩ của Arizona
Image result for McSally will be Arizona's senator
Bà Martha McSally, đương kim dân biểu của Tiểu bang Arizona là người vừa thua sát nút bà Kyrsten Sinema (Dân Chủ) trong kỳ bầu cử vào Thượng viện Hoa Kỳ, nay được ông Thống Đốc Doug Ducey bổ nhiệm vào ghế Thượng Nghị Sĩ thay chỗ của ông Jon Kyl. Ông Jon Kyl lại là người thay thế cố Thượng Nghị Sĩ John McCain khi ông này qua đời hồi tháng 8 vừa qua vì bệnh ung thư não. Ông Kyl khi nhận chức, có tuyên bố chỉ làm Thượng Nghị Sĩ tạm thời cho đến hết năm 2018. Ông Kyl cũng từng là Thượng Nghị Sĩ từ năm 1995 đến 2013.
Bà McSally là một cựu quân nhân Không Lực Hoa Kỳ có 26 năm binh nghiệp. Bà có 6 lần tham gia chiến trường Trung Đông và Afghanistan; là phụ nữ đầu tiên lái máy bay chiến đấu. Bà từng là một phi đoàn trưởng trong chiến tranh. Bốn năm qua, bà là dân biểu đại diện cho vùng Nam Arizona.
Nếu bà McSally tuyên thệ nhậm chức trước bà Sinema, bà sẽ là nữ Thượng Nghị Sĩ đầu tiên của tiểu bang Arizona trong Thượng Viện Hoa Kỳ.
Như thế, hai đối thủ Cộng Hoà và Dân Chủ trong kỳ tranh cửa vừa qua cùng vào Thượng Viện. Bà McSally sẽ làm việc cho đến hết nhiệm kỳ của ông McCain là đầu năm 2021.
Những con bài sáng giá của đảng Dân Chủ
Image result for some stars of DEM Party will running fresidensy in 2020
Tuy còn hai năm nữa mới đến kỳ bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ (2021-2025) nhưng bên phía đảng Dân Chủ đã thấy nhiều dấu hiệu bắt đầu cuộc dự tranh. Bên Cộng Hoà nếu Tổng Thống Trump còn ý định tái tranh cử, thì sẽ không có gỉ xảy ra. Vào tháng 2, Tổng Thống Trump đã cử ông Brad Parscale cầm đầu chiến dịch tranh cử 2020. Ông này từng là một trong những giám đốc trong Ủy ban Tranh cử hồi 2016 của Trump. Còn phe Dân Chủ thì mùa bầu cử sơ bộ trong đảng chắc sẽ sôi nổi lắm.
Trên các bào, diễn đàn đã thấy đưa ra danh sách gần 20 người mà theo họ có thể sẽ là những ứng cử viên sáng giá nhất.
Trước hết là ông Joe Biden, cựu Phó Tổng Thống của Barack Obama (2009-2017). Ông này có lần tuyên bố ông là người xứng đáng nhất để làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Ông nhận được 32% số phiếu ủng hộ trong đảng Dân Chủ dựa theo thăm dò của Harvard CAPS/Harris vào tháng 6, 2018 và do tờ báo The Hill loan tin. Trong cuộc thăm dò này, bà Hillary Clinton về hàng thứ hai với 18% và thứ ba là ông Bernie Sanders với 16%. Kế đó là bà Elizabeth Warren với 10%.
Ông Biden đã thực hiện một vòng khắp các thành phố để giới thiệu cuốn sách do ông viết, và xem đây như hoạt động chuẩn bị cho cuộc tranh cử. Khi trả lời phỏng vấn trong chương trình The Today Show, Biden đã tuyên bố ý định tranh cử khi ông nói rằng: “Tôi không khép lại cánh cửa. Tôi đã đi vòng vo quá lâu. Tôi là người tin vào mệnh số. Nhưng nào có ai biết chuyện gì sẽ xảy ra trong 18 tháng tới đây?” Theo báo The Washington Post, Biden nói ông sẽ cho hay quyết định của ông vào cuối năm 2018 này. Nhưng theo đài CBS News, Biden đặt ra hạn kỳ là cuối tháng 1, 2019 mới quyết định mình có ra tranh cử không.
Đối với phe Dân Chủ, ông Biden là người được ưa thích nhất dù ông cũng có nhiều tì vết nhất là những hành vi xàm sở với phụ nữ ngay trước hàng trăm con mắt của công chúng. Một thăm dó của Public Policy Polling cho thấy ông Biden có thể đánh bại Tổng Thống Trump với tỷ số 54 vs 41.
Đến năm bầu cử 2020, ông Biden đã 77 tuổi, khá già để có thể làm một Tổng Thống minh mẫn, có sức khoẻ đảm đang việc nước. Vị Tổng Thống Hoa Kỳ lớn tuổi nhất khi đắc cử là ông Ronald Reagan, lúc đó 73 tuổi. Trong mùa bầu cử 2016, ông Biden là một người to tiếng và dai dẳng chống đối ứng cử viên Donald Trump. Có ít nhất hai lần, ông tuyên bố ước chi trở lại thời trai trẻ, còn là học sinh trung học để ông oánh lộn với Trump. Tổng Thống Trump sau đó đã tweet ra rằng: “Biden điên khùng làm như ta đây ngầu lắm. Thật ra, ông ta yếu đuối cả về thể lực lẫn tinh thần. Vậy mà dám đe dọa tôi đến hai lần. Nếu đánh lộn, tôi dư sức cho ông Biden đo ván và làm cho Biden khóc như một đứa trẻ con. Joe, chớ có dọa người khác
Vào năm 2016, ông Biden cũng có dự định ra ứng cử. Nhưng ông lượng sức mình không thắng nổi Hillary Clinton ngay từ vòng sơ bộ; và nhất là lúc đó, ông vừa bị mất đứa con trai vì bệnh ung thư não.
Cũng trong thăm dò nói trên, báo The Hill còn nêu ra Thượng Nghị Sĩ Cory Booker của New Jersey với số phiếu 6%. Booker là anh chàng da đen luôn bặm trợn trong những lần tranh cãi tại Thượng viện. Anh này cũng từng bị tố cáo xâm phạm tình dục với vài phụ nữ. Ngoài ra còn ông cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg (3%), Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris (2%), Thượng Nghị Sĩ Kirsten Gillibrand và Thống Đốc New York Andrew Cuomo, mỗi người 1%.

Chi tiết về các vị khác trong phe Dân Chủ

Theo những thăm dò mới nhất, có 17 nhân vật được xem là có ý định hay có sự ủng hộ của cửa tri đảng Dân Chủ theo thứ tự số phiếu tín nhiệm hoặc được dư luận quan tâm nhắc đến.

  1. Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders
Image result for Bernie Sanders
Ông già 77 tuổi theo Chủ nghĩa Xã hội thân Cộng này bắt đầu nổi danh từ sau mùa bầu cử 2016 khi những người thân Clinton trong ban bầu cử đảng Dân Chủ đã có những ma mánh nhằm triệt hạ ông này trước đối thủ Hillary Clinton. Thời gian này, ông Sanders rất được sự ủng hộ của giới trẻ vì những cương lĩnh mị dân rất xã hội chủ nghĩa của ông. Nhưng người ta nêu ra một trở ngại lớn rằng liệu cương lĩnh đó có được sự ủng hộ của Quốc hội không. Quốc Hội sắp tới dù phe Dân Chủ nắm đa số ở Hạ Viện, những người theo chủ nghĩa xã hội cũng chỉ lác đác vài mống. Kỳ dư, đa số thành viên Dân Chủ khác tuy chống Cộng Hoà, bảo thủ, cũng không thể nào ngửi được mùi chủ nghĩa xã hội. Mà thật ra, thì ông Sanders đâu phải là thành viên đảng Dân Chủ để có thể hốt hết số phiếu của cử tri Dân Chủ? Dù vậy, nhiều người vẫn tiên đoán nếu ông Sanders ra tranh cử, sẽ có nhiều nhà tỷ phú bỏ tiền ra giúp ông!
Tờ báo Politico loan tin rằng ông Sanders là một trong vài người Dân Chủ dự định tranh cử đã nhiều lần gặp gỡ cựu Tổng Thống Obama. Ông Obama tuy hết làm Tổng Thống nhưng vẫn còn muốn nắm vai trò chủ chốt trong các diễn biến chính trị phe Dân Chủ. Hai ông Sanders và Obama đã thảo luận về tương lai của đảng Dân Chủ và bàn đến những vấn đề cần nhấn mạnh, xúc tiến trong tương lai.
Điều cần lưu ý là giữa Obama và Sanders có những tương đồng mang tính chất ý thức hệ. Tuy Obama núp bóng trong đảng Dân Chủ, nhưng có rất nhiều websites đã tiết lộ rằng ông ta chịu nhiều ảnh hưởng và có quan hệ với phe chủ nghĩa xã hội và Cộng sản. Mẹ của Obama là một cảm tình viên của đảng Cộng Sản. Anh ruột của Obama Abongo Roy Obama và anh bà con là Odinga theo chủ nghĩa Mác Xít. Thầy dạy kèm của Obama là Frank Marshall Davis, một đảng viên Cộng Sản Mỹ. Trong một đoạn video mới tung ra về một cuộc họp cách đây 14 năm, Obama đã tuyên bố chủ trương tái phân phối tài sản (Redistribution of Wealth) là một trong những chủ trương chính của Mác Xít và phe Xã hội. Ông Obama cố lờ đi không trả lời các cáo buộc của nhiều người về quan điểm chính trị, về Tân Đảng và mối quan hệ của ông với phái Xã Hội Chủ Nghĩa, và đảng viên Cộng Sản.

  1. Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren (Massachussetts)
Image result for Elizabeth Warren
Tuy bà này đã im tiếng sau vụ thử DNA không chứng minh được gốc tích da đỏ của bà, bà ta vẫn là người mà đảng Dân Chủ coi là có khả năng ra tranh cử để đối đầu với ông Trump. Uy tín của bà  trong đảng Dân Chủ tăng vọt lên sau khi bà đả kích ông cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions và bị Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell chặn họng.
Cương lĩnh cấp tiến và phóng túng của bà Warren không khác gì cương lĩnh của ông Sanders mấy. Bà này rất cứng rắn đối với Thị trường Chứng khoán (Wall Street). Bà chủ trương những dự án như dự án gọi là Văn phòng Bảo vệ Người Tiêu thụ về mặt Tài chánh (the Consumer Financial Protection Bureau) mà đa số những người phe tả ủng hộ nhiệt liệt vì họ bất bình với nền kinh tế hiện hữu. Theo báo The Hill, hai vị này (Sanders và Warren) như đang canh chừng lẫn nhau để cò phương cách đối đầu dù họ giống nhau về nhiều phương diện.
Theo một thăm dó của báo Politico và báo Morning Consult, bà Warren có thể thắng ông Trump với tỷ lệ 34 vs 30 trong số cử tri.
Nhưng theo Fox News, vào tháng ba, bà Warren đã nói với đài này rằng bà sẽ không ra tranh cử. Bà Warren cũng là người thường xuyên gặp gỡ ông Obama trong mấy tháng vừa qua. .
Nếu tranh cử, bà Warren sẽ chiếm nhiều phiếu của những người Dân Chủ cấp tiến.

  1. Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris của Tiểu bang California. (D-Calif.)
Image result for Kamala Harris
Harris, 54 tuổi, mang hai dòng máu. Cha là một người da đen di dân từ Jamaica, mẹ là một người Ấn Độ. Vì thế, bà là người đầu tiên gốc Ấn và là người thứ hai gốc Phi Châu làm Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ. Trước đó, bà từng là Giám Đốc Tư Pháp Tiểu Bang California.
Harris khởi xướng nhiều kế hoạch mang tính cách phóng túng trong đó có việc cải cách tư pháp về hình sự và bình đẳng hôn nhân. Trong lần Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện họp để nghe điều trần của ông Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions có liên quan đến việc Nga và bầu cử, Harris là người đặt ra nhiều câu hỏi gay gắt nhất; cũng như sau này, trong các lần chất vấn bà Gina Haspel, Giám Đốc Cơ quan Tình báo Trung ương CIA và ông Mark Zuckerberg, Chủ tịch Công ty Facebook. Lần mới nhất mà chúng ta biết là việc bà đã chống đối kịch liệt việc bổ nhiệm Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Brett Kavanaugh. Nhờ những vụ trên, đám liberals tỏ ra rất ủng hộ bà.
Trong khi chính Kamala Harris chưa nói điều gì, thì có nhiều dấu hiệu cho thấy bà có ý định ra tranh cử. Đó là việc bà ta tiếp xúc với những người tài trợ chính của Clinton và theo báo Politico, Harris đã chi ra hàng trăm ngàn đô la để quảng cáo trên các trang web và trả cho những nhà cố vấn tranh cử.
Harris chủ trương không nhận tiền đóng góp từ các ủy ban hoạt động chính trị (corporate political action committees). Người ta xem đó như là dấu hiệu bà này muốn tỏ ra canh tranh, hay muốn vượt trội ông Bernie Sanders khi ông này chỉ chấp nhận những món tiền ủng hộ nhỏ của cá nhân thay vì tiền các tổ hợp. Gần đây, Kamala Harris thực hiện nhiều chuyến đi đến nhiều tiểu bang là những nơi sẽ tổ chức bầu cử sớm.
Giới quan sát nhận định rằng bà Harris còn quá non kém trong chính trường và còn xa lạ đối với cử tri. Nhưng ai biết đâu chuyện bất ngờ như trường hợp một anh hoạt động cộng đồng vô danh Obama mà thắng cử trước một đối thủ rất nổi tiếng John McCain!

  1. Thượng Nghị Sĩ Kirsten Gillibrand
Image result for Kirsten Gillibrand
Kirsten Gillibrand năm nay 52 tuổi, được bầu là Thượng Nghị Sĩ từ Tiểu Bang New York thay thế bà Hillary Clinton năm 2009 khi Clinton rời ghế để nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao cho cựu Tổng Thống Obama. Khi còn là sinh viên, bà ghi danh môn Á Châu Học và từng theo học tại Beijing và Taiwan. Trước đây bà từng làm việc trong văn phòng Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà Alfonse D’Amato. Nhưng sau khi được bầu vào Thượng Viện, bà càng ngày càng thiên về phía tả trong quan điểm và lập trường chính trị.
Cũng như Elizabeth Warren, Kirsten Gillibrand là người kịch liệt chống đối Tổng Thống Trump. Bà là người bỏ phiếu “no” nhiều nhất trong các nghị sĩ dân biểu Dân Chủ. Trong những vụ liên quan đến sách nhiễu tình dục, bà tỏ ra hăng say hơn bất cứ ai khác khi kêu gọi ủy ban Quốc Hội điều tra, nhất là trong trường hợp của Tổng Thống Trump và Thượng Nghị Sĩ Al Franken. Bà ta bị chính ông tỷ phú thiên tả George Soros tấn công cho rằng việc bà làm to chuyện ông Al Franken là để tự đánh bóng, mở đường cho bà vào mùa tranh cử 2020!
Để trả lời cho câu của Tổng Thống Trump, bà đã văng tục như sau :”Ông ta có giữ lời hứa hay không? Không, Đ.M, không” (Has he kept his promises? No. F**k no.)
Vào khoảng đầu năm nay, khi đươc chương trình The View của đài ABC hỏi, Gillibrand trả lời bà sẽ không ứng cử Tổng Thống năm 2020 vì “muốn tiếp tục phục vụ dân New York.” Nhưng qua đầu tháng 11 vừa qua, bà ta đã nói với người phụ trách chương trình “Late Night” là Stephen Colbert rằng bà đang suy nghĩ lại một cách thận trọng.

  1. Thượng Nghị Sĩ Cory Booker, Tiểu bang New Jersey
Image result for Cory Booker
Năm nay 49 tuổi, anh này là người hung hăng nhất trong số các Thượng Nghị Sĩ. Ông ta từng làm Thị trưởng thành phố Newark ở New Jersey. Ông có nhiều liên lạc với giới tài chánh Wall Street. Quan điểm của ông không đến nỗi ta khuynh như những người khác. Ông từng chống lại những chương trình cấp tiến.
Vào mùa tranh cử 2016, ông này đã đọc bài diễn văn tại Đại Hội Toàn quốc đảng Dân Chủ. Người ta cho rằng ban đầu, bà Clinton đã chọn ông ta đứng chung liên danh. Nhưng bà này sau đó đã chọn ông Tim Kaine là người ăn nói vụng về và không sâu sắc.
Vào giữa tháng 3, 2018, ông ta đã trả lời báo chí rằng việc tranh cử năm 2020 không thể là nhắm vào chống Tổng Thống Trump, mà là thực hiện những cương lĩnh của đảng Dân Chủ.
Cũng như các vị có ý định ra tranh cử, Booker cũng nhiều lần tiếp xúc với Obama. Vì thế, nhiều người tin rằng Booker sẽ tranh cử năm 2020. Ông ta cũng tìm gặp những nhà chiến lược chính trị từng hoạt động trong các ủy ban tranh cử của Clinton và Obama.


  1. Dân biểu Beto O’Rourke
Image result for Beto O’Rourke
Beto O’Rourke, 46 tuổi, con trai một tỷ phú ở El Paso. Ông này chi ra gần trăm triệu để tranh cử với Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz và đã thua rất sát nút. Vì thế, đảng Dân Chủ xem anh ta như một ngôi sao đang lên và có nhiều triển vọng. Ngay sau khi cuộc bầu giữa nhiệm kỳ chấm dứt, các khẩu hiệu, biểu ngữ cổ động Beto for Senate được biến ngay thành Beto for President. Về vấn đề tài chánh thì khỏi nói, Beto dư khả năng vận động một khoản tiển khổng lồ mà không có một ứng cử viên Dân Chủ nào có thể bắt kịp.
Beto còn được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng giới nghệ sĩ. Cũng cần nhắc lại Beto O’Rourke là một người cực tả, theo chủ nghĩa xã hội như Bernie Sanders.
Nhưng còn có tin đồn rằng ông Biden có thể chọn Beto đứng chung liên danh với ông ta.




  1. Michael Bloomberg
Image result for Michael Bloomberg
Ông tỷ phú này từng là Thị trưởng thành phố New York. Năm 2016, ông dự định ra ứng cử Tổng Thống với tư cách độc lập. Vào đầu tháng 9, ông ta đã tỏ lộ ý định tranh cử Tổng Thống năm 2020 dưới danh nghĩa đảng Dân Chủ. Ông là người bỏ nhiều tiền cho các ứng cử viên Dân Chủ trong mùa bầu cử vừa qua với chủ đích chiếm lại vị trí đa số trong Quốc Hội. Nhưng vì ông chủ trương ủng hộ các đại ngân hàng, và trong thời gian làm thị trưởng, cách hành xử của ông cũng bất nhất. người ta nghĩ rằng ông sẽ không lôi cuốn sự ủng hộ của những người Dân Chủ cấp tiến.





  1. Thượng Nghị Sĩ Amy Klobuchar, Minnesota.
Image result for Amy Klobuchar
Đây là nữ Thượng Nghị Sĩ thứ 4 trong danh sách ứng cử viên sáng giá của đảng Dân Chủ. Bà vào Thượng Viện từ năm 2007 và được chấm điểm khá cao. Bà từ một tiểu bang miền Trung Tây là nơi mà đảng Dân Chủ đã đại thắng trong kỳ bầu cử giữa mùa 2018 vừa qua. Tin đồn bà sẽ ra ứng cử do từ việc bà ta đến gặp những người quyên tiến đảng Dân Chủ ở Iowa là nơi mà các chính trị gia thường đến trước khi tuyên bố ý định tranh cử.
Bà này được lòng cử tri Dân Chủ khi bà ta truy hỏi ông Brett Kavanaugh tại Ủy Ban Tư Pháp Thượng viện.





  1. Thượng Nghị Sĩ Sherrod Brown, Ohio.
Image result for sen Sherrod Brown
Ông Sherrod Brown (D-Ohio) từng được cặp mắt xanh của Hillary Clinton nhắm tới để mời đứng chung liên danh năm 2016. Ohio là một tiểu bang được coi là swing state, nơi hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà có thể thay chuyển sự thắng bại trong từng trường hợp. Trong khi Sanders, Warren, Booker và Harris dễ thành công vì ở các tiểu bang xanh (Vermont, Massachussetts, New Jersey, California), thì ông Brown chắc sẽ khó khăn ở Ohio. Hiện nay, Ohio có nhiều khuynh hướng thiên về Cộng Hoà vì đa số cử tri ở vùng nông thôn và các thành phố nhỏ.







  1. Andrew Cuomo, Thống đốc New York.
Image result for Andrew Cuomo
Ông này cũng là một người chống TT Trump kịch liệt, là anh em ruột của Chris Cuomo, đài CNN cũng chống Trump hàng giờ.   Bà dân biểu Maxine Waters, từ hai năm nay, tuyên bố không thừa nhận ông Trump là Tổng Thống.

  1. Thống Đốc Colorado John Hickenlooper.
Tiểu bang Colorado được xem là tiểu bang tím, tức có sự cân bằng giữa hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Ông Hickenlooper cũng từng được bà Hillary Clinton định chọn làm ứng cử viên Phó Tổng Thống cho bà ta. Nhiều người đồn rằng ông này sẽ liên kết với ông John Kasick của đảng Cộng Hoà để ra ứng cử Tổng Thống, không rõ trong cương vị đảng nào vì một ông thì Dân Chủ, một ông thì Cộng Hoà!

  1. Eric Holder, cựu Bộ Trưởng Tư Pháp thời Obama.
  2. Tim Ryan, đương kim Dân biểu của Ohio.
  3. Cựu Thống Đốc Martin O’Malley. Ông này từng ra tranh cử trong vòng sơ bộ 2016 và đã thua đậm ngay từ đầu.
  4. Dân biểu John Delaney (Maryland)
  5. Oprah Winfrey, người phụ nữ chủ một talk show mà làm nên cơ nghiệp bạc tỷ. Dù bà này tỏ ý sẽ không tranh cử, một thăm dò của Zogby Analytics cũng dự đoán rằng Winfrey sẽ thắng Tổng Thống Trump với tỷ số 53 vs 47!
Pháp vẫn chưa yên
Image result for paris protest against macron...
Cuộc biểu tình của những người Pháp chống các thứ thuế xăng dầu đã bước qua tuần thứ 5 khi vào ngày cuối tuần, hàng ngàn người mặc áo vest màu vàng lại xuống đường. Nhưng lần sau này có vẻ ôn hoà hơn.
Nhưng ngoài những công dân Pháp ra, thì lúc 9 giờ tối ngày Chủ Nhật, có khoảng gần 300 di dân bất hợp pháp tấn công vào một hí viện tại Paris. Bọn này đòi gặp cho bằng được ông phó giám đốc hí viện để buộc ông này phải thu xếp cho chúng một cuộc gặp gỡ với Bộ Trưởng Nội Vụ Christophe Castaner.
Hí viện này có tên là Comedie-Francaise, được coi là rạp hát xưa bậc nhất tại Pháp. Nó tọa lạc chỉ vài bước cách bảo tàng viện Louvre nằm trên đại lộ Opera, Paris. Lúc đó, trong rạp đang diễn vở kịch Lucrece Borgia của đại văn hào Victor Hugo.
Ban đầu, nhân viên an ninh của hí viện cố gắng xua đuổi bọn chúng. Nhưng bọn này kêu thêm hàng trăm đồng bọn gồm những di dân bất hợp pháp mà đa số từ Bắc Phi. Bên cạnh còn có những thành viên của nhóm La Chapelle Debout (The Standing Chapel) và nhóm Sans-Papiers 75 (Without Papers 75). Hai nhóm này cổ vũ cho việc mở toang biên giới mà người ta nghi rằng đã đạo diễn cho việc tấn công trên. Nhóm La Chapelle Debout gửi ra các phương tiện thông tin xã hội những đoạn video và hình ảnh cùng lời kêu gọi: “Hàng trăm di dân và những người ủng hộ đang có mặt tại hí viện Comedie Francaise. Chúng tôi muốn gặp ông Castaner. Hãy ủng hộ chúng tôi. Hãy cấp giấy tờ cho chúng tôi ngay.
Bọn người bất hợp pháp này đã trở nên hung dữ, tìm cách phá cửa để tràn vào. Có những tên khác bên ngoài thì la hét, dùng mọi thừ có trong tay để khua tiếng động và nhảy múa loạn xị trên đường phố. Cảnh sát đã được nhanh chóng phái đến. Họ dùng lựu đạn cay để giải tán bọn này.
Bọn bất hợp pháp sau cùng phải giải tán và hô lớn đòi hỏi của chúng là phải cho chúng giấy tờ hợp pháp hoá tình trạng bất hợp pháp.
Abdoulaye, 35 tuổi, từ nước Mali đến Pháp một cách bất hợp pháp từ năm 2011 cho rằng anh ta chịu đựng quá đủ rồi. Một anh khác, Abdallah, 23 tuổi từ Sudan, thì đòi hỏi “giấy tờ hợp lệ, một nơi cư trú và sự ủng hộ.”!
Đỗ Văn Phúc, 22/12/2018
https://baotgm.net/thoi-su-hang-tuan-ngay-22-thang-12-2018/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.