Tin Việt Nam – 20/06/2017
Việt Nam bác bỏ báo cáo của HRW về các vụ hành hung
Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW ) nói các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị côn đồ hành hung.
Phản hồi lại câu hỏi của BBC tiếng Việt về Bản phúc trình của HRW ra hôm 19/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời qua email:
“Bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
“Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi.
“Việt Nam bác bỏ báo cáo của Tổ chức Human Rights Watch. Báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam”.
Phúc trình 65 trang được HRW công bố hôm 19/6 tường trình 36 vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, khi các nhà hoạt động nhân quyền bị “côn đồ” đánh đập ở Việt Nam.
Theo tài liệu này, nhìn từ vụ tấn công Luật sư Nguyễn Văn Đài và bạn bè ông có thể thấy một xu hướng đáng lo ngại ở Việt Nam: các nhóm hành hung các nhà hoạt động, dường như nhận được “sự chỉ đạo hoặc cho phép của những người có thẩm quyền.”
Một nhà hoạt động tại Hà Nội nói rằng việc ông hoặc những nhà hoạt động hay blogger khác bị tấn công “toàn do những người mặc thường phục mà không dám dùng cảnh phục”.
Ông Lã Việt Dũng, thành viên của đội bóng No-U FC nói:
Một nhà hoạt động tại Hà Nội nói rằng khác bị tấn công “toàn do những người mặc thường phụ
“Việc làm này chỉ có thể làm cho chúng tôi quyết tâm hơn để thay đổi xã hội này và người dân thấy sự việc mà đứng lên đấu tranh.
“Nếu chúng tôi ngừng lên tiếng và đấu tranh thì chính quyền sẽ tiếp tục đàn áp những người dân khác và do đó chúng tôi sẽ không bỏ cuộc,” ông Dũng, người từng bị tấn công và chịu thương tích hồi hè năm ngoái tại Hà Nội, nói với hãng tin AFP.
Sự việc xảy ra sau khi ông có cuộc gặp mặt với một đội bóng đá theo tiêu chí chống “đường lưỡi bò” của Trung Quốc hồi tháng 7/2016.
Đeo khẩu trang
Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của HRW, cho biết: “Tình trạng các nhà hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bỏ tù vì phát ngôn ý kiến của mình đã đủ tồi tệ rồi, giờ đây họ lại còn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn hàng ngày, chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của mình”.
“Chính phủ Việt Nam cần tuyên bố rõ rằng kiểu hành xử đó sẽ không được dung thứ, và chấm dứt chiến dịch đối phó với những người vận động cho nhân quyền theo cách thức này.”
“Hiện tượng côn đồ bắt cóc các nhà hoạt động giữa ban ngày, dùng vũ lực cưỡng ép họ lên xe rồi đánh đập cho thấy có sự miễn trừ trách nhiệm trong việc đàn áp các nhà hoạt động.”
“Chính quyền Việt Nam cần phải hiểu rằng việc dung thứ các hành vi bạo lực như thế sẽ dẫn tới tình trạng vô luật pháp và hỗn loạn chứ không phải trật tự và ổn định xã hội như họ tuyên bố đang cố gắng hướng tới.”
Theo HRW, dù mối liên hệ chính xác giữa những kẻ côn đồ và chính quyền thường không thể minh xác được, “nhưng trong một nhà nước công an trị sát sao như Việt Nam, gần như không có gì phải nghi ngờ về việc những kẻ này có quan hệ với, và hành động theo sự chỉ đạo của mật vụ nhà nước.”
Bản phúc trình ghi nhận: “Thông tin về những thể loại tấn công này không thể đầy đủ do bị hạn chế về tiếp cận tin tức và kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam.”
HRW ghi nhận trong năm 2016, có ít nhất 21 nhà vận động nhân quyền bị kết án và ít nhất 20 vụ hành hung xảy ra với hơn 50 nạn nhân.
“Trong rất nhiều vụ tấn công, những kẻ thủ ác thường đeo khẩu trang. Có một số vụ, như đã nêu ở trên, các nhà hoạt động cho biết rằng công an mặc sắc phục có mặt tại đó nhưng không làm gì để ngăn chặn việc hành hung,” phúc trình viết.
“Trong hầu hết các vụ, không có ai bị truy cứu trách nhiệm vì hành vi hành hung. Rất nhiều nhà hoạt động đã trình báo công an về các vụ hành hung, nhưng việc điều tra hầu như chưa bao giờ được tiến hành.”
HRW được biết chỉ có một vụ duy nhất những kẻ thủ ác và cán bộ công an được cho là phải chịu trách nhiệm về vụ hành hung bị điều tra.
Tổ chức này ghi nhận, “bất chấp những rủi ro lớn về an toàn và tự do cá nhân, cộng đồng blogger và các nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục lớn mạnh ở Việt Nam.”
Quốc hội thông qua điều 19 BLHS: Luật sư tố cáo thân chủ
Quốc hội Việt Nam chiều ngày 20 tháng 6 thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, trong đó có Điều 19 bị giới luật sư phản đối mạnh mẽ.
Cụ thể đối với Điều 19, Bộ Luật sửa đổi theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm như sau: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.
Ngoài ra, luật sửa đổi cũng quy đinh về trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với một số tội danh. Theo đó, những người này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 3 tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.
Nghị định “quy định chụp ảnh chủ thuê bao điện thoại” vi hiến?
Hòa Ái, phóng viên RFA
Nghị định Chính phủ số 49 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 24/4/2017, quy định bổ sung ảnh chụp chân dung chủ thuê bao di động, gặp phải sự than phiền cũng như phản đối của cả doanh nghiệp và khách hàng.
Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, bà Lê Thị Mơ cho biết Nghị định số 49/2017 được ban hành nhằm mục đích bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cũng như bảo vệ quyền lợi của người dân, trong bối cảnh dịch vụ viễn thông di động ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động kinh tế-xã hội tại Việt Nam.
Thực sự hình ảnh của người ta không muốn bị lộ ra. Nếu bây giờ bắt tôi phải làm điều đó thì có lẽ tôi sẽ phản đối.
- Một chủ thuê bao di động
Bà Lê Thị Mơ cho biết thêm tính đến đầu năm 2016, trong tổng số 120 triệu thuê bao di động thì hơn 80 triệu có thông tin sai lệch. Do đó, nhằm hướng tới cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ và chính chủ, Nghị định 49/2017 yêu cầu bổ sung ảnh chụp chủ thuê bao di động để làm bằng chứng xác thực nhất đảm bảo đúng người, đúng thời gian ký kết và thực hiện hợp đồng viễn liên, tránh tình trạng giả mạo giấy tờ khi đăng ký thuê bao di động.
Đại diện Cục Viễn thông, bà Lê Thị Mơ cũng nhấn mạnh công tác quản lý thông tin thuê bao nghiêm ngặt được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Bà Mơ viện dẫn một số quốc gia dưới sức ép chống khống bố như Thái Lan, Ấn Độ… áp dụng biện pháp nhận diện vân tay của chủ đăng ký thuê bao. Tuy nhiên Ban soạn thảo Nghị định 49/2017 của Việt Nam không lựa chọn hình thức lấy vân tay vì sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc chụp ảnh. Ban soạn thảo cho rằng việc chụp ảnh là hoàn toàn khả thi đối với doanh nghiệp vì thủ tục dễ dàng và nhanh gọn.
Mặc dù vậy, trong thực tiễn thực thi Nghị định số 49, ba doanh nghiệp Vinaphone, MobilFone và Viettel, là các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn liên tại Việt Nam, lên tiếng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại kể từ khi Nghị định này có hiệu lực hồi ngày 24 tháng Tư.
Các nhà mạng Vinaphone, MobilFone và Viettel nêu ra khó khăn đầu tiên là nguồn vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng cho các thiết bị chụp ảnh và lưu trữ dữ liệu. Không những vậy, về mặt thời gian được yêu cầu trong Nghị định 49 là các nhà mạng có 12 tháng để bổ sung thông tin theo quy định mới thì không thể nào hoàn tất được. Bên cạnh đó, việc thông báo, giải thích và thuyết phục khách hàng chụp ảnh không phải là điều đơn giản.
“Đầu tiên muốn đăng ký số là đăng ký bằng giấy Chứng minh Nhân dân rồi. Tôi đã trình giấy Chứng minh Nhân dân của tôi mà còn phải chụp hình của tôi nữa. Thực sự hình ảnh của người ta không muốn bị lộ ra. Nếu bây giờ bắt tôi phải làm điều đó thì có lẽ tôi sẽ phản đối.”
Ý kiến chia sẻ với RFA vừa rồi của một chủ thuê bao di động không muốn nêu tên, ở Sài Gòn cũng là phản ảnh của rất nhiều chủ thuê bao di động hiện thời tại Việt Nam. Họ cho rằng giấy Chứng minh nhân dân cung cấp đủ hình ảnh dấu vân tay lẫn thông tin cá nhân của khách hàng khi ký hợp đồng thuê bao di động.
Đại biểu Quốc hội, đại diện Cử tri đoàn Bến Tre, ông Lưu Bình Nhưỡng, nói với Báo điện tử vov.vn, thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam vào hôm 19/6 rằng đây là việc làm lãng phí tiền của xã hội và Nghị định 49 có phải vượt trên các quy định của pháp luật hay không?
Chúng tôi nêu vấn đề của Đại biểu Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng đặt ra với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, khẳng định việc chụp ảnh theo quy định trong Nghị định 49/2017 là vi hiến.
“Hiến pháp quy định những hình ảnh đó thuộc về bí mật gia đình và bí mật cá nhân là bất khả xâm phạm. Cho nên việc sử dụng hình ảnh người khác thì phải xin phép họ và phải được sự đồng ý của người đó. Do đó, theo tôi nghĩ, Nghị định này cần phải được xem lại vì nếu thực hiện là vi hiến.”
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận qua tiếp xúc với một số chủ thuê bao di động khắp các tỉnh thành của Việt Nam, họ cho biết mặc dù giới luật sư trong nước lên tiếng Nghị định 49 là vi hiến nhưng họ sẽ không có lựa chọn nào khác hơn phải tuân thủ nếu Chính phủ vẫn thực thi Nghị định này.
Bạn trẻ Khúc Thừa Sơn, ở Đà Nẵng vừa đăng ký một sim điện thoại mới cách nay vài ngày cho biết buộc phải làm theo các yêu cầu của nhà mạng:
Hiến pháp quy định những hình ảnh đó thuộc về bí mật gia đình và bí mật cá nhân là bất khả xâm phạm. Do đó, theo tôi nghĩ, Nghị định này cần phải được xem lại vì nếu thực hiện là vi hiến.
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
“Nhà mạng ở đây là những trung tâm di động không cho phép người tiêu dùng là người dân chọn lựa các sản phẩm khác nhau vì hầu hết mạng Viettel, MobilFone và Vinaphone hay một số những nhà mạng khác cũng do nhà nước quản lý cho nên họ chấp hành hết mọi yêu cầu của nhà nước đặt ra. Vì thế, người tiêu dùng muốn có chọn lựa khác bị khó và đành chấp nhận theo.”
Thế nhưng, không chỉ bạn Sơn mà các chủ thuê bao di động sử dụng dịch vụ viễn liên với sự lo ngại hình ảnh của mình bị dùng vào mục đích xấu và ai sẽ chịu trách nhiệm?
Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, bà Lê Thị Mơ trả lời thắc mắc của các củ thuê bao di động trong việc đảm bảo an toàn và bí mật thông tin thuê bao, trong đó có ảnh chụp theo Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định Chính phủ số 174/2013 và số 49/2017 thì doanh nghiệp viễn thông nếu tiết lộ hay trao đổi, mua bán thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt từ 30 đến 70 triệu đồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Truyền thông trong nước cũng đăng tin dựa theo số liệu thống thống kê của Cục Viễn thông có khoảng 119 triệu thuê bao dị động sẽ bị cắt nếu như chủ thuê bao không thực hiện bổ sung ảnh chân dung theo yêu cầu của Nghị định 49/2017.
Đài RFA cũng thăm dò ý kiến của một số thính giả là các chủ thuê bao di động đã nhiều năm và được cho biết họ sẽ không thực hiện Nghị định 49 của Chính phủ vì đây là một nghị định vi hiến với chọn lựa sẽ sử dụng các sim khuyến mãi dù rất bất tiện cùng lời cảnh báo rằng Chính phủ sẽ càng khó khăn hơn trong việc quản lý những số điện thoại không đăng ký thuê bao.
‘Một người làm quan cả họ được nhờ’
xuất phát từ cơ chế đảng giới thiệu
Lan Hương, phóng viên RFA
Giải thích trước Quốc hội hôm 9-6 về tình trạng “bổ nhiệm người nhà” ở Yên Bái, ông Dương Văn Thống – Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy nói rằng Yên Bái luôn thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm theo cơ chế Đảng giới thiệu, Hội đồng Nhân dân bầu và Chính phủ phê duyệt.
Lý thuyết bổ nhiệm
Nguyên nhân chuyện bổ nhiệm người nhà ở tỉnh Yên Bái trở nên “nóng hổi” được cho là vì gần đây vụ việc vợ ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái cho xây dựng “dinh cơ” đồ sộ ngay trên vùng đất vốn là đất rừng và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Yên Bái. Dư luận tỏ ra hoài nghi về tính minh bạch của lô đất này khi được cấp cho gia đình ông Qúy. Nhiều bài báo đã lật lại thân thế của ông Qúy, hóa ra ông là em trai của Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà. Nhiều ý kiến nói rằng mối quan hệ ruột thịt giữa ông Qúy và bà Trà là bệ phóng đưa ông lên chiếc ghế hiện nay.
Trình bày trước Quốc hội về vấn đề bổ nhiệm người nhà ở Yên Bái, ông Dương Văn Thống nói:
Thông tin về bổ nhiệm người nhà, cơ chế của chúng ta là đảng lãnh đạo, định hướng, giới thiệu hoặc quyết định. Tập thể Ban thường vụ chúng tôi quyết định đề nghị giới thiệu bổ nhiệm một đồng chí có đầy đủ về cao cấp, học tập chính quy, liên quan đến ngành, công tác 21 năm, gần 5 năm làm Phó giám đốc, 3 tháng phụ trách ngành. Khi đưa lên, đồng chí ký quyết định bổ nhiệm hành chính thì Đảng phân công, giới thiệu, Hội đồng nhân dân bầu, Chính phủ phê duyệt thì thực hành việc đó.
Có lẽ mọi chuyện bắt đầu từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Lúc ấy ông ấy đã để cho địa phương bổ nhiệm hai người con của ông ấy là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết.
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Trả lời đài RFA, luật sư Trần Quốc Thuận, Nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội cho rằng quy chế Đảng giới thiệu, Hội đồng Nhân dân bầu và Chính phủ phê duyệt là đúng với quy định của Việt Nam nơi đảng giữ quyền lãnh đạo tuyệt đối:
Ở Việt Nam đảng lãnh đạo toàn quyền, tuyệt đối, trực tiếp. Đảng sẽ chọn người mà đảng cho là có tư cách ở trong đảng để đưa ra ứng cử các chức danh của nhà nước. Thực tế những tổ chức như Mặt trận Tổ quốc hay Thường trực Hội đồng Nhân dân,…cũng là của Đảng cả. Cho nên ông nói vậy cũng phù hợp với quy định của Việt Nam. Tuy nhiên trong nghị quyết của đảng cũng như phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói Việt Nam có chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy luân chuyển,…
Từ Sài Gòn, Nhà báo – Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng, cũng đồng tình cho rằng đây là một nguyên tắc bổ nhiệm của Nhà nước mà theo ông về mặt lý thuyết không có gì là sai. Tuy nhiên, ông chỉ ra một vấn đề:
Vấn đề người ta lợi dụng và lạm dụng điều đó để bổ nhiệm người thân của mình. Tình trạng đó phát triển ở nhiều địa phương, đã có rất nhiều ví dụ rồi. Ở Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, nhiều nơi,…
Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết, nhận xét về cơ chế này như sau:
Đó là họ nói theo quy trình. Nhưng quy trình đó rất hình thức, khác với cũng cùng một quy trình nhưng họ làm chặt chẽ hơn. Nhân thân người đó trước khi đưa ra Hội đồng nhân dân phải cho dư luận xã hội biết người này có xứng đáng hay không,… Nếu làm cho nghiêm túc thì có thể chọn lấy một quy trình có chất lượng, khác với cách làm hình thức và nói là tôi đã thông qua ông nọ bà kia nhưng một khi vẫn hình thức thì xã hội vẫn không chấp nhận được.
Đối với trường hợp ông Phạm Sỹ Qúy, ngay từ khi được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường từ tháng 9 năm ngoái, dư luận đã từng lên án về việc ông này chưa đáp ứng đủ điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, và giáo dục vì lúc bấy giờ vẫn còn đang học lớp quản lý nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 3 vừa qua cũng yêu cầu bộ Nội vụ kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về nhiều trường hợp bổ nhiệm người nhà. Bộ này sau đó đã phát hiện ra 58 trường hợp có quan hệ họ hàng với lãnh đạo tại 9 địa phương. Tỉnh Yên Bái là 1 trong 9 địa phương này. Tuy nhiên công luận cho rằng nếu làm nghiêm con số này còn nhiều hơn nữa.
Một người làm quan, cả họ làm quan!
Trong nửa đầu năm nay, báo chí đã phanh phui nhiều vụ việc cả nhà làm quan chẳng hạn trường hợp ông Nguyễn Thế Son, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch huyện An Dương, Hải Phòng. Gia đình ông này có tới 6 người giữ các chức danh quan trọng trong huyện. Hay một trường hợp khác là ông Bí thư Đảng ủy xã Quế Long ở Quảng Nam, gia đình ông này có đến 8 người cùng làm “quan xã”. Tuy nhiên ông này giải thích với báo chí rằng đây chỉ là sự ngẫu nhiên bởi nhiều người có quan hệ họ hàng với ông trước đây đã từng là cán bộ làm việc tại xã và nay được tín nhiệm của tập thể, bầu lên làm lãnh đạo.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng bổ nhiệm người nhà tràn lan như hiện nay bắt nguồn từ thời nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Ở Việt Nam đảng lãnh đạo toàn quyền, tuyệt đối, trực tiếp. Đảng sẽ chọn người mà đảng cho là có tư cách ở trong đảng để đưa ra ứng cử các chức danh của nhà nước.
- Luật sư Trần Quốc Thuận
Thứ nhất là thượng bất chính hạ tất loạn. Có lẽ mọi chuyện bắt đầu từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Lúc ấy ông ấy đã để cho địa phương bổ nhiệm hai người con của ông ấy là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết. Nguyễn Thanh Nghị đưa về Bộ Xây Dựng sau đó đưa về Kiên Giang. Nguyễn Minh Triết thì đưa về làm Tỉnh đoàn ở Bình Định. Các cấp dưới khi họ nhìn cấp trên họ thấy cấp trên bổ nhiệm con cái một cách thoải mái, dễ dãi như vậy, họ nhận thấy tính chất gia đình trị phát triển và sẽ không còn nghiêm trong kỷ luật Đảng và họ bắt chước điều đó để làm.
Nguyên nhân thứ hai được Nhà báo này đánh giá là tình trạng cát cứ quyền lực và xứ quân quyền lực phát triển mạnh tại các ngành và địa phương mà theo ông là nguyên nhân dẫn đến lợi ích nhóm.
Luật sư Trần Quốc Thuận bổ sung thêm một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy trình bổ nhiệm không minh bạch:
Cơ chế đó phải là cơ chế mở, công khai, minh bạch và có tranh cử. Mỗi chức vụ phải có 2,3 người tranh cử, đưa ra chương trình làm việc để cạnh tranh. Tranh cử đó không chỉ là tranh cử trong Đảng mà thực ra tranh cử trong Đảng giờ cũng chưa có nữa, rồi sau đó mới chọn và đưa ra tranh cử ngoài dân.
Năm ngoái dư luận đã xôn xao vụ việc ông Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công thương được bổ nhiệm sai quy trình vào Hội đồng Quản trị Tập đoàn Sabeco thuộc sự quản lý của Bộ công thương. Dưới áp lực từ dư luận, Sabeco sau đó đã miễn nhiệm ông này.
Mới ngày 15/6 vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định trước Quốc hội rằng sẽ có những biện pháp mạnh mẽ để đối phó với tình trạng bổ nhiệm người nhà trái luật hiện nay.
0 nhận xét